Giáo án Mĩ thuật khối 5 - Chủ đề: Vẽ tranh tĩnh vật

HS nhớ lại cách vẽ biểu đạt là cách vẽ không nhìn giấy vẽ bằng cảm xúc với đối tượng vẽ.

- HS quan sát, tìm ra cách vẽ.

- HS vẽ cá nhân bằng chì trên giấy A4, mỗi mẫu một tờ giấy, vẽ 3- 4 tờ.

- HS chọn bài đẹp về hình và có tính biểu đạt cao.

- HS cảm nhận, chọn bài vẽ mình thích – vẽ màu.

 

doc10 trang | Chia sẻ: anhquan78 | Lượt xem: 650 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Mĩ thuật khối 5 - Chủ đề: Vẽ tranh tĩnh vật, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Bài 20, 24: vẽ mẫu có 2 hoặc 3 đồ vật
 Bài : 28, 32:Vẽ tĩnh vật mầu tự do
CHỦ ĐỀ: VẼ TRANH TĨNH VẬT.
I.Mục tiêu:
- Học sinh hiểu hình dáng, đặc điểm của mẫu.
- Biết cách vẽ mẫu có 2 hoặc 3 đồ vật.
- Vẽ được hình và đậm nhạt bằng bút chi đen hoặc vẽ màu theo quan sát và cảm nhận riêng. 
- Phát triển khả năng tạo hình của các cá nhân và năng lực hợp tác nhóm để tạo nên các bức tranh tĩnh vật theo ý thích.
- Học sinh phát triển được khả năng diễn đạt những suy nghĩ, cảm nhận của bản thân khi giao tiếp, đánh giá kết quả học tập
II. Chuẩn bị đồ dùng
* Giáo viên: + Vật mẫu: lọ, hoa , quả mỗi nhóm một mẫu khác nhau: lọ hoa các kiểu dáng đẹp, hoa cúc, hoa hồng  quả xoài, quả cà chua)
 + Tranh tĩnh vật của thiếu nhi và họa sĩ.
* Học sinh: + Giấy A4 + A3, màu vẽ
 + Giấy mầu, vỏ hộp, cành cây, hồ dán
III. Các hoạt động dạy hoc:
Hoạt động 1. GIỚI THIỆU VỀ TRANH TĨNH VẬT; VẬT MẪU: LỌ - HOA – QUẢ.
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
- Giới thiệu về tranh tĩnh vật:
GV cho HS quan sát, cảm nhận một số bức tranh tĩnh vật. Đặt câu hỏi:
+ Tranh vẽ gì?
+ Tranh vẽ lọ, hoa, quả là thể loại tranh gì?
GV nói về tranh tĩnh vật :
- Hướng dẫn học sinh quan sát mẫu lọ, hoa, quả, nêu câu hỏi gợi ý:
+ Mẫu bầy những vật gì? Hoa gì? Quả gì?
+ Lọ hoa có những bộ phân nào? Chất liệu như thế nào?
+ Đặc điểm, hình dáng, mầu sắc, ánh sáng tác động, đậm nhạt, sự ảnh hưởng qua lại giữa các màu nằm cạnh nhau của mẫu?
+ Vẻ đẹp và cảm nhận của HS về mẫu.
- HS hoạt động cá nhân
HS quan sát và cảm nhận vẻ đẹp của tranh tĩnh vật qua hình ảnh, bố cục, màu sắc.
- HS thảo luận nhóm quan sát cảm nhận, nói cho nhau nghe về mẫu qua gợi ý của GV.
- HS đại diện nhóm nói về mẫu của nhóm mình trước lớp.
Hoạt động 2. VẼ BIỂU ĐẠT HOẶC VẼ THEO NHẠC: LỌ - HOA - QUẢ.
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
- GV cho HS ôn lại cách vẽ biểu đạt
+ Thế nào là vẽ biểu đạt?
- GV vẽ thị phạm để HS hiểu hơn về cách vẽ không nhìn giấy.
- GV hướng dẫn học sinh vẽ biểu đạt lọ - hoa - quả
- GV hướng dẫn HS trưng bày bài tại bàn.
- GV cho HS quan sát một số bài vẽ biểu đạt mầu.
- GV tổ chức trưng bầy bài vẽ theo nhóm:
+ Nhóm lọ
+ Nhóm hoa
+ Nhóm quả
- GV gợi ý cho quy trình tiếp theo:
