Giáo án Luyện từ và câu 5 - Tuần 1 đến tuần 18

Luyện từ và câu

Tiết 35: Ôn tập cuối học kì I (Tiết 3)

I/ Yêu cầu cần đạt:

- Tiếp tục kiểm tra lấy điểm tập đọc và học thuộc lòng.

- Lập được bảng tổng kết vốn từ về môi trường.

- HS khá, giỏi nhận biết một số biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong các bài thơ, bài văn.

II/ Đồ dùng dạy học:

 - Phiếu viết tên từng bài tập đọc và HTL (như tiết 1).

- Bảng phụ ghi BT2, VBT.

 

doc51 trang | Chia sẻ: anhquan78 | Lượt xem: 778 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Luyện từ và câu 5 - Tuần 1 đến tuần 18, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
///=====================
Tuần 8 	 	Ngày soạn: 16/8/2014
Luyện từ và câu
Tiết 15: Mở rộng vốn từ: Thiên nhiên
I. Yêu cầu cần đạt:
- Hiểu nghĩa từ thiên nhiên (BT1); nắm được một số từ ngữ chỉ sự vật, hiện tượng thiên nhiên trong một số thành ngữ, tục ngữ (BT2); tìm được các từ ngữ tả không gian, tả sông nước và đặt câu với một từ ngữ tìm được ở mỗi ý a, b, c của BT3, BT4.
- HS khá, giỏi hiểu được ý nghĩa thành ngữ, tục ngữ ở BT2; có vốn từ phong phú và biết đặt câu với từ tìm được ở ý d của BT3.
II. Đồ dùng dạy – học:
- VBT, Bảng phụ ghi BT2.
III. Các hoạt động dạy – học: 
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
A. ổn định lớp: 1’
- Kiểm tra sĩ số.
B. Kiểm tra bài cũ: 4’
- GV gọi HS đọc Bài tập 4 (của tiết Luyện từ và câu trước) mà HS đã hoàn thiện ở nhà.
C. Bài mới:
1. Giới thiệu bài: 1’ 
- Thiên nhiên có quan hệ mật thiết đối với đời sống con người. Những từ trong tiếng Việt nói về thiên nhiên như thế nào? Tiết học hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu qua bài Luyện từ và câu: Mở rộng vốn từ: Thiên nhiên.
2. Hướng dẫn HS luyện tập: 32’
Bài tập 1
- Gọi HS đọc yêu cầu và nội dung bài tập
- HS đọc toàn bài, cả lớp theo dõi.
- Yêu cầu HS suy nghĩ trả lời miệng bài tập.
- HS trả lời miệng ý kiến của mình.
- GV hướng dẫn HS nhận xét phân tích, kết luận lời giải đúng.
*GD BVMT: GV nói về môi trường thiên nhiên VN và một số nước ở Châu Á.
- HS tham gia phân tích, nhận xét rút ra kết luận đúng: Thiên nhiên là tất cả những gì không do con người tạo ra. 
Bài tập 2
- GV đưa ra bảng phụ ghi BT2, gọi một HS đọc.
- HS đọc toàn bài, cả lớp theo dõi.
- Yêu cầu HS tự làm bài và trao đổi với bạn bên cạnh về kết quả bài làm của mình.
- HS làm việc cá nhân, 1 HS lên bảng làm bài. HS trao đổi với bạn bên cạnh.
- Gọi HS trình bày.
- HS lần lượt trình bày kết.
Đáp án: Lên thác xuống ghềnh./ Góp gió thành bão. / Qua sông phải lụy đò. / Khoai đất lạ, mạ đất quen.
Bài tập 3
- Yêu cầu một HS đọc toàn bài.
- 1 HS đọc toàn bài, cả lớp theo dõi.
* Tìm từ theo nhóm
- Yêu cầu HS làm bài theo nhóm tìm các từ miêu tả không gian. 
- HS các nhóm tra thảo luận, trao đổi.
