Giáo án Mĩ thuật Lớp 5 - Nguyễn Văn Kết - Tuần 14

 I.MỤC TIÊU:

 Giúp học sinh:

_ Thấy được vẽ đẹp của trang trí hình vuông

_Biết cách vẽ màu theo ý thích

 

 II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

1. Giáo viên:

 _ Khăn vuông có trang trí

 _Viên gạch hoa (vật thực hoặc ảnh)

 _Một sồ bài trang trí hình vuông của HS các năm trước

2. Học sinh:

 _ Vở tập vẽ 1

 _Màu vẽ

 

doc12 trang | Chia sẻ: halinh | Lượt xem: 1636 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Mĩ thuật Lớp 5 - Nguyễn Văn Kết - Tuần 14, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 14
BÀI 14 - LỚP 5:
 Vẽ trang trí
TRANG TRÍ ĐƯỜNG DIỀM Ở ĐỒ VẬT
 Ngày dạy:......................
MỤC TIÊU
Giúp học sinh:
Hiểu cách trang trí đường diềm ở đồ vật.
Biết cách vẽ đường diềm ở đồ vật.
Vẽ được đường diềm ở đồ vật.
Hs khá giỏi:
 Chọn và sắp xếp họa tiết đường diềm cân đối, phù hợp với đồ vật, tô màu đều, rõ hình trang trí.
CHUẨN BỊ
Giáo viên
Giáo án.
Một số đồ vật có trang trí đường diềm hoặc hình ảnh.
Bảng biểu hướng dẫn cách vẽ.
2. Học sinh
Sách, vở , dụng cụ học vẽ.
3. Phương pháp dạy học
Quan sát, trực quan, vấn đáp - gợi mở, luyện tập.
CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 
Ổn định lớp:
Kiểm tra bài cũ: 2 học sinh nhắc lại các bước tiến hành nặn dáng người.
Vào bài mới:
HĐ
NỘI DUNG CƠ BẢN
HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC
HOẠT ĐỘNG GV
HOẠT ĐỘNG HS
5’
5’
15’
4
Quan sát nhận xét
Cách trang trí đối xứng
Thực hành
Nhận xét – Đánh giá
- Giới thiệu bài: trong cuộc sống hàng ngày vẻ đẹp của đồ vật luôn được mọi người quan tâm và chú ý.
Giới thiệu một số hình ảnh, đồ vật có trang trí đường diềm.
Gợi ý cho Hs trả lời câu hỏi :
Đường diềm được dùng để trang trí những đồ vật nào?
Khi đồ vật được trang trí bằng đường diềm sẽ như thế nào so với đồ vật không được trang trí?
Thường dùng họa tiết gì để trang trí?
Chốt ý chính:
+ Hoạ tiết giống được sắp xếp cách đều nhau theo hàng ngang, dọc.
+ Họa tiết khác được sắp xếp xen kẽ.
+ Có thể trang trí 1 đồ vật bằng nhiều đường diềm, nhưng phải sắp xếp cân đối, hài hoà với đồ vật.
Giới thiệu cách vẽ hoặc minh hoạ bảng.
Các bước vẽ: 4 bước
+ Tìm vị trí, xác định kích thước đường diềm, kẻ 2 đường cách đều.
+ Chia khoảng cách họa tiết.
+ Vẽ họa tiết.
+ Vẽ màu họa tiết, màu nền.
Cho một số Hs lên bảng trang trí. 
Hướng dẫn cụ thể từng đối tượng.
Nhắc nhở hs vẽ hình cân đối với phần giấy.
Chọn 1 số bài tiêu biểu, nhận xét:
Cách sắp xếp hoạ tiết?
Cách vẽ hoạ tiết, vẽ màu?
- Đánh giá chung.
Quan sát
Trả lời 
. Túi xách, tà áo, chén, dĩa, …
. Đồ vật trông đẹp hơn và thích mắt hơn, …
. Hoa, lá, chim thú, hình kỉ hà, các hình học, …
- Tiếp thu
Quan sát
. Chọn họa tiết đơn giản, dễ vẽ. 
. Vẽ màu theo ý thích, chọn màu phù hợp.
Làm bài tập.
- Hs khá giỏi: Chọn và sắp xếp họa tiết đường diềm cân đối, phù hợp với đồ vật, tô màu đều, rõ hình trang trí.
Nhận xét, rút kinh nghiệm.
CỦNG CỐ – LIÊN HỆ THỰC TẾ
Nhắc lại cách trang trí .
Nhắc nhở HS biết trân trọng, giữ gìn các vật dụng được trang trí.
DẶN DÒ
Chuẩn bị bài mới: sưu tầm tranh ảnh về Quân đội. 
BÀI 14-LỚP 4:
 Vẽ theo mẫu
MẪU CÓ HAI ĐỒ VẬT
 Ngày dạy:…………………..
MỤC TIÊU
