Giáo án Luyện từ và câu Lớp 5 - Bài: Ôn tập về dấu câu - Năm học 2019-2020 - Nguyễn Thị Như Quỳnh

2.2 Hoạt động 1: Tìm các dấu chấm, chấm hỏi và chấm than trong mẩu chuyện vui “ Kỉ lục thế giới( BT1)

- Giáo viên cho 1 học sinh đọc yêu cầu bài.

- Giáo viên nêu câu hỏi: Bài tập 1 yêu cầu chúng ta làm gì?

- Giáo viên nêu câu hỏi: Bạn nào có thể cho cô biết, các loại dấu trên được đặt ở vị trí nào trong câu?

- Giáo viên hướng dẫn: Các em cần nhớ là các loại dấu câu này đều được đặt ở cuối câu. Em cần dựa vào dấu hiệu hình thức để nhận ra chúng: dấu chấm (.), chấm hỏi (?), chấm than (!). Và dấu chấm dùng để kết thúc câu kể; dấu chấm hỏi dùng để kết thúc câu hỏi; dấu chấm than dùng để kết thúc câu cảm, câu khiến.

- Giáo viên yêu cầu học sinh làm bài theo nhóm: 1 nhóm làm vào giấy khổ to, các nhóm còn lại làm vào phiếu bài tập.

( Bây giờ, cả lớp hãy thảo luận theo nhóm bàn để làm bài tập 1 vào phiếu bài tập và cô mời 1 nhóm làm vào giấy khổ to.)

- Giáo viên yêu cầu nhóm đại diện trình bày kết quả và mời các nhóm còn lại nhận xét.

 