- Yêu cầu HS trình bày kết quả.
- Đại diện nhóm trình bày kết quả.
- GV và cả lớp nhận xét.
- HS thực hiện theo yêu cầu của GV.
* Đặt câu:
- Yêu cầu HS làm việc cá nhân, mỗi em đặt một câu với từ vừa tìm được . 
- HS làm việc cá nhân .
- Gọi HS tiếp nối đọc câu văn của mình. 
- HS đứng lên đọc bài làm của mình.
- Gọi HS nhận xét, tuyên dương những bạn đặt được câu hay.
- HS nhận xét bài làm của bạn.
 Gợi ý: Tìm từ: + Tả chiều rộng: bao la, mênh mông, bát ngát, vô tận, bất tận. khôn cùng,...
+ Tả chiều dài:xa tít tắp, xa tít, xa tít mù khơi, muôn trùng khơi, thăm thẳm, vời vợi,
+ Tả chiều cao: cao vút, cao chót vót, cao ngất, chất ngất, cao vời vợi,...
+ Tả chiều sâu: hun hút, thăm thẳm, sâu hoắm, sâu hoăm hoẳm,...
Bài tập 4
- GV tổ chức tương tự bài tập 3.
 Gợi ý: Tìm từ: a) Tả tiếng sóng: ì ầm, ầm ầm, ầm ào, rì rào, ì oạp, oàm oạm, lao xao,
 b) Tả làn sóng nhẹ: lăn tăn, dập dềnh, lững lờ, trườn lên, bò lên,...
 c) Tả làn sóng mạnh: cuồn cuộn, trào dâng, ào ạt. cuộn trào, điên cuồng,
D. Củng cố, dặn dò: 2’
- GV nhận xét giờ học, tuyên dương những bạn HS học tập tích cực.
- Dặn HS về nhà làm lại Bài tập 3 hoặc 4 vào vở và xem trước bài LTVC tiếp theo.
===================///====================
Tuần 8 	 	Ngày soạn: 17/8/2014
Luyện từ và câu
Tiết 16: Luyện tập về từ nhiều nghĩa
I. Yêu cầu cần đạt:
- Phân biệt được những từ đồng âm, từ nhiều nghĩa trong số các từ nêu ở BT1.
- Biết đặt câu phân biệt các nghĩa của một từ nhiều nghĩa (BT3).
- HS khá, giỏi biết đặt câu phân biệt các nghĩa của mỗi tính từ ở BT3. 
II. Đồ dùng dạy – học: 
- Bảng phụ chép sẵn nội dung Bài tập 2 để HS làm mẫu trên bảng lớp, VBT.
III. Các hoạt động dạy – học: 
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
A. ổn định lớp: 1’
- Kiểm tra sĩ số.
B. Kiểm tra bài cũ: 4’
- GV gọi HS lên kiểm tra BT 4)của tiết Luyện từ và câu trước mà các em đã hoàn thiện ở nhà.
C. Bài mới:
1. Giới thiệu bài: 1’ 
- Giờ học hôm nay chúng ta tiếp tục tìm hiểu từ nhiều nghĩa, cụ thể là: Phân biệt từ nhiều nghĩa với từ đồng âm; giải thích nghĩa của một số từ nhiều nghĩa; đặt câu với từ nhiều nghĩa là tính từ.
2. Hướng dẫn HS luyện tập: 32’
Bài tập 1
- Gọi HS đọc Bài tập1. 
- HS đọc bài. Cả lớp theo dõi.
- Yêu cầu HS tự làm bài và trao đổi với bạn bên cạnh về kết quả bài làm của mình.
- HS làm bài. Làm xong, trao đổi với bạn kết quả bài làm của mình.
- Gọi HS trình bày kết quả. 
- HS lần lượt trình bày kết quả.
- Yêu cầu HS nhận xét, bổ sung, dựa vào nghĩa của các từ để phân tích, chốt lại lời giải đúng.
