Giáo án Tổng hợp Lớp 5 - Tuần 19 - Năm học 2010-2011

I/ Mục tiêu : HS biết:

- Tầm quan trọng của chiến dịch Điện Biên Phủ

- Sơ lược diễn biến của chiến dịch Điện Biên Phủ.

- Nêu được ý nghĩa của chiến thắng lịch sử ĐBP.

II/ Đồ dùng dạy học :

- Bản đồ hành chính Việt Nam.Lược đồ phóng to.

- Tư liệu về chiến dịch ĐBP.

III/ Các hoạt động dạy- học của HS.

* Hoạt động 1( làm việc cả lớp)

- Gv giới thiệu bài ( Gv có thể dùng ảnh tư liệu hoặc đoạn trích hình ảnh về chiến thắng ĐBP để đặt vấn đề )

- Gv nêu nhiệm vụ bài học:

+ Diễn biến sơ lược của chiến dịch ĐBP.

 

doc18 trang | Chia sẻ: hatranv1 | Ngày: 03/01/2022 | Lượt xem: 201 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Tổng hợp Lớp 5 - Tuần 19 - Năm học 2010-2011, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
c tính diện tích hình thang
 ( kể cả hình thang vuông ) trong các tình huống khác nhau.
II) Đồ dùng dạy - học :
 Bảng phụ.
III) Hoạt động dạy - học :
Bài 1 : HS vận dụng trực tiếp công thức tính diện tích hình thang và củng cố kĩ năng tính toán trên các số tự nhiên, số thập phân, phân số.
 - HS tự làm sau đó đổi vở kiểm tra.
 - Gọi một số HS đọc kết quả từng trường hợp.
a) Diên tích hình thang là:
(14 + 6) x 7 : 2= 70 (cm2)
b) Diện tích hình thang là:
: 2 = 
c) Diện tích hình thang là:
(2,8 + 1,8) x 0,5 : 2 = 0,46 (m2)
Bài 2 : Vận dụng công thức tính diện tích hình thang để giải toán.
 - HS suy nghĩ nêu cách tính từng bước :
 + Tìm đáy bé, chiều cao.
 + Tìm diện tích thửa ruộng.
 + Tìm số kg thóc.
HS tự giải, một HS lên bảng, HS nhận xét chữa bài, GV đánh giá.
Giải
Đáy bé của hình thang là:
120 x = 80 (m)
Chiều cao của hình thang là:
80 – 5 = 75 (m)
Diện tích hình thang là:
(80 + 120) x 75 : 2 = 7500 (m2)
Thửa ruộng thu được số tiền là:
 7500 : 100 x 64,5 = 4837,5 (kg)
 Đáp số: 4837,5 kg thóc.
* Củng cố, dặn dò : GV tổng kết tiết học.
chính tả
 tiết 19: Nghe - viết :nhà yêu nước nguyễn trung trực
I / Mục tiêu:
1. Nghe - viết đúng chính tả bài Nhà yêu nước Nguyễn Trung Trực.
2. Luyện viết đúng các tiếng chứa âm đầu r / d / gi .
II / Đồ dùng dạy học :
 Bút dạ, giấy khổ to phô tô nội dung bài tập 2.
III / Các hoạt động dạy học :
1. Giới thiệu bài : Gv nêu mục đích yêu cầu tiết học.
2. Hướng dẫn HS nghe - viết.
- GV đọc bài chính tả , cả lớp theo dõi trong SGK.
- HS đọc thầm lại bài chính tả.
- GV hỏi : Bài CT cho em biết điều gì ?
- HS đọc thầm lại đoạn văn. GV nhắc các em chú ý những tên riêng cần viết hoa.
- HS gấp sách, GV đọc cho HS nghe viết.
- GV đọc soát lỗi.
- GV chấm chữa bài
- GV nhận xét chung.
3. Hướng dẫn HS làm bài tập.