Giúp học sinh:
Hiểu đặc điểm, hình dáng, tỉ lệ của hai vật mẫu.
Biết cách vẽ hai vật mẫu.
Vẽ được hai đồ vật gần với mẫu.
Hs khá giỏi:
 Sắp xếp hình vẽ cân đối, hình vẽ gần với mẫu.
CHUẨN BỊ
Giáo viên
Giáo án.
Hai vật mẫu, bài vẽ mẫu.
Bảng biểu hướng dẫn cách vẽ.
2. Học sinh
Sách, vở , dụng cụ học vẽ.
3. Phương pháp dạy học
Quan sát, trực quan, vấn đáp - gợi mở, luyện tập.
CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 
Ổn định lớp:
Kiểm tra bài cũ: 3 học sinh nộp vở vẽ – GV nhận xét, đánh giá.
Vào bài mới:
HĐ
NỘI DUNG CƠ BẢN
HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC
HOẠT ĐỘNG GV
HOẠT ĐỘNG HS
5’
5’
18
4
Quan sát nhận xét
Cách vẽ 
Thực hành
Nhận xét – Đánh giá
Giới thiệu bài
Đặt mẫu vẽ theo nhiều cách.
Gợi ý cho HS tìm :
Mẫu vật nằm trong khung hình nào?
Tỉ lệ chung, riêng giữa 2 vật?
Hình dáng, đặc điểm vật mẫu?
Vật nào trước, sau?
So sánh độ đậm nhạt của 2 vật?
Treo bảng hướng dẫn cách vẽ hoặc minh hoạ bảng.
Các bước vẽ: 4 bước
+ Vẽ khung hình chung, riêng.
+ Xác định tỉ lệ các bộ phận, phác hình bằng nét thẳng.
+ Vẽ chi tiết.
+ Vẽ đậm nhạt.
Yêu cầu: quan sát kĩ mẫu vừa so sánh, chỉnh sửa trong khi vẽ.
Sắp xếp hình vẽ cân đối với phần giấy.
Chọn 1 số bài tiêu biểu, nhận xét:
Cách sắp xếp bố cục?
Tỉ lệ, đặc điểm của vật?
 Độ đậm nhạt?
- Đánh giá chung.
Quan sát
Trả lời 
. Hình vuông, hình chữ nhật, …
. Cái lọ có tỉ lệ khung to hơn cái ly.
. Lọ hình trụ có 4 phần: miệng, vai, thân, đáy.
. Cái lọ cao to hơn nên đứng sau ly.
. Cái lọ đậm hơn làm bằng đất nun, cái ly sáng làm bằng thuỷ tinh, …
Quan sát
- Tiếp thu
Làm bài tập.
- Hs khá giỏi:
Sắp xếp hình vẽ cân đối, hình vẽ gần với mẫu.
Tập nhận xét, rút kinh nghiệm.
CỦNG CỐ – LIÊN HỆ THỰC TẾ
Nhắc lại các bước vẽ theo mẫu.
Nhắc nhở HS tập quan sát, so sánh những đồ vật xung quanh, tìm ra vẻ đẹp ở mỗi vật dụng và bảo quản tốt những vật dụng trong gia đình.
DẶN DÒ
Chuẩn bị bài mới: quan sát chân dung người thân, bạn bè.
BÀI 14-LỚP3:
 Vẽ theo mẫu
VẼ CON VẬT QUEN THUỘC
 Ngày dạy:............................
MỤC TIÊU
Giúp học sinh:
Biết quan sát, nhận xét về đặc điểm, hình dáng của một số con vật quen thuộc.
Biết cách vẽ con vật.
Vẽ được hình con vật theo trí nhớ.
Biết được mối quan hệ giữa con người với con vật trong cuộc sống hàng ngày, từ đó biết yêu mến và có ý thức chăm sóc vật nuôi, bảo vệ động vật và giữ gìn môi trường xung quanh.
Hs khá giỏi:
- Sắp xếp hình vẽ cân đối, hình vẽ gần giống mẫu.
CHUẨN BỊ
Giáo viên
Giáo án.
Tranh ảnh về con vật.
Bảng biểu hướng dẫn cách vẽ.
2. Học sinh
Vở , dụng cụ học vẽ.
3. Phương pháp dạy học
Quan sát, trực quan, vấn đáp - gợi mở, luyện tập.
CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 
Ổn định lớp:
Kiểm tra bài cũ: 3 học sinh nộp vở vẽ – GV nhận xét, đánh giá.
Vào bài mới:
HĐ
NỘI DUNG CƠ BẢN
HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC
HOẠT ĐỘNG GV
HOẠT ĐỘNG HS
4
4
18
4
Quan sát nhận xét
Cách vẽ con vật 
Thực hành
Nhận xét – Đánh giá
Giới thiệu bài
Giới thiệu tranh ảnh về một số con vật.
Đặt câu hỏi:
Tên con vật?
Các bộ phận chính?
Khi con vật di chuyển hình dáng thay đổi như thế nào?
So sánh sự khác nhau giữa các con vật?
Kể thêm những con vật khác mà em biết?