- HS nhận xét, chốt lại lời giải đúng.
 Lời giải: a) Chín:- Từ chín (hoa, quả, hạt phát triển đến mức thu hoạch được) trong câu 1 với từ chín (suy nghĩ kĩ càng) ở câu 3 là hai cách dùng của một từ nhiều nghĩa. Chúng đồng âm với từ chín (là số 9) ở câu 2.
b) Đường:- Từ đường trong câu 2 (đường dây liên lạc, lối đi của các tín hiệu thông tin ) với từ đường trong câu 3 (con đường, lối đi lại của con người) là hai cách dùng của một từ nhiều nghĩa . Chúng đồng âm với từ đường trong câu 1 (là thức ăn có vị ngọt).
c) Vạt:- Từ vạt trong câu 1 (có nghĩa là mảnh, ở đây là những mảnh đất trồng trọt trải dài trên đồi núi) với từ vạt ở câu 3 (có nghĩa là mảnh, ở đây là mảnh áo) là hai cách dùng của từ nhiều nghĩa. Chúng đồng âm với từ vạt trong câu 2 (có nghĩa là phạt đi, cắt đứt đi).
Bài tập 2 (Giảm tải)
Bài tập 3:- Yêu cầu một HS đọc toàn bài.
- HS đọc toàn bài, cả lớp theo dõi đọc thầm.
- Yêu cầu HS tự làm bài. 
- HS làm việc cá nhân làm bài vào vở. 
- Gọi HS tiếp nối đọc câu văn của mình. 
- HS đọc bài làm của mình.
- Gọi HS nhận xét lựa chọn ra bạn viết câu văn hay, tuyên dương trước lớp.
- HS nhận xét và tuyên dương những bạn có những câu văn hay.
D. Củng cố, dặn dò: 2’
- GV nhận xét giờ học.
- Dặn HS về nhà làm lại Bài tập 3 vào vở và chuẩn bị bài MRVT: Thiên nhiên.
=======================///==========================
Tuần 9 	 	Ngày soạn: 17/8/2014
Luyện từ và câu
Tiết 17: Mở rộng vốn từ: Thiên nhiên
I. Yêu cầu cần đạt:
- Tìm được các từ ngữ thể hiện sự so sánh, nhân hóa trong mẩu chuyện Bầu trời mùa thu.
- Viết được đoạn văn tả cảnh đẹp quê hương, biết dùng từ ngữ, hình ảnh so sánh, nhân hóa khi miêu tả.
II. Đồ dùng dạy – học: 
- VBT
III. Các hoạt động dạy – học: 
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
A. ổn định lớp: 1’
- Kiểm tra sĩ số.
B. Kiểm tra bài cũ: 4’
- GV gọi HS đọc BT3 (của tiết Luyện từ và câu trước) mà HS đã hoàn thiện ở nhà.
C. Bài mới:
1. Giới thiệu bài: 1’ 
- Để viết được những bài văn tả cảnh thiên nhiên sinh động, các em cần có vốn từ ngữ phong phú. Bài học hôm nay giúp các em làm giàu thêm vốn từ; có ý thức diễn đạt chính xác cảm nhận của mình về các sự vật hiện tượng trong thiên nhiên.
2. Hướng dẫn HS luyện tập: 32’
Bài tập 1
- Yêu cầu 1 HS khá giỏi đọc diễn cảm mẩu chuyện Bầu trời mùa thu.
- 1 HS khá giỏi đọc diễn cảm, cả lớp theo dõi đọc thầm.
- Mẩu chuyện Bầu trời mùa thu kể về điều gì?
*GD BVMT: GV nói về môi trường thiên nhiên VN và một số nước ở Châu Á.
+ Mẩu chuyện kể về một buổi học ngoài trời các bạn học sinh đang tập đặt các câu văn nói về bầu trời.
Bài tập 2
- Gọi một HS đọc bài.
- 1 HS đọc to bài tập, cả lớp theo dõi.