doc5 trang | Chia sẻ: hatranv1 | Ngày: 06/01/2022 | Lượt xem: 375 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Luyện từ và câu Lớp 5 - Bài: Ôn tập về dấu câu - Năm học 2019-2020 - Nguyễn Thị Như Quỳnh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 12/9/2019 	 Thứ 5 ngày 19 tháng 9 năm 2019
Người dạy: Nguyễn Thị Như Quỳnh	
Lớp: 5A
Phân môn: Luyện từ và câu	
 KẾ HOẠCH BÀI HỌC
 ÔN TẬP VỀ DẤU CÂU
	 ( Tiếng Việt 5, Tập 2, trang 110 SGK)
I. Mục tiêu:
 Sau khi học xong, học sinh sẽ đạt được:
1. Về kiến thức:
- Hệ thống hóa kiến thức đã học về dấu chấm, dấu chấm hỏi, dấu chấm than.
- Biết tìm các dấu chấm, chấm hỏi và chấm than trong mẩu chuyện vui ( BT1).
- Biết đặt dấu chấm vào những chỗ thích hợp trong bài văn ( BT2).
- Biết sửa một số lỗi dùng sai dấu câu trong mẩu chuyện vui (BT3).
2. Về kỹ năng:
- Rèn kỹ năng tìm các dấu chấm, chấm hỏi và chấm than.
- Nâng cao kỹ năng sử dụng các loại dấu câu trên.
- Rèn kỹ năng làm việc nhóm.
3. Về thái độ:
- Giáo dục học sinh tính cẩn thận, chính xác.
- Giáo dục học sinh học tập và xây dựng bài tích cực.
II. Chuẩn bị:
1. Giáo viên:
- Giáo án trình chiếu điện tử.
- Bảng phụ ghi bài tập 1,3
- Phiếu bài tập.
- Sách giáo khoa Tiếng Việt 5.
2. Học sinh:
- Sách giáo khoa Tiếng Việt 5
- Vở bài tập Tiếng Việt 5.
III. Các hoạt động dạy- học:
 Hoạt động của giáo viên 
 Hoạt động của học sinh
1. Kiểm tra bài cũ: (2-3p)
- Giáo viên nêu câu hỏi: Nêu tác dụng của các dấu câu đã học ở lớp 4 ( dấu chấm, chấm hỏi, chấm than).
2. Bài mới: (30-34p)
2.1 Giới thiệu bài mới:
 Các em đã được học về dấu chấm, chấm than, chấm hỏi và hiểu được tác dụng của nó. Vậy bài học hôm nay sẽ giúp các em củng cố thêm về kiến thức và kỹ năng sử dụng các dấu câu đó. Chúng ta cùng tìm hiểu vào bài học mới “ Ôn tập về dấu câu (Dấu chấm, chấm hỏi chấm than)”.
2.2 Hoạt động 1: Tìm các dấu chấm, chấm hỏi và chấm than trong mẩu chuyện vui “ Kỉ lục thế giới( BT1)
- Giáo viên cho 1 học sinh đọc yêu cầu bài.
- Giáo viên nêu câu hỏi: Bài tập 1 yêu cầu chúng ta làm gì?
- Giáo viên nêu câu hỏi: Bạn nào có thể cho cô biết, các loại dấu trên được đặt ở vị trí nào trong câu?
- Giáo viên hướng dẫn: Các em cần nhớ là các loại dấu câu này đều được đặt ở cuối câu. Em cần dựa vào dấu hiệu hình thức để nhận ra chúng: dấu chấm (.), chấm hỏi (?), chấm than (!). Và dấu chấm dùng để kết thúc câu kể; dấu chấm hỏi dùng để kết thúc câu hỏi; dấu chấm than dùng để kết thúc câu cảm, câu khiến.
- Giáo viên yêu cầu học sinh làm bài theo nhóm: 1 nhóm làm vào giấy khổ to, các nhóm còn lại làm vào phiếu bài tập. 
( Bây giờ, cả lớp hãy thảo luận theo nhóm bàn để làm bài tập 1 vào phiếu bài tập và cô mời 1 nhóm làm vào giấy khổ to.)
- Giáo viên yêu cầu nhóm đại diện trình bày kết quả và mời các nhóm còn lại nhận xét.
- Giáo viên chốt và chuyển ý: Vậy sau khi làm xong bài tập 1, chúng ta đã tìm được và hiểu được tác dụng của dấu chấm, chấm hỏi, chấm than. Tiếp theo, chúng ta sẽ tiếp tục củng cố cách đặt dấu chấm vào những chỗ thích hợp trong đoạn văn, bài văn. Và viết các chữ đầu câu cho đúng quy định. Chúng ta cũng đi vào tìm hiểu bài tập 2.
2.2 Hoạt động 2: Đặt dấu chấm vào những cỗ thích hợp trong bài văn “ Thiên đường của phụ nữ”. Viết lại các chữ đầu câu cho đúng quy định. (BT2)
- Giáo viên cho 1 học sinh đọc yêu cầu bài.
- Giáo viên nêu câu hỏi: Bài tập 2 yêu cầu chúng ta làm gì?
- Giáo viên hỏi: Bạn nào có thể cho cô và cả lớp cùng biết, em hiểu thế nào về cụm từ “ đặc quyền đặc lợi” và từ “ pê-xô” ?
- Giáo viên yêu cầu học sinh làm bài cá nhân vào vở bài tập. 
- Giáo viên mời 1 học sinh lên làm bài trên bảng.
- Giáo viên chốt và chuyển ý: Trong khi viết văn, một số em còn sử dụng dấu câu sai mục đích. Vậy để khắc phục những lỗi đó, chúng ta sẽ đi vào tìm hiểu bài tập 3.
2.3 Hoạt động 3: Sửa một số lỗi dùng sai dấu câu trong mẩu chuyện vui (BT3).
