Giáo án Tổng hợp các môn Lớp 5, Tuần 33 - Năm học 2016-2017 - Trần Văn Ghi - Trường Tiểu học Thượng Quận

I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:

- Nội dung chính của thời kì lịch sử nước ta nừ năm 1858 đến nay. Ý nghĩa lịch sử của Cách mạng tháng Tám 1945 và đại thắng mùa xuân năm 1975.

- Rèn kĩ năng quan sát tranh trả lời câu hỏi.

- Giáo dục HS tình đoàn kết , lòng tự hào dân tộc.

II. CHUẨN BỊ:

- Bản đồ Hành chính Việt Nam, bảng phụ.

- Tranh ảnh, tư liệu.

- Phiếu học tập .

III. CÁC HOẠT ĐỘNG:

1. KIỂM TRA BÀI CŨ:

- Nêu vai trò của nhà máy thuỷ điện Hoà Bình đối với công cuộc xây dựng đất nước ?

2. Bài mới:

 a. Giới thiệu bài: - Nêu MĐ,YC của giờ học.

 b. Các hoạt động:

*HĐ1: GV cho HS hoạt động cả lớp.

- GV dùng bảng phụ kẻ sẵn.

- Yêu cầu HS nêu ra bốn thời kì lịch sử đã học.

+ Từ năm 1858 đến năm 1945.

+ Từ năm 1945 đến năm 1954.

+ Từ năm 1954 đến năm 1975.

+ Từ năm 1975 đến nay.

 

