Giáo án Mĩ thuật Lớp 5 - Tuần 8 - Năm học 2020-2021

SSáng Thứ 5 ngày 12 tháng 11 năm 2020

Mĩ thuật lớp 3:

 Chủ đề 4: CHÂN DUNG BIỂU CẢM (2 tiết)

Tiết 1

i. Môc tiªu:

 - Bước đầu làm quen với chân dung biểu cảm.

 - Vẽ được chân dung biểu cảm theo cảm nhận.

 - Giới thiệu, nhận xét và nêu được cảm nhận về sản phẩm của nhóm mình, của bạn.

 II. Phương pháp:

 - Phương pháp: Vận dụng quy trình vẽ biểu cảm

 - Hình thức tổ chức: Hoạt động cá nhân, hoạt động nhóm.

III. Đồ dùng và phương tiện:

Gv: + Sách học.

 + Hình minh họa chân dung phù hợp với chủ đề.

 + Bài vẽ chân dung và tranh chân dung của Hs.

 +Hình minh họa các bước vẽ chân dung.

Hs: + Sách học ; Giấy vẽ, giấy màu, hồ dán, màu vẽ.

III. Các hoạt động dạy học:

- Khởi động.

 Cho Hs quan sát hình ảnh khuôn mặt với những biểu cảm khác nhau. Yêu cầu Hs nhận xét cảm xúc của từng khuôn mặt.

Gv giới thiệu chủ đề.

Hoạt động 1: Hướng dẫn tìm hiểu

- Hoạt động nhóm.

- Yêu cầu Hs quan sát hai bức chân dung trong hình 4.1 ở sách học.

+ Cảm xúc của em như thế nào sau khi quan sát hai bức tranh?

+ Cách vẽ hai bức tranh có giống nhau không?

- Cho Hs quan sát hình 4.2 để Hs hiểu hơn về tranh chân dung biểu cảm.

- Gv tóm tắt (Sgk).

 Hoạt động 2:Hướng dẫn cách thực hiện :

 

