Giáo án Luyện từ và câu Lớp 5 - Bài: Ôn tập dấu câu - Năm học 2019-2020 - Hứa Ngọc Hiền
A. Dạy bài mới:
1. Giới thiệu bài:
- Từ lớp dưới, các con đã tìm hiểu các dấu câu. Đó là các dấu câu gì? Hôm nay, cô và các con cùng nhau ôn lại các dấu câu nhé.
- Các con hãy mở sách giáo khoa trang 110 ra nhé.
- Bài học có tựa là: “Ôn tập về dấu câu (dấu chấm, chấm hỏi, chấm than)”.
- Cô mời con nhắc lại tên bài và nối tiếp nhau (đồng thời ghi tên bài lên bảng).
- HS trả lời; Dấu chấm, Chấm than, Chấm hỏi, Chấm phẩy, Chấm lửng, Hai chấm, Gạch ngang, Ngoặc kếp, Phẩy .
- HS lắng nghe
- Lần lượt từng HS nói lại tên bài học.
ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH TRƯỜNG ĐẠI HỌC SÀI GÒN THỰC TẬP SƯ PHẠM 1 KẾ HOẠCH GIẢNG DẠY: TIẾNG VIỆT 5 - LUYỆN TỪ VÀ CÂU Bài : ÔN TẬP VỀ DẤU CÂU (DẤU CHẤM, CHẤM HỎI, CHẤM THAN) GVHD: Nguyễn Thị Thanh An Giáo sinh: Hứa Ngọc Hiền Thứ ba, ngày 26 tháng 5 năm 2020 KẾ HOẠCH BÀI DẠY Môn: Luyện từ và câu – Lớp 5 - Tuần 29 Bài : ÔN TẬP VỀ DẤU CÂU (DẤU CHẤM, CHẤM HỎI, CHẤM THAN) I. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức - Hệ thống hóa kiến thức đã học về dấu chấm, dấu chấm hỏi, dấu chấm than: Dấu chấm dùng để kết thúc câu kể. Dấu chấm hỏi dùng để kết thúc câu hỏi. Dấu chấm than dùng để kết thúc câu cảm hoặc câu khiến. 2. Kỹ năng - Tìm được các dấu chấm, chấm hỏi, chấm than trong mẩu chuyện (BT1); đặt đúng các dấu chấm và viết hoa những từ đầu câu, sau dấu chấm (BT2); sửa được dấu câu cho đúng (BT3). - Nắm được tác dụng của dấu phẩy, nêu được ví dụ về tác dụng của dấu phẩy (BT1). - Điền đúng dấu phẩy theo yêu cầu của Bt2. 3. Thái độ: Có thói quen dùng dấu câu khi kết thúc câu. Giáo dục học sinh tính chính xác, cẩn thận. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: GV: Giáo án điện tử, SGK, bảng nhóm. HS: Vở BT Tiếng việt 5 tập 2, phiếu III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: Hoạt động dạy Hoạt động học Thời gian Ổn định: Trước khi chúng ta bước vào tiết học mới thì chúng ta cùng nhau hát bài “Lớp chúng ta đoàn kết” HS cùng nhau hát 2p Kiểm tra bài cũ: Dạy bài mới: 1. Giới thiệu bài: Từ lớp dưới, các con đã tìm hiểu các dấu câu. Đó là các dấu câu gì? Hôm nay, cô và các con cùng nhau ôn lại các dấu câu nhé. Các con hãy mở sách giáo khoa trang 110 ra nhé. Bài học có tựa là: “Ôn tập về dấu câu (dấu chấm, chấm hỏi, chấm than)”. Cô mời con nhắc lại tên bài và nối tiếp nhau (đồng thời ghi tên bài lên bảng). HS trả lời; Dấu chấm, Chấm than, Chấm hỏi, Chấm phẩy, Chấm lửng, Hai chấm, Gạch ngang, Ngoặc kếp, Phẩy . HS lắng nghe Lần lượt từng HS nói lại tên bài học. 1p 2. Hướng dẫn HS làm bài tập: Bài tập 1 Mục tiêu: HS tìm được các dấu chấm, chấm hỏi, chấm than trong mẩu chuyện và cho biết các dấu câu ấy được dùng để làm gì. Phương pháp: quan sát, vấn đáp, thảo luận nhóm Hình thức: cá nhân, lớp Cách tiến hành: Bước 1: HS nắm vững yêu cầu bài tập (1p) - Bây giờ, chúng ta cùng nhau làm bài tập 1. - Cô mời 1 bạn đọc đề bài. Cả lớp đọc thầm theo bạn nhé. - Cô