doc16 trang | Chia sẻ: Khải Trần | Ngày: 05/05/2023 | Lượt xem: 145 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Tổng hợp các môn Lớp 5, Tuần 33 - Năm học 2016-2017 - Trần Văn Ghi - Trường Tiểu học Thượng Quận, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
- HS đổi vở , soát lỗi lẫn nhau.
3. Củng cố dặn dò: - Đánh giá nhận xét giờ học. Dặn HS chuẩn bị giờ sau.
NS : 19/4/2017. Ngày dạy: Thứ ba ngày 25 tháng 4 năm 2017
Lớp 4 B: Buổi sáng
Tiết 1: luyện từ và câu
mở rộng vốn từ : lạc quan - yêu đời 
i. mục đích yêu cầu: 
- Mở rộng và hệ thống hoá vốn từ thuộc chủ điểm : Lạc quan - Yêu đời.
- Biết và hiểu nghĩa, tình huống sử dụng của một số tục ngữ khuyên con người luôn lạc quan, bền gan, vững chí trong những lúc khó khăn.
- Luôn có thái độ lạc quan, yêu đời trong cuộc sống.
II. Chuẩn bị:
- Bảng phụ .
iii. các hoạt động: 
1. Kiểm tra bài cũ: HS lên bảng đặt câu có trạng ngữ chỉ nguyên nhân, trả lời cho câu hỏi : vì , do , nhờ.
2. Bài mới
a. Giới thiệu bài : GV nêu mục đích yêu cầu của tiết học.
b. Các hoạt động
* Hoạt động 1 : Củng cố KT:
- HS nêu từ ngữ đã biết về chủ điểm: Lạc quan - Yêu đời.
- HS phát biểu. 
* Hoạt động 2 : Luyện tập
Bài 1: - HS đọc yêu cầu của BT.
- Yêu cầu HS trao đổi theo cặp.
- Gv gợi ý : Xác định nghĩa của từ lạc quan sau đó nối câu với nghĩa phù hợp.
- HS phát biểu ý kiến, lên làm trên bảng phụ.
- HS nhận xét, bổ sung.
- GV nhận xét, chốt lời giải đúng.
Bài 2: - HS nêu yêu cầu của bài tập.
- HS làm bài tập, HS đổi bài sửa lỗi cho nhau.
- HS trình bày bài làm.
- GV nhận xét, kết luận lời giải đúng.
Bài 3: Tương tự bài tập 2.
Bài 4: 
- HS nêu yêu cầu của bài tập, HS trao đổi, thảo luận theo cặp.
- GV gợi ý: Em hãy tìm xem nghĩa đen, nghĩa bóng của từng câu tục ngữ. Sau đó hãy đặt câu tục ngữ trong tình huống cụ thể.
- GV gọi HS phát biểu ý kiến.
- GV nhận xét, bổ sung.
3. Củng cố, dặn dò: 
- Nhận xét tiết học.
- Dặn HS chuẩn bị tiết sau.
Tiết 2: chính tả (Nghe-viết)
Ngắm trăng, không đề
i. Mục đích yêu cầu:
- HS nhớ- viết chính xác, trình bày đúng hai bài thơ Ngắm trăng, Không đề của Bác 
- Rèn kĩ năng viết đúng các tiếng có âm đầu dễ viết sai chính tả tr/ch (hoặc iêu / iu ), viết đúng tốc độ, viết đúng kĩ thuật, viết đẹp.
- Giáo dục HS ý thức rèn chữ đẹp, giữ vở sạch.
ii. Chuẩn bị: 
- Phấn màu. 
iii. các hoạt động:
1. Kiểm tra bài cũ : GV đọc 2 HS viết bảng, lớp viết vở nháp BT 3a ( tiết chính tả trước ).
2. Bài mới
a. Giới thiệu bài : Nêu mục đích yêu cầu của giờ học cần đạt.
b. Các hoạt động
* Hoạt động 1 : Hướng dẫn HS nhớ - viết 
- GV nêu yêu cầu của bài.
- GV đọc hai bài thơ Ngắm trăng, Không đề của Bác.
- HS đọc thầm lại bài / SGK.
- HS nói về nội dung từng bài viết.
- HS tìm từ khó và dễ lẫn khi viết chính tả.
- GV nhắc các em chú ý cách trình bày.
- HS nhớ và viết lại hai bài thơ:
+ Ngắm trăng.
+ Không đề.
- GV đọc lại toàn bài chính tả 1 lượt, HS soát lại bài.
