Giáo án Mĩ thuật Lớp 5 - Nguyễn Văn Kết - Tuần 19
I, Mục tiêu:
- HS biết sơ lược về nguồn gốc tranh dân gian Việt Nam và ý nghĩa vai trò của tranh dân gian trong đời sống xã hội.
- HS tập nhận xét để hiểu vẻ đẹp và giá trị nghệ thuật của tranh dân gian Việt Nam qua nội dung và hình thức thể hiện.
- HS yêu quý có ý thức giữ gìn nghệ thuật dân tộc.
II, Chuẩn bị:
- GV:
+ Nội dung bài.
+ Một số tranh dân gian.
- HS:
+ Giấy vẽ hoặc Vở thực hành.
+ Bút chì, th¬ước kẻ, chì, tẩy, màu vẽ.
III, Các hoạt động dạy - học:
1, Ổn định;
2, Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra đồ dùng HS
3, Bài mới:
Tuần: 19 Bài 19 – Lớp 5: VẼ TRANH: Đề tài ngày tết, lễ hội và mùa xuân. Ngày dạy:………………….. I, Mục tiêu: - HS biết cách tìm và sắp xếp hình ảnh chính phụ trong tranh. - HS vẽ được tranh về ngày tết, lễ hội và mùa xuân ở quê hương. - HS thêm yêu quê hương đất nước. II, Chuẩn bị: GV: + Nội dung bài. + Bộ tranh. HS: + Giấy vẽ hoặc Vở thực hành. + Bút chì, thước kẻ, chì, tẩy, màu vẽ. III, Các hoạt động dạy - học: 1, Ổn định; 2, Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra đồ dùng HS 3, Bài mới: A, Giới thiệu bài: Ghi tên bài. Thời gian B, Hoạt động trên lớp Nội dung 6’ 5’ 17’ 2’ HĐ1: Tìm, chọn nội dung đề tài: - GV giới thiệu một số tranh về đề tài lễ hội để HS nhớ lại: H: Em có nhận xét gì về không khí của ngày hội? H: Trong ngày lễ hội thường diễn ra các hoạt động nào? HS trả lời, nhận xét. Bổ sung. H: Em có nhận xét gì về các bức tranh này? H: Ở quê em vào dịp lễ, tết có các hoạt động giống tranh này không? Em hãy kể một vài hoạt động ở quê em? HS nêu, nhận xét. GVKL: ở quê thường vào ngày lễ tết có tổ chức các lễ hội để dân làng vui chơi, màu sắc rất sặc sỡ và diễn ra nhiều hoạt động tập thể vui vẻ. HĐ2: Cách vẽ: - Các em hãy nhớ lại các hoạt động của ngày lễ hội mùa xuân. - GV có thể vẽ minh họa nét và hướng dẫn HS theo các bước sau: + Nhớ lại và vẽ hình ảnh chính trước là các hoạt động như: chơi đu, kéo co, đua thuyền, cờ người.... + Vẽ các hình ảnh phụ sau như nhà cửa, đình chùa, cây cối, cờ hoa.... + Vẽ màu, nên dùng những màu rực rỡ, màu của bài vẽ có đậm, có nhạt... - GV cho HS nhắc lại tiến trình các bước vẽ. HĐ3: Thực hành: HS nhớ lại các hoạt động và vẽ sao cho phù hợp với trang giấy. HS tự làm bài. GV quan sát, giúp đỡ những em còn lúng túng. HĐ4: Nhận xét, đánh giá: GV chọn một số bài hoàn thành và trưng bày: Hướng dẫn HS nhận xét về: + Cách chọn và sắp xếp hình ảnh đúng nội dung. + Cách vẽ hình sinh động. + Màu sắc tươi sáng, hài hòa, thể hiện được không khí của buổi lễ. H: EM thích bức tranh nào nhất? Vì sao? - HS nêu, nhận xét. - Khen ngợi những bài vẽ đẹp. 1, Tìm, chọn nội dung đề tài: 2, Cách vẽ: + Nhớ lại và vẽ hình ảnh chính trước là các hoạt động như: chơi đu, kéo