Giáo án Luyện từ và câu - Tiết 20: Từ ngữ về thời tiết. đặt và trả lời câu hỏi khi nào? Dấu chấm, dấu chấm than

GV hỏi học sinh các câu hỏi sau :

+ Mùa hạ bắt đầu từ tháng mấy và kết thúc vào tháng mấy ?

+ Mùa thu bắt đầu từ tháng mấy và kết thúc vào tháng mấy ?

+ Mùa đông bắt đầu từ tháng mấy và kết thúc vào tháng mấy ?

* Đặt câu hỏi theo mẫu : Khi nào ?

Ví dụ : Khi nào thì bạn học Tiếng Anh?

 Tôi học Tiếng Anh vào

 

doc4 trang | Chia sẻ: dungnc89 | Lượt xem: 1290 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Luyện từ và câu - Tiết 20: Từ ngữ về thời tiết. đặt và trả lời câu hỏi khi nào? Dấu chấm, dấu chấm than, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LUYỆN TỪ VÀ CÂU
Tiết 20 : TỪ NGỮ VỀ THỜI TIẾT. 
ĐẶT VÀ TRẢ LỜI CÂU HỎI KHI NÀO ?
 DẤU CHẤM, DẤU CHẤM THAN
I. MỤC TIÊU :
1. Kiến thức: - Nhận biết được một số từ ngữ chỉ thời tiết 4 mùa (BT1)
- Biết dùng các cụm từ bao giờ, lúc nào, tháng mấy, mấy giờ thay cho cụm từ khi nào để hỏi về thời điểm ( BT20.
- Điền đúng dấu chấm và dấu chấm than vào ô trống trong đoạn đã cho.(BT3)
2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng đặt câu hỏi với cụm từ “ bao giờ? lúc nào? tháng mấy? mấy giờ? ” thay cho cụm từ “khi nào?” Dùng đúng dấu chấm, dấu chấm than trong ngữ cảnh.
3. Thái độ: - Vận dụng dấu câu khi viết đoạn văn.
 - Giáo dục HS yêu thích ngôn ngữ Tiếng Việt.
II. ĐỒ DÙNG :
1. Giáo viên: - 6 thẻ từ ghi sẵn 6 từ ngữ ở bài tập 1.
 - Bảng phụ ghi sẵn nội dung bài tập 3.
2. Học sinh: Bút, vở.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC :
Thời gian
Nội dung
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1’
5’
1’
6’
9’
10’
2’
1’
A. Ôn định tổ chức:
B. Bài cũ: 
C. Bài mới:
1. Giới thiệu bài: 
2. Hướng dẫn làm bài tập.
Bài 1: 
(Miệng)
* Bài 2: ( Miệng )
Bài 3: 
D. Củng cố 
E. Dặn dò.
- GV hỏi học sinh các câu hỏi sau :
+ Mùa hạ bắt đầu từ tháng mấy và kết thúc vào tháng mấy ? 
+ Mùa thu bắt đầu từ tháng mấy và kết thúc vào tháng mấy ? 
+ Mùa đông bắt đầu từ tháng mấy và kết thúc vào tháng mấy ? 
* Đặt câu hỏi theo mẫu : Khi nào ?
Ví dụ : Khi nào thì bạn học Tiếng Anh?
 Tôi học Tiếng Anh vào tối thứ hai hàng tuần. 
- GV nhận xét.
- Nêu mục tiêu bàihọc.
- Ghi đầu bài.
- Gọi HS đọc yêu cầu của bài. 
- GV giơ thẻ từ ghi sẵn từng từ cần chọn (nóng bức hoặc ấm áp, giá lạnh ... )
- Gọi 1 HS nói tên mùa hợp với từ ngữ trên thẻ từ.
- GV kết hợp gắn thẻ từ lên bảng vào các mùa thích hợp.
- Gọi 2,3 HS nói lại lời giải của toàn bài.
Mùa xuân ấm áp.
Mùa hạ nóng bức, oi nồng.
Mùa thu se se lạnh.
Mùa đông mưa phùn gió bấc, giá lạnh.
- Gọi HS đọc yêu cầu của bài.
