Giáo án Luyện từ và câu 3 học kì 2

Môn : LUYỆN TỪ VÀ CÂU

Tiết : 28

Tuần : 28 NHÂN HOÁ.

ÔN TẬP CÁCH ĐẶT VÀ TLCH: ĐỂ LÀM GÌ?

DẤU CHẤM, CHẤM HỎI, CHẤM THAN

I. Mục tiêu:

Giúp HS:

1. Củng cố hiểu biết về các cách nhân hoá.

2. Ôn luyện cách đặt và ttrả lời câu hỏi “Để làm gì ?”

II. Đồ dùng dạy học:

- Bảng lớp viết sẵn nội dung BT2, BT3

- Phấn màu

III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:

 

doc31 trang | Chia sẻ: dungnc89 | Lượt xem: 1086 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Luyện từ và câu 3 học kì 2, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hững vật ấy được tả bằng những từ ngữ: Thận trọng, nhích từng li, từng li, lầm lì, đi từng bước, tùng bước, tinh nghịch, chạy vút lên trước hàng, cùng tới đích, rung một hồi chuông vang. 
* Trực tiếp
- GV giới thiệu, ghi tên bài, HS ghi vở
* Luyện tập – thực hành
- 1 HS đọc yêu cầu và bài thơ
- 2 HS đọc lại
- HS làm mẫu 1 phần
- HS khác nhận xét - GV nhận xét, chốt
- HS làm bài vào vở
- HS chữa miệng
- HS khác nhận xét 
- GV nhận xét, 
Bài 2 : Dựa vào bài thơ trên, viết câu trả lời cho các câu hỏi sau:
Bác kim giờ nhích về phía trước như thế nào?
- Bác kim giờ nhích về phía trước từng li, từng li.
- Bác kim giờ nhích về phía trước một cách thận trọng.
Anh kim phút đi như thế nào?
- Anh kim phút đi từng bước, từng bước.
- Anh kim phút đi thong thả từng bước một.
Bé kim giây chạy lên trước hàng như thế nào?
- Bé kim giây chạy lên trước rất nhanh.
- Bé kim giây chạy lên trước hàng một cách tinh nghịch,...
- 1 HS đọc yêu cầu 
- HS làm bài vào vở
- HS chữa miệng
- HS khác nhận xét, bổ sung
- GV nhận xét, chốt đáp án
Bài 3 : Viết câu hỏi cho bộ phận in đậm:
a.Trương Vĩnh Ký hiểu biết rất rộng.
- Trương Vĩnh Ký hiểu biết như thế nào?
b. Ê- đi –xơn làm việc miệt mài suốt ngày đêm.
- Ê- đi –xơn làm việc như thế nào?
c. Hai chị em thán phục nhìn chú Lí.
- Hai chị em nhìn chú Lí như thế nào?
d.Tiếng nhạc nổi lên réo rắt.
- Tiếng nhạc nổi lên như thế nào?
- Câu hỏi : Các từ in đậm có đặc điểm gì ? (là các từ chỉ hoạt động, đặc điểm) => Các từ ngữ như thế này có thể trả lời cho câu hỏi Như thế nào ?)
- 1 HS đọc yêu cầu và các câu văn
- HS làm bài vào vở
- 3 HS chữa miệng 
- HS khác nhận xét
- GV nhận xét
- HS đặt câu hỏi 
- HS khác nhận xét, bổ sung
- GV nhận xét, chốt
1’
C. Củng cố – dặn dò:
- Nhắc lại 3 cách nhân hoá => dặn dò : vận dụng khi làm bài
- GV nhận xét tiết học, dặn dò
* Rút kinh nghiệm sau tiết dạy:
Môn : Luyện từ và câu
Tiết : 4
Tuần : 24 
Mở rộng vốn từ Nghệ thuật. Dấu phẩy
I. Mục tiêu:
Giúp HS: 
- Củng cố, hệ thống hoá và mở rộng vốn từ ngữ vệ nghệ thuật (Người hoạt động nghệ thuật, các hoạt động nghệ thuật, các môn nghệ thuật).
- Ôn luyện về dấu phẩy.
II. Đồ dùng dạy học:
Bảng lớp viết sẵn nội dung BT1, BT2
Phấn màu
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Thời gian
Nội dung dạy học
Phương pháp, hình thức tổ chức dạy học
3’
A. Kiểm tra bài cũ
- Nhân hoá là gì ? (... gọi hoặc tả con vật, đồ đạc, cây cối, ... bằng những từ ngữ vốn để tả người.)
- Nêu tác dụng của biện pháp nhân hoá.
* Kiểm tra, đánh giá
- GV nêu yêu cầu
- HS thực hiện
- HS khác nhận xét
- GV nhận xét, 
1’
15’
B. Bài mới:
1. Giới thiệu bài
Mở rộng vốn từ: nghệ thuật. Dấu phẩy 
2. Hướng dẫn làm bài tập
Bài 1: En hãy tìm và ghi vào vở những từ ngữ :
a. Chỉ những người hoạt động nghệ thuật
Diễn viên, ca sĩ, nhà văn, nhà thơ, nhà soạn kịch, biên đạo múa, nhà ảo thuật, đạo diễn, nhà quay phim, nhà điêu khắc, kiến trúc sư, nhà tạo mốt