- Tổ chức cho HS làm bài theo nhóm
- HS các nhóm trao đổi, thảo luận.
- Yêu cầu HS trình bày kết quả.
- Đại diện mỗi nhóm trình bày kết quả.
- GV và cả lớp nhận xét bài làm từng nhóm, bổ sung, chốt lại lời giải đúng.
- HS thực hiện theo yêu cầu của GV.
 Đáp án: Những từ ngữ tả bầu trời:
a) Những từ ngữ khác: rất nóng và cháy lên những tia sáng của ngọn lửa/xanh biếc/cao hơn.
b) Những từ ngữ thể hiện sự so sánh: xanh như mặt nước mệt mỏi trong ao.
c) Những từ ngữ thể hiện sự nhân hóa: được rửa mặt sau cơn mưa / dịu dàng / buồn bã / trầm ngâm / nhớ tiếng hót của bầy chim sơn ca / ghé sát mặt đất / cúi xuống lắng nghe để tìm xem chim én đang ở trong bụi cây hay ở nơi nào.
Bài tập 3
- Gọi một HS đọc to bài tập.
- 1 HS đọc to bài tập, cả lớp theo dõi.
- Yêu cầu HS tự làm bài. 
- HS làm việc cá nhân làm bài vào vở.
- Gọi HS tiếp nối đọc đoạn văn của mình. 
- HS lần lượt đọc bài làm của mình.
- Cho HS nhận xét, lựa chọn ra bạn viết đoạn văn hay, tuyên dương trước lớp.
- HS nhận xét và tuyên dương những bạn có những câu văn hay.
D. Củng cố, dặn dò: 2’
- GV nhận xét giờ học, tuyên dương những bạn HS học tập tích cực. 
- Dặn HS về nhà làm lại BT3 vào vở và chuẩn bị Ôn tập giữa HK1.
====================///====================
Tuần 9 	 	Ngày soạn: 17/8/2014
Luyện từ và câu
Tiết 18: Đại từ
I. Yêu cầu cần đạt:
- Hiểu đại từ là từ dùng để xưng hô hay để thay thế danh từ, động từ, tính từ (hoặc cụm DT, cụm ĐT, cụm TT) trong câu để khỏi lặp.
- Nhận biết được một số đại từ thường dùng trong thực tế (BT1, BT2); bước đầu biết dùng đại từ để thay thế cho danh từ bị lặp nhiều lần (BT3).
II. Đồ dùng dạy – học:
- Bảng phụ ghi sẵn các đoạn văn để hướng dẫn HS nhận xét (mục I), VBT 
III. Các hoạt động dạy – học: 
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
A. ổn định lớp: 1’
- Kiểm tra sĩ số.
B. Kiểm tra bài cũ: 4’
- GV gọi HS đọc BT3 (trong tiết học trước) mà các em đã hoàn thiện ở nhà.
C. Bài mới:
1. Giới thiệu bài: 1’ 
- Trong tiếng Việt có một loại từ dùng thay thế danh từ, động từ, tính từ trong câu cho khỏi lặp lại các từ ấy. Để biết đó là loại từ gì và sử dụng như thế nào, chúng ta sẽ học tiết Luyện từ và câu Đại từ.
2. Phần Nhận xét: 16’
Bài tập 1
- Yêu cầu HS đọc Bài tập 1 trong phần Nhận xét. 
- 1 HS đọc bài. Cả lớp theo dõi đọc thầm trong SGK.
- GV đưa ra hai câu văn của BT1 cho HS quan sát và hỏi: Bài tập này yêu cầu chúng ta làm gì?
- Các từ in đậm tớ, cậu, nó được dùng làm gì?
- GV yêu cầu HS suy nghĩ và trình bày miệng theo các câu hỏi sau: 
- HS đọc lại SGK, suy nghĩ trả lời:
+ Từ tớ và từ cậu được dùng để làm gì?
+ Hai từ này dùng để xưng hô, nói chuyện với nhau.