nêu câu hỏi: Bài tập có mấy yêu cầu? Đó là những yêu cầu gì ? - Cô mời 1 bạn đọc mẫu chuyện vui “ Kỷ lục thế giới” và cả lớp đọc thầm. Bước 2: Hướng dẫn HS làm bài (1p) - Ở BT1 chúng ta cần xác định 2 yêu cầu: + Tìm 3 loại dấu câu (chấm, chấm hỏi, chấm than) có trong mẩu chuyện. => Các em muốn tìm 3 loại dấu câu này, các em cần nhớ các loại dấu này đều được đặt ở cuối câu. Quan sát dấu hiệu hình thức, các em sẽ nhận ra đó là dấu gì. Để dễ trình bày, các em nên đánh số thứ tự cho từng câu văn. Trong mẫu chuyện có bao nhiêu câu? + Nêu công dụng của từng loại dấu câu, mỗi dấu câu ấy được dùng làm gì ? => Các em dựa vào các kiểu câu đã học như: câu kể, câu hỏi, câu cầu khiến, câu cảm thán để xác định tác dụng của chúng Bước 3: HS làm bài (4p) Bây giờ chúng ta cùng thực hiện yêu cầu thứ nhất nhé. Các HS tìm và khoanh tròn các dấu chấm, chấm hỏi, chấm than trong mẩu chuyện vui (làm trực tiếp vào SGK)(2p) GV chiếu nội dung truyện Kỉ lục thế giới, mời 3 HS đứng lên trình bày 3 loại dấu câu cần tìm bằng miệng. Bây giờ chúng ta cùng thực hiện yêu cầu thứ hai nhé theo nhóm nhé. Chúng ta thảo luận theo nhóm và viết công dụng vào phiếu, 1 nhóm sẽ viết vào bảng nhóm nhé.(2p) Đi quanh lớp quan sát, giúp đỡ những HS không làm được (nếu có). Cô mời 1 bạn đại diện 1 nhóm đứng lên kết quả của nhóm mình. Các bạn khác trao đổi chéo bài cho nhau để sửa bài nhé. Bước 4: Nhận xét về kết quả (2p) - Cô mời 1 bạn đại diện nhóm khác nhận xét bài làm của bạn. - Cô hỏi: Tính khôi hài của mẩu chuyện vui Kỉ lục thế giới là gì nào? - Cô nhận thấy bài làm của bạn làm đúng rồi. Có bao nhiêu bạn làm đúng bài tập 1 ? Qua bài tập này các em đã nắm lại được kiến thức về 3 loại dấu câu và tác dụng của chúng. - Cô mời 3 bạn đứng lên nêu công dụng của dấu chấm, chấm hỏi, chấm than? - Bây giờ chúng ta vận dụng kiến thức đã học về dấu chấm để đặt đúng dấu chấm và viết hoa lại những từ đầu câu và sau dấu chấm trong bài tập 2. Cả lớp đọc thầm theo bạn. 1 HS trả lời: bài tập có 2 yêu cầu: Tìm 3 loại dấu câu (chấm, chấm hỏi, chấm than) có trong mẩu chuyện. Nêu công dụng của từng loại dấu câu, mỗi dấu câu ấy được dùng làm gì ? Cả lớp đọc. HS lắng nghe. - HS trả lời: Trong mẫu chuyện có 11 câu. Cá nhân: khoanh tròn các dấu chấm, chấm hỏi, chấm than trong mẩu chuyện vui. 1 HS trình bày: 1)Một vận động viên đang tích cực tập luyện để tham gia thế vận hội. 2) Không may, anh bị cảm nặng. 3)Bác sĩ bảo: 4) – Anh sốt cao lắm ! 5) Hãy nghỉ ngơi ít ngày đã ! 6) Người bệnh hỏi: 7) – Thưa bác sĩ, tôi sốt bao nhiêu độ ? 8) Bác sĩ đáp: 9) – Bốn mươi mốt độ. 10) Nghe thấy thế, anh chàng ngồi phắt dậy: 11) – Thế kỉ lục thế giới là bao nhiêu ? Câu Dấu câu Tác dụng Câu 1, 2, 9 Dấu chấm Dùng để kết thúc các câu kể. Câu 7, 11 Dấu chấm hỏi Dùng để kết thúc câu hỏi Câu 4, 5 Dấu chấm than Dùng để kết thúc câu cảm (câu 4), câu khiến (câu 5). Cả lớp nhận xét, bổ sung. HS phát biểu: Vận động viên lúc nào cũng chỉ nghĩ đến kỉ lục nên khi bác sĩ nói anh sốt 41 độ, anh hỏi ngay: Kỉ lục