Bài tập 2.
- GV nêu yêu cầu bài tập 2.
- Cả lớp đọc thầm nội dung bài tập tự làm hoặc trao đổi nhóm.
- GV dán 4 tờ giấy to lên bảng lớp, chia lớp thành 4 nhóm, các nhóm lên thi tiếp sức. HS điền chữ cái cuối cùng sẽ thay mặt nhóm đọc lại bài thơ đã hoàn chỉnh.
- Cả lớp và GV nhận xét kết quả bài làm.
Bài tập 3.
- GV chọn cho HS làm bài tập 3a,
- Cách tiến hành tương tự BT 2 .
- Hai HS đọc lại bài .
4 . Củng cố, dặn dò.
GV nhận xét tiết học. Dặn HS nhớ kể lại câu chuyện Làm việc cho cả ba thời
---------------------------------------------------------------------------------------------------------
Luyện từ và câu
Tiết 37: Câu ghép
I / Mục tiêu :
 1. Nắm được khái niệm câu ghép ở mức độ đơn giản.
 2. Nhận biết được câu ghép trong đoạn văn, xác định được các vế câu trong câu ghép ; đặt được câu ghép.
II / Đồ dùng dạy - học :
- Bảng phụ ghi sẵn đoạn văn ở mục I .
- Bút dạ , 4 tờ giấy khổ to. Bảng phụ.
III / Các hoạt động dạy học :
1. Giới thiệu bài : Gv nêu MĐ, YC của tiết học.
2. Phần nhận xét.
- Hai HS tiếp nối nhâu đọc toàn bộ nội dung các bài tập đọc . Cả lớp theo dõi trong SGK.
- Cả lớp đọc thầm lại đoạn văn của Đoàn Giỏi, lần lượt thực hiện từng yêu cầu dưới sự hướng dẫn trực tiếp của GV
+ Yêu cầu 1: Đánh số thứ tự các câu trong đoạn văn ; xác định chủ ngữ , vị ngữ trong từng câu.
+ yêu cầu 2 : Xếp 4 câu trên vào hai nhóm : Câu đơn, câu ghép.
+ Yêu cầu 3 : Có thể tách mỗi cụm C-v trong các câu ghép trên thành một câu đơn được không ? vì sao ?
- Một hs đọc lại bài làm của mình
3. Phần ghi nhớ.
- Hai, ba HS đọc nội dung ghi nhớ trong SGK. Cả lớp theo dõi.
- Một , hai HS xung phong nhắc lại phần ghi nhớ.
4. Phần luyện tập
Bài tập 1.
-Một HS đọc yêu cầu BT, GV lưu ý HS tìm 2 yêu cầu BT là : Tìm câu ghép, xác định các vế của câu ghép.
- Cả lớp đọc thầm lại đoạn văn , tự làm hoặc trao đổi với bạn , GV phát bút dạ và phiếu đã kẻ bảng cho HS .
- Những HS làm phiếu trình bày kết quả làm bài. Cả lớp và GV nhận xét , chốt lại lời giải đúng
Bài tập 2
HS đọc yêu cầu BT , phát biểu ý kiến. GV nhận xét, chốt lại câu trả lời đúng
Bài tập 3
- HS đọcyêu cầu bài tập.
- HS tự làm. GV phát phiếu cho 4 HS làm.
- HS phát biểu ý kiến. Cả lớp nhận xét, bổ sung những phương án trả lời khác.
5. Củng cố, dặn dò.
- HS nhắc lại nội dung ghi ngớ.
- GV nhận xét tiết học. Dặn HS ghi nhớ kiến thức đã học về câu ghép
---------------------------------------------------------------------------------------------------------
lịch sử
 tiết 39: chiến thắng lịch sử Điện biên phủ
I/ Mục tiêu : HS biết:
- Tầm quan trọng của chiến dịch Điện Biên Phủ