- Giáo viên mời 1 bạn đọc yêu cầu bài.
- Giáo viên hướng dẫn: Để làm được bài tập này, các em nên đọc kỹ từng câu văn xem đó là câu kể, câu hỏi, câu khiến hay câu cảm. Mỗi kiểu câu thì sẽ được kết thúc bằng một dấu câu tương ứng. Từ đó, các em hay sửa lại những câu dùng sai.
- Giáo viên yêu cầu học sinh thảo luận nhóm để hoàn thành bài tập.
- Giáo viên mời một nhóm làm vào bảng phụ, các nhóm còn lại làm vào phiếu bài tập.
- Giáo viên mời các nhóm còn lại nhận xét.
- Giáo viên đặt câu hỏi: Dựa vào đâu để biết câu 1 dùng sai dấu câu?
- Giáo viên tiếp tục đặt câu hỏi: Vậy thì, vì sao câu 3 lại sai?
- Tương tự, bạn nào có thể cho cô biết, câu 4 vì sao lại sai?
3. Củng cố- dặn dò: (3p)
- Giáo viên nhận xét: Qua những bài tập trên thì cô thấy các em đã hiểu thêm phần nào về dấu chấm, chấm hỏi và chấm than. Các em phải nắm vững được tác dụng của dấu chấm, chấm hỏi và chấm than để sử dụng đúng và sửa được các lỗi dùng sai dấu câu. Hôm nay lớp chúng ta học bài rất là tốt. Cô khen cả lớp nào.
- Giáo viên dặn dò: Chuẩn bị bài học tiếp theo “ Ôn tập về dấu câu (dấu chấm, chấm hỏi, chấm than) trang 115 SGK.
- Học sinh trả lời: Dấu chấm dùng để kết thúc câu kể. Dấu chấm hỏi dùng để kết thúc câu hỏi. Dấu chấm than dùng để kết thúc câu cảm, câu cầu khiến.
- Học sinh lắng nghe
- Học sinh đọc
- Học sinh trả lời: Tìm các dấu chấm, chấm hỏi và chấm than trong mẩu chuyện vui “ Kỉ lục thế giới”. Cho biết mỗi dấu câu ấy được dùng làm gì?
- Học sinh trả lời: Các loại dấu trên đều được đặt ở cuối câu.
- Học sinh lắng nghe.
- Học sinh nghe lệnh và thực hiện.
- Học sinh thảo luận nhóm làm bài tập
- Đáp án: 
Dấu câu
Đặt cuối câu số
 Tác dụng
Dấu chấm
Đặt cuối câu 1,2,9
Dùng để kết thúc các câu kể 
Dấu chấm hỏi
Đặt cuối câu 7,11
Dùng để kết thúc các câu hỏi
Dấu chấm than
Đặt cuối câu 4,5
Dùng để kết thúc câu cảm (câu 4), câu khiến (câu 5)
- Học sinh lắng nghe
- Học sinh đọc
- Học sinh trả lời: Có thể đặt dấu chấm vào những chỗ nào trong bài văn sau? Viết lại các chữ đầu câu cho đúng quy định.
- Học sinh trả lời: “ Đặc quyền đặc lợi” có nghĩa là những quyền lợi dành riêng cho một số ít người có địa vị cao; “ Pê-xô” có nghĩa là đơn vị tiền tệ của Mê- hi-cô
- Học sinh thực hiện
- Đáp án:
 Thành phố Giu- chi tan nằm ở phía nam Mê- hi- cô là thiên đường của phụ nữ. Ở đây, đàn ông có vẻ mảnh mai, còn đàn bà lại đẫy đà, mạnh mẽ. Trong mỗi gia đình, khi một đứa bé sinh ra là phái đẹp thì cả nhà nhảy cẫng lên vì vui sướng, hết lời tạ ơn đấng tối cao.
 Nhưng điều đáng nói là những đặc quyền đặc lời của phụ nữ. Trong bậc thang xã hội ở Giu- chi- tan, đứng trên hết là phụ nữ, kế đó là những người giả 
trang phụ nữ, còn ở nấc cuối cùng là đàn ông. Điều này thể hiện trong nhiều tập quán của xã hội. Chẳng hạn, muốn tham gia một lễ hội, đàn ông phải được một phụ nữ mời và giá vé vào cửa là 20 pê-xô dành cho phụ nữ chính cống hoặc những chàng trai giả gái, còn đàn ông: 70 pê-xô. Nhiều chàng trai mới lớn thèm thuồng những đặc quyền đặc lợi của phụ nữ đến nỗi có lắm anh tìm cách trở thànhcon gái.
- Học sinh lắng nghe.
- 1 học sinh đọc.
- Học sinh thảo luận nhóm
- Học sinh thực hiện
- Đáp án:
+ Câu 1: Sai
=) Sửa lại: Hùng này, hai bài kiểm tra Tiếng Việt và Toán hôm qua, cậu được mấy điểm?
+ Câu 2: Đúng. 
+ Câu 3: Sai.
=) Sửa lại: Nghĩa là sao?
+ Câu 4: Sai
=) Sửa lại: Vẫn đang hòa không- không.
+ Câu 5: Đúng.
- Học sinh nhận xét
- Học sinh trả lời: Dựa vào nội dung câu văn và từ mấy trong câu nên ta biết được đây là câu hỏi. Vì thế, dấu chấm ở đây phải được thay bằng dấu chấm hỏi.
- Câu này là câu hỏi. Vì có từ sao để hỏi ở cuối câu nên dấu chấm than phải được thay bằng dấu chấm hỏi.
- Vì đây là câu kể nên dấu chấm hỏi phải được thay bằng dấu chấm.
- Học sinh lắng nghe.

File đính kèm:

  • docgiao_an_luyen_tu_va_cau_lop_5_bai_on_tap_ve_dau_cau_nam_hoc.doc