+ Từ tớ và cậu là cách xưng hô của ai nói với ai?
+ Từ tớ là cách xưng hô chỉ bản thân mình, thay thế cho tên mình. Còn từ cậu thay thế cho tên người đang nói chuyện với mình.
+ Từ nó dùng để thay thế cho từ nào để khỏi lặp lại? 
+ Từ nó dùng thay thế cho từ chích bông (danh từ). 
- GV kết luận. 
- HS lắng nghe.
Bài tập 2
- Cách hướng dẫn tương tự Bài tập 1.
- HS xác định rõ:
+ Đoạn a từ in đậm vậy thay thế cho từ thích (tính từ) để khỏi lặp lại từ đó.
+ Đoạn b từ in đậm thế thay thế cho từ quý (động từ) để khỏi lặp lại từ đó.
- GV kết luận
- HS lắng nghe.
 3. Phần Ghi nhớ: 4’
- Vậy qua hai bài tập trên em hiểu như thế nào là đại từ?
+Đại từ là từ dùng để xưng hô hay để thay thế danh từ, động từ, tính từ trong câu cho khỏi lặp lại các từ ấy.
- Yêu cầu HS đọc ghi nhớ trong SGK.
- 2 đến 3 HS đọc phần ghi nhớ.
4. Phần Luyện tập: 12’
Bài tập 1
- Gọi một HS đọc toàn bài.
- 1 HS đọc toàn bài, cả lớp theo dõi.
- Yêu cầu HS làm việc theo cá nhân, sau khi làm bài xong trao đổi kết quả với bạn bên cạnh.
- HS làm bài vào giấy nháp, sau khi làm bài xong trao đổi bài với bạn.
- Gọi HS trình bày, GV theo dõi gọi HS nhận xét và cùng chốt lại ý kiến đúng.
- HS lần lượt trình bày kết quả. 
Đáp án:- Các từ in đậm trong đoạn thơ được dùng để chỉ Chủ tịch Hồ Chí Minh - Bác Hồ.
- Những từ đó được viết hoa nhằm biểu lộ thái độ quý trọng, kính mến Bác.
Bài tập 2
- Yêu cầu 1 HS đọc toàn bài.
- 1 HS đọc toàn bài, cả lớp theo dõi.
- Yêu cầu HS làm bài theo nhóm. 
- HS trao đổi, thảo luận theo nhóm đ.
- Gọi HS trình bày kết quả.
- Đại diện HS các nhóm đọc kết quả. 
- GV và cả lớp nhận xét bài làm của từng nhóm, chốt lại lời giải đúng.
- HS nhận xét bài làm của từng nhóm theo yêu cầu của GV. 
Lời giải: mày (chỉ cái cò) - ông (chỉ người đang nói) - tôi (chỉ cái cò) - nó (chỉ cái diệc).
Bài tập 3
- Yêu cầu 1 HS đọc toàn bài.
- 1 HS đọc toàn bài, cả lớp theo dõi.
- GV hỏi:+ Câu chuyện Con chuột tham lam nói lên điều gì?
+ Trong đoạn văn có danh từ nào được lặp lại nhiều lần gây nhàm chán cho câu chuyện?
- HS trả lời: + Khuyên người ta không nên tham lam như con chuột ngốc nghếch trong truyện.
+ Danh từ chuột.
+ Đại từ nào thích hợp để thay thế cho từ chuột?
+ Dùng đại từ nó - đây là từ thường dùng để chỉ vật.
- Yêu cầu HS tự làm bài. 
- HS làm việc cá nhân làm bài vào vở.
- Gọi HS dưới lớp tiếp nối đọc bài của mình. 
- 5 đến 7 HS đọc bài làm của mình.
- Gọi HS nhận xét lựa chọn ra bạn biết thay thế đúng mức làm câu chuyện hay hơn, tuyên dương trước lớp.
- HS nhận xét và tuyên dương những bạn có bài làm hay.