- GV chấm 6 bài. 
- Nhận xét chung.
* Hoạt động 2 : Hướng dẫn HS làm các bài tập chính tả.
Bài tập 2 :
- HS nêu yêu cầu của bài tập.
- GV chọn cho HS làm bài tập 2a.
- HS đọc, làm bài tập vào vở và chữa bài.
- GV nhận xét và kết luận lời giải đúng. 
Bài tập 3: Tương tự bài 2.
 3. Củng cố, dặn dò 
- GV nhận xét tiết học.
- Yêu cầu HS về nhà xem lại bài tập 2a, ghi nhớ các hiện tượng chính tả để không mắc lỗi khi viết .
- Dặn HS chuẩn bị tiết sau.
Tiết 3: Toán
Tiết 162. Ôn tập về các phép tính với phân số ( Tiếp theo )
i. Mục đích yêu cầu: 
- Tiếp tục củng cố cho HS về cách phối hợp các phép tính với phân số để tính giá trị của biểu thức và giải bài toán có lời văn.
- Vân dụng vào làm các bài tập có liên quan. 
- Giáo dục HS chăm chỉ học tập. 
ii. Chuẩn bị:
- Phấn màu.
iii. các hoạt động: 
1. Kiểm tra bài cũ : Kiểm tra VBT của HS.
2. Bài mới
a. Giới thiệu bài : trực tiếp 
b. Các hoạt động
* Hoạt động 1 : Củng cố KT 
- HS nêu hiểu biết về: 
+ Các phép tính với phân số.
+ Tính giá trị của biểu thức.
- HS nhắc lại.
* Hoạt động 2 : Luyện tập 
Bài 1: Sửa theo NDGT
- HS nêu yêu cầu của bài tập.
- HS tự làm nháp và bảng lớp.
- Cả lớp và GV nhận xét, chốt kết quả đúng.
- GV củng cố lại cách tính giá trị của biểu thức.
Bài 2: HS làm câu a, b.
- HS nêu yêu cầu BT.
- HS làm vở, chữa ở bảng lớp.
- HS nhận xét, GV nhận xét, chốt lại kết quả đúng. 
- GV củng cố cho HS cách tính.
Bài 3: 
- HS nêu yêu cầu của bài tập.
- HS tóm tắt và giải bài toán.
- HS lên bảng giải bài toán.
- GV củng cố về tìm phân số của một số, phép nhân, chia phân số.
Bài 4:
- HS nêu yêu cầu của bài rồi tự làm bài và chữa bài.
- GV nhận xét, chốt lại kết quả đúng, nhấn mạnh cách làm.
3. Củng cố, dặn dò 
- GV nhận xét tiết học.
- Chuẩn bị bài sau.	
NS : 19/4/2017. Ngày dạy: Thứ tư ngày 26 tháng 4 năm 2017
Lớp 4 A: Buổi sáng
Tiết 1: Tập đọc 
Con chim chiền chiện 
I. Mục đích yêu cầu:
- Bước đầu biết đọc diễn cảm hai, ba khổ thơ trong bài với giọng vui, hồn nhiên.
- Hiểu ý nghĩa: Hình ảnh con chim chiền chiện tự do bay liệng trong cảnh thiên nhiên thanh bình cho thấy sự ấm no, hạnh phúc và tràn đầy tình yêu trong cuộc sống (trả lời được các câu hỏi; thuộc hai, ba khổ thơ).
- Luôn lạc quan. yêu đời yêu cuộc sống.
II. chuẩn bị : 
GV : Tranh minh hoạ bài. 
III. Các hoạt động dạy - học:
1. Kiểm tra bài cũ : 2 HS nối tiếp nhau đọc bài “Vương quốc vắng nụ cười”, trả lời câu hỏi về nội dung bài.
2. Dạy bài mới : a. Giới thiệu bài.
 b. Các hoạt động : 
* Hoạt động 1 : Luyện đọc. 
- HS đọc. HD HS sửa lỗi phát âm, hiểu nghĩa các từ ngữ chú thích cuối bài.
- Hướng dẫn HS ngắt nhịp thơ. HS luyện đọc theo cặp, đọc cả bài. 
- GV đọc diễn cảm toàn bài.
* Hoạt động 2 : Tìm hiểu bài. 
 HS đọc kết hợp trả lời câu hỏi SGK:
 + Con chim chiền chiện bay lượn giữa khung cảnh thiên nhiên như thế nào ?
 + Những từ ngữ và chi tiết nào vẽ nên hình ảnh con chim