+ Để tác phẩm biểu đạt của nhóm mình có giá trị nghệ thuật cao hơn nữa, chúng ta nên làm gì tiếp?
+ VẼ THEO NHẠC: GV mở nhạc- HS nghe nhạc và nhún theo nhạc.
- HS nhớ lại cách vẽ biểu đạt là cách vẽ không nhìn giấy vẽ bằng cảm xúc với đối tượng vẽ.
- HS quan sát, tìm ra cách vẽ.
- HS vẽ cá nhân bằng chì trên giấy A4, mỗi mẫu một tờ giấy, vẽ 3- 4 tờ.
- HS chọn bài đẹp về hình và có tính biểu đạt cao.
- HS cảm nhận, chọn bài vẽ mình thích – vẽ màu.
- HS trưng bầy bài vẽ và chia sẻ cảm nhận khi xem tác phẩm của các bạn, hoặc của mình, chọn bài mình thích và bài có tính biểu đạt cao, mầu sắc đẹp.
- HS có thể tìm ra nhiều phương án, vẽ tiếp, ghép hình, thêm vật tìm được, giấy mầu, vải, dây thép để thành những tác phẩm tĩnh vật.
HS đi vòng tròn và nhún theo nhạc
Tưởng tượng hình trong giấy và cắt ra : hình lọ, quả, đồ vật để ghép thanh bức tranh tĩnh vật.
Hoạt động 3. CÙNG NHAU VẼ: TĨNH VẬT MÀU
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
- GV yêu cầu HS sáng tạo những bức tranh tĩnh vật từ những sản phẩm biểu đạt lọ - hoa - quả.
+ Vẽ tiếp
+ Cắt, dán, ghép hình. 
- GV yêu cầu HS chia sẻ thảo luận với nhau về cách sắp xếp bố cục, cách vẽ màu của tranh tĩnh vật.
- GV rèn luyện HS kỹ năng làm việc hợp tác nhóm.
- GV tổ chức HS trưng bầy bài vẽ gợi ý HS trình bầy trước lớp.
- HS hoạt động nhóm, thực hiện trên giấy A3.
- HS chia sẻ thảo luận tìm ra cách làm hiệu quả nhất.
- HS làm việc tập trung, hợp tác và tôn trọng lẫn nhau: vẽ tiếp, ghép hình hay thêm hình ảnh tạo thành những tĩnh vật mầu đẹp
- HS trưng bầy bài vẽ và trình bày ý tưởng bài vẽ tĩnh vật của nhóm mình.
Hoạt động 4. TẠO DÁNG SẢN PHẨM: TĨNH VẬT ( TẠO HÌNH 3D)
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
- GV yêu cầu HS suy nghĩ và chia sẻ về chủ đề Tĩnh vật. 
- GV yêu cầu HS nhìn các đồ vật thân quen qua một cách nhìn mới như: hộp sữa có thể tạo thành lọ, dây thép có tạo thành cánh hoa
+ Sản phẩm của nhóm em gồm những gì?
+ Lọ hoa tạo dáng bằng loại vỏ hộp nào?
+ Cành hoa và những bông hoa tạo bằng vật liệu gì?
+ Nhóm em định tạo dáng loại quả gì? Dùng chất liệu gì để tạo dáng?
- Kích thích trí tò mò tạo một sản phẩm HS, thúc đẩy các em thử nghiệm.
- GV động viên HS hỗ trợ lẫn nhau trong quá trình học tập.
- GV tổ chức HS trưng bầy sản phẩm.
Gợi ý học sinh giới thiệu về sản phẩm nhóm mình.
- Kết thúc chủ đề Tĩnh vật GV giáo dục và rèn kỹ năng sống cho HS về: Cách chọn hoa, quả khi sử dụng, cách trang trí nhà cửa bằng những lọ hoa đẹp.
- HS thảo luận chia sẻ trong nhóm chọn sản phẩm.
- HS chia sẻ với bạn về kinh nghiệm của bản thân.
+ Lọ hoa có thể làm từ các loại hộp hình ống. 
+ Cành hoa làm từ cành cây khô hoặc dây thép, hoa lá tạo từ giấy bìa màu hoặc đất nặn..
+ Quả có thể bọc đắp giấy bồi hoặc tạo dáng bằng đất nặn.
- HS tìm ra cách nắp giáp các đối tượng có chất liệu và kiểu dáng khác nhau tạo thành tĩnh vật.
- HS trưng bầy sản phẩm 
HS giới thiệu về sản phẩm của nhóm mình gồm những gì, làm bằng chất liệu gì, nghệ thuật trong cách sắp xếp hình khối và màu sắc để tạo thành tĩnh vật ra sao.
HS nhận xét sản phẩm của nhóm bạn và chọn những sản phẩm 3D đẹp về hình khối và ý tưởng sáng tạo.
Lóp 5.CHỦ ĐỀ: TRANH TĨNH VẬT
(Thời lượng: 4 tiết)
I.Mục tiêu:
- Học sinh hiểu và cảm nhận được vẻ đẹp của của lọ, hoa, quả qua đặc điểm, hình dáng, màu sắc và chất liệu.
- Học sinh vẽ biểu đạt được lọ, hoa, quả qua quan sát bằng cảm xúc của mình.
- Học sinh phát triển khả năng tạo hình của cá nhân và năng lực hợp tác nhóm để tạo nên các bức tranh tĩnh vật theo ý thích.
II. Chuẩn bị đồ dùng
* Giáo viên: + Vật mẫu: lọ, hoa , quả nhóm một mẫu khác nhau: lọ hoa các kiểu dáng đẹp, hoa loa kèn, hoa ly, hoa cúc, hoa sen quả thanh long, quả dứa, quả cà chua)
 + Tranh tĩnh vật của thiếu nhi và họa sĩ.
* Học sinh: + Giấy A4 + A3, màu vẽ
 + Giấy mầu, vỏ hộp, cành cây, hồ dán
III. Các hoạt động cụ thể:
Hoạt động 1. GIỚI THIỆU VỀ TRANH TĨNH VẬT; VẬT MẪU: LỌ - HOA – QUẢ.
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
- Giới thiệu về tranh tĩnh vật:
GV cho HS quan sát, cảm nhận một số bức tranh tĩnh vật. Đặt câu hỏi:
+ Tranh vẽ gì?
+ Tranh vẽ lọ, hoa, quả là thể loại tranh gì?
GV nói về tranh tĩnh vật 
- Hướng dẫn học sinh quan sát mẫu lọ, hoa, quả, nêu câu hỏi gợi ý:
+ Mẫu bầy những vật gì? Hoa gì? Quả gì?
+ Lọ hoa có những bộ phân nào? Chất liệu như thế nào?
+ Đặc điểm, hình dáng, mầu sắc, ánh sáng tác động, đậm nhạt, sự ảnh hưởng qua lại giữa các màu nằm cạnh nhau của mẫu?
+ Vẻ đẹp và cảm nhận của HS về mẫu.
- HS hoạt động cá nhân
HS quan sát và cảm nhận vẻ đẹp của tranh tĩnh vật qua hình ảnh, bố cục, màu sắc.
- HS thảo luận nhóm quan sát cảm nhận, nói cho nhau nghe về mẫu qua gợi ý của GV.
- HS đại diện nhóm nói về mẫu của nhóm mình trước lớp.
Hoạt động 2. VẼ BIỂU ĐẠT: LỌ - HOA - QUẢ.
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
- GV cho HS ôn lại cách vẽ biểu đạt
+ Thế nào là vẽ biểu đạt?
- GV vẽ thị phạm để HS hiểu hơn về cách vẽ không nhìn giấy.
- GV hướng dẫn học sinh vẽ biểu đạt lọ - hoa - quả
- GV hướng dẫn HS trưng bày bài tại bàn.
- GV cho HS quan sát một số bài vẽ biểu đạt mầu.
- GV tổ chức trưng bầy bài vẽ theo nhóm:
+ Nhóm lọ
+ Nhóm hoa
+ Nhóm quả
- GV gợi ý cho quy trình tiếp theo:
+ Để tác phẩm biểu đạt của nhóm mình có giá trị nghệ thuật cao hơn nữa, chúng ta nên làm gì tiếp?
- HS nhớ lại cách vẽ biểu đạt là cách vẽ không nhìn giấy vẽ bằng cảm xúc với đối tượng vẽ.
- HS quan sát, tìm ra cách vẽ.
- HS vẽ cá nhân bằng chì trên giấy A4, mỗi mẫu một tờ giấy, vẽ 3- 4 tờ.