docx12 trang | Chia sẻ: Bình Đặng | Ngày: 16/03/2024 | Lượt xem: 4 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Mĩ thuật Lớp 5 - Tuần 8 - Năm học 2020-2021, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 8
Chiều Thứ 2 ngày 09 tháng 11 năm 2020
Mĩ thuật lớp 5
Chủ đề 3: Âm nhạc và màu sắc
I. Mục tiêu: Như ở tiết học 1,2 
A. Khởi động.
- Cho cả lớp hát.
B. Kiểm tra đồ dùng
C. Bài học: 
Tiết học trước chúng ta đã học đến đâu và làm được những gì? Em nào nhắc lại được nội dung tiết học trước?
Một số HS trả lời sau đó GV bổ sung 
GV nêu yêu cầu và nội dung cần thực hiện ở tiết học này cho học sinh biết
Hoạt động 1: Tìm hiểu sản phẩm 
Kiểm tra sản phẩm tiết học trước.
 Gv nhận xét từng sản phẩm của học sinh và nhận xét, gợi ý yêu cầu học sinh tiếp tục hoàn thành sản phẩm 
Hoạt động 2: Hướng dẫn thực hành
Hoạt động nhóm:
- Cho Hs chọn sản phẩm dán lên phần giấy nền.
- Hướng dẫn Hs vẽ thêm các họa tiết để sản phẩm của nhóm tốt hơn.
Hoạt động 3: Thực hành
HS tiếp tục hoàn thành sản phẩm theo nhóm 
Hoạt động 4:Trưng bày, giới thiệu và đánh giá sản phẩm
- Đại diện nhóm lên treo sản phẩm.
- Đại diện nhóm lên giới thiệu sản phẩm, thành viên các nhóm chia sẽ.
Gv:
- Tổ chức cho Hs thuyết trình sản phẩm của mình. Cho Hs khác tham gia nhận xét, chia sẽ, trình bày cảm xúc, học tập lẫn nhau.
Gv: +Ý tưởng bức tranh của em là gì?
+ Em hãy trình bày ý tưởng trang trí sản phẩm của nhóm (kiểu chữ, hình ảnh,..)
+ Em thích sản phẩm nào nhất?
+ Em học hỏi được điều gì từ sản phẩm của bạn trong lớp?
- Gv nhận xét.
- Cho Hs bình chọn sản phẩm của nhóm nào tốt nhất. (Cắm hoa bình chọn)
- Gv nhận xét: Tuyên dương Hs tích cực, động viên Hs chưa hoàn thành sản phẩm. 
Vận dụng sáng tạo:
 Lựa chọn sản phẩn của nhóm, cá nhận đẹp, làm thêm khung trang trí lớp học, góc học tập cá nhân ở nhà
GV hướng dẫn học sinh vận dụng sáng tạo, nếu còn thời gian trên lớp cho học sinh tiếp tục làm còn ko cho các em về nhà làm 
_____________________________
KỸ THUẬT LỚP 5
NẤU CƠM
I/ Mục đích, yêu cầu: 	HS cần phải:
-Biết cách nấu cơm.
-Có ý thức vận dụng kiến thức đã học để nấu cơm giúp gia đình.
 -Khi nấu cơm, luộc rau cần đun lửa vừa phải để tiết kiệm năng lượng. Sử dụng bếp đun đúng cách để tiết kiệm năng lượng.
II/ Đồ dùng dạy học:
-Hình ảnh minh họa các bước 
-Phiếu học tập:	
 1.Kể tên các dụng cụ, nguyên liệu cần chuẩn bị để nấu cơm bằng.......:....
2.Nêu các công việc chuẩn bị nấu cơm bằng...và cách thực hiện:.................
3.Trình bày cách nấu cơm bằng.......:....................................................................
4.Theo em, muốn nấu cơm bằng........đạt yêu cầu (chín đều, dẻo), cần chú ý nhất khâu nào?........................................................................................................................
5.Nêu ưu, nhược điểm của cách nấu cơm bằng.........:........................................
6.Nếu được lựa chọn một trong hai cách nấu cơm, em sẽ chọn cách nào khi giúp đỡ gia đình? vì sao?.........................................................................................................
III/Các hoạt động dạy học:
HOẠT ĐỘNG DẠY
d.hoạt động 3:Tìm hiểu cách nấu cơm bằng nồi cơm điện:
- Hướng dẫn HS đọc nội dung mục 2và quan sát H4(SGK)
- Y/C Hs so sánh nguyên liệu và dụng cụ chuẩn bị để nấu cơm bằng bếp đun và nồi cơm điện. 
GV tóm tắt lại nội dung mục 2
e. Hoạt động 4:Đánh giá kết quả học tập.
Gv nêu câu hỏi 6 ở phần chuẩn bị 
Gv nêu nhận xét-kết luận.
IV.Củng cố - dặn dò.
Khi nấu cơm, luộc rau cần đun lửa vừa phải để tiết kiệm năng lượng. Sử dụng bếp đun đúng cách để tiết kiệm năng lượng.
Gv nhận xét tiết học.
Về nhà chuẩn bị tiết học sau: luộc rau.
HOẠT ĐỘNG HỌC
HS nhắc lại những nội dung đã học ở T1
+ giống nhau: cùng phải chuẩn bị gạo,nước sạch,rá và chậu để vo gạo.
+ khác nhau: dụng cụ nấu và nguồn cung cấp nhiệt khi nấu cơm.
Hs trả lời.