D. Củng cố, dặn dò: 2’
- Gọi HS nhắc lại nội dung Ghi nhớ. GV nhận xét giờ học.
- Dặn HS về nhà học nội dung Ghi nhớ và làm lại BT 3 vào vở.
- Dặn HS chuẩn bị Ôn tập giữa HK1. 
==================///=======================
Tuần 10 	 	Ngày soạn: 18/8/2014
Luyện từ và câu
Tiết 19: Ôn tập giữa học kì I (Tiết 4)
I. Yêu cầu cần đạt:
- Lập được bảng từ ngữ (DT, ĐT, TT, thành ngữ, tục ngữ) về chủ điểm đã học (BT1).
- Tìm được từ đồng nghĩa, từ trái nghĩa theo yêu cầu BT2.
II. Đồ dùng dạy học: 
- Bảng phụ ghi BT1, VBT
III. Các hoạt động dạy – học:	
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
A. ổn định lớp: 1’
- Kiểm tra sĩ số.
B. Kiểm tra bài cũ: /
C. Bài mới:
* Giới thiệu bài: 1’ 
- GV nêu yêu cầu tiết học.
1. Bài tập 1: 18 ’
*Lập bảng từ ngữ:
- GV yêu cầu HS đọc BT1.
- GV nhận xét từng HS.
- HS đọc BT1, lớp theo dõi SGK.
- GV yêu cầu HS làm việc theo nhóm: Lập bảng từ ngữ (DT, ĐT, TT, thành ngữ, tục ngữ) về chủ điểm đã học theo mẫu SGK.
- HS làm việc theo nhóm
- GV yêu cầu HS lên bảng ghi kết quả vào bảng phụ kẻ sẵn mẫu.
- HS ghi kết quả vào bảng phụ.
- GV nhận xét
VN - Tổ quốc em
Cánh chim hoà bình
Con người với thiên nhiên
Danh từ
Đất nước, tổ quốc,...
Hoà bình, trái đất,..
Bầu trời, biển cả,...
Động từ Tính từ
Tươi đẹp, bảo vệ, giữ gìn,...
Hợp tác, bình yên, thanh bình,...
Chinh phục, bao la, bát ngát,...
Thành ngữ Tục ngữ
Yêu nước thương nòi, quê cha đất tổ,....
Bốn biển một nhà, vui như mở hội,...
Nắng tốt dưa, mưa tốt lúa, góp gió thành bão,...
2. Bài tập 2: 18’
- Yêu cầu HS đọc BT2.
- 1 HS đọc BT2, lớp theo dõi SGK.
- GV cho HS chơi trò chơi Tiếp sức: Tìm từ đồng nghĩa, trái nghĩa:
- 5 đội chơi Tiếp sức: mỗi nhóm ghi một cột.
- GV nhận xét, tuyên dương đội thắng cuộc.
Bảo vệ
Bình yên
Đoàn kết
Bạn bè
Mênh mông
Từ đồng nghia
Giữ gìn, gìn giữ
Yên bình, thanh bình
Liên kết, liên hiệp
Bạn hữu, bạn bè 
Bao la, bát ngát
Từ trái nghĩa
Phá hoại, tàn phá..
Bất ổn, náo loạn
Chia rẽ, phân tán
Thù địch, kẻ thù
Chật chội, chật hẹp
D. Củng cố dặn dò: 2’
- GV nhận xét giờ học.
- Dặn HS tiếp tục luyện đọc và xem tiếp tiết ôn tập tiếp theo.
=============================///==========================
Tuần 10 	 	Ngày soạn: 18/8/2014
Tiết 20: Ôn tập giữa học kì I (Tiết 6)
I. Yêu cầu cần đạt:
- Tìm được từ đồng nghĩa, từ trái nghĩa để thay thế theo yêu cầy BT1, BT2 (chọn 3 trong 5 mục a, b, c, d, e).
- Đặt được câu để phân biệt các từ đồng âm, từ trái nghĩa (BT4).
- HS khá, giỏi thực hiện được toàn bộ BT2.
II. Đồ dùng dạy học: 
- Bảng phụ BT2.
III. Các hoạt động dạy – học :	
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
A. ổn định lớp: 1’
- Kiểm tra sĩ số.
B. Kiểm tra bài cũ: /
C. Bài mới:
* Giới thiệu bài: 1’ 
- GV nêu yêu cầu tiết học.
1. Bài tập 1 : 13 ’
- Yêu cầu HS đọc BT1.
- GV yêu cầu HS đứng tại chỗ trả lời: Thay từ đồng nghĩa thích hợp.
- GV nhận xét.
- 1 HS đọc BT1, lớp theo dõi SGK.
- HS thực hiện 
Đoạn văn được viết đúng như sau: Hoàng bưng chén nước mời ông uống. Ông xoa đầu Hoàng và bảo: “Cháu của ông ngoan lắm! Thế cháu đã học bài chưa?”. Hoàng nói với ông: “Cháu vừa làm xong bài tập rồi ông ạ !”
2. Bài tập 2 : 13’
- Yêu cầu HS đọc BT2.
- 1 HS đọc BT2, lớp theo dõi SGK.
- GV yêu cầu: Tìm từ trái nghĩa thích hợp điền vào chỗ trống.
- HS lên bảng điền vào bảng phụ
- GV nhận xét :
a. Một miếng khi đói bằng một gói khi no/ b. Đoàn kết là sống, chia rẽ là chết
c. Thắng không kiêu, bại không nản./ d. Nói lời phải giữ lấy lời
 Đừng như con bớm đậu rồi lại bay.
e.Tốt gỗ hơn tốt nước sơn/ Xấu người đẹp nết còn hơn đẹp người.
(Bài tập 3: Giảm tải)
3. Bài tập 4 : 10 ’
- Yêu cầu HS đọc BT4.
- 1 HS đọc BT4, lớp theo dõi SGK.
- GV yêu cầu HS làm việc cá nhân : Đặt câu theo yêu cầu SGK.
- HS đặt câu.
- Yêu cầu HS đứng tại chỗ đọc.
- HS đọc câu mà mình đặt.
- GV nhận xét.
D. Củng cố dặn dò: 2’
- GV nhận xét giờ học.
- Dặn HS chuẩn bị làm bài kiểm tra.
================================///===========================
Tuần 11 	 	 Ngày soạn: 18/8/2014
Luyện từ và câu
TIẾT 21: ĐẠI TỪ XƯNG HÔ 
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
- Nắm được khái niệm đại từ xưng hô. 
- Nhận biết được đại từ xưng hô trong đoạn văn( BT1 mục III); chọn được đại từ xưng hô thích hợp để điền vào chỗ trống. 
- HS khá, giỏi nhận xét được thái độ, tình cảm của nhân vật khi dùng mỗi đại từ xưng hô (BT1)
II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC: 
- VBT
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC: 
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
A. ổn định lớp: 1’
- Kiểm tra sĩ số.
B. Kiểm tra bài cũ: /
C. Bài mới:
1. Giới thiệu bài: 1’ 
- Khi núi, viết để trỏnh lặp đi, lặp lại cỏc từ xưng hụ người ta thường dựng từ khỏc để thay thế. Đú là đại từ xưng hụ.
2. Nhận xét: 18’
Bài 1: Gọi HS đọc yêu cầu và nội dung của bài tập. 
- GV lần lượt hỏi để HS phân tích ví dụ : 
 + Đoạn văn có những nhân vật nào ? 
 + Các nhân vật làm gì ? 
 + Những từ nào được in đậm trong đoạn văn trên ? 
 + Những từ đó dùng để làm gì ? 
 + Những từ nào chỉ người nghe ? 
 +Từ nào chỉ người hay vật được nhắc tới? 
- Kết luận : những từ chị, chúng tôi, ta, các người, chúng trong đoạn văn trên được gọi là đại từ xưng hô. Đại từ xưng hô được người nói dùng để tự chỉ mình hay người khác khi giao tiếp. 