HS nêu ý chính của bài.
* Hoạt động 3 : Hướng dẫn HS đọc diễn cảm và học thuộc lòng bài.
- HS tiếp nối nhau đọc các khổ thơ. 
- GV hướng dẫn HS luyện đọc diễn cảm 3 khổ thơ đầu, 3 khổ thơ cuối.
- GV đọc mẫu. HS luyện đọc theo cặp. 
- Tổ chức cho HS thi đọc diễn cảm.
3. Củng cố, dặn dò:
- GV nhận xét tiết học. Dặn HS đọc lại bài và chuẩn bị bài sau.
Tiết 2: kể chuyện
Kể chuyện đã nghe, đã đọc 
i. mục đích yêu cầu:
- Dựa vào gợi ý trong SGK, chọn và kể lại được câu chuyện (đoạn truyện) đã nghe, đã đọc nói về tinh thần lạc quan, yêu đời.
- Hiểu nội dung chính của câu chuyện (đoạn truyện) đã kể, biết trao đổi về ý nghĩa câu chuyện.
- Mạnh dạn, tự nhiên khi nói trước đông người. 
II. chuẩn bị : 
 Truyện đọc lớp 4
iii. các hoạt động dạy học: 
1. Kiểm tra bài cũ : 
- Gọi 1-2 HS kể lại câu chuyện Khát vọng sống.
2. Dạy bài mới : 
a. Giới thiệu bài.
b. Các hoạt động : 
* Hoạt động 1 : GV hướng dẫn kể chuyện. 
Tìm hiểu đề bài 
- Gọi Hs đọc đề bài 
- Phân tích đề bài dùng phấn màu gạch chân dưới những từ ngữ : được nghe, được đọc về tinh thần lạc quan, yêu đời.
- Yêu cầu HS đọc phần gợi ý.
- GV gợi ý HS kể chuyện.
- GV yêu cầu: Em hãy gới thiệu về câu chuyện hay nhân vật mình định kể cho các bạn cùng biết.
* Hoạt động 1 : HS kể chuyện. 
a) Kể trong nhóm 
- Yêu cầu HS hoạt động trong nhóm , mỗi nhóm 4 HS cùng kẻ chuyện, trao đổi với nhau về ý nghĩa truyện.
- GV theo dõi chung.
b) Kể trước lớp 
- Tổ chức cho Hs thi kể.
- Khuyến khích HS hỏi bạn về tính cách nhân vật, ý nghĩa hành động của nhân vật, ý nghĩa truyện.
- Gọi Hs nhận xét bạn kể. 
- GV nhận xét cho điểm HS kể tốt.
3. Củng cố, dặn dò: 
- GV nhận xét tiết học.
- Dặn HS xem trước nội dung bài kể chuyện tiết tuần sau.
Tiết 3: toán
t163. ôn tập về các phép tính về phân số (tiếp theo)
I. mục đích - yêu cầu : 
- HS củng cố cách thực hiện phép tính cộng, trừ, nhân, chia phân số.
- Thực hiện được bốn phép tính với phân số. Vận dụng được để tính giá trị của biểu thức và giải toán. Bài 1, bài 3 (a), bài 4 (a)
- ý thức trình bày bài đẹp.
II. chuẩn bị : 
 HS: Vở bài tập 
iii. các hoạt động dạy học: 
1. Kiểm tra bài cũ : 
- HS lên bảng làm bài 2 (b)-T162.
- Củng cố về tính giá trị biểu thức.
2. Dạy bài mới : 
a. Giới thiệu bài.
b. Các hoạt động : 
* Hoạt động 1 : Luyện tập - Thực hành 
 Bài 1 : Cho HS nêu yêu cầu bài.
- GV yêu cầu HS đọc đề bài và tự làm bài. 
- HS Nhận xét, GV đánh giá.
Bài 2 : HS đọc đề bài.
- GV yêu cầu HS tự làm, HS nêu kết quả của bài tập. 
- GV yêu cầu HS giải thích bài làm. 
- GV nhận xét bài làm của HS.
Bài 3 (a): Cho HS nêu yêu cầu bài.
- HS nêu thứ tự thực hiện phép tính trong một biểu thức.
- HS lên bảng làm bài.
- Lớp nhận xét, GV đánh giá.
Bài 4 (a):
- GV yêu cầu HS đọc đề bài bài toán 
- GV yêu cầu cả lớp giải bài toán vào vở.
- GV chấm và nhận xét.
- HS làm các phần còn lại của bài 3, 4.
3. Củng cố, dặn dò: - GV nhận xét tiết học. 
