Giáo án Luyện từ và câu Lớp 3 - Mở rộng vốn từ Nghệ thuật, Dấu phẩy - Tạ Thu Thùy Trang

Bài tập 2: Tìm sự vật nhân hóa trong khổ thơ:

Hương rừng thơm đồi vắng

Nước suối trong thầm thì

Cọ xòe ô che nắng

Râm mát đường em đi.

- GV hỏi: Bài tập này yêu cầu chúng ta làm gì?

- GV mời HS trả lời.

- GV hỏi: Bạn nào có thể tìm được sự vật được nhân hóa trong khổ thơ này?

- GV mời HS trả lời.

- GV mời HS nhận xét và nhắc lại.

- GV nhận xét và chốt lại:

Nước suối và cọ được nhân hóa. Chúng có hành động như người: Nước suối thầm thì với bạn học sinh. Cọ xòe ô che nắng suốt trên đường bạn đến trường.

- GV treo bảng phụ có chứa bài làm của HS ở bài tập 1.

- GV mời HS trình bày bài làm.

- GV mời HS nhận xét bài làm của bạn.

- GV nhận xét.

2. Bài mới

a. Giới thiệu bài

Để củng cố, hệ thống hóa và mở rộng vốn từ về nghệ thuật thì trong giờ học hôm nay các em sẽ làm các bài tập theo chủ điểm Nghệ thuật, sau đó chúng ta cùng luyện tập về cách dùng dấu phẩy.

- GV nêu tựa bài:

Mở rộng vốn từ: Nghệ thuật. Dấu phẩy.

- GV mời HS nêu lại tựa bài.

- GV ghi bảng.

b. Hoạt động 1: Mở rộng vố từ ngữ về nghệ thuật

 