- Sơ lược diễn biến của chiến dịch Điện Biên Phủ.
- Nêu được ý nghĩa của chiến thắng lịch sử ĐBP.
II/ Đồ dùng dạy học :
- Bản đồ hành chính Việt Nam.Lược đồ phóng to.
- Tư liệu về chiến dịch ĐBP.
III/ Các hoạt động dạy- học của HS.
* Hoạt động 1( làm việc cả lớp)
- Gv giới thiệu bài ( Gv có thể dùng ảnh tư liệu hoặc đoạn trích hình ảnh về chiến thắng ĐBP để đặt vấn đề )
- Gv nêu nhiệm vụ bài học:
+ Diễn biến sơ lược của chiến dịch ĐBP.
+ ý nghĩa lịch sử của chiến thắng ĐBP.
* Hoạt động 2 ( làm việc theo nhóm )
- Gv tổ chức cho Hs thảo luận nhóm:
Nhóm 1: chỉ ra những chứng cứ để khẳng định rằng " tập đoàn cứ điểm ĐBP" là " pháo đài" kiên cố nhất của Pháp tại chiên trường Đông Dương trong những năm 1953-1954.
Nhóm 2: tóm tắt những mốc thời gian quan trọng trong chiến dịch ĐBP.
Nhóm 3: nêu những sự kiện, nhân vật tiêu biểu trong chiến dịch ĐBP.
Nhóm 4: nêu nguyên nhân thắng lợi của chiến dịch ĐBP.
- Gv yêu cầu đại diện các nhóm trình bài kết quả thảo luận.
* Hoạt động 3 ( làm việc theo nhóm)
- Gv chia Hs thành nhóm,mỗi nhóm thảo luận 1 nhiệm vụ của bài học.
- Đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận, Gv kết luận.
* Hoạt động 4( làm việc cả lớp)
- Gv có thể cho Hs quan sát ảnh tư liệu về chiến dịch ĐBP.
- Hs có thể tìm đọc 1 số câu thơ về chiến thắng ĐBP hoặc nêu tên các bài hát tiêu biêu về chiên thăng ĐBP.
- Hs kể 1 số tấm gương chiến đấu dũng cảm của bộ đội trong chiến dịch ĐBP. 
---------------------------------------------------------------------------------------------------------
Chiều thứ ba ngày 4 tháng 1 năm 2011
kĩ thuật
tiết 19: Nuôi dưỡng gà (1tiết)
I. Mục tiêu :
HS cần phải:
- Nêu được mục đích, ý nghĩa của việc nuôi dưỡng gà.
- Biết cách cho gà ăn ,uống .
- Có ý thức nuôi dưỡng, chăm sóc gà.
II. Chuẩn bị :
- Hình ảnh minh hoạ cho bài học theo nội dung SGk
III.Các hoạt động dạy học chủ yếu :
1.Kiểm tra bài cũ: 
2.Bài mới: GTB
* Nêu yêu cầu mục đích tiết học.
-Nêu đề bài và ghi lên bảng.
HĐ1:Tìm hiểu mục đích, ý nghĩa của việc nuôi gà.
* Nêu để HS nắm khái niệm việc chăn nuôi gà thường xuyên đúng yêu cầu gọi là nuôi dưỡng.
-HD HS đọc mục 1, yêu cầu trả lời câu hỏi:
+ Nêu mục đích và ý nghĩa của viẹc nuôi gà ?
* Nhận xét tóm tắt hoạt động 1 : Nuôi dưỡng gà gồm 2 công việc chính : cho gà ăn và cho gà uống nhằm đảm bảo giúp gà nhanh lớn.
HĐ2:Tìm hiểu cách cho gà ăn uống :
a) Cách cho gà ăn :
-HD HS đọc SGKvà trả lời câu hỏi :
+ Nêu các giai đoạn trưởng thành của gà và thức ăn cho từng giai đoạn ?
* Nhận xét tổng kết cách cho gà ăn theo nội dung SGK.
b) Cho gà uống :
-Nêu vai trò của nước đối với đời sống động vật ?
-Yêu cầu HS đọc SGKnêu cách cho gà ăn uống.
* Nhận xét tóm tắt theo mục 1 SGK.
* Kết luận chung hoạt động 2 : Cần cho gà ăn uống đảm bảo hợp vệ sinh để gà chóng lớn tránh bệnh tật.
HĐ3: Nhận xét, đánh giá:
* Yêu cầu HS đọc câu hỏi cuối bài.
-Trả lời theo cá nhân.
-Cung cấp đáp án yêu cầu HS đối chiếu nhận xét.
3.Dặn dò:- Nhận xét tinh thần học tập của HS.
---------------------------------------------------------------------------------------------------------
Thứ tư ngày 5 tháng 1 năm 2011
Toán
Tiết 93: Luyện tập chung
I) Mục tiêu : Giúp HS :
 - Củng cố kỹ năng tính diện tích hình thang, hình tam giác.
 - Củng cố về giải toán liên quan đến diện tích và tỉ số phần trăm.
II) Các hoạt động dạy - học :
 Bài 1 : HS củng cố kỹ năng vận dụng trực tiếp công thức tính diện tích tính tam giác, củng cố kỹ năng tính toán trên số thập phân và phân số.
HS tự làm bài, đổi vở kiểm tra, chữa chéo cho nhau.
a) 3 cm và 4 cm: S = = 6 (cm2)
b) 2,5 m và 1,6 m: S = = 2 (cm2)
c) dm và dm: S = ( x ): 2 = (dm2)
 Bài 2 : Củng cố kỹ năng tính diện tích hình thang
HS tự làm bài, một HS đọc kết quả, HS nhận xét.
Giải
Diện tích hình thang ABCD là: 
 = 2,46 (dm2)
Diện tích hình tam giác BEC là:
1,3 x 1,2 : 2 = 0,78 (dm2)
 Diện tích hình thang ABCD hơn diện tích hình tam giác BEC là:
 2,46 – 0,78 = 1,68 dm2 
 Đáp số: 1,68 dm2
Bài 3 : Củng cố về giải toán liên quan đến tỉ số phần trăm và diện tích hình thang.
Yêu cầu HS nêu hướng giải bài toán, hs nhận xét.
GV kết luận hướng giải, HS tự làm, 1 HS lên giải.
HS nhận xét chữa bài.
Giải
 a) Diện tích mảnh vườn hình thang là:
(50 + 70) x 40 : 2 = 2400 (m2)
Diện tích trồng đu đủ là:
2400 : 100 x 30 = 720 (m2)
Số cây đu đủ trồng được là:
720 : 1,5 = 480 (cây)
 b) Diện tích trồng chuối là:
2400 : 100 x 25 = 600 (m2)
Số cây chuối trồng được là:
600 : 1 = 600 (cây)
Số cây chuối trồng nhiều hơn số cây đu đủ là:
600 – 480 = 120 (cây)
 Đáp số: a) 480 cây
 b) 120 cây.
* Củng cố, dặn dò : - GV nhận xét giờ học.
---------------------------------------------------------------------------------------------------------
Kể chuyện
Tiết 19: Chiếc đồng hồ
I / Mục tiêu;
1. Rèn kĩ năng nói :
- Dựa vào lời kể của GVvà tranh minh hoạ ,kể laị được từng đoạn và toàn bộ câu chuyện Chiếc đồng hồ
- Hiểu ý nghĩa câu chuyện : Qua câu chuyện về chiếc đồng hồ, Bác Hồ muốn khuyên cán bộ : nhiệm vụ nào của cách mạng cũng cần thiết, quan trọng ; do đó, cần làm tốt việc được phân công, không nên suy bì, chỉ nghĩ đén việc riêng của mình Mở rộng ra, có thể hiểu : mỗi người lao động trong xã hội đều gắn bó với một công việc, công việc nào cũng quan trọng, cũngđáng quý.
2. Rèn kỹ năng nghe :
- Nghe kể và nhớ chuyện.
- Nghe bạn kể chuyện , nhận xét đúng lời kể của bạn, kể tiếp được lời bạn.
II / Đồ dùng dạy - học
 Tranh minh hoạ truyện trong SGK.
III / Các hoạt động dạy và học :
1. Giới thiệu câu chuyện.
2. Giáo viên kể.
- GV kể lần 1, HS lắng nghe.
- GV kể lần 2- vừa kể vừa chỉ vào tranh minh hoạ
- GV kể lần 3.
3. Hướng dẫn HS kể chuyện.
Một HS đọc thành tiếng các yêu cầu của tiết kể chuyện.
a.KC theo cặp .
Mỗi HS kể 1/2 câu chuyện ( kể theo tranh). Sau đó mỗi em kể toàn bộ câu chuyện, trao đổi về ý nghĩa của câu chuyện.
b. Thi kể chuyện trước lớp.
- Một vài tốp HS mỗi tốp 2 hoặc 4 em tiếp nối nhau thi kể 4 đoạn của câu chuyện theo 4 tranh. Yêu cầu tối thiểu : HS kể được vắn tắt nội dung từng đoạntheo tranh. YC cao hơn : HS kể tương đối kĩ từng đoạn .
- Một hai HS kể toàn bộ câu chuyện.
Mỗi nhóm, cá nhân kể xong, nói điều có thể rút ra từ câu chuyện.
- Cả lớp và GV nhận xét, bình chọn nhóm, cá nhân KC hấp dẫn nhất hiểu đúng nhất điều câu chuyện muốn nói.
---------------------------------------------------------------------------------------------------------
Tập đọc
Tiết 38: Người công dân số một (tiếp theo )
I/ Mục tiêu.
1. Biết đọc đúng một văn bản kịch. Cụ thể :
- Đọc đúng ngữ điệu câu kể, câu hỏi phù hợp với tính cách, tâm trạng của từng nhân vật.
- Biết phân vai, đọc diễn cảm đoạn kịch.
2. Hiểu nội dung của phần 2( Người thanh niên yêu nước Nguyễn Tất Thành quyết tâm ra nước ngoài tìm con đường cứu nước cứu dân) và ý nghĩa của toàn bộ trích đoạn kịch( Ca ngợi lòng yêu nước, tầm nhìn xa và quyết tâm cứu nước của người thanh niên Nguyễn Tất Thành.
II / Đồ dùng dạy - học
 Bảng phụ viết các cụm từ : La-tút-sơ Tờ- rê-vin, A- Lê hấp ; đoạn kịch cần hướng dẫn HS luyện đọc .
III/ Các hoạt động dạy - học.
A, Kiểm tra bài cũ.
B, Dạy bài mới.
1. Giới thiệu bài.
2. Hướng dẫn HS luyện đọc và tìm hiểu bài.
a. Luyện đọc.
- GV đọc diễn cảm đoạn kịch- đọc phân biệt lời các nhân vật.
- Cả lớp luyện đọc đồng thanh các cụm từ đã viết sẵn ở bảng phụ.
- Nhiều HS tiếp nối nhau đọc từng đoạn.Gv kết hợp hướng dẫn HS đọc để hiểu nghĩa các từ ngữ được chú giải trong bàivà các câu nói của anh Thành và anh Lê.
- HS luyện đọc theo cặp.
- Một hai HS đọc lại toàn bộ trích đoạn kịch.
b. Tìm hiểu bài.
Gv tổ chức cho các nhóm HS trao đổi về nội dung trích đoạn theo hệ thống câu hỏi trong SGK. Đại diện mỗi nhóm trình bày kết quả. Cả lớp và Gv nhận xét, bổ sung, chốt lại ý kiến đúng.
( Như nội dung)
c. Đọc diễn cảm.