-
_________________________________________________________________
	Chiều Thứ 3 ngày 10 tháng 11 năm 2020
Hoạt động ngoài giờ lên lớp lớp 2
Giữ vệ sinh trường lớp 
I/Mục tiêu :
 -Học sinh biết một số biểu hiện của việc giữ gìn về sinh trường,lớp.
 -Học sinh cần làm một số công việc cụ thể để giữ gìn vệ sinh trường,lớp.
 -Yêu trường,lớp,có thái độ dồng tình với việc làm đúng để giữ gìn trường,lớp
 sạch đẹp.
 II/Đồ dùng dạy học học: Tranh ,ảnh về vệ sinh trường ,lớp.
 III/Các hoạt động dạy học.
1/Bài cũ: Tiết học hôm trước chúng ta học nội dung gì nào? 
2/Bài mới: 
Hoạt động 1: Khởi động
-Cho học sinh nghe bài hát về đề tài vệ sinh môi trường (Gv trình chiếu qua màn hình) HS lắng nghe 
+Bài hát nói về điều gì? (một sood học sinh nêu)
-Gv liên hệ nội dung bài hát và giới thiệu nội dung bài học 
-Gv liên hệ nhaansmanhj học sinh: 
 Nhà sạch thì mát,bát sạch ngon cơm .
Trường học sạch sẽ cũng góp phần vào việc học của các em
Hoạt động 2: Khám phá
-Theo sự hiểu biết của các em thì thế nào là giữ gìn vệ sinh trường,lớp? (Một số học sinh nêu ý kiến )
*GV : Vậy muốn hiểu kĩ hơn chúng ta khám phá kĩ hơn nhé:
-GV tổ chức hái hoa dân chủ : Chia 4 nhóm đại diện các nhóm lên hái hoa , nhận hoa mở ra xem yêu cầu gì trong đó sau đó cả nhóm khám phá nhé
-GV chia 4 nhóm thảo luận
Tình huống a: Tổ Một trực nhật các thành viên trong tổ làm gì?
 Tình huống b: Bạn Hùng uống hộp sữa,bạn Minh ăn hộp xôi, hai bạn vứt vỏ hộp ngay bồn hoa gần cột cờ; theo em thì em sẽ nói gì với hai bạn ấy?
 Tình huống c: Hai bạn học sinh lớp một vẽ hình con cá lên tường ; em là người phát hiện thì giải quyết tình huống đó như thế nào?
GV mời đại diện các nhóm lên trình bày.
Các nhóm khác bổ sung.
GVKL:Học sinh phải tham gia làm các việc vừa sức để giữ gìn vệ sinh trường ,lớp sạch đẹp. Đó là quyền vừa là bổn phận của các em.
 Trò chơi: Ai đúng ai sai.
Hoạt động 3:Trải nghiệm:
GV yêu cầu học sinh cùng nhau làm vệ sinh trường lớp 
 Quét lớp,bỏ rác vào thủng rác, nhặt rác sân trường 
Hoạt động 4: Tổng kết tiết học
Nhận xét tiết học
Liên hệ thực tiễn nhằm giáo dục học sinh có ý thức giữ gìn vệ sinh trường lớp 
Dặn dò
____________________________________________________
SSáng Thứ 5 ngày 12 tháng 11 năm 2020
Mĩ thuật lớp 3:
 Chủ đề 4: CHÂN DUNG BIỂU CẢM (2 tiết)
Tiết 1
i. Môc tiªu:
 - Bước đầu làm quen với chân dung biểu cảm.
 - Vẽ được chân dung biểu cảm theo cảm nhận.
 - Giới thiệu, nhận xét và nêu được cảm nhận về sản phẩm của nhóm mình, của bạn.
 II. Phương pháp:
 - Phương pháp: Vận dụng quy trình vẽ biểu cảm
 - Hình thức tổ chức: Hoạt động cá nhân, hoạt động nhóm.
III. Đồ dùng và phương tiện:
Gv: + Sách học.
 + Hình minh họa chân dung phù hợp với chủ đề.
 + Bài vẽ chân dung và tranh chân dung của Hs.
 +Hình minh họa các bước vẽ chân dung.
Hs: + Sách học ; Giấy vẽ, giấy màu, hồ dán, màu vẽ.
III. C¸c ho¹t ®éng d¹y häc:
- Khởi động.
 Cho Hs quan sát hình ảnh khuôn mặt với những biểu cảm khác nhau. Yêu cầu Hs nhận xét cảm xúc của từng khuôn mặt.