Màu sắc các con vật?
Con vật có cần thiết với cuộc sống con người không?
Các em cần phải làm gì để bảo vệ chúng?
Em sẽ vẽ con vật nào? Miêu tả lại hình dáng, đặc điểm, màu sắc con vật đó?
Treo bảng hướng dẫn cách vẽ hoặc minh hoạ bảng.
Giới thiệu các bước vẽ:
+ Vẽ phác hình dáng chung
+ Vẽ các bộ phận rõ đặc điểm
+ Hoàn chỉnh hình
+ Vẽ màu
 Yêu cầu HS chọn 1 con vật yêu thích nhất, nhớ lại đặc điểm, hình dáng để vẽ. (tránh vẽ những con vật trong phim hoạt hình)
Có thể vẽ thêm những hình ảnh phụ cho tranh sinh động hơn.
Gợi ý học sinh vẽ theo khả năng từng.
Nhận xét một số bài tiêu biểu về:
Hình dáng, đặc điểm, màu sắc?
- Đánh giá chung.
Quan sát
Trả lời 
. Con gà trống, con thỏ, con mèo, …
. Đầu, thân, chân, đuôi.
. Hình dáng thay đổi phù hợp với động tác …
. Con gà có 2 chân, có 2 cánh; con mèo có 4 chân và có lông, …
. Con vịt, con chó, con voi, con khỉ, con lợn, …
. Con mèo có màu vàng, con chó có đốm đen trắng, …
. Có mối quan hệ mật thiết vì giúp cân bằng cuộc sống, là thức ăn giàu chất dinh dưỡng, …
. Phải quan tâm, chăm sóc chúng, …
. Trả lời theo ý thích.
Quan sát
- Tiếp thu
Làm bài tập.
- Hs khá giỏi:
Sắp xếp hình vẽ cân đối, hình vẽ gần giống mẫu.
Nhận xét, rút kinh nghiệm.
CỦNG CỐ – LIÊN HỆ THỰC TẾ
Nhắc nhở Hs phải biết yêu mến, chăm sóc, bảo vệ tốt vật nuôi .
Phê phán những hành vi săn bắt động vật trái phép. Hiểu được tầm quan trọng của động vật trong thiên nhiên từ đó có ý thức giữ gìn và bảo vệ môi trường xung quanh.
DẶN DÒ
Chuẩn bị bài sau: đem giấy màu, đất nặn và quan sát trước các con vật mà em thích.
 Bài 14 – lớp 2 
VẼ TRANG TRÍ
 VẼ TIẾP HỌA TIẾT VÀO HÌNH VUÔNG VÀ VẼ MÀU
 Ngày dạy:............................
MỤC TIÊU BÀI HỌC
Giúp học sinh:
Hiểu cách vẽ họa tiết đơn giản vào hình vuông và vẽ màu.
Biết cách vẽ họa tiết vào hình vuông.
Vẽ tiếp họa tiết vào hình vuông và vẽ màu.
* HS khá, giỏi: Vẽ được họa tiết cân đối, tô màu đều, phù hợp.
CHUẨN BỊ
Giáo viên
Giáo án.
Một vài vật dụng dạng hình vuông có trang trí.
Một số bài trang trí hình vuông.
Minh họa cách trang trí hình vuông.
 2. Học sinh
Vở , dụng cụ học vẽ.
3. Phương pháp dạy học
Quan sát, trực quan, vấn đáp - gợi mở, luyện tập.
CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 
 Ổn định lớp:
 Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra VTV 3hs.
 Bài mới : Giới thiệu bài “vẽ tiếp họa tiết vào hình vuông và vẽ màu”
HĐ
NỘI DUNG CƠ BẢN
HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC
HOẠT ĐỘNG GV
HOẠT ĐỘNG HS
4
4
16
4
Quan sát nhận xét
Cách vẽ tiếp họa tiết và vẽ màu vào hình vuông 
Minh họa
Thực hành
Nhận xét – Đánh giá
Giới thiệu một vài đồ vật hình vuông có trang trí: cái khăn, gạch hoa, khung cửa… các em có thể kể thêm một vài vật dụng có trang trí?
Treo 3 bài trang trí hình vuông:
Đặt câu hỏi:
Các họa tiết dùng để trang trí thường là gì? (hoa, lá, con vật, mây trời…)
Họa tiết chính được sắp xếp như thế nào? (sắp xếp mảng lớn ở giữa)
Họa tiết phụ được sắp xếp ở đâu? (sắp xếp xung quanh các góc)
Các họa tiết giống nhau được vẽ như thế nào? (vẽ bằng nhau và vẽ cùng một màu)
Phóng to hình ở VTV.
Họa tiết ở giữa đã được vẽ hoàn chỉnh chưa? Họa tiết ở các góc như thế nào?
