Giáo án Mĩ thuật Lớp 5 - Nguyễn Văn Kết - Tuần 32

I, MỤC TIÊU:

- HS thấy được vẻ đẹp của chậu cảnh qua sự đa dạng của hình dáng và cách trang trí.

- HS biết cách tạo dáng và tạo dáng, trang trí được chậu cảnh theo ý thích.

- HS có ý thức chăm sóc và bảo vệ cây cảnh.

II, CHUẨN BỊ:

- GV:

+ Nội dung bài.

+ ảnh một số loại chậu cảnh.

+ Hình gợi ý cách vẽ.

- HS:

+ Giấy vẽ hoặc Vở thực hành.

+ Bút chì, màu, tẩy.

 

doc10 trang | Chia sẻ: halinh | Lượt xem: 1479 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Mĩ thuật Lớp 5 - Nguyễn Văn Kết - Tuần 32, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài 32 – Lớp 5
 VẼ THEO MẪU 
Vẽ tĩnh vật (Vẽ màu).
 Ngày dạy: 22/4/2014
I, MỤC TIÊU:
- HS biết cách quan sát, so sánh và nhận ra đặc điểm của mẫu.
- HS được hình và màu theo cảm nhận riêng.
- HS yêu thích vẻ đẹp của tranh tĩnh vật.
II, CHUẨN BỊ:
GV: 
+ SGK, SGV.
+ Mẫu lọ hoa, quả.
+ Hình gợi ý cách vẽ.
HS:
+ Giấy vẽ hoặc Vở thực hành.
+ Bút chì, thước kẻ, tẩy, màu vẽ.
III, CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
1, Ổn định;
2, Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra đồ dùng HS
3, Bài mới:
A, Giới thiệu bài: Ghi tên bài.
Thời
gian
B, Hoạt động trên lớp
Nội dung
6’
8’
10’
2’
HĐ1: Quan sát, nhận xét:
Gv bày mẫu: SAo cho tất cả các vị tri HS trong lớp đều quan sát được.
HS quan sát mẫu.
H: Mẫu gồm những đồ vật nào?
H: Vị trí của từng vật mẫu như thế nào?
H: SO sánh độ đậm nhạt của ba vật mẫu, đồ vật nào có độ đậm nhất?
HS quan sát, trình bày.
HS trả lời, nhận xét.
GV KL: Bài này là bài vẽ màu nên các em dùng màu sao cho phù hợp. Có thể vẽ màu giống vật mẫu, có thể vẽ màu theo ý thích.
HĐ2: Cách vẽ :
GV cho HS quan sát hình gợi ý cách vẽ: HS nhìn hình nêu cách vẽ:
HS đọc phần 2 SGK.
HS nêu lại cách vẽ bao quát như sau:
+ Vẽ phác khung hình cả 3 vật mẫu.
+ Vẽ phác khung hình của từng vật mẫu.
+ Tìm vị trí và vẽ nét chi tiết.
+ Vẽ màu.
- Lưu ý cách vẽ màu: có thể dùng màu vẽ nền sau đó vẽ hình trên nền đó.
HĐ3: Thực hành:
HS quan sát mẫu, vẽ bài.
Gv quan sát, giúp đỡ góp ý những nhóm còn lúng túng.
Lưu ý: Giữ vệ sinh chung khi vẽ màu.
HĐ4: Nhận xét, đánh giá:
GV cho HS trưng bày bài.
HS nhận xét về:
+ Bố cục .
+ Hình vẽ.
+ Màu sắc (tươi sáng, có đậm có nhạt)
- HS tự xếp loại bài vẽ.
- Khen ngợi bài vẽ đẹp .
1, Quan sát, nhận xét:
2, Cách vẽ :
+ Vẽ phác khung hình cả 3 vật mẫu.
+ Vẽ phác khung hình của từng vật mẫu.
+ Tìm vị trí và vẽ nét chi tiết.
+ Vẽ màu.
3, Thực hành:
4, Nhận xét, đánh giá:
 4, Củng cố: 
H: Em thấy bài vẽ màu này có gì khác với vẽ các bài khác?
- HS nêu, nhận xét.
5, Dặn dò:
- Nhận xét giờ.
- Về nhà hoàn thành bài- Chuẩn bị đồ dùng cho bài 33.
Bài 32 – Lớp 4
 VẼ TRANG TRÍ
Tạo dáng và trang trí chậu cảnh.
 Ngày dạy: 23/4/2014
I, MỤC TIÊU:
- HS thấy được vẻ đẹp của chậu cảnh qua sự đa dạng của hình dáng và cách trang trí.
- HS biết cách tạo dáng và tạo dáng, trang trí được chậu cảnh theo ý thích.
- HS có ý thức chăm sóc và bảo vệ cây cảnh.