 - Dặn HS chuẩn bị bài sau. 
Lớp 5 B: Buổi chiều
Tiết 1: Địa lí 
 ôn tập cuối năm
i. mục đích yêu cầu: 	
- Tìm đựơc các châu lục, các đại dương và nước Việt Nam trên Bản đồ thế giới.
- Hệ thống một số đặc điểm chính về tự nhiệm, dân cư và hoạt động kinh tế của châu á, châu Âu, châu Phi, châu Mĩ, châu Đại Dương.
- Nhớ được tên một số quốc gia (đã học trong chương trình) của các châu lục kể trên.
II. Chuẩn bị: - Bản đồ thế giới
iii. các hoạt động: 
1. Kiểm tra bài cũ: - Nêu tên và tìm 4 đại dương trên quả Địa cầu.
2. Bài mới: a. Giới thiệu bài: - Nêu MĐ,YC của giờ học.
 b. Các hoạt động: 
* Hoạt động 1 (làm việc cả lớp): 
- GV yêu cầu HS:
+ Một số HS lên bảng chỉ các châu lục, đại dương, nước Việt Nam trên quả Địa cầu.
+ Đối đáp nhanh về tên quốc gia ứng với các châu lục.
- GV sửa chữa và giúp HS hoàn thiện phần trình bày.	
* Hoạt động 2 (làm việc theo nhóm):
- Gv yêu cầu HS thảo luận và hoàn thành bảng ở câu 2b- SGK.
- GV sửa chữa và giúp HS hoàn thiện phần trình bày. 
- Nhiều HS lên bảng chỉ .
- Từng cặp HS hỏi- đáp về tên nước ứng với châu lục nào.
- HS khác nhận xét, bổ sung.
- HS thảo luận nhóm, hoàn thành bài tập vào vở .
 - Đại diện nhóm trình bày.
- Nhóm khác nhận xét, bổ sung. 
3. Củng cố, dặn dò :
- GV chốt lại nội dung chính của bài.Nhận xét giờ học.
- HS về nhà ôn tập chuẩn bị cho bài kiểm tra.
Tiết 2: Khoa học
Tác động của con người đến môi trường rừng.
I. Mục đích yêu cầu:
- Nêu được những nguyên nhân dẫn đến môi trường bị tàn phá. 
- Nêu ra những tác hại của rừng bị tàn phá. 
- Tỏ thái độ không đồng tình với những hành động tàn phá rừng và có ý thức bảo vệ tài nguyên thiên nhiên.
- GDKNS: KN tự nhận thức, phê phán, bình luận và đảm nhận trách nhiệm.
II. chuẩn bị:
- HS: Các hình minh hoạ trang 134, 135 SGK.
III. các Hoạt động dạy- học:
1. Kiểm tra bài cũ
+ Thiên nhiên cho con người những gì và con người trả lại thiên nhiên những gì từ hoạt động của mình?
- Nhận xét và dẫn vào bài.
2. Bài mới
a. Giới thiệu bài
b. Các hoạt động
* Hoạt động 1: Quan sát và thảo luận. 
- Hướng dẫn HS hoạt động theo nhóm dựa vào những hình, thông tin SGK, trang 134 trả lời câu hỏi SGK.
- Có nhiều lí do khiến rừng bị tàn phá: con người đốt rừng, phá rừng làm nương rẫy, chặt cây lấy gỗ để làm chất đốt, làm nhà cửa, đóng đồ dùng gia đình, làm đường... 
- Hoạt động theo nhóm: Quan sát hình trang 134, 135 SGK để trả lời câu hỏi SGK Tìm được những nguyên nhân dẫn đến việc rừng bị tàn phá.
- Đại diện HS trình bày từng hình và nhóm bạn nhận xét, bổ sung.
- Lắng nghe.
* Hoạt động 2: Thảo luận.
- Hướng dẫn lớp hoạt động nhóm đôi.
- Nhận xét và hỏi thêm HS khá giỏi: ở địa phương ta có xảy ra hiện tượng nào tương tự không? 
- Hậu quả của việc phá rừng thật là tai hại:
+ Khí hậu bị thay đổi; thiên tai nhiều hơn, dữ dội hơn.
+ Đất đai bị sói mòn trở nên bạc màu.
+ Động thực vật quý hiếm giảm dần, một số loài bị diệt vong và một số loài khác có nguy cơ bị diệt vong.