docx8 trang | Chia sẻ: xuannguyen98 | Lượt xem: 871 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Luyện từ và câu Lớp 3 - Mở rộng vốn từ Nghệ thuật, Dấu phẩy - Tạ Thu Thùy Trang, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Giáo sinh:
Tạ Thu Thùy Trang
Ngày soạn:
...................................
Ngày dạy:
...................................
GIÁO ÁN
–{—
Môn: TIẾNG VIỆT 3
Phân môn: Luyện từ và câu
Luyện từ và câu
Mở rộng vốn từ: Nghệ thuật. Dấu phẩy 
I. MỤC ĐÍCH – YÊU CẦU
1. Kiến thức:
- HS biết củng cố, hệ thống hóa và mở rộng vốn từ ngữ về nghệ thuật (người hoạt động nghệ thuật, các hoạt động nghệ thuật, các môn nghệ thuật).
- HS biết cách sử dụng dấu phẩy trong đoạn văn.
2. Kĩ năng:
- HS nêu được một số từ ngữ về nghệ thuật.
- HS biết đặt đúng dấu phẩy vào chỗ thích hợp trong đoạn văn ngắn.
3. Thái độ:
- Yêu thích môn Tiếng Việt. Giáo dục HS dùng từ đúng theo chủ đề.
- Yêu quý, tôn trọng người làm nghệ thuật và những thành quả nghệ thuật.
{ Giáo dục kĩ năng sống
Giáo dục HS có thái độ yêu quý, tôn trọng người làm nghệ thuật và những thành quả nghệ thuật.
II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC
1. Giáo viên
- SGK Tiếng Việt 3.
- Kế hoạch bài dạy.
- Bảng phụ.
- Phiếu học tập.
- Phấn, bút, thước kẻ,...
2. Học sinh
- SGK Tiếng Việt 3.
- Vở Luyện từ và câu.
- Bút, thước kẻ,...
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Kiểm tra bài cũ
- Trò chơi “Khám phá bí mật”
- Cách chơi:
+ GV đưa cho 3 dãy (mỗi dãy một chiếc túi), trong túi chứa những bí mật sau:
1. Mời em lên bảng thực hiện một bài tập.
2. Mời em lên bảng thực hiện một bài tập.
3. Mời em đọc nội dung bài tập sau.
+ GV bắt nhịp cho cả lớp hát một bài hát. Sau khi bài hát kết thúc, HS nào giữ chiếc túi, sẽ khám phá xem trong chiếc túi đó chứa bí mật gì.
- GV mời 2 HS làm bài trên bảng phụ. (mỗi HS làm một bài trong bài tập 1)
- HS làm theo lệnh của GV.
Bài tập 1: Đặt câu hỏi cho bộ phận được gạch chân:
a) Trần Đăng Khoa sáng tác thơ rất hay.
b) Cao bá Quát đối đáp với nhà vua rất thông minh, nhanh trí.
- GV treo bảng phụ ghi bài tập 2.
- GV mời HS đọc nội dung bài tập 2.
- HS đọc nội dung bài tập. (cả lớp đọc đồng thanh)
Bài tập 2: Tìm sự vật nhân hóa trong khổ thơ:
Hương rừng thơm đồi vắng
Nước suối trong thầm thì
Cọ xòe ô che nắng
Râm mát đường em đi.
- GV hỏi: Bài tập này yêu cầu chúng ta làm gì?
- GV mời HS trả lời.
- HS trả lời
- GV hỏi: Bạn nào có thể tìm được sự vật được nhân hóa trong khổ thơ này? 
- GV mời HS trả lời.
- HS trả lời
- GV mời HS nhận xét và nhắc lại.
- HS thực hiện theo lệnh của GV.
- GV nhận xét và chốt lại:
Nước suối và cọ được nhân hóa. Chúng có hành động như người: Nước suối thầm thì với bạn học sinh. Cọ xòe ô che nắng suốt trên đường bạn đến trường.
- GV treo bảng phụ có chứa bài làm của HS ở bài tập 1.
- GV mời HS trình bày bài làm.
- HS trình bày.
- GV mời HS nhận xét bài làm của bạn. 
- HS nhận xét.
- GV nhận xét.
2. Bài mới
a. Giới thiệu bài
Để củng cố, hệ thống hóa và mở rộng vốn từ về nghệ thuật thì trong giờ học hôm nay các em sẽ làm các bài tập theo chủ điểm Nghệ thuật, sau đó chúng ta cùng luyện tập về cách dùng dấu phẩy.
- HS lắng nghe.
- GV nêu tựa bài: 
Mở rộng vốn từ: Nghệ thuật. Dấu phẩy.
- GV mời HS nêu lại tựa bài.
- HS nêu tựa bài.
- GV ghi bảng.
b. Hoạt động 1: Mở rộng vố từ ngữ về nghệ thuật