II, CHUẨN BỊ:
GV: 
+ Nội dung bài.
+ ảnh một số loại chậu cảnh.
+ Hình gợi ý cách vẽ.
HS:
+ Giấy vẽ hoặc Vở thực hành.
+ Bút chì, màu, tẩy...
III, CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
1, Ổn định;
2, Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra đồ dùng HS
3, Bài mới:
A, Giới thiệu bài: Ghi tên bài.
Thời
gian
B, Hoạt động trên lớp
Nội dung
5’
6’
10’
2’
HĐ1: Quan sát, nhận xét:
GV giới thiệu các hình ảnh khác nhau về chậu cảnh để HS nhận ra:
Chậu cảnh có rất nhiều loại với nhiều hình dáng khác nhau.
H: Hình dáng chung thường có dạng hình khối gì? (Khối trụ)
H: Chất liệu thường được làm bằng gì?
H: So sánh cách trang trí của các chậu cảnh? (đa dạng, nhiều cách trang trí khác nhau)
HĐ2: Cách tạo dáng và trang trí chậu cảnh:
GV cho Hs quan sát hình gợi ý cách vẽ.
HS đọc phần 2 SGK. Hướng dẫn HS như sau:
+ Vẽ phác khung hình của chậu: Chiều cao, chiều ngang cân đối với tờ giấy.
+ Vẽ trục đối xứng để hình vẽ cân đối.
+ Tìm tỷ lệ các bộ phận của chậu: miệng, thân, đế.
+ Vẽ phác nét thẳng.
+ Vẽ nét chi tiết.
+ Vẽ màu.
- Cho HS quan sát một vài bài trang trí chậu cảnh của HS năm trước để tham khảo.
HS đọc lại phần 2 SGK.
HĐ3: Thực hành:
Hs tự làm bài.
GV quan sát, giúp đỡ HS.
Nhắc nhở: Chú ý đến bố cục và tỷ lệ.
HĐ4: Nhận xét, đánh giá:
Chọn một số bài đã hoàn thành để trưng bày.
HS nhận xét về:
+ Bố cục.
+ Hình vẽ.
+ Màu sắc: Sáng tạo.
- HS tự xếp loại bài làm.
- Khen ngợi bài vẽ đ
1, Quan sát, nhận xét:
2, Cách tạo dáng và trang trí chậu cảnh:
3, Thực hành:
4, Nhận xét, đánh giá:
4, Củng cố:
H: Em thích bài nào nhất? Vì sao?
- HS nêu, nhận xét.
5, Dặn dò:
- Nhận xét giờ.
- Về nhà hoàn thành bài- Chuẩn bị đồ dùng cho bài 33.
Bài 32 – Lớp 3
TẬP NẶN TẠO DÁNG TỰ DO
Nặn hoặc vẽ, xé dán hình dáng người
 Ngày dạy: 25/4/2014
I, MỤC TIÊU:
- HS nhận biết được hình dáng Của người đang hoạt động.
- HS biết cách nặn hoặc vẽ, xé dán hình người.
- Nặn hoặc vẽ, xé dán hình người đang hoạt động.
- HS nhận biết vẻ đẹp sinh động và hình dáng của con người khi hoạt động.
II, CHUẨN BỊ:
GV: 
+ Sưu tầm tranh, ảnh về dáng người.
+ Hình gợi ý cách vẽ.
HS:
+ Giấy vẽ hoặc Vở thực hành.
+ Đất nặn, giấy màu.
+ Bút chì, thước kẻ, chì, tẩy, màu vẽ.
III, CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
1, Ổn định;
2, Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra đồ dùng HS
3, Bài mới:
A, Giới thiệu bài: Ghi tên bài.
Thời
gian
B, Hoạt động trên lớp
Nội dung
6’
6’
10’
3’
HĐ1: Quan sát, nhận xét:
GV cho HS xem tranh ảnh về dáng người.
H: Tranh vẽ con vật gì các nhân vật đang làm gì?
H: Động tác của từng người như thế nào?
HS trả lời - nhận xét.
GV bổ sung.
- Cho 1 vài HS lên làm mẫu một số động tác như đá cầu, đi, chạy, nhảy...
H: Em thích con vật nào nhất?
H: Ngoài những con vạt này ra em còn biết những con vật nào nhất?
HS trả lời - nhận xét.
GV bổ sung.
HĐ2: Cách nặn, cách xé dán:
Cách nặn:
H: Em sẽ chọn người trong tư thế nào?
Các em có thể nặn theo các bước sau:
+ Nặn từng bộ phận rồi gắn để tạo thành hình người.