Gv giới thiệu chủ đề.
 Ho¹t ®éng 1: Hướng dẫn tìm hiểu
- Hoạt động nhóm.
- Yêu cầu Hs quan sát hai bức chân dung trong hình 4.1 ở sách học.
+ Cảm xúc của em như thế nào sau khi quan sát hai bức tranh?
+ Cách vẽ hai bức tranh có giống nhau không?
- Cho Hs quan sát hình 4.2 để Hs hiểu hơn về tranh chân dung biểu cảm.
- Gv tóm tắt (Sgk).
 Hoạt động 2:Hướng dẫn cách thực hiện :
2.1 Trải nghiệm không nhìn thấy
- Chon một Hs làm mẫu để Gv minh họa trên giấy.
- Yêu cầu Hs quan sát tay và mắt của Gv.
+ Khi quan sát bức chân dung cô vẽ em có cảm xúc gì?
+ Khi vẽ em thấy mắt cô nhìn vào đâu? Có nhìn trang giấy trong lúc vẽ không?
- Cho từng cặp đôi xoay mặt đối diện nhau.
- Tập trung quan sát khuôn mặt của nhau và không nhìn vào giấy, vẽ vào bảng con.
- Mắt quan sát đến đâu tay vẽ đến đó, vẽ theo cảm nhận và truyền cảm xúc xuống bàn tay, không nhấc bút khỏi giấy.
+ Em đã vẽ bức chân dung bạn như thế nào?
+ Em có trải nghiệm như thế nào khi vẽ không nhìn giấy?
+ Hình vẽ có quá nhỏ, hay to so với phần giấy khong?
+ Em làm gì để vẽ cân đối và hợp lí với tờ giấy?
- Cho 2 Hs lên bảng quan sát khuôn mặt nhau trước khi vẽ.
+ Em quan sát thấy có những bộ phận gì trên khuôn mặt? các bộ phận đó nằm vào vị trí nào trên khuôn mặt?
+ Hình dáng khuôn mặt bạn như thế nào?
+ Tóc của bạn dài hay ngắn?
2.2. Cách thể hiện đường nét và màu sắc của tranh chân dung biểu cảm
- Cho Hs quan sát một số bài vừa vẽ để Hs nhận biết nét vẽ biểu cảm.
- Gv vẽ thêm nét biểu cảm để Hs nhận biết.
+ Sau khi thêm nét vàu bức chân dung em có nhận xét gì? Các nét được vẽ như thế nào?
+ Em đoán bức chân dung vui hay buồn, cáu dận hay lo lắng, theo em làm thế nào để thể hiện cảm xúc đó?
+ Sau khi thêm nét vẽ cảm xúc của nhân vật có rõ ràng không?
- Gv vẽ mẫu.
- Cho Hs xem bài vẽ của Hs năm trước.
+ Khuôn mặt được vẽ bởi nhũng màu sắc gì?
+ Màu sắc trong tranh được vẽ như thế nào?
Gv tóm tắt: Sgk
Nhận xét và dăn dò :Nhận xét tiết học và dặn dò hs
--------------------------------------------
 Thủ công lớp 3
 BÀI 4: GẤP, CẮT, DÁN BÔNG HOA 
 BÀI 4: GẤP, CẮT, DÁN BÔNG HOA 
I. MỤC TIÊU:
- Gấp, cắt, dán được bông hoa. Các cánh của bông hoa tương đối đều nhau
Với HS khéo tay: Gấp, cắt, dán được bông hoa 5 cánh, 4 cánh, 8 cánh. Các cánh của bông hoa đều nhau.
- Có thể cắt được nhiều bông hoa cánh đều đẹp.
II. CHUẨN BỊ:
- Mẫu bông hoa 4, 5, 8 cánh gấp từ giấy màu.
- Giấy thủ công các màu và giấy nháp .
- Kéo, bút chì, hồ dán, kéo.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:
 Tiết 2
A.ổn định tổ chức . Kiểm tra đồ dùng học tập (2’)
B:Bài học
Hoạt động 1: Ôn lại cách gấp bông hoa(26')
- GV gọi 3 HS lên bảng thực hiện thao tác gấp, cắt bông hoa 4,5,8. GV nhận xét.
- GV treo tranh quy trình và nhắc lại các bước cho HS :
+ Gấp, cắt bông hoa 5 cánh giống như gấp cắt ngôi sao. Sau đó vẽ và cắt theo đường cong . Mở ra sẽ được bông hoa 5 cánh .