b. Chỉ các hoạt động nghệ thuật
Đóng phim, ca hát, múa, vẽ, biểu diễn, ứng tác, làm thơ, làm văn, viết kịch, nặn tượng, quay phim, thiết kế công trình kiến trúc.
c. Chỉ các môn
 nghệ thuật
điện ảnh, kịch nói, chèo, trống, cải lương, ca vọng cổ, hát, xiếc, ảo thuật, múa rối, âm nhạc, hội hoạ, kiến trúc, điêu khắc, múa, thơ, ...
a. Những người hoạt động nghệ thuật nói chúng thường được gọi là gi ? (nghệ sĩ)
b) Trong những nghệ sĩ em biết, em yêu mến nhất nghệ sĩ nào? 
c) Nghệ sĩ đó thường tham gia các môn nghệ thuật nào?, biểu diễn tiết mục nổi tiếng nào, chơi nhạc cụ gì ?.. 
d) Em biết bộ phim/ vở chèo/ bức tranh/ công trình kiến trúc nổi tiếng nào ?,...
* Trực tiếp
- GV giới thiệu, ghi tên bài, HS ghi vở
* Luyện tập – thực hành
- 1 HS đọc yêu cầu và mẫu
- HS làm bài vào vở
- 3 HS chữa miệng
- HS khác nhận xét, bổ sung
- GV nhận xét, hỏi thêm
- HS trả lời tự do
- HS khác nhận xét, bổ sung
- GV nhận xét, kết luận
15’
Bài 2 : Em đặt dấu phẩy vào những chỗ nào trong đoạn văn sau: 
 Mỗi bản nhạc, mỗi bức tranh, mỗi câu chuyện, mỗi vở kịch, mỗi cuốn phim, ... đều là một tác phẩm nghệ thuật. Người tạo nên tác phẩm nghệ thuật là các nhạc sĩ, hoạ sĩ, nhà văn, nghệ sĩ sân khấu hay đạo diễn. Họ đang lao động miệt mài, say mê để đem lại cho chúng ta nhứng giờ giải trí tuyệt vời, giúp ta nâng cao hiểu biết và góp phần làm cho cuộc sống mỗi ngày một tốt đẹp hơn.
- Em có nhận xét gì về các cụm từ được ngăn cách bởi các dấu phẩy ? (các cụm từ đó có vai trò như nhau, đều là các môn nghệ thuật, nghệ sĩ, tác dụng của nghệ thuật,...)
- Vì sao sau cụm từ nghệ sĩ sân khấu chúng ta không đặt dấu phẩy? (vì ở đó có từ hay – cũng có tác dụng ngăn cách như dấu phẩy )
- Tìm một chi tiết trong đoạn văn chúng ta cũng không dung dấu phẩy tương tự như trên. ( sau cụm từ nâng cao hiểu biết có từ và nên ta không dùng dấu phẩy nữa)
- 1 HS đọc yêu cầu 
- HS làm bài vào vở
- HS chữa miệng
- HS khác nhận xét, bổ sung
- GV nhận xét, hỏi thêm
- HS trả lời 
- HS khác nhận xét
- GV nhận xét, kết luận 
1’
C. Củng cố – dặn dò:
- Em thường tham gia các môn nghệ thuật nào ?
- Dặn dò : chăm chỉ tập luyện, tham gia và tìm hiểu về các môn nghệ thuật đó
- HS trả lời câu hỏi
- GV nhận xét tiết học, dặn dò
* Rút kinh nghiệm sau tiết dạy:
Môn : Luyện từ và câu
Tiết : 4
Tuần : 25 
 Nhân hoá. 
Ôn tập cách đặt và trả lời câu hỏi: Vì sao?
I. Mục tiêu:
Giúp HS: 
Củng cố hiểu biết về các cách nhân hoá.
Ôn luyện cách đặt và ttrả lời câu hỏi “Vì sao ?”
II. Đồ dùng dạy học:
Bảng lớp viết sẵn nội dung BT1, BT2, BT3
Phấn màu 
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Thời gian
Nội dung dạy học
Phương pháp, hình thức 
tổ chức dạy học
3’
A. Kiểm tra bài cũ
- Đặt câu 
+ có từ ngữ chỉ người hoạt động nghệ thuật :
Mẹ em là một diễn viên múa.
+ có từ ngữ chỉ các môn nghệ thuật :
Ngày nay rất nhiều người thích xem múa rối nước.
+ có từ ngữ chỉ hoạt động nghệ thuật :
Các hoạ sĩ đang say sưa vẽ tranh trong công viên.
* Kiểm tra, đánh giá
- GV nêu yêu cầu
- HS thực hiện
- HS khác nhận xét
- GV nhận xét 
1’
30’
B. Bài mới:
1. Giới thiệu bài
Nhân hoá. 
Ôn tập cách đặt và trả lời câu hỏi : Vì sao?
2. Hướng dẫn làm bài tập
Bài 1: Đoạn thơ dưới đây tả những sự vật, con vật nào? Cách gọi và tả cúng có gì hay?
 Những chị lúa phất phơ bím tóc
 Những cậu tre bá vai nhau thì thầm đứng học
Đàn cò áo trắng
Khiêng nắng
Qua sông
Cô gió chăn mây trên đồng
Bác mