Giáo án Mĩ thuật khối 3 - Chủ đề 5: Đồ vật trong gia đình

GV yêu cầu học sinh sáng tạo những bức tranh tĩnh vật từ những sản phẩm biểu đạt: Cái chai, lọ hoa, cái bình đựng ước, cái ấm pha trà.

+ Vẽ tiếp.

+ Cắt, dán, ghép hình.

+ Vẽ màu.

- GV cho HS trưng bày sản phẩm.

+ Em có muốn thêm chi tiết nào cho bài vẽ không?

+ Nếu thêm chi tiết em sẽ thêm hình ảnh gì?

 

doc4 trang | Chia sẻ: anhquan78 | Lượt xem: 1558 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Mĩ thuật khối 3 - Chủ đề 5: Đồ vật trong gia đình, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHỦ ĐỀ 5: ĐỒ VẬT TRONG GIA ĐÌNH (Lớp 3)
Thời lượng 4 tiết (Bài 7, 18, 23, 30)
Bài 7: Vẽ cái chai
Bái 18: Vẽ lọ hoa
Bài 23: Vẽ cái bình đựng nước
Bái 30: Vẽ cái ấm pha trà
I. MỤC TIÊU:
- HS hiểu được sự đa dạn về hình dáng cũng như màu sắc của các đồ vật quen thuộc
- HS vẽ biểu đạt đươc các đồ vật theo quan sát và cảm nhận.
- Phát triển khả năng tạo hình của cá nhân và năng lực hợp tác nhóm.
II. CHUẨN BỊ ĐỒ DÙNG:
1. Giáo viên:
- Mẫu vật cái chai, lọ hoa, bình đựng nước, ấm pha trà. 
- Tranh ảnh về đồ vật.
2. Học sinh:
- Giấy, bút chì, bút màu.
- Mẫu vật.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:
Hoạt động 1: Giới thiệu đồ vật trong gia đình (Cái chai, lọ hoa, cái bình đựng nước, cái ấm pha trà)
Hoạt đông của giáo viên
Hoạt động của học sinh
* Hướng dẫn HS quan sát, thảo luận. Đặt câu hỏi:
+ Mẫu gồm những đồ vật gì?
- Cái chai:
+ Cấu tạo của cái chai?
+ Đặc điểm, hình dáng, màu sắc, chất liệu của cái chai?
- Lọ hoa:
+ Cấu tạo của lọ hoa?
+ Đặc điểm, hình dáng, màu sắc, chất liệu của lọ hoa?
- Cái bình đựng nước:
+ Cấu tạo của cái bình đựng nước?
+ Đặc điểm, hình dáng, màu sắc, chất liệu của cái bình đựng nước?
- Cái ấm pha trà.
+ Cấu tạo của cái ấm pha trà?
+ Đặc điểm, hình dáng, màu sắc, chất liệu của cái ấm pha trà?
+ Cảm nhận của HS về mẫu.
- HS quan sát và trả lời.
+ Cái chai, lọ hoa, cái bình đựng nước, cái ấm pha trà
+ Miệng, cổ, thân, vai, đái.
+ Nhiều hình dáng và màu sắc khác nhau, chất liệu: thủy tinh, nhựa
+ Miệng lọ, cổ lọ, thân lọ và đái lọ.
+ Nhiều hình dáng và màu sắc khác nhau, chất liệu: thủy tinh, nhựa, gốm
+.Miệng, thân, tay cầm, đáy
+ Nhiều hình dáng và màu sắc khác nhau, chất liệu: thủy tinh, nhựa, gốm
+ Nắp, miệng, thân, vòi, tay cầm .
+ Nhiều hình dáng và màu sắc khác nhau, chất liệu: Nhôm, sành.
Hoạt động 2:
Vẽ biểu đạt (Cái chai, lọ hoa, cái bình đựng nước, cái ấm pha trà)
Hoạt đông của giáo viên
Hoạt động của học sinh