- ý thức bảo vệ môi trường.
- Hoạt động nhóm đôi: Quan sát các hình 5, 6 trang 135 SGK, đồng thời tham khảo các thông tin sưu tầm được để trả lời câu hỏi về tác hại của việc phá rừng.
- Tiếp sức các thành viên hoàn thành nhiệm vụ của mình trên bảng lớp. 
- Nêu nội dung Bạn cần biết SGK, trang 135.
3. Củng cố, dặn dò. 
- Nhận xét tiết học. Dặn HS chuẩn bị bài 66.
 Tiết 3: Toán*
ôn tập về tính chu vi, diện tích một số hình
i. mục đích yêu cầu: 
- Giúp HS củng cố lại cách tính chu vi, diện tích một số hình cơ bản đã học.
- Rèn luyện kĩ năng vận dụng giải được các bài toán có nội dung thực tế.
- Có ý thức vận dụng kiến thức vào để giải các bài toán có liên quan.
II. Chuẩn bị: - GV vẽ hình minh hoạ BT 2, 4.
iii. các hoạt động: 
1. Kiểm tra bài cũ: - Sự chuẩn bị của HS.
2. Bài mới: a. Giới thiệu bài: - Nêu MĐ,YC của giờ học
 b. Các hoạt động: 
*HĐ1: Hệ thống kiến thức
- GV hỏi HS trả lời để hệ thống lại kiến thức về cách tính chu vi và S. HCN, HV, HT, HTG, H.Tròn.
- HS cho VD.
*HĐ2: Luyện tập: Yêu cầu HS làm các bài tập sau:
Bài 1: Tính diện tích của tam giác biết : a là cạnh đáy, h là chiều cao
a. a = 2,3 m, h = 1,8 m
 b. a = 35,49 cm, h = 5, 3 dm
- Gọi HS đọc, phân tích yêu cầu của bài toán.
- Yêu cầu HS làm cá nhân vào vở. 
- Gọi HS lên bảng làm; HS nhận xét, chữa bài. 
- GV nhận xét, chốt kết quả đúng.
- GV nhấn mạnh cách giải toán về tính diện tích của tam giác.
Bài 2: Tính diện tích hình chữ nhật biết chiều dài 8,5cm, chiều rộng 3,5cm. 
- Tương tự bài 1.
- GV nhấn mạnh cách giải toán tính diện tích hình chữ nhật.
Bài 3: Tính diện tích tứ giác ABCD, biết CD = 2,5cm; AB gấp 2 lần CD; CH bằng trung bình cộng của AB và CD.
 H
 A B
 C D
- Tương tự bài 1.
- GV nhấn mạnh cách giải toán về tính diện tích tứ giác.
3. Củng cố, dặn dò
- Hệ thống kiến thức bài. 
- GV nhận xét tiết học.
- Dặn dò HS chuẩn bị cho tiết sau. 
NS : 20/4/2017. Ngày dạy: Thứ năm ngày 27 tháng 4 năm 2017
Lớp 5 C: Buổi sáng
Tiết 1: tập làm văn
Ôn tập về tả người
I. Mục đích yêu cầu:
- Lập được dàn ý cho một bài văn tả ngườitheo đề bài gợi ý trong sách giáo khoa; các ý bắt nguồn từ q/s và suy nghĩ chân thực của HS.
- Trình bày miệng được đoạn văn rõ ràng, rành mạch, tự nhiên, tự tin dựa trên dàn ý đã lập.
- Có ý thức học tập tốt.
II. chuẩn bị: -Vở BTTV
 - Bảng ghi sẵn 3 đề văn.
III. các Hoạt động dạy học: 
1.Kiểm tra bài cũ : - GV kiểm tra sự chuẩn bị bài ở nhà của HS.
2. Bài mới: a. Giới thiệu bài: - Nêu MĐ,YC của giờ học.
 b. Các hoạt động:
Bài tập 1: a/Chọn đề bài
GV đưa bảng phụ chép sẵn 3 đề, cùng HS phân tích đề, gạch chân những từ quan trọng:cô giáo, thầy giáo đã từng dạy dỗ em, một người ở địa phương, một người em mới gặp một lần, những ấn tượng sâu sắc.
b/Lập dàn ý
Bài tập 2: GV nhắc HS :Dàn ý bài văn tả người cần xây dựng theo gợi ý Sgk song các ý cụ thể phải thể hiện sự q/s riêng của mỗi em, giúp các em có thể dựa vào dàn ý để tả người đó