co, đua thuyền, cờ người.... + Vẽ các hình ảnh phụ sau như nhà cửa, đình chùa, cây cối, cờ hoa.... + Vẽ màu, nên dùng những màu rực rỡ, màu của bài vẽ có đậm, có nhạt... 3, Nhận xét, đánh giá: 4, Nhận xét, đánh giá: 4, Củng cố: H: Em thấy ở quê em một năm thường có những ngày hội nào? HS trả lời - nhận xét. 5, Dặn dò: - Nhận xét giờ. - Về nhà hoàn thành bài- Chuẩn bị đồ dùng cho bài 20. Bài 19 – Lớp 4: THƯỜNG THỨC MĨ THUẬT: Xem tranh dân gian Việt Nam. Ngày dạy:………………….. I, Mục tiêu: - HS biết sơ lược về nguồn gốc tranh dân gian Việt Nam và ý nghĩa vai trò của tranh dân gian trong đời sống xã hội. - HS tập nhận xét để hiểu vẻ đẹp và giá trị nghệ thuật của tranh dân gian Việt Nam qua nội dung và hình thức thể hiện. - HS yêu quý có ý thức giữ gìn nghệ thuật dân tộc. II, Chuẩn bị: GV: + Nội dung bài. + Một số tranh dân gian. HS: + Giấy vẽ hoặc Vở thực hành. + Bút chì, thước kẻ, chì, tẩy, màu vẽ. III, Các hoạt động dạy - học: 1, Ổn định; 2, Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra đồ dùng HS 3, Bài mới: A, Giới thiệu bài: Ghi tên bài. Thời gian B, Hoạt động trên lớp Nội dung 5’ 18’ 2’ HĐ1: Giới thiệu về tranh dân gian: - GV treo một số tranh dân gian, đặt câu hỏi: H: Em biết gì về tranh dân gian ? GV giới thiệu: + Tranh dân gian đã có từ lâu đời, là một trong những di sản quý báu của Mĩ thuật Việt Nam. Trong đó tranh dân gian Đông Hồ (Bắc Ninh) và Hàng Trống (Hà Nội) là 2 dòng tranh tiêu biểu. + Vào mỗi dịp tết đến, nhân dân ta thường treo tranh nên thường gọi là tranh tết. H: Em có biết gì về cách làm tranh? GVGT: + Nghệ thuật Đông Hồ khắc hình trên bản gỗ, quét màu rồi in trên giấy gió, quét điệp. Mỗi màu in bằng một bản khắc. + Nghệ thuật Hàng Trống chỉ khắc nét trên một bản gỗ rồi in nét viền đen, sau đó mới vẽ màu. + Về đề tài rất phong phú, đa dạng: Vẽ về lao động sản xuất, lễ hội, phê phán tệ nạn xã hội, ca ngợi các vị anh hùng, ước mơ của nhân dân.... H: Em hãy kể một số tranh dan gian mà em biết? HS nêu, nhận xét. HS đọc phần 1 SGK, 2 HS đọc lại. HĐ2: Hướng dẫn xem tranh: * Xem tranh: + Lí ngư vọng nguyệt (Hàng Trống) và Cá chép (Đông Hồ) - GV treo tranh hoặc cho HS xem tranh Trang 45 SGK. H: Tranh Lí ngư vọng nguyệt có những hình ảnh nào? (Cá chép, đàn cá con, ông trăng và dong rêu) H: Tranh Cá chép có những hình ảnh nào? (Cá chép, đàn cá con và những bông sen) H: Hình ảnh nào là chính trong 2 bức tranh? (Cá chép) H: Hình ảnh phụ của 2 bức tranh được vẽ ở đâu? (Xung quanh hình ảnh chính) H: Hình con cá chép được thể hiện như thế nào? (Đang vẫy đuôi bơi, vây mang, vẩy được cách điệu rất đẹp) H: Hai bức tranh có gì giống và khác nhau? (+ Giống là cùng vẽ cá chép có hình dáng giống nhau. + Khác nhau là nét của hai tranh khác nhau, một nét thanh mảnh, một nét đậm khỏe) - HS thảo