+ Chỉnh sửa các bộ phận, chi tiết cho hoàn chỉnh rồi tạo dáng theo ý muốn.
- Cách xé dán:
+ Chọn giấy màu cho các bộ phận: đầu, mình, chân , tay và các hình ảnh khác như cây, nhà...
+ Xé các bộ phận (tỷ lệ vừa với phần giấy nền)
+ Xé các hình ảnh khác.
+ Sắp xếp các hình vừa xé trên giấy và dán keo.
HĐ3: Thực hành:
GV cho HS thực hành nặn.
GV chia đất, nặn theo nhóm.
HS làm bài, GV quan sát giúp đỡ những HS còn lúng túng.
HĐ4: Nhận xét, đánh giá:
GV giới thiệu một số bài của HS đã hoàn thành.
 HS nhận xét về:
+ Cách sắp xếp hình.
+ Hình dáng dáng nặn có sinh động không.
+ Mô tả dáng người đang làm gì.
Khen ngợi bài nặn đẹp.
1, Quan sát, nhận xét:
2, Cách nặn, cách xé dán:
Các em có thể nặn theo các bước sau:
+ Nặn từng bộ phận rồi gắn để tạo thành hình người.
+ Chỉnh sửa các bộ phận, chi tiết cho hoàn chỉnh rồi tạo dáng theo ý muốn.
- Cách xé dán:
+ Chọn giấy màu cho các bộ phận: đầu, mình, chân , tay và các hình ảnh khác như cây, nhà...
+ Xé các bộ phận (tỷ lệ vừa với phần giấy nền)
+ Xé các hình ảnh khác.
+ Sắp xếp các hình vừa xé trên giấy và dán keo.
3, Thực hành:
4, Nhận xét, đánh giá:
 4, Củng cố:
Gv tóm tắt nội dung bài.
5, Dặn dò:
- Nhận xét giờ.
- Chuẩn bị đồ dùng cho bài 33.
Bài 32 – Lớp 2:
 THƯỜNG THỨC MĨ THUẬT
Tìm hiểu về tượng.
 Ngày dạy: 24/4/2014
I, MỤC TIÊU: 
- HS bước đầu nhận biết được về thể loại tượng.
- HS có ý thức tôn trọng, giữ gìn những tác phẩm điêu khắc.
II, CHUẨN BỊ:
GV: 
+ Sưu tầm một số ảnh tượng, tượng cổ, tượng chân dung.
+ Một vài tượng thật để HS quan sát.
HS:
+ Giấy vẽ, Vở tập vẽ.
+ Bút chì, thước kẻ, chì, tẩy, màu vẽ.
III, CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
1, Ổn định;
2, Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra đồ dùng HS
3, Bài mới:
A, Giới thiệu bài: Ghi tên bài.
Thời
gian
B, Hoạt động trên lớp
Nội dung
5’
12’
2’
HĐ1: Quan sát, nhận xét:
GV cho HS xem một số tranh ảnh về tượng để HS nhận biết:
H: Tranh được vẽ trên giấy, vải...bằng chì, màu. Tượng được nặn tạc bằng những vật liệu gì?
H: Tượng thường được để ở những nơi nào?
(Công viên, chùa, nhà thờ...)
H: Ngoài các pho tượng tạc người, đã bao giờ em nhìn thấy tượng con vật không?
(Tượng voi, rồng, rùa, hạc...)
HS nêu, nhận xét.
GV có thể cho HS xem thêm một số tượng khác.
HĐ2: Tìm hiểu chung về tượng:
GV cho HS quan sát các pho tượng ở vở tập vẽ và giới thiệu để các em biết:
* Tượng Vua Quang Trung (đặt ở gò Đống Đa-Hà Nội) làm xi măng của nhà điêu khắc Vương Học Báo.
H: Hình dáng tượng vua Quang Trung như thế nào?
- HS nêu, nhận xét.
+ Đứng dáng hiên ngang.
+ Ngẩng cao đầu, mắt nhìn thẳng.
+ Tay trái cầm đốc kiếm.
+ Đứng trên bệ cao rất oai phong.
* Tượng phật “Hiếp tôn giả” - Hướng dẫn tương tự.
Chú ý: 
+ Hình dáng: Phật đứng ung dung thư thái.
+ Nét mặt đăm chiêu suy nghĩ.
+ Hai tay đặt lên nhau.
(Tạc bằng gỗ mít)
HĐ4: Nhận xét, đánh giá:
- Khen ngợi những nặn đẹp những học sinh tích cực tham gia xây dựng bài.
- Nhận xét tiết học.