- GV phát bút dạ và giấy cho 3 HS. Những HS trình bày ra giấy đọc dàn ý của mình
 Bài tập 3: GV y/c HS dựa vào dàn ý đã lập,từng em trình bày miệng bài văn tả người trong nhóm( tránh đọc dàn ý), nói ngắn gọn, diễn đạt thành câu.
1 HSTB đọc ND BT1 Sgk ,xác định yêu cầu của bài 1, phân tích đề.
1 HS đọc gợi ý 1,2 Sgk HS khác theo dõi. Dựa theo gợi ý 1 HS viết nhanh dàn ý vào VBT.
Cả lớp theo dõi,n/x, bổ sung hoàn thiện dàn ý của mình.
HS đọc yêu cầu BT2
HS thảo luận nhóm, đại diện nhóm trình bày, n/x về cách trình bày, diễn đạt. Bình chọn người trình bày hay nhất.
 3. Củng cố ,dặn dò
- NX tiết học. Chuẩn bị n/d cho tiết viết văn lần sau.
Tiết 2: Khoa học
Tác động của con người đến môi trường đất
I. Mục đích yêu cầu: 
- Phân tích được những nguyên nhân dẫn đến việc môi trường đất ngày càng bị thu hẹp và bị thoái hoá. 
- Nêu ra những tác hại của môi trường đất bị thoái hoá.
- Kĩ năng lựa chọn, xử lí thông tin để biết được một trong các nguyên nhân dẫn đến đất trồng ngày càng bị thu hẹp là do đáp ứng những nhu cầuphục vụ con người; do những hành vi không tốt của con người đã để lại hậu quả xấu với MTĐ; Kĩ năng hợp tác giữa các thành viên nhóm; Kĩ năng giao tiếp, tự tin với ông bà, bố mẹ, để thu thập thông tin. Kĩ năng trình bày suy nghĩ, ý tưởng để tuyên truyền bảo vệ MTĐ nơi đang sinh sống.
- Tỏ thái độ không đồng tình với những hành động tàn phá, làm hoang phế đất đai.
II. Chuẩn bị: - Thông tin và hình trang 136, 137/ SGK.
III. các Hoạt động dạy học: 
1. Kiểm tra bài cũ: + Con người khai thác gỗ và phá rừng để làm gì? 
 + Nêu các nguyên nhân khác khiến rừng bị tàn phá?
2. Bài mới: a. Giới thiệu bài: Nêu mục đích, yêu cầu của tiết học
 b. Các hoạt động:
* HĐ 1: Quan sát và thảo luận 
- Hướng dẫn HS hoạt động theo nhóm dựa vào những hình SGK, trang 136 để trả lời câu hỏi SGK: Nêu một số nguyên nhân dẫn đến đất trồng ngày càng bị thu hẹp?
- Đại diện HS trình bày từng hình và nhóm bạn nhận xét, bổ sung.
- Nhận xét và hỏi thêm: Ngoài những nguyên nhân chính là dân số tăng nhanh thì việc lập khu công nghiệp, xây dựng thêm các công trình phục vụ cuộc sống như trường học, chợ búa, bệnh viện, đường xá, khu vui chơi giải trí...ảnh hưởng thế nào đến môi trường đất?
- GV: Nguyên nhân dẫn đến môi trường đất trồng ngày càng bị thu hẹp là do dân số tăng nhanh, con người cần nhiều diện tích đất ở hơn. Ngoài ra khi khoa học kĩ thuật phát triển, đời sống của con người được cải thiện tốt lên thì diện tích đất phục vụ nhu cầu cuộc sống cũng được tăng theo.
* HĐ 2: Thảo luận.
- Hướng dẫn lớp hoạt động nhóm đôi.
- Nhận xét và hỏi thêm: Các khu công nghiệp khi xây dựng đã lắp đặt thêm hệ thống đường ống dẫn nước thải công nghiệp đổ trực tiếp ra sông ra hồ. Việc làm đó có ảnh hưởng gì đến tài nguyên đất? 
+ Nêu thêm những việc làm hàng ngày của chúng ta cũng ảnh hưởng đến môi trường đất? 