luận nhóm và trả lời. H: Em có nhận xét khi xem hai bức tranh trên? H: Màu sắc của hai bức tranh có gì đặc biệt? - HS nêu, nhận xét, Bổ sung. HĐ3: Nhận xét, đánh giá: - Khen ngợi những HS tham gia xây dựng bài. - Nhận xét giờ. 1, Giới thiệu về tranh dân gian: - Có 2 dòng chính là tranh Đông Hồ và Hàng Trống. - Tranh còn có tên là tranh tết vì thường treo vào dịp tết. - Nghệ thuật làm tranh cũng khác nhau. - Về đề tài thì vô cùng phong phú. 2, Xem tranh: + Lí ngư vọng nguyệt. + Cá chép. + Hình ảnh chính của hai tranh là vẽ cá chép. + Khác nhau ở hình ảnh phụ và cách thể hiện cách vẽ. 3, Nhận xét, đánh giá: 4, Củng cố: H: Em hãy kể tên một số tranh dân gian mà em biết? HS trả lời - nhận xét. 5, Dặn dò: - Nhận xét giờ. - Về nhà hoàn thành bài- Chuẩn bị đồ dùng cho bài 20. Bài 19 – Lớp 3: VẼ TRANG TRÍ: Trang trí hình vuông. Ngày dạy:………………….. I, Mục tiêu: - HS hiểu cách sắp xếp họa tiết và sử dụng màu sắc khác nhau trong hình vuông. - HS biết cách trang trí hình vuông. - HS trang trí được hình vuông và vẽ màu theo ý thích. II, Chuẩn bị: GV: + Một số đồ vật dạng hình vuông có trang trí: viên gạch men, khăn vuông trải bàn. + Một số mẫu bài trang trí hình vuông. + Hình gợi ý cách vẽ. HS: + Giấy vẽ hoặc Vở thực hành. + Bút chì, thước kẻ, chì, tẩy, màu vẽ. III, Các hoạt động dạy - học: 1, Ổn định; 2, Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra đồ dùng HS 3, Bài mới: A, Giới thiệu bài: Ghi tên bài. Thời gian B, Hoạt động trên lớp Nội dung 5’ 5’ 18’ 3’ HĐ1: Quan sát, nhận xét: - GV cho HS xem một số bài trang trí hình vuông để HS nhận biết: H: Có nhận xét gì về cách trang trí của các hình vuông? (trang trí khác nhau) - GV chỉ cho HS biết đâu là mảng chính, đâu là mảng phụ. H: Em hãy so sánh độ lớn của mảng chính và mảng phụ? (Mảng chính bao giờ cũng lớn hơn) H: Em thấy các họa tiết (hoa lá) giống nhau thì màu sắc của chúng như thế nào? (Họa tiết giống nhau thì màu sắc cũng được tô giống nhau) HS thảo luận nhóm đôi - trả lời, nhận xét. HĐ2: Cách trang trí: - GV vừa vẽ vừa trang trí và hướng dẫn HS theo các bước sau: + Vẽ hình vuông. + Kẻ các trục + Vẽ hình mảng. + Vẽ họa tiết vào các mảng sao cho phù hợp. Phần này khi hướng dẫn đến vẽ họa tiết vào mảng có thể cho một vài HS lên bảng vẽ họa tiết vào mảng. Nhận xét. * Cách vẽ màu: - Mảng chính nên tô màu đậm (màu nóng). - Mảng chính nên tô nhạt hơn. - GV cho HS xem hình gợi ý cách vẽ và cho HS xem một số bài trang trí hình vuông khác nhau để HS nhận biết có nhiều cách trang trí hình vuông. HĐ3: Thực hành: HS vẽ hình vuông cạnh 10 cm và HS tự trang trí. GV nêu yêu cầu. HS tự làm bài. GV quan sát giúp đỡ những HS còn lúng túng. HĐ4: Nhận xét, đánh giá: HS trưng bày bài. H: Theo em bài nào đẹp? HS nêu, nhận xét. GV gợi ý cho HS biết bài như thế nào