- GV mời 4 HS đọc đoạn kịch theo cách phân vai ;
- GV hướng dẫn HS đọc diễn cảm một đoạn kịch tiêu biểu theo cách phân vai.
+ GV đọc mẫu.
+ Từng tốp 4 HS phân vai luyện đọc.
+ Hai tốp thi đọc diẽn cảm .
- GV và cả lớp nhận xét bình chọn tốp đọc hay.
3. Củng cố,dặn dò:GV nhận xét tiết học.Dặn HS về tiếp tục luyện đoạn kịch .
Thứ năm ngày 6 tháng 1 năm 2011
Khoa học
Tiết 37: Dung dịch
I) Mục tiêu : Sau bài học, HS biết :
 - Cách tạo ra một dung dịch
 - Kể tên một số dung dịch
 - Nêu một số cách tách các chất trong dung dịch
II) Đồ dùng dạy - học :
 - Hình trang 76, 77
 - Một ít đường (muối) nước sôi để nguội, cốc thuỷ tinh, thìa
III) Hoạt động dạy - học :
Hoạt động 1: Thực hành " Tạo ra một dung dịch "
Bước 1 : Làm việc theo nhóm
HS làm việc dưới sự hướng dẫn của nhóm trưởng như hướng dẫn trong SGK
 a) Tạo ra một dung dịch đường ( muối ), tỷ lệ nước - đường do nhóm quyết định và ghi vào bảng.
 b) Thảo luận các câu hỏi :
Bước 2 : Làm việc cả lớp.
Đại diện nhóm nêu câu thức pha dung dịch, mời nhóm khác nếm, các nhóm nhận xét, so sánh.
GV kết luận(Như sgk).
Hoạt động 2 : Thực hành.
Bước 1 : Làm việc theo nhóm
Nhóm trưởng điều khiển.
 - Đọc mục hướng dẫn thực hành và thảo luận, đưa ra dự đoán kq thí nghiệm theo câu hỏi SGK
 - Tiếp theo cùng làm thí nghiệm : úp đĩa lên một cốc nước muối nóng ( 1' ) rồi nhắc ra.
 - Nếm thử những giọt nước đọng lên đĩa rồi nhận xét, so sánh với dự đoán ban đầu.
Bước 2 : Làm việc cả lớp
Đại diện nhóm trình bày, nhóm khác bổ sung.
HS đọc mục Bạn cần biết.
HS chơi trò chơi theo hướng dẫn của GV.
* Củng cố tổng kết: Nhận xét giờ.
-----------------------------------------------------------------------------------------------------
Tập làm văn
Tiết 37: Luyện tập tả người
( Dựng đoạn mở bài )
I / Mục tiêu:
1. Củng cố kiến thức về đoạn mở bài.
2.Viết được đoạn mở bài cho bài văn tả người theo2 kiểu trực tiếp và gián tiếp.
II / Đồ dùng dạy- học .
 - Bảng phụ viết hai kiểu mở bài .
III / Các hoạt động dạy và học.
1. Giới thiệu bài,
2. Hướng dẫn HS luyện tập.
Bài tập 1.
- Hai HS tiếp nối nhau đọc yêu cầu của bài tập 1.
- HS đọc thầm lại hai đoạn văn, suy nghĩ, tiếp nối nhau phát biêủ - chỉ ra sự khác nhau của hai cách MB. GV nhận xét, kết luận.
Bài tập 2.
- Một HS đọc yêu càu của BT
- Gv hướng dẫn HS hiểu yêu cầu của BT
+ Chọn đề văn để viết đoạn mở bài
+ Suy nghĩ để hình thành ý cho đoạn mở bài.
 + Viết 2 đoạn mở bài cho đề văn.
- Một số HS nói tên đề bài em chọn.
- Hs viết các đoạn mở bài.Gv phát bút, giấy cho 3 HS.
- Nhiều HS nối nhau đọc đoạn viết, nói bài của mình viết theo kiểu trực tiếp hay gián tiếp. Cả lớp và GV nhận xét, chấm điểm.