- GV: Nguyên nhân dẫn đến môi trường đất bị ô nhiễm nặng nề:
+ Dân số tăng nhanh, tăng nhu cầu về lương thực, nhà ở, đất trồng bị thu hẹp.
+ Phun thuốc trừ sâu bảo vệ hoa màu, thuốc diệt cỏ, thuốc kích thích tăng trưởng.
+ Việc xử lí rác thải không đúng quy trình vệ sinh. 
- GV chốt kiến thức.
3. Củng cố, dặn dò
- GV nhận xét tiết học.
- Liên hệ thực tế.
+ Con người có thể làm gì để đất đai không bị thoái hoá? 
+ Em có thể làm gì để góp phần giữ cho môi trường đất không bị ô nhiễm?
- GV dặn HS chuẩn bị bài sau: Tác động của con người đến MTKK và nước.
Tiết 3: toán
Tiết 164: Một số dạng bài toán đã học 
I. Mục đích yêu cầu:
- Biết một số dạng bài toán đã học.
- Biết giải bài toán có liên quan đến tìm số trung bình cộng, tìm hai số biết tổng và hiệu của hai số đó.
- Giáo dục ý thức vận dụng kiến thức vào thực tế linh hoạt.
ii. chuẩn bị:- Bảng phụ
IIi. Các hoạt động dạy học: 
1. Kiểm tra bài cũ: Nêu tính chất phép nhân.
2. Bài mới: a. Giới thiệu bài
 b. Các hoạt động
* Hoạt động 1: Tổng hợp 1 số dạng bài toán đã học
- HS thảo luận nhóm kể tên các dạng toán đã học.
- Đại diện trình bày, nhận xét bổ sung.
- GV ghi bảng.
* Hoạt động 2: Thực hành
Bài 1: HS đọc đề và nêu BT này thuộc dạng toán nào và nêu cách giải của dạng toán đó.
- HS làm bài.
- Nhận xét, chữa.
- Củng cố cho HS về số trung bình cộng.
Bài 2: HS đọc đề và nêu BT này thuộc dạng toán nào và nêu cách giải của dạng toán đó.
- HS làm bài.
- Nhận xét, chữa.
- Củng cố cho HS về dạng toán "Tìm 2 số biết tổng và hiệu của 2 số đó".
Bài 3: HS đọc đề và nêu BT này thuộc dạng toán nào và nêu cách giải của dạng toán đó.
- HS làm bài.
- Nhận xét, chữa.
- Củng cố cho HS cách giải bài toán về quan hệ tỉ lệ.
3. Củng cố dặn dò:
- Nêu các dạng toán đã sử dụng.
Lớp 4 A, 4 B, 4 C: Buổi chiều 
Tiết 1,2,3: Kĩ thuật
 cắt , khâu ,thêu sản phẩm tự chọn ( tiết 1 )
i. mục đích yêu cầu:
- Ôn tập các bài đã học trong chương I.
- HS nắm được quy trình khâu thường, khâu đột, thêu móc xích.
-Yêu thích môn học .
ii. chuẩn bị: 
Tranh qui trình thêu của các bài trong chương .
Bộ khâu thêu.
iii. các hoạt động: 
1. Bài cũ: Kết hợp kiểm tra khi ôn.
2. Bài mới: a. Giới thiệu bài 
 b. Các hoạt động
* GV tổ chức ôn tập các bài đã học trong chương 1 
- GV yêu cầu HSTB nhắc lại các loại mũi khâu , thêu đã học .
- HS nhắc lại qui trình và cách cắt vải theo đường vạch dấu , khâu thường , khâu ghép hai mép vải bằng mũi khâu thường , khâu đột thưa , khâu đột mau , khâu viền đường gáp mép vải bàng mũi khâu đột , thêu lướt vặn , thêu móc xích .
- Các HS khác nhận xét , bổ sung .
- GV nhận xét và sử dụng tranh qui trình để củng cố những kiến thức đã học về cắt, khâu thêu .
3. Củng cố dặn dò: 
- HS nhắc lại cách thực hiện các mũi khâu thêu đã học.
- GV nhận xét tiết học 
- Chuẩn bị

File đính kèm:

  • docgiao_an_tong_hop_cac_mon_lop_5_tuan_33_nam_hoc_2016_2017_tra.doc
Giáo án liên quan