là đẹp. HS tự đánh giá bài làm của mình. 1, Quan sát, nhận xét: - Có nhiều cách trang trí hình vuông. - Mảng chính bao giờ cũng được trang trí lớn hơn và có màu sắc rõ nét hơn mảng phụ. - Các họa tiết giống nhau có màu sắc độ đậm nhạt giống nhau. 2, Cách trang trí: 3, Thực hành: 4, Nhận xét, đánh giá: 4, Củng cố: H: Em hãy cho biết tác dụng của trang trí hình vuông trong cuộc sống hàng ngày? HS trả lời - nhận xét. 5, Dặn dò: - Nhận xét giờ. - Về nhà hoàn thành bài- Chuẩn bị đồ dùng cho bài 20. Bài 19 – Lớp 2: VẼ TRANH: Sân trường em trong giờ ra chơi. Ngày dạy:.............................. I, Mục tiêu: - HS biết quan sát các hoạt động trong giờ ra chơi ở sân trường. - HS biết cách vẽ tranh đề tài: Sân trường em trong giờ ra chơi. - HS vẽ được tranh theo cảm nhận riêng. II, Chuẩn bị: GV: + Sưu tầm tranh ảnh về hoạt động vui chơi của HS. + Một số tranh sinh hoạt của HS. + Hình gợi ý cách vẽ. HS: + Giấy vẽ hoặc Vở thực hành. + Bút chì, thước kẻ, chì, tẩy, màu vẽ. III, Các hoạt động dạy - học: 1, Ổn định; 2, Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra đồ dùng HS 3, Bài mới: A, Giới thiệu bài: Ghi tên bài. Thời gian B, Hoạt động trên lớp Nội dung 5’ 5’ 18’ 3’ HĐ1: Tìm, chọn nội dung đề tài: - GV cho HS xem một tranh về hoạt động vui chơi của HS và đặt câu hỏi: H: Em thấy không khí trong giờ ra chơi như thế nào? (Nhộn nhịp) H: Trong giờ ra chơi thường có những hoạt động nào? (Nhảy dây, đá cầu, xem báo...) H: Cảnh xung quanh sân trường có những gì? (Cây,bồn hoa , cây cảnh...) H: Em thấy tư thế của các bạn trong khi chơi các trò chơi như thế nào? (Rất nhộn nhịp, đa dạng, ở nhiều tư thế khác nhau ) HS thảo luận nhóm, trả lời. GVKL: Hoạt động trong giờ ra chơi thường diễn ra rất sôi nổi, khi vẽ tranh các em lơu ý cần vẽ các hoạt động sao sôi nổi thể hiện được không khí vui chơi của các em. HĐ2: Cách vẽ: Gợi ý để HS chọn nội dung đề tài: H: Vẽ về hoạt động nào? HS chọn hoạt động vẽ: GV chọn một nội dung vẽ và hướng dẫn: + Vẽ hình ảnh chính trước sao cho rõ nội dung. + Vẽ hình ảnh phụ sau để bài vẽ sinh động hơn. + Vẽ màu có đậm có nhạt. - GV cho HS lên bảng vẽ hình người, nhận xét. HĐ3: Thực hành: Gv cho HS xem một số tranh về đề tài này. HS tự làm bài. GV quan sát, giúp đỡ những HS còn lúng túng. HĐ4: Nhận xét, đánh giá: HS trưng bày bài. H: Theo bài nào vẽ đúng đề tài? H: Em thích tranh nào nhất? Vì sao? H: Hình ảnh và màu sắc của tranh nào là đẹp nhất? HS nêu, nhận xét. GV gợi ý cho HS biết bài như thế nào là đẹp. HS tự đánh giá bài làm của mình. Khen ngợi HS có bài vẽ đẹp. 1, Tìm, chọn nội dung đề tài Hoạt động trong giờ ra chơi thường diễn ra rất sôi nổi, khi vẽ tranh các em lơu ý cần vẽ các hoạt động sao sôi nổi thể hiện được không khí vui chơi của các em. 2, Cách vẽ: GV chọn một nội