v Mục tiêu
Giúp HS tìm và nắm được các từ ngữ chỉ nghệ thuật và hoạt động của nghệ thuật.
v Cách tiến hành
- GV treo bảng phụ.
Nội dung bảng phụ
1. Em hãy tìm và ghi vào những từ ngữ:
a) Chỉ những người hoạt động nghệ thuật
b) Chỉ các hoạt động nghệ thuật
c) Chỉ các môn nghệ thuật
- GV mời HS đọc nội dung bài tập 1. 
- HS thực hiện theo lệnh của GV.
- GV hỏi: Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì?
- HS trả lời.
- GV hướng dẫn mẫu cho HS.
Dự kiến:
a)... M: diễn viên, ca sĩ
b)... M: đóng phim, ca hát
c)... M: điện ảnh, kịch nói
- GV phát phiếu học tập. 
+ Phát phiếu học tập trước
+ 1 bàn 1 phiếu
Nội dung Phiếu học tập
Phiếu học tập
1. Em hãy tìm và ghi vào những từ ngữ:
a) Chỉ những người hoạt động nghệ thuật
b) Chỉ các hoạt động nghệ thuật
c) Chỉ các môn nghệ thuật
- GV yêu cầu HS trao đổi thảo luận theo nhóm bàn, trong khoảng thời gian 4 phút. (HS thảo luận nhóm bàn)
- GV thu một vài phiếu để chấm và nhận xét.
- GV chuyển ý: Để kiểm tra xem, trong khoảng thời gian vừa qua, các em đã tìm được những từ ngữ chỉ nghệ thuật và hoạt động ra sao. Sau đây, cô mời cả lớp cùng tham gia một trò chơi mang tên “Tiếp sức”.
- GV tổ chức trò chơi “tiếp sức”
- GV phổ biến cách chơi:
- HS lắng nghe.
+ Có 2 đội chơi, mỗi đội 5 HS.
+ Các em tự truyền bút, thay phiên nhau để hoàn thành trò chơi một cách tốt nhất. 
+ Thời gian được tính khi một bài hát được bắt đầu. Sau khi bài hát kết thúc cũng là lúc điểm thời gian đã hết.
+ Sau khi hết thời gian, đội nào ghi được nhiều từ ngữ đúng và hợp lí nhất, sẽ giành chiến thắng.
+ Đội nào giành chiến thắng sẽ nhận được một phần quà hấp dẫn.
- GV tiến hành trò chơi “tiếp sức”
+ GV treo lên bảng lớp 2 bảng phụ.
+ GV mời HS lên tham gia trò chơi “tiếp sức”.
- HS thực hiện theo lệnh của GV.
+ GV bắt nhịp cho cả lớp hát. 
- HS hát.
- Sau khi trò chơi kết thúc, GV mời HS trở về chỗ ngồi.
- GV mời cả lớp đọc bảng từ của mỗi đội, kết hợp nhận xét đúng / sai.
- HS đọc đồng thanh, kết hợp nhận xét.
- GV kết luận đội thắng cuộc và khen thưởng.
- GV lấy bài của nhóm thắng cuộc làm chuẩn, bổ sung từ để hoàn chỉnh bảng kết quả.
- GV chốt.
a) Chỉ những người hoạt động nghệ thuật
diễn viên, ca sĩ, nhà văn, nhà thơ, nhà soạn kịch, biên đạo múa, nhà ảo thuật, đạo diễn, họa sĩ, nhạc sĩ, nhà quay phim, nhà điêu khắc, kiến trúc sư, nhà tạo mốt (thiết kế thời trang),...
b) Chỉ các hoạt động nghệ thuật
đóng phim, ca hát, múa, vẽ, biểu diễn, ứng tác, làm thơ, làm văn, viết kịch, nặn tượng, quay phim, thiết kế công trình kiến trúc,...
c) Chỉ các môn nghệ thuật
điện ảnh, kịch nói, chèo, tuồng, cải lượng, ca vọng cổ, hát, xiếc, ảo thuật, múa rối, âm nhạc, hội họa, kiến trúc, điêu khắc, múa, thơ, văn,...
- GV yêu cầu cả lớp đọc đồng thanh bảng từ đầy đủ.
- HS đọc đồng thanh.
- GV yêu cầu HS bổ sung các từ ngữ về nghệ thuật vào vở.
- GV chuyển ý: Qua bài tập 1, cô nhận thấy các em cơ bản đã tìm và nắm được các từ ngữ chỉ nghệ thuật và hoạt động rất tốt rồi đấy. Cô có lời khen cho cả lớp. Để biết cách đặt đúng dấu phẩy vào chỗ thích hợp trong một đoạn văn là như thế nào? Cô trò chúng ta cùng nhau tìm hiểu sang bài tập tiếp theo. 
c. Hoạt động 2: Ôn luyện cách sử dụng dấu phẩy trong đoạn văn
v Mục tiêu
Giúp HS biết đặt đúng dấu phẩy vào chỗ thích hợp trong đoạn văn ngắn. Có thái độ yêu quý, tôn trọng những người hoạt động nghệ thuật.