thế giới (về sốt cao) là bao nhiêu. Trong thực tế không có kỉ lục thế giới về sốt. HS lắng nghe - HS trả lời 10p Bài tập 2 Mục tiêu: HS tìm và đặt đúng các dấu chấm và viết hoa những từ đầu câu, sau dấu chấm Phương pháp: quan sát, vấn đáp, thảo luận nhóm, trực quan Hình thức: nhóm, lớp Cách tiến hành: Bước 1: HS nắm vững yêu cầu bài tập (1p) - Bây giờ, chúng ta cùng nhau làm bài tập 2 - Cô mời 1 bạn đọc đề bài. Cả lớp đọc thầm theo bạn nhé. - Cô nêu câu hỏi: Bài tập có mấy yêu cầu? Đó là những yêu cầu gì ? - Cô mời 1 bạn đọc mẫu chuyện vui “ Kỷ lục thế giới” và cả lớp đọc thầm. - Cô nêu câu hỏi: Bài văn nói điều gì ? Bước 2: Hướng dẫn HS làm bài (3p) -. Các em cần đọc bài văn một cách chậm rãi, phát hiện tập hợp từ nào diễn đạt một ý trọn vẹn, hoàn chỉnh và đảm bảo đầy đủ thành phần chính thì đó là câu; điền dấu chấm vào cuối tập hợp từ ấy. Lần lượt làm như thế đến hết bài. Bước 3: HS làm bài (3p) - Bây giờ chúng ta cùng thực hiện yêu cầu thứ nhất nhé. GV yêu cầu cả lớp đọc thầm lại bài Thiên đường của phụ nữ, điền dấu chấm vào những chỗ thích hợp, sau đó viết hoa các chữ đầu câu theo nhóm đôi.(2p) - Đi quanh lớp quan sát, giúp đỡ những HS không làm được (nếu có). - Cô mời đại diện 1 bạn đứng lên trình bày kết quả của nhóm mình. Các bạn khác trao đổi chéo bài cho nhau để sửa bài nhé. - Cô Đặt câu hỏi:(1p) Vậy đoạn văn này có mấy câu? Tại sao con lại đặt dấu chấm ở chỗ trước từ “ ở đây”? Tại sao con lại đặt dấu chấm ở chỗ trước “ 70 pê-xô”? Bước 4: Nhận xét về kết quả (3p) - Cô mời 1 bạn nhận xét bài làm của nhóm bạn. - Cô thấy các bạn đã làm đúng rồi. Có bao nhiêu bạn làm đúng bài tập 2? - Các con có biết đặc quyền đặc lợi như thế nào không?(Nếu HS không biết,GV giải thích cho HS:Đặc quyền đặc lợi là những quyền lợi dành riêng cho một số ít người có địa vị cao ) - Các con có biết Pê-xô là đơn vị tiền tệ của nước nào không các con? Đó là đơn vị tiền tệ của Mê-hi-cô. GV chiếu hình có tờ tiền tệ Pê-xô. - Qua bài tập này các em đã nắm lại được kiến thức về dấu chấm. Bây giờ chúng ta vận dụng kiến thức đã học về dấu câu để sửa lại một số dấu câu sử dụng chưa chính xác trong bài tập 3. Cả lớp đọc thầm theo bạn. 1 HS trả lời: bài tập có 2 yêu cầu: Tìm và đặt đúng dấu chấm trong bài văn Viết lại bài văn sao cho đúng dấu câu và các chữ đầu câu đúng quy định Cả lớp đọc. HS đọc thầm và phát biểu ý kiến: Kể chuyện thành phố Giu-chi-tan ở Mê-hi-cô là nơi phụ nữ được đề cao, được hưởng những đặc quyền, đặc lợi. HS lắng nghe. Thảo luận nhóm đôi: HS đọc thầm và làm bài tập. HS trình bày: Đoạn văn có 8 câu như sau: 1)Thành phố Giu-chi-tan nằm ở phía nam Mê-hi-cô là thiên đường của phụ nữ. / 2) Ở đây, đàn ông có vẻ mảnh mai, còn đàn bà lại đẫy đà, mạnh mẽ. / 3) Trong mỗi gia đình, khi một đứa bé sinh ra là phái đẹp thì cả nhà nhảy cẫng lên vì vui sướng, hết lời tạ ơn đấng tối cao. 4)Nhưng điều đáng nói là những đặc quyền, đặc lợi của phụ nữ. / 5) Trong bậc thang xã hội ở Giu-chi-tan, đứng trên hết là phụ nữ, kế đó là những người