- Hướng dẫn: Các em đọc từng câu văn, lần lượt thay cụm từ "Khi nào" trong câu văn đó bằng các cụm từ: "bao giờ, lúc nào, tháng mấy, mấy giờ". Kiểm tra xem trường hợp nào thay được, trường hợp nào không thay được.
+ + Chú ý: Câu hỏi "Khi nào" là câu hỏi về thời điểm (lúc) xảy ra sự việc.
- Yêu cầu HS tự trao đổi theo nhóm 2.
- Gọi HS nêu kết quả làm bài.
Ví dụ: 
+ Cụm từ Khi nào trong câu "Khi nào lớp bạn đi thăm viện bảo tàng?" có thể thay bằng những cụm từ nào?
+ Hỏi tương tự với các câu b, c, d
- Nhận xét và cho điểm học sinh
 Chú ý: Câu hỏi có từ khi nào là câu hỏi về thời điểm (lúc) xảy ra sự việc.
+ Hỏi: Bạn làm bài tập này mấy giờ ? con trả lời như thế nào ? (Con làm bài tập này 2 tiếng)
=>Kết luận: Đây là nói về lượng thời gian làm bài tập , không phải nói về thời điểm làm bài vậy ta không được dùng cụm từ mấy giờ thay cho cụm từ khi nào .
- Gọi HS đọc yêu cầu bài tập 3.
- Yêu cầu HS tự làm.
- Yêu cầu học sinh tự làm bài.
- Cả lớp và giáo viên cùng nhận xét, chữa bài trên bảng. Chốt lời giải đúng.
+ Khi nào ta dùng dấu chấm? 
+ Dấu chấm than được dùng ở cuối câu văn nào ? 
=> Kết luận: Khi viết cuối câu kể ta dùng chấm. Cuối các câu cảm (biểu lộ cảm xúc, thái độ) ta phải viết dấu chấm than.
- Có thể cho HS chơi Trò chơi: Nghe câu - đoán dấu (nếu còn thời gian ).
- GV nêu luận chơi: GV nói 1 câu, các nhóm phải tìm ra sau đó dùng dấu gì. Nhóm nào có tín hiệu nói trước (giơ tay) và nói đúng được 10 điểm. Nói sai bị trừ 5 điểm.
VD: Mùa xuân đẹp quá !
 Hôm qua, tôi được đi chơi.
- Tổng kết trò chơi. GV khen đội thắng.
- Nhận xét giờ học.
- Hát.
- HS lần lượt TL.
- Cả lớp theo dõi, nhận xét.
- 2 HS đặt câu.
- HS theo dõi.
- 1,2 em nhắc lại đầu bài, ghi bài.
- 1 HS đọc to, cả lớp theo dõi và đọc thầm.
- HS đọc đồng thanh từ ngữ đó.
- HS nêu.
VD: nóng bức – mùa hạ
 ấm áp – mùa xuân
 - Mùa xuân ấm áp ...
- Nếu HS nói sai, gọi HS khác sửa lại.
- 2-3 HS nêu và ghi nhớ đặc điểm của từng mùa.
- 1 HS đọc to.
- HS nghe và ghi nhớ cách làm bài.
- 2 em ngồi cạnh nhau cùng trao đổi để làm bài.
- Có thể thay bằng: bao giờ, lúc nào, tháng mấy, mấy giờ.
- 1-2 em nêu thành câu hoàn chỉnh.
Đáp án: 
b) bao giờ, lúc nào, tháng mấy.
c) bao giờ, lúc nào, (vào) tháng mấy.
d) bao giờ, lúc nào, tháng mấy.
- Cả lớp đọc thầm, 1 HS đọc to.
- 2 HS lên bảng làm vào bảng phụ.
- Cả lớp làm vở ( chỉ ghi từ cuối cùng của câu và dấu câu cần điền
a) Ông Mạnh nổi giận quát:
- Thật độc ác (!)
b) Đêm ấy, Thần gió lại đến đập cửa, thét.
- Mở cửa ra (!)
- Không (!) Sáng mai ta sẽ mở cửa mời ông vào (.)
- Đặt cuối câu kể.
- Ở cuối các câu văn biểu lộ thái độ cảm xúc.
- HS ghi nhớ.
- HS nghe.
- 4 tổ cùng thi.
- HS nghe và thực hiện.

File đính kèm:

  • docluyen_tu_va_cau_Tuan_20.doc