- Gọi HS làm bài trên giấy lên bảng dán bài, trình bày kết quả. Cả lớp và GV cùng phân tích để hoàn thiện các đoạn mở bài.
3.Củng cố, dặn dò.
- HS nhắc lại kiến thức về 2 kiểu mở bài trong văn tả người.
- Gv nhận xét tiết học. Yêu cầu những Hs viết đoạn chưa đạt về nhà hoàn chỉnh lại. Chuẩn bị tiết sau.
---------------------------------------------------------------------------------------------------------
Luyện từ và câu
Tiết 38: Cách nối các vế trong câu ghép
I/ Mục tiêu :
 1.Nắm được 2 cách nối các vế trong câu ghép
 2.Phân tích được cấu tạo của câu ghép.
II/ Đồ dùng dạy học :
- Vở bài tập Tiếng việt ( tập 2)
- Bút dạ, giấy khổ to.
III/ Các hoạt động dạy học :
A. Kiểm tra bài cũ
B. Dạy bài mới
1.Giới thiệu bài	
2.Nhận xét
- Hai Hs nối nhau đọc yêu cầu của BT 1,2. Cả lớp theo dõi trong SGK.
- Hs đọc lại các câu văn, đoạn văn, dùng bút chì gạch chéo để phân tách 2 vế câu ghép, gạch dưới những từ, dấu câu ở ranh giới giữa các vế câu.
- Gv dán giấy đã viết sẵn 4 câu ghép, mời 4 HS lên bảng mỗi em phân tích 1 câu. Cả lớp và Gv nhận xét, bổ sung, chốt lại lời giảng đúng.
3. Phần ghi nhớ
- Ba, bốn Hs đọc nội dung ghi nhớ trong SGK.
- Gọi 1,2 Hs xung phong nhắc lại nội dung ghi nhớ.
4. Phần luyện tập.
Bài tập 1
- Hai HS tiếp nối nhau đọc yêu cầu BT1
- Cả lớp đọc thầm lại các câu văn, tự làm bài.
- Nhiều Hs phát biểu ý kiến. Cả lớp và GVnhận xét, chốt lại lời giải đúng.
Bài tập 2
- Hs đọc yêu cầu của bài.
- Gv nhắc học sinh chú ý: đoạn văn ( đoạn văn từ 3 đến 5 câu) tả ngoại hình một người bạn, phải có ít nhất 1 câu ghép. Các em hãy viết 1 đoạn văn 1 cách tự nhiên; sau đó kiểm tra, nếu thấy trong đoạn văn chưa có câu ghép thì sửa lại.
- Gv mời 1- 2 Hs lên làm mẫu
- Hs viết đoạn văn.Gv phát giấy khổ to cho 3-4 Hs.
- Nhiều Hs tiếp nối nhau đọc đoạn văn.Gv mời những Hs làm bài trên giấy dán bài lên bảng lớp, trình bày kết quả.Cả lớp và Gv nhận xét, góp ý.
5.Củng cố,dặn dò:- Gv nhận xét tiết học. 
---------------------------------------------------------------------------------------------------------
Toán
Tiết 94: Hình tròn. Đường tròn
I) Mục tiêu : Giúp HS :
 - Nhận biết về hình tròn, đường tròn và các yếu tố của hình tròn : tâm, bán kính, đường kính.
 - Biết dùng com pa để vẽ hình tròn.
II) Đồ dùng dạy- học :
 - GV : Bảng phụ, bộ đồ dùng toán 5.
III) Hoạt động dạy - học :
 1) Giới thiệu về hình tròn, đường tròn :
 - GV đưa ra tấm bìa hình tròn và giới thiệu " Đây là hình tròn ".
 - GV dùng com pa vẽ lên bảng hình tròn và nói " Đầu chì của com pa vạch ra 1 đường tròn ". HS vẽ vào vở