- Hỏi : Thế nào là đại từ xưng hô ? 
- 1 HS đọc thành tiếng trước lớp. 
- Mỗi câu hỏi 1 HS nêu ý kiến trả lời: 
 + Đoạn văn có các nhân vật : Hơ Bia, cơm và thóc gạo.
 + Cơm và Hơ Bia bỏ vào rừng với nhau, Thóc gạo giận Hơ Bia bỏ vào rừng. 
 + Những từ: chị, chúng tôi, ta, các ngươi, chúng. 
 + Những từ đó dùng để thay thế cho Hơ Bia, thóc gạo, cơm. 
 + Những từ chỉ người nghe: chị, các ngươi.
 + Những từ chỉ người hay vật được nhắc tới: chúng 
- Lắng nghe. 
 + Trả lời theo khả năng ghi nhớ. 
Bài 2: GV yêu cầu HS đọc lại lời của cơm và chị Hơ Bia. 
- GV hỏi: Theo em, cách xưng hô của mỗi nhân vật ở trong đoạn văn trên thể hiện thái độ của người nói như thế nào ? 
- GV kết luận. 
- 1 HS đọc thành tiếng trước lớp. 
 + Chị đẹp là nhờ cơm gạo, sao chị khinh rẻ chúng tôi thế ? 
 + Ta đẹp là do công cha công mẹ, chứ đâu nhờ các ngươi. 
- 1 HS trả lời, HS khác bổ sung và thống nhất: Cách xưng hô của cơm rất lịch sự. Cách xương hô của Hơ Bia thô lỗ, coi thường người khác. 
Bài 3: Gọi HS đọc yêu cầu của bài tập.
- Yêu cầu HS trao đổi, thảo luận theo cặp để hoàn thành bài. 
- Gọi HS phát biểu, GV ghi nhanh lên bảng. 
- Nhận xét cách xưng hô đúng. 
- 1 HS đọc thành tiếng cho cả lớp nghe. 
- 2 HS ngồi cùng bàn trao đổi, tìm từ. 
- Tiếp nối nhau phát biểu. 
 + Với thầy cô : xưng là em, con
 + Với bố mẹ : xưng là con. 
 + Với anh, chị, em : xưng là em, anh (chị).
 + Với bạn bè : xưng là tôi, tớ, mình. 
3. Ghi nhớ: 3’ 
- Gọi HS đọc phần Ghi nhớ.
- 3 HS tiếp nối nhau đọc thành tiếng. 
- Các HS khác đọc thầm. 
4. Luyện tập: 15’
Bài 1: Gọi HS đọc yêu cầu và nội dung BT
- Yêu cầu HS trao đổi, thảo luận làm bài trong nhóm. 
Gợi ý cách làm bài cho HS . 
 + Đọc kĩ đoạn văn. 
 + Gạch chân dưới các đại từ xưng hô . 
 + Đọc kĩ lời nhân vật có đại từ xưng hô để thấy được thái độ, tình cảm của mỗi nhân vật. 
- Gọi HS phát biểu, GV gạch chân dưới các đại từ trong đoạn văn : ta, chú, em, tôi, anh. 
 - Nhận xét, kết luận lời giải đúng. 
Bài 2: Gọi HS đọc yêu cầu của bài và hỏi : 
 + Đoạn văn có những nhân vật nào ? 
 + Nội dung đoạn văn là gì ? 
- Yêu cầu HS tự làm bài tập. 
- Gọi HS nhận xét bài làm trên bảng. 
- Nhận xét, kết luận lời giải đúng. 
- 1 HS đọc thành tiếng trước lớp. 
- 2 HS ngồi cùng bàn trao đổi, thảo luận, làm việc theo định hướng của GV . 
- Tiếp nối nhau phá

File đính kèm:

  • docTuan_1_Tu_dong_nghia.doc