dung vẽ và hướng dẫn: + Vẽ hình ảnh chính trước sao cho rõ nội dung. + Vẽ hình ảnh phụ sau để bài vẽ sinh động hơn. + Vẽ màu có đậm có nhạt. 3, Thực hành: 4, Nhận xét, đánh giá: 4, Củng cố: H: Em thường chơi những trò chơi nào trong giờ ra chơi? Những trò chơi ấy có lợi gì cho sức khỏe? HS trả lời - nhận xét. 5, Dặn dò: - Nhận xét giờ. - Về nhà hoàn thành bài- Chuẩn bị đồ dùng cho bài 20. Bài 19 – Lớp 1: Vẽ gà. Ngày dạy:.............................. I, Mục tiêu: Giúp HS nhận biết - HS nhận biết hình dạng các bộ phận của gà trống, gà mái. - HS biết cách vẽ con gà. - HS vẽ được một con gà và vẽ màu theo ý thích. II, Chuẩn bị: GV: + Tranh ảnh vẽ gà trống và gà mái. + Hình gợi ý cách vẽ. HS: + Giấy vẽ hoặc Vở thực hành. + Bút chì, thước kẻ, chì, tẩy, màu vẽ. III, Các hoạt động dạy - học: 1, Ổn định; 2, Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra đồ dùng HS 3, Bài mới: A, Giới thiệu bài: Ghi tên bài. Thời gian B, Hoạt động trên lớp Nội dung 6’ 5’ 16’ 3’ HĐ1: Giới thiệu con gà: GV treo tranh ảnh mô tả các loại gà: * Giới thiệu con gà trống: H: hãy kể tên các bộ phận của con gà? (Đầu, cổ, mình, chân, đuôi...) H: Em có nhận xét gì về bộ lông của gà trống? (Đẹp, rực rỡ) H: Cái đuôi của gà trống như thế nào? (Dài, cong) H: Dáng đi của nó như thế nào? (Oai vệ) H: Bạn nào có thể tả tóm tắt và hình dáng của chú gà trống? - HS thảo luận nhóm, trả lời, nhận xét. H: Bạn nào có thể nêu sự khác nhau về hình dáng giữa gà trống và gà mái? - HS nêu, nhận xét. HĐ2: Cách vẽ: H: Vậy em vẽ gà như thế nào? - Gv đưa ra hình gợi ý cách vẽ. Kết hợp chỉ vào các bước vẽ và hướng dẫn trực tiếp theo các bước: + Vẽ bộ phận chính trước: Đầu, cổ, mình, đuôi. + Vẽ bộ phận phụ sau: Mào, mắt, chân, cánh... + Vẽ chi tiết và vẽ màu. Chú ý: Các em nên vẽ gà ở các tư thế khác nhau. GV cho Hs lên bảng thi vẽ. HS cổ vũ, tuyên dương. HĐ3: Thực hành: Gv cho HS xem một số bài vẽ gà để Hs tham khảo. HS tự làm bài. GV quan sát, giúp đỡ những HS còn lúng túng. HĐ4: Nhận xét, đánh giá: GV cho HS trưng bày bài vẽ. GV hướng dẫn HS nhận xét về: Hình vẽ, màu sắc. H: Em thích tranh nào nhất? Vì sao? HS nêu, nhận xét. GV gợi ý cho HS biết bài như thế nào là đẹp. HS tự đánh giá bài làm của mình. Khen ngợi HS có bài vẽ đẹp. 1, Giới thiệu con gà: - Gà trống: - Gà mái: 2, Cách vẽ: + Vẽ bộ phận chính trước: Đầu, cổ, mình, đuôi. + Vẽ bộ phận phụ sau: Mào, mắt, chân, cánh... + Vẽ chi tiết và vẽ màu. 3, Thực hành: 4, Nhận xét, đánh giá: 4, Củng cố: H: Em thường chăm sóc gà như thế nào? HS trả lời - nhận xét. 5, Dặn dò: - Nhận xét giờ. - Về nhà hoàn thành bài- Chuẩn bị đồ dùng cho bài 20. Ký duyệt của Ban giám hiệu: …………………………………………………………………………………. …………………………………………………………………………………. …………………………………………………………………………………
File đính kèm:
- mithuat t19.doc