v Cách tiến hành
- GV mời HS đọc yêu cầu của bài tập 2. Cả lớp đọc thầm.
- HS đọc yêu cầu bài tập 2. Cả lớp theo dõi và đọc thầm theo.
- GV hỏi: Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì?
- HS trả lời.
- GV hướng dẫn học sinh:
- HS lắng nghe.
Trong bài tập này, các em chú ý cách đặt dấu phẩy như sau:
+ Đặt dấu phẩy sau những cụm từ liệt kê sự vật (VD: Mỗi bản nhạc, mỗi bức tranh, ...) 
+.................................................................
...................................................................
...................................................................
+ Đặt dấu phẩy sau những cụm từ liệt kê sự việc (VD: Họ đang lao động miệt mài, say mê...)
- GV mời 1 HS làm bài trên bảng phụ. 
- HS thực hiện theo lệnh của GV.
- GV yêu cầu HS dưới lớp làm bài vào vở.
- HS làm bài tập.
- GV theo dõi, HS nào xong, GV kiểm tra, chấm bài và nhận xét.
- GV treo bảng phụ ghi bài làm của HS.
- GV yêu cầu HS trình bày bài làm.
- HS trình bày.
- GV và cả lớp nhận xét, phân tích từng dấu phẩy, chốt lại lời giải đúng.
- GV chốt lại:
Cách sử dụng dấu phẩy:
1. Dấu phẩy được đặt sau cụm từ chỉ thời gian. (VD: Đúng 7 giờ, tiếng trống trường vang lên báo hiệu giờ vào lớp.)
2. Dấu phẩy được đặt sau cụm từ chỉ địa điểm. (VD: Ngoài đồng, các bác nông dân đang gặt lúa.)
3. Dấu phẩy được đặt sau cụm từ liệt kê sự vật. (VD: Trên bàn học, sách, vở, bút, thước và các đồ dùng khác được xếp ngay ngắn, gọn gàng)
4. Dấu phẩy được đặt sau cụm từ liệt kê sự việc. (VD: Các bác nông dân miệt mài, say mê làm việc trên những cánh đồng.)
5. ................................................................
....................................................................
....................................................................
....................................................................
- GV mời HS đọc lại đoạn văn đã hoàn chỉnh. (GV lưu HS cách ngắt nghỉ khi gặp dấu phẩy, dấu chấm trong quá trình đọc.)
- HS đọc đoạn văn.
- GV nêu câu hỏi:
1. Bạn nào cho cô và cả lớp biết, đoạn văn trên nói về điều gì?
- HS trả lời.
- GV mời HS nhận xét.
- HS nhận xét.
(Dự kiến câu trả lời: Đoạn văn trên nói về những người làm nghệ thuật)
2. Qua đoạn văn, em thấy những người làm nghệ thuật là những người như thế nào?
- HS trả lời.
- GV mời HS nhận xét.
- HS nhận xét.
(Dự kiến câu trả lời: Những người làm nghệ thuật là những người miệt mài, say mê lao động; không ngừng học hỏi, sáng tạo trong lao động.)
3. Chúng ta phải thể hiện thái độ gì đối với họ?
- HS trả lời.
- GV mời HS nhận xét.
- HS nhận xét.
(Dự kiến câu trả lời: Chúng ta phải thể hiện lòng biết ơn, tôn trọng, quý trọng những thành quả lao động của họ.)
- GV chốt lại:
Những người hoạt động nghệ thuật vẫn đang miệt mài, say mê lao động để đem lại cho chúng ta những giờ giải trí, giúp nâng cao hiểu biết và góp phần làm cho cuộc sống tốt đẹp hơn. Do đó, chúng ta phải biết tôn trọng, thể hiện lòng biết ơn đối với những người hoạt động nghệ thuật.
3. Củng cố - dặn dò
- GV đánh giá tiết học.
- HS lắng nghe.
- GV biểu dương những HS học tốt.
- GV dặn HS chuẩn bị bài: “Nhân hóa. Ôn tập cách đặt và trả lời câu hỏi Vì sao?” cho giờ học sau.

File đính kèm:

  • docxLuyen_tu_va_cau_Mo_rong_von_tu_Nghe_thuat_Dau_phay.docx
Giáo án liên quan