1, Quan sát, nhận xét:
2, Tìm hiểu chung về tượng:
* Tượng Vua Quang Trung: 
+ Đứng dáng hiên ngang.
+ Ngẩng cao đầu, mắt nhìn thẳng.
+ Tay trái cầm đốc kiếm.
+ Đứng trên bệ cao rất oai phong.
* Tượng phật “Hiếp tôn giả” 
+ Hình dáng: Phật đứng ung dung thư thái.
+ Nét mặt đăm chiêu suy nghĩ.
+ Hai tay đặt lên nhau.
(Tạc bằng gỗ mít)
4, Nhận xét, đánh giá:
 4, Củng cố: - Gv tóm tắt nội dung bài.
5, Dặn dò:
- Nhận xét giờ.
- Về nhà hoàn thành bài- Chuẩn bị đồ dùng cho bài 33
Bài 32 – Lớp 1
Vẽ đường diềm trên váy áo.
 Ngày dạy: 21/4/2014
I, MỤC TIÊU: GIÚP HS :
- Nhận biết được vẻ đẹp của trang phục có trang trí đường diềm (đặc biệt là các trang phục của dân tộc miền núi).
- Biết cách vẽ đường diềm trên váy áo.
- Vẽ được đường diềm trên áo, váy và vẽ màu theo ý thích.
II, CHUẨN BỊ:
GV: 
+ Một số đồ vật, áo váy có trang trí đường diềm.
+ Một số bài trang trí đường diềm.
+ Các bước trang trí đường diềm.
HS:
+ Giấy vẽ hoặc Vở thực hành- Vở tập vẽ 1.
+ Bút chì, thước kẻ, chì, tẩy, màu vẽ.
III, CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
1, Ổn định;
2, Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra đồ dùng HS
3, Bài mới:
A, Giới thiệu bài: Ghi tên bài.
Thời
gian
B, Hoạt động trên lớp
Nội dung
5’
8’
10’
3’
HĐ1: Giới thiệu đường diềm:
- GV cho HS xem một số áo váy, đồ vật có trang trí đường diềm. Gợi ý:
H; Đường diềm được trang trí ở đâu?
(Cổ áo, gấu áo váy...)
H: Trang trí đường diềm có làm cho gấu áo váy đẹp hơn không?
H: Trong lớp em thấy bạn nào có áo váy được trang trí đường diềm?
HS nêu, nhận xét.
HĐ2: Hướng dẫn HS vẽ đường diềm:
GV cho HS sinh xem 1số bài trang trí đường diềm. Cách vẽ như sau:
+ Vẽ hai đường thẳng song song cách nhau khoảng 4 ô (4cm) kéo dài hết trang vở.
+ Chia khoảng thành các hình vuông hoặc hình chữ nhật bằng nhau.
+ Trong các hình đó vẽ các hoạ tiết hoa lá hoặc con vật giống nhau, hoặc vẽ những hình cách đều xen kẽ nhau.
+ Tô màu: Các hình giống nhau thì tô màu giống nhau.
Chú ý: Màu nền khác với màu hình vẽ.
Vẽ mẫu để HS tham khảo.
GV vẽ hai đường diềm lên bảng. Cho 2 HS lên bảng vẽ màu, nhận xét.
HĐ3: Thực hành:
Cho HS nhắc lại cách vẽ.
HS tự làm bài. GV quan sát giúp đỡ những em còn lúng túng.
HĐ4: Nhận xét, đánh giá:
- GV cho học sinh trưng bày bài. Nhận xét:
+ Hình vẽ và cách sắp xếp hình ảnh.
+ Màu sắc và cách vẽ màu.
+ Khen ngợi những bài đẹp.
1, Giới thiệu đường diềm:
2, Cách vẽ:
+ Vẽ hai đường thẳng song song cách nhau khoảng 4 ô (4cm) kéo dài hết trang vở.
+ Chia khoảng thành các hình vuông hoặc hình chữ nhật bằng nhau.
+ Trong các hình đó vẽ các hoạ tiết hoa lá hoặc con vật giống nhau, hoặc vẽ những hình cách đều xen kẽ nhau.
+ Tô màu: Các hình giống nhau thì tô màu giống nhau.
3. Thực hành:
4, Nhận xét, đánh giá:
 4, Củng cố:
GV tóm tắt nội dung bài.
5, Dặn dò:
- Nhận xét giờ.
- Về nhà hoàn thành bài- Chuẩn bị đồ dùng cho bài 32.
Ký duyệt của Ban giám hiệu:
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………

File đính kèm:

  • docmithuat t32.doc