 - GV giới thiệu cách tạo dựng 1 bán kính hình tròn.
 - HS nhận xét : Tất cả các bán kính của 1 hình tròn đều bằng nhau.
 - GV giới thiêuh cách tạo dựng 1 đường kính của hình tròn. HS nhận xét trong 1 hình tròn đường kính dài gấp 2 lần bán kính.
 2) Thực hành :
Bài 1, 2 : Rèn kĩ năng sử dụng com pa để vẽ hình tròn.
Bài 3 : Rèn kĩ năng vẽ phối hợp đường tròn và 2 nửa đường tròn.
3. Củng cố, dặn dò: Nhận xét giờ – Chuẩn bị giờ sau.
---------------------------------------------------------------------------------------------------------
Chiều Thứ năm ngày 6 tháng 1 năm 2011
Mĩ thuật
Tiết 19: Vẽ tranh
đề tàI ngày tết, lễ hội và mùa xuân
I. Mục tiêu
- Hs tìm chọn được hình ảnh phù hợp với nội dung đề tài. 
-HS biết cách vẽ và vẽ được tranh về ngày tết, lễ hội và mùa xuân ở quê hương. 
- Hs yêu quê hương, đất nước.
II. Chuẩn bị.
- GV : SGK,SGV
-1 số tranh ảnh về ngày tết, lễ hội và mùa xuân
- HS :SGK, vở ghi, giấy vẽ ,vở thực hành
III. các hoạt động dạy học chủ yếu
Hoạt động 1: Tìm , chọn nội dung đề tài (5’)
GV : giới thiệu một số tranh ảnh về lễ hội và mùa xuân.
GV: gợi ý cho HS nhận xét được những hình ảnh về ngày tết, mùa xuân và những dịp lễ hội ở quê hương
Cho Hs quan sát xem tranh ảnh về lễ hội để các em nhớ lại hình ảnh, màu sắc và không gian cụ thể.
Hoạt động 2: cách vẽ tranh (5’)
GV hướng dẫn hs cách vẽ như sau:
+ Cho hs quan sát hình tham khảo ở SGK và gợi ý cho HS cách vẽ theo các bước:
+ Sắp xếp và vẽ các hình ảnh vẽ rõ nội dung
+Vẽ hình ảnh chính trước hình ảnh phụ sau . 
+ Điều chỉnh hình vẽ và vẽ thêm các chi tiết cho tranh sinh động.
+ Vẽ màu theo ý thích.
+ Màu sắc cần có độ đậm nhạt thích hợp với tranh và đẹp mắt.
Hoạt động 3: thực hành (20’)
GV yêu cầu hs làm bài trên giấy vẽ hoặc bài thực hành
GV : đến từng bàn quan sát hs vẽ
Hoạt động 4: nhận xét đánh giá (5’)
GV nhận xét chung tiết học
Khen ngợi những nhóm, cá nhân tích cực phát biểu ý kiến XD bài
Nhắc hs về nhà quân sát các đồ vật và hoa quả.
------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
 Thứ sáu ngày 7 tháng 1 năm 2011
Tập làm văn
Tiết 38: Luyện tập tả người
( Dựng đoạn kết bài )
I/ Mục tiêu:
 1.Củng cố kiến thức về dựng đoạn kết bài.
 2. Viết được đoạn kết bài cho bài văn tả cảnh người theo 2 kiểu : mở rộng và không mở rộng.
II/ Đồ dùng dạy học :
- Bảng phụ hoặc 1 tờ phiếu viết kiến thức đã học.
III/ Các hoạt động dạy học :
A.Kiểm tra bài cũ
B.Dạy bài mới
Bài tập 1
- 1 hs đọc nội dung bài 1
- Cả lớp đọc thầm lại 2 đoạn văn, suy nghĩ tr

File đính kèm:

  • docgiao_an_tong_hop_lop_5_tuan_19_nam_hoc_2010_2011.doc