Giáo án Luyện từ và câu Lớp 2 - Bài: Từ ngữ về loài thú. Dấu chấm, dầu phẩy - Năm học 2019-2020 - Thái Thị Hoàng Quyên
1) Khởi động (2 phút)
2) Kiểm tra bài cũ (3 phút)
- Gọi 1 HS kể tên các loài thú dữ nguy hiểm
- Gọi HS khác nhận xét, bổ sung
- Gọi 1 HS kể tên các loài thú không nguy hiểm
- Gọi 1 HS nhận xét, bổ sung
- GV nhận xét, tuyên dương
3) Bài mới( 25 phút)
* Giới thiệu bài: Trong giờ Luyện từ và câu tuần này các em sẽ được học một số vốn từ theo chủ điểm muông thú và làm các bài luyện tập về dấu câu
Hoạt động 1: Mở rộng vốn từ: Từ ngữ về loài thú.
Trường: Tiểu học Hùng Vương Lớp: 2/3 GVHD: Bùi Thị Thanh Thủy SVTT: Thái Thị Hoàng Quyên Ngày soạn: 06/05/2020 Ngày dạy : .................. KẾ HOẠCH BÀI DẠY Luyện từ và câu MRVT : Từ ngữ về loài thú. Dấu chấm, dấu phẩy. I. Mục tiêu - Nắm được một số từ ngữ chỉ tên, đặc điểm của các loài vật (BT1, BT2) - Biết đặt dấu phẩy, dấu chấm vào chỗ thích hợp trong đoạn văn (BT3) II. Chuẩn bị GV: Máy tính, máy chiếu Bút dạ và 2 tờ giấy khổ to viết sẵn nội dung BT3 HS: Sách giáo khoa. III. Các hoạt động dạy – học Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1) Khởi động (2 phút) 2) Kiểm tra bài cũ (3 phút) - Gọi 1 HS kể tên các loài thú dữ nguy hiểm - Gọi HS khác nhận xét, bổ sung - Gọi 1 HS kể tên các loài thú không nguy hiểm - Gọi 1 HS nhận xét, bổ sung - GV nhận xét, tuyên dương 3) Bài mới( 25 phút) * Giới thiệu bài: Trong giờ Luyện từ và câu tuần này các em sẽ được học một số vốn từ theo chủ điểm muông thú và làm các bài luyện tập về dấu câu Hoạt động 1: Mở rộng vốn từ: Từ ngữ về loài thú. Bài 1 (8 phút): Yêu cầu 1 HS đọc đề - GV hỏi: Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì? - Yêu cầu HS quan sát tranh trên màn hình - GV hỏi: Các con hãy cho cô biết hình trên màn hình có những con vật nào? - Yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi để tìm sao cho đúng đặc điểm của mỗi con vật. Thời gian thảo luận là 4 phút - Gọi từng cặp trả lời - GV nhận xét Bài 2 (7 phút): - Gọi HS đọc đề bài tập 2 - Hỏi: Bài tập này có gì khác với bài tập 1? - Yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi để làm bài tập trong thời gian 5 phút - Gọi 1 số HS đọc bài làm của mình - GV nhận xét, kết luận: + Dữ như hổ (cọp): chỉ người nóng tính, dữ tợn + Nhát như thỏ: Chỉ người nhút nhát + Khỏe như voi: Khen người có sức khỏe tốt + Nhanh như sóc: Khen người nhanh nhẹn - GV khuyến khích HS tìm thêm những ví dụ tương tự - GV nhận xét, tuyên dương Bài 3 (9 phút): - Gọi HS đọc yêu cầu của bài - GV chiếu nội dung bài tập 3 trên màn hình - Yêu cầu làm vào vở, 2 HS làm vào bảng phụ - GV treo bảng phụ của 2 bạn lên - Yêu cầu HS dưới lớp nhận xét - GV nhận xét, chốt lời giải đúng - GV hỏi: Vì sao ô trống thứ nhất các con điền dấu phẩy? - Khi nào phải dúng dấu chấm - GV nhận xét: Như vậy các con cần sử dụng đúng dấu chấm, dấu phẩy khi viết để người đọc hiểu được nội dung mà mình muốn viết. 4) Củng cố và dặn dò (5 phút) - GV tổ chức cho HS chơi trò “ô chữ bí mật” trong 3 phút. GV lần lượt đưa ra các câu hỏi, bạn nào giơ tay nhanh nhất sẽ được quyền trả lời. Trả lời đúng sẽ được 1 phần quà. Câu 1: Gấu trắng là con vật rất ..... Câu 2: Sóc chuyền cành rất ....... Câu 3: Trong các loài thú thỏ là loài vật .... nhất Câu 4: Tên con vật có trong hình này là Câu 5: Tên con vật có trong hình này là Câu 6: Hổ (cọp) là loài thú rất..... Câu 7: Ở tuần 24 các em đang học về chủ đề gì? - Tổng kết trò chơi - Dặn HS về nhà ôn bài và chuẩn bị cho bài sau: Từ ngữ về sông biển. Đặt và trả lời câu hỏi Vì sao? - Hát - Hổ, báo, sư tử, sói, bò rừng, tê giác,... - HS nhận xét, bổ sung - Thỏ, ngựa vằn, khỉ, chồn, cáo, hươu,... - HS nhận xét, bổ sung - HS lắng nghe - HS đọc: Chọn cho mỗi con vật trong tranh vẽ bên một từ chỉ đúng đặc điểm của nó: tò mò, nhút nhát, dữ tợn, tinh ranh, hiền lành, nhanh nhẹn. - HSTL: Bài yêu cầu chúng ta chọn cho mỗi con vật trong tranh minh họa 1 từ chỉ đúng đặc điểm của nó. - HS quan sát - HSTL: có gấu, cáo, thỏ, sóc, nai, hổ - HS thảo luận nhóm đôi - HSTL: Cáo tinh ranh, Gấu trắng tò mò, Thỏ nhút nhát, Sóc nhanh nhẹn, Nai hiền lành, Hổ dữ tợn - HS đọc đề bài tập 2: Hãy chọn tên con vật thích hợp với mỗi chỗ trống dưới đây: - Bài tập 1 yêu cầu chúng ta chọn từ chỉ đặc điểm thích hợp cho các con vật, còn bài tập 2 lại yêu cầu tìm con vật tương ứng với đặc điểm được đưa ra. - HS thảo luận nhóm đôi - Mỗi HS đọc 1 câu. HS đọc xong câu thứ nhất, cả lớp nhận xét và nêu ý nghĩa của câu đó. Sau đó, chuyển sang câu thứ 2 - HS tìm: Nhát như thỏ, khỏe như trâu, hót như khướu. nhanh như cắt, chậm như rùa,... - HS lắng nghe - HS đọc: Điền dấu chấm hay dấu phẩy vào ô trống? - HS quan sát - HS thực hiện - HS quan sát - HS nhận xét - Vì chữ đằng sau ô trống là tên riêng phải viết hoa và chưa hết câu nên chúng ta dùng dấu phẩy - Khi hết câu - HS chơi trò “ô chữ bí mật” - Tò mò - Nhanh - Nhút nhát - Trâu rừng - Bò rừng - Dữ tợn - Muông thú - HS lắng nghe
File đính kèm:
- giao_an_luyen_tu_va_cau_lop_2_bai_tu_ngu_ve_loai_thu_dau_cha.docx