- HS chọn bài đẹp về hình và có tính biểu đạt cao.
- HS cảm nhận, chọn bài vẽ mình thích – vẽ màu.
- HS trưng bầy bài vẽ và chia sẻ cảm nhận khi xem tác phẩm của các bạn, hoặc của mình, chọn bài mình thích và bài có tính biểu đạt cao, mầu sắc đẹp.
- HS có thể tìm ra nhiều phương án, vẽ tiếp, ghép hình, thêm vật tìm được, giấy mầu, vải, dây thép để thành những tác phẩm tĩnh vật.
Hoạt động 3. CÙNG NHAU VẼ: TĨNH VẬT MÀU
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
- GV yêu cầu HS sáng tạo những bức tranh tĩnh vật từ những sản phẩm biểu đạt lọ - hoa - quả.
+ Vẽ tiếp
+ Cắt, dán, ghép hình. 
- GV yêu cầu HS chia sẻ thảo luận với nhau về cách sắp xếp bố cục, cách vẽ màu của tranh tĩnh vật.
- GV rèn luyện HS kỹ năng làm việc hợp tác nhóm.
- GV tổ chức HS trưng bầy bài vẽ gợi ý HS trình bầy trước lớp.
- HS hoạt động nhóm, thực hiện trên giấy A3.
- HS chia sẻ thảo luận tìm ra cách làm hiệu quả nhất.
- HS làm việc tập trung, hợp tác và tôn trọng lẫn nhau: vẽ tiếp, ghép hình hay thêm hình ảnh tạo thành những tĩnh vật mầu đẹp
- HS trưng bầy bài vẽ và trình bày ý tưởng bài vẽ tĩnh vật của nhóm mình.
Hoạt động 4. TẠO DÁNG SẢN PHẨM: TĨNH VẬT ( TẠO HÌNH 3D)
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
- GV yêu cầu HS suy nghĩ và chia sẻ về chủ đề Tĩnh vật. 
- GV yêu cầu HS nhìn các đồ vật thân quen qua một cách nhìn mới như: hộp sữa có thể tạo thành lọ, dây thép có tạo thành cánh hoa
+ Sản phẩm của nhóm em gồm những gì?
+ Lọ hoa tạo dáng bằng loại vỏ hộp nào?
+ Cành hoa và những bông hoa tạo bằng vật liệu gì?
+ Nhóm em định tạo dáng loại quả gì? Dùng chất liệu gì để tạo dáng?
- Kích thích trí tò mò tạo một sản phẩm HS, thúc đẩy các em thử nghiệm.
- GV động viên HS hỗ trợ lẫn nhau trong quá trình học tập.
- GV tổ chức HS trưng bầy sản phẩm.
Gợi ý học sinh giới thiệu về sản phẩm nhóm mình.
- Kết thúc chủ đề Tĩnh vật GV giáo dục và rèn kỹ năng sống cho HS về: Cách chọn hoa, quả khi sử dụng, cách trang trí nhà cửa bằng những lọ hoa đẹp.
- HS thảo luận chia sẻ trong nhóm chọn sản phẩm.
- HS chia sẻ với bạn về kinh nghiệm của bản thân. 
+ Lọ hoa có thể làm từ các loại hộp hình ống. 
+ Cành hoa làm từ cành cây khô hoặc dây thép, hoa lá tạo từ giấy bìa màu hoặc đất nặn..
+ Quả có thể bọc đắp giấy bồi hoặc tạo dáng bằng đất nặn
- HS tìm ra cách nắp giáp các đối tượng có chất liệu và kiểu dáng khác nhau tạo thành tĩnh vật.
- HS trưng bầy sản phẩm 
HS giới thiệu về sản phẩm của nhóm mình gồm những gì, làm bằng chất liệu gì, nghệ thuật trong cách sắp xếp hình khối và màu sắc để tạo thành tĩnh vật ra sao.
HS nhận xét sản phẩm của nhóm bạn và chọn những sản phẩm 3D đẹp về hình khối và ý tưởng sáng tạo.

File đính kèm:

  • docBai_1_Mau_sac_va_cach_pha_mau.doc