+ Gấp, cắt bông hoa 4 cánh thì gấp 4 phần tờ giấy bằng nhau và tiếp tục gấp đôi.
+ Gấp cắt bông hoa 8 cánh thì gấp tờ giấy hình vuông thành bốn phần bắng nhau và thực hiện hai lần gấp đôi.
- GV nhận xét sản phẩm.
Hoạt động 2: Thực hành Gấp cắt dán bông hoa.
- HS thực hành theo cá nhân
* Lưu ý: có thể cắt các bông hoa theo kích thước khác nhau để tạo sự phong phú và trình bày cho đẹp.
- GV quan sát lớp và giúp đỡ những HS thực hiện thao tác gấp , cắt , dán còn lúng túng .
- GV nhắc lại cách dán bông hoa. 
Thực hành nhóm : Cho các nhóm 6 dán sáng tạo thành bó hoa hay giỏ hoa 
- Hết giờ thực hành GV yêu cầu HS trưng bày sản phẩm theo các nhóm . GV hướng dẫn HS nhận xét về nếp gấp, cách dán đúng yêu cầu chưa. (5')
C. Nhận xét, dặn dò:
GV nhận xét khen ngợi, đánh giá sản phẩm của HS và chọn sản phẩm đẹp để trưng bày.
Dặn dò: Chuẩn bị giấy thủ công các màu, kéo, keo dán, bút màu để học bài ôn tập chương I. (2')
_____________________________________________________________
Chiều Thứ 5 ngày 12 tháng 11 năm 2020
Mĩ thuật lớp 1:
Bài : Nét thẳng, nét cong (T2)
I.Mục tiêu: Như tiết 1
II. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh:
1/ Giáo viên: SGK Mỹ thuật 1, Vở thực hành Mỹ thuật 1, Phương tiện, họa cụ họa phẩm, vật liệu dạng que, dạng dây sợi, giấy màu, ....
- Đồ dùng trực quan: thước kẻ, eke, đồ vật có trang trí bàng nét thẳng, cong, ...
- Tranh vẽ của học sinh có nét thẳng, cong, tranh in trong sách mĩ thuât 1 của danh họa Môn – đờ - ri – an, kiến trúc cầu cong, thẳng, mái vòm, tòa tháp, ...
III. Phương pháp hình thức tổ chức dạy học chủ yếu :
1. Phương pháp dạy học : Phát vấn,đặt câu hỏi, nêu và giải quyết vấn đề .Trò chơi, thực hành,gợi mở....
. Kỹ thuật dạy học: Động não,bể cá....
. Hình thức tổ chức: Làm việc cá nhân, làm việc nhóm.
IV. Tiến trình tổ chức các hoạt động:
Hoạt động 1: Ổn định tổ chức lớp: kiểm tra sĩ số, kiểm tra đồ dùng và sự chuẩn bị của học sinh (1-2 phút)
- Nhắc nhở học sinh ổn định trật tự
- Yêu cầu học sinh chuẩn bị sẵn sàng các đồ dùng vật dụng cho bài học
- Giáo viên nhận xét tinh thần chuẩn bị của học sinh
*Giới thiệu nội dung tiết học
- GV gợi mở cho học sinh nhớ lại nội dung tiết 1 của bài học
- Giới thiệu nội dung tiết học
– Suy nghĩ, chia sẻ
– Lắng nghe, nhận xét, có thể bổ sung.
Hoạt động 1: quan sát nhận biết: ( khoảng 4 phút)
Tổ chức cho học sinh tìm hiểu một số sản phẩm được tạo nên từ các nét ở trang 21,22 SGK mục sáng tạo cùng nét 
Quan sát, suy nghĩ, chia sẻ cảm nhận.
* Hoạt động 2:Thực hành sáng tạo
- Tổ chức cho học sinh thực hành sáng tạo theo nhóm :
+ Tập vẽ các nét thẳng, nét cong đều nhau
+Sáng tạo các hình từ nét thẳng và nét cong
+Tạo nét cong từ cạnh các vật tìm được, lắp ghép 
+ Có thể tạo hình với một loại nét thẳng, nét cong hoặc kết hợp cả hai kiểu nét
- HS thực hiện thực hành theo nhóm 
- Gv quan sát, gợi mở, ....
- Nhắc nhở học sinh hoàn thiện bài, sản phẩm chuẩn bị cho hoạt động trưng bày, ....
- Hs thực hành theo ý thích riêng tạo ra sản phẩm, ..