Các em nhìn theo họa tiết mẫu để vẽ cho đúng.
Gợi ý cách vẽ màu:
Họa tiết giống nhau nên vẽ cùng một màu:
Vẽ màu kín trong họa tiết;
Có thể vẽ nền trước, màu họa tiết vẽ sau.
Không nên dùng quá nhiều màu ( từ 3 đến 4 màu là vừa)
Màu nền đậm thì họa tiết sáng hoặc ngược lại
Vẽ to hình VTV cho Hs làm bài theo nhóm ( 2nhóm) còn lại làm bài cá nhân
Nhận xét một số bài tiêu biểu về:
Họa tiết,, màu sắc?
Đánh giá chung.
Quan sát
Trả lời 
Hoa, lá, con vật…
Mảng chính ở chính giữa
Mảng phụ ở xung quanh các góc
Vẽ bằng nhau và vẽ cùng một màu
- Hình chưa được vẽ hoàn chỉnh
- Quan sát
Làm bài tập.
Nhận xét, rút kinh nghiệm.
4. Củng cố- Liên hệ thực tế:
- Trò chơi sắp xếp mảng hình.
- Nhắc nhở Hs phải biết yêu cái đẹp và giữ gìn vật dụng gia đình.
5. Dặn dò:- Chuẩn bị bài sau: Quan sát các loại cốc.
Bài 14- lớp 1
 VẼ MÀU VÀO CÁC HỌA TIẾT Ở HÌNH VUÔNG
 Ngày dạy:............................
 I.MỤC TIÊU:
 Giúp học sinh:
_ Thấy được vẽ đẹp của trang trí hình vuông
_Biết cách vẽ màu theo ý thích
 II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
1. Giáo viên: 
 _ Khăn vuông có trang trí
 _Viên gạch hoa (vật thực hoặc ảnh)
 _Một sồ bài trang trí hình vuông của HS các năm trước
2. Học sinh:
 _ Vở tập vẽ 1
 _Màu vẽ
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU:
Thời gian
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung
4’
4’
17’
2’
1’
1.Giới thiệu bài:
_GV cho HS xem một số đồ vật hay ảnh dạng hình vuông
+Có trang trí
+Không trang trí
2.Hướng dẫn HS cách vẽ màu: 
_GV giúp HS nhận ra các hình vẽ trong hình vuông (h.5, Vở tập vẽ 1)
+Trong hình vuông có những hình vẽ gì?
_Hướng dẫn HS xem hình 3, 4 để các em biết cách vẽ màu:
_GV gợi ý HS lựa chọn màu để vẽ vào h.5 theo ý thích
+Bốn cái lá vẽ cùng một màu
+Bốn góc vẽ cùng một màu, nhưng khác màu của lá
+Vẽ màu khác ở hình thoi
+Vẽ màu khác ở hình tròn
_GV có thể dùng phấn màu vẽ hình minh họa trên bảng
+Có thể vẽ xung quanh trước, ở giữa sau
+Vẽ đều, gọn, không chờm ra ngoài hình
+Vẽ có màu đậm, màu nhạt
3.Thực hành:
_Cho HS thực hành
_GV theo dõi, gợi ý HS tìm màu và vẽ màu
_Chú ý cách cầm bút, cách đưa nét (bút dạ, sáp màu…)
4. Nhận xét, đánh giá:
_GV cùng HS nhận xét một số bài vẽ đẹp về:
+Cách chọn màu: màu tươi sáng, hài hoà
+Vẽ màu có đậm nhạt, tô đều, không ra ngoài hình vẽ
5.Dặn dò: 
 _Dặn HS về nhà:
_Quan sát và trả lời
_HS quan sát
+Hình cái lá ở 4 góc
+Hình thoi ở giữa hình vuông
+Hình tròn ở giữa hình thoi
- Quan sát hình 3, 4
+Các hình giống nhau nên vẽ cùng một màu (như h.3)
+Không nên vẽ màu khác nhau ở góc 4 (như h.4)
_Quan sát tranh
_Thực hành vẽ vào vở
_Tự chọn màu để vẽ vào các họa tiết ở h.5
_Quan sát màu sắc xung quanh (gọi tên màu ở các đồ vật và hoa lá, quả cây)
1.Quan sát, nhận xét
2. Cách vẽ
3. Thực hành
Ký duyệt của BGH
....................................................................................................................
..............................................................................................................................
......................................................................................................................

File đính kèm:

  • docmi thuat t14.doc