- GV cho HS ôn lại cách vẽ biểu đạt. Thế nào là vẽ biểu đạt?
- GV thị phạm để HS hiểu hơn về cách vẽ không nhìn giấy.
- GV hướng dẫn HS vẽ biểu đạt cái chai, lọ hoa, cái bình đựng nước, cái ấm pha trà.
- GV hướng dẫn HS trưng bày tại bàn.
- GV cho HS quan sát một số bài vẽ biểu đạt theo mẫu.
- GV tổ chức cho HS trưng bày theo nhóm.
+ Bài vẽ có giống mẫu không?
+ Màu sắc thế nào?
- GV gợi ý cho quy trình tiếp theo: Để tác phẩm biểu đạt của nhóm có giá trị nghệ thuật cao hơn nữa.
- HS nhớ lại cách vẽ biểu đạt. Vẽ bằng cảm xúc, không nhìn giấy.
- HS quan sát và tìm cách vẽ.
- HS vẽ biểu đạt bằng chì trên giấy.
- Chọn bài thích nhất vẽ màu.
- HS trưng bày sản phẩm. Chia sẽ cảm nhận của mình. Chọn những sản phẩm đẹp về hình dáng, màu sắc.
Hoạt động 3: Cùng nhau vẽ: Tĩnh vật.
Hoạt đông của giáo viên
Hoạt động của học sinh
- GV yêu cầu học sinh sáng tạo những bức tranh tĩnh vật từ những sản phẩm biểu đạt: Cái chai, lọ hoa, cái bình đựng ước, cái ấm pha trà.
+ Vẽ tiếp.
+ Cắt, dán, ghép hình.
+ Vẽ màu.
- GV cho HS trưng bày sản phẩm.
+ Em có muốn thêm chi tiết nào cho bài vẽ không?
+ Nếu thêm chi tiết em sẽ thêm hình ảnh gì?
- GV yêu cầu HS thảo luận về cách sắp xếp bố cục tranh tĩnh vật. Khuyến khích HS tự tao khung để xát định bố cục tranh.
- GV kết luận.
- HS hoạt động nhóm thực hiện trên giấy A3.
- HS thảo luận nhóm tìm ra cách làm hiệu quả nhất.
- HS làm việc nhóm, họp tác tôn trọng lẫn nhau: vẽ tiếp, ghép hình
- HS trưng bày sản phẩm và ý tưởng của nhóm.
Hoạt động 4: Sáng tạo nên của hàng buôn bán đồ vật trong gia đình.
Hoạt đông của giáo viên
Hoạt động của học sinh
- Từ những ngân hàng hình ảnh về đồ vật. GV yêu cầu HS suy nghĩ cách tạo một của hàng buôn bán đồ vật với những kiểu dáng và màu sắc đa dạng.
- Cho HS trưng bày sản phẩm theo nhóm:
- GV gợi ý: 
+ Của hàng của nhóm có bao nhiêu đồ vật, kể tên?
+ Em thích đồ vật nà nhất?
+ Em có thích của hàng đồ vật của bạn không? Vì sao?
- Kết thúc chủ đề “Đồ vật trong gia đình” GV giúp HS hiểu được sự đa dạng về hình ảnh và màu sắc của đồ vật. Phát triển khả năng tạo hình theo cách vẽ biểu đạt, phát triển ý tưởng sáng tạo các của hàng.
- HS thảo luận nhóm, lựa chọn cách sắp xếp cửa hàng.
- HS trưng bày sản phẩm.
- Giới thiệu về cửa hàng của mình. Tên các đồ vật trong cửa hàng? Vẽ đẹp và sự tinh tế của từng đồ vật (hình dáng, màu sắc)?
- HS nhận xét sản phẩm của nhóm bạn. hình dáng, màu sắc, ý tưởng sáng tạo.
☺ Duyệt (ý kiến nhận xét):
 Nhôn myõ, ngày.tháng..năm
 BGH duyeät

File đính kèm:

  • docDo_vat_trong_gia_dinh.doc