 * Hoạt động 3:Trưng bày sản phẩm và cảm nhận chia sẻ
- Yêu cầu học sinh trưng bày kết quả bài học theo nhóm
+ Học sinh tổ chức trưng bày sản phẩm
- Gv gợi mở để học sinh chia sẻ cảm nhận của mình về sản phẩm của bản thân, của bạn trong nhóm, lớp
+ Hs đưa ra cảm nhận nhận xét của mình về sản phẩm của mình của bạn, ...
? Em, tạo được sản phẩm nào? Em sử dụng các nét ở hình ảnh nào? Chỗ nào?
? Em tạo ra sản phẩm đó bằng cách nào? Kể lại cách làm cho các bạn, ...
? Em kết hợp các nét, vật liệu tìm được như thế nào? Dễ, khó, ....
- Gv nhận xét
* Gv liên hệ sự hiện hữu của nét thẳng, nét cong trong cuộc sống xung quanh.
* Hoạt động 4 : Vận dụng sáng tạo
- Gợi mở cho học sinh có thể tạo nét thẳng, nét cong với vật liệu, đồ dùng sẵn có ( bút màu, que tính, sợi dây, que kem, ...)
- HS nhận biết được sự đa dạng của các nét trong cuộc sống, trong tranh, ...
- Gv thị phạm minh họa một vài ví dụ,
- Gợi ý cho học sinh có thể sáng tạo thêm những hình ảnh yêu thích mong muốn thực hiện ở nhà.
HS :Nghe, quan sát, nhận biết, ghi nhớ, tham gia cùng sáng tạo tìm hình, tạo hình từ nét thẳng, nét cong, ...
 * Hoạt động 5:Tổng kết bài học
Gv tóm tắt:
- Nét có dạng nét thẳng, nét cong trong tự nhiên, trong cuộc sống và trong tác phẩm mỹ thuật
- Có thể tìm được nét thẳng, nét cong ở xung quanh ta
- Có thể sử dụng nét để vẽ tạo hình theo ý thích của mình, ...
+ HS : Nghe, ghi nhớ, vận dụng vào cuộc sống, học tập
* Dặn dò chuẩn bị cho bài học tiếp theo
______________________
Luyện Mĩ thuật:
VẼ TỰ DO
I. MỤC TIÊU:
- Giúp HS biết tìm đề tài vẽ theo ý thích.
- Giúp HS vẽ được bức tranh có nội dung phù hợp với đề tài đã tự chọn.
- HS thêm yêu thích, say mê vẽ.
II. CHUẨN BỊ:
1.Giáo viên: 
- Chuẩn bị một số tranh của các hoạ sĩ về nhiều đề tài.
- Tranh của HS về phong cảnh, tĩnh vật, chân dung.
2.Học sinh: 
- Chuẩn bị đầy đủ vở vẽ, chì, màu vẽ.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC :
Mục tiêu : HS vận động, hát , thư giãn.
Cách thực hiện : GV nêu thể lệ trò chơi : “ Tôi cần”
Lớp phó học tập hô to “ Tôi cần ,tôi cần”, cả lớp “ cần gì,cần gì”. Cần sách ,cả lớp “sách đây,sách đây.
3.Bài mới: 
 * Giới thiệu: Bài “Vẽ tự do”.
a.HĐ1:Tìm chọn nội dung đề tài 
- GV cho HS quan sát tranh, ảnh về nhiều đề tài khác nhau.
+ HS quan sát tranh, ảnh trả lời.
- Quan sát tranh, ảnh cho cô biết trong tranh vẽ về những đề tài gì? 
- Trong tranh hình ảnh nào là hình ảnh chính, hình ảnh nào là hình ảnh phụ? 
+ Màu sắc trong những bức tranh như thế nào? + Em hãy nêu một vài đề tài khác mà em biết? 
- GV tóm tắt.
b. HĐ2: Hướng dẫn cách vẽ
+ Em chọn đề tài nào để vẽ? Tranh của em vẽ có những hình ảnh gì? 
+ Hình ảnh nào là hình ảnh chính, hình ảnh nào là hình ảnh phụ? 
+ Em hãy nhắc lại cách vẽ tranh?
- HS nhắc lại cách vẽ tranh.
- GV chọn một đề tài cụ thể hướng dẫn HS cách vẽ( HS quan sát GV hướng dẫn).
- HS chọn đề tài và nêu cách vẽ của mình.
c. HĐ3: Thực hành