giả trang phụ nữ, còn ở nấc cuối cùng là đàn ông. / 6) Điều này thể hiện trong nhiều tập quán của xã hội. / 7) Chẳng hạn, muốn tham gia một lễ hội, đàn ông phải được một phụ nữ mời và giá vé vào cửa là 20 pê-xô dành cho phụ nữ chính cống hoặc những chàng trai giả gái, còn đàn ông: 70 pê-xô. / 8) Nhiều chàng trai mới lớn thèm thuồng những đặc quyền đặc lợi của phụ nữ đến nổi có lắm anh tìm cách trở thành con gái. HS trả lời (dựa trên tác dụng dấu chấm) HS lắng nghe Cả lớp nhận xét, bổ sung. HS lắng nghe 10p Bài tập 3 Mục tiêu: HS sửa được dấu câu cho đúng Phương pháp: vấn đáp, thảo luận nhóm Hình thức: cá nhân, lớp Cách tiến hành: Bước 1: HS nắm vững yêu cầu bài tập (2p) - Bây giờ, chúng ta cùng nhau làm bài tập 3. - Cô mời 1 bạn đọc đề bài. Cả lớp đọc thầm theo bạn nhé. - Cô nêu câu hỏi: Bài tập có mấy yêu cầu? Đó là những yêu cầu gì ? Muốn thực hiện yêu cầu này ta làm mấy bước? - Cô mời 1 bạn đọc mẫu chuyện vui “ Kỷ lục thế giới” và cả lớp đọc thầm. - Cô cho HS đọc mẫu chuyện vui “ Tỉ số chưa được mở”. Bước 2: Hướng dẫn HS làm bài (2p): - Các em đọc chậm rãi từng câu văn xem đó là câu kể, câu hỏi, câu khiến hay câu cảm. Mỗi kiểu câu sử dụng một loại dấu câu tương ứng. Từ đó, sửa lại những chỗ dùng sai dấu câu. Bước 3: HS làm bài (2p) - GV yêu cầu cả lớp đọc thầm lại mẩu chuyện vui Tỉ số chưa được mở và làm bước 1 tìm lỗi sai các dấu câu của bạn vào SGK theo nhóm đôi. - GV treo bảng nhóm và cô mời 1 bạn trình bày kết quả của nhóm mình. Các bạn khác trao đổi chéo bài cho nhau để sửa bài nhé. - Chúng ta làm tiếp bước 2 sửa lại các dấu câu ấy. Cô mời 3 bạn lên bảng làm bài. Bước 4: Nhận xét về kết quả (2p) - Cô mời 1 bạn nhận xét bài làm của nhóm bạn. - Cô thấy các bạn đã làm đúng rồi. Có bao nhiêu bạn làm đúng bài tập 3? - Qua bài tập này các em đã sửa lỗi được về dấu chấm, dấu chấm than, dấu chấm hỏi và tác dụng của chúng. - Cô hỏi HS: Các con hiểu câu trả lời của Hùng trong mẩu chuyện vui Tỉ số chưa được mở như thế nào ? Cả lớp đọc thầm theo dõi bạn HS lắng nghe - 1 HS trả lời: bài tập có 1 yêu cầu : Sửa lại những lỗi sai một số dấu câu trong mỗi chuyện vui. Muốn thực hiện yêu câu này ta làm 2 bước: Tìm lỗi sai một số dấu câu trong mỗi chuyện vui. Sửa lại những lỗi đó HS đọc thầm và làm vở. HS trình bày: Câu Lỗi Sửa Công dụng Câu 1 Dấu chấm Dấu chấm hỏi Dùng để kết thúc câu hỏi Câu 3 Dấu chấm than Dấu châm hỏi Dùng để kết thúc câu hỏi Câu 4 Dấu chấm hỏi Dấu chấm Dùng để kết thúc câu kể - HS nhận xét. - HS lắng nghe. HS phát biểu: Câu trả lời của Hùng cho biết: Hùng được 0 điểm cả hai bài kiểm tra Tiếng Việt và Toán. 10p 3. Củng cố, dặn dò: - Hôm nay chúng ta học bài gì? - Cô nhận xét tiết học: Hôm nay, cô thấy các con có chú ý lắng nghe cô giảng. Nắm lại được kiến thức về dấu câu. - Các em về nhà kể mẩu chuyện vui cho người thân nghe nha. Hôm nay chúng ta học bài Ôn tập về dấu câu( dấu chấm, chấm hỏi, chấm than). HS lắng nghe 3p
File đính kèm:
- giao_an_luyen_tu_va_cau_lop_5_bai_on_tap_dau_cau_nam_hoc_201.docx