- Cho HS xem một số bài vẽ đẹp của HS lớp trước.
- Yêu cầu HS thực hành theo nhóm (mỗi nhóm một đề tài khác nhau)
- HS thực hành theo nhóm, mỗi nhóm chọn một đề tài mình thích vẽ vào giấy A4.
- Bao quát lớp hướng dẫn HS làm bài.
d. HĐ4: Nhận xét – Đánh giá
- Yêu cầu các nhóm trình bày bài lên bảng và hướng dẫn HS nhận xét.
+ Em thích bài vẽ nào? Vì sao?
- Yêu cầu HS nhận xét bài của bạn.
- Các nhóm trình bày bài lên bảng và nhận xét về: nội dung, hình vẽ và màu sắc.
- HS nhận xét bài của bạn theo cảm nhận riêng.
- Nhận xét, đánh giá bổ sung.
 - Tuyên dương HS có bài vẽ đẹp.
4. Củng cố:
- GV hỏi: em đã vẽ về nội dung gì? Và vì sao em lại chon nội dung đó?
 - HS trả lời.
- GV nhận xét chung tiết học.
__________________________________________________________________
Chiều Thứ 6 ngày 13 tháng 11 năm 2020
Hoạt động ngoài giờ lên lớp lớp 2
Giữ vệ sinh trường lớp 
I/Mục tiêu :
 -Học sinh biết một số biểu hiện của việc giữ gìn về sinh trường,lớp.
 -Học sinh cần làm một số công việc cụ thể để giữ gìn vệ sinh trường,lớp.
 -Yêu trường,lớp,có thái độ dồng tình với việc làm đúng để giữ gìn trường,lớp
 sạch đẹp.
 II/Đồ dùng dạy học học: Tranh ,ảnh về vệ sinh trường ,lớp.
 III/Các hoạt động dạy học.
1/Bài cũ: Tiết học hôm trước chúng ta học nội dung gì nào? 
2/Bài mới: 
Hoạt động 1: Khởi động
-Cho học sinh nghe bài hát về đề tài vệ sinh môi trường (Gv trình chiếu qua màn hình) HS lắng nghe 
+Bài hát nói về điều gì? (một sood học sinh nêu)
-Gv liên hệ nội dung bài hát và giới thiệu nội dung bài học 
-Gv liên hệ nhaansmanhj học sinh: 
 Nhà sạch thì mát,bát sạch ngon cơm .
Trường học sạch sẽ cũng góp phần vào việc học của các em
Hoạt động 2: Khám phá
-Theo sự hiểu biết của các em thì thế nào là giữ gìn vệ sinh trường,lớp? (Một số học sinh nêu ý kiến )
*GV : Vậy muốn hiểu kĩ hơn chúng ta khám phá kĩ hơn nhé:
-GV tổ chức hái hoa dân chủ : Chia 4 nhóm đại diện các nhóm lên hái hoa , nhận hoa mở ra xem yêu cầu gì trong đó sau đó cả nhóm khám phá nhé
-GV chia 4 nhóm thảo luận
Tình huống a: Tổ Một trực nhật các thành viên trong tổ làm gì?
 Tình huống b: Bạn Hùng uống hộp sữa,bạn Minh ăn hộp xôi, hai bạn vứt vỏ hộp ngay bồn hoa gần cột cờ; theo em thì em sẽ nói gì với hai bạn ấy?
 Tình huống c: Hai bạn học sinh lớp một vẽ hình con cá lên tường ; em là người phát hiện thì giải quyết tình huống đó như thế nào?
GV mời đại diện các nhóm lên trình bày.
Các nhóm khác bổ sung.
GVKL:Học sinh phải tham gia làm các việc vừa sức để giữ gìn vệ sinh trường ,lớp sạch đẹp. Đó là quyền vừa là bổn phận của các em.
 Trò chơi: Ai đúng ai sai.
Hoạt động 3:Trải nghiệm:
GV yêu cầu học sinh cùng nhau làm vệ sinh trường lớp 
 Quét lớp,bỏ rác vào thủng rác, nhặt rác sân trường 
Hoạt động 4: Tổng kết tiết học
Nhận xét tiết học
Liên hệ thực tiễn nhằm giáo dục học sinh có ý thức giữ gìn vệ sinh trường lớp 
Dặn dò
Kĩ thuật 5B
Bài : Nấu cơm (T2)

File đính kèm:

  • docxgiao_an_mi_thuat_lop_5_tuan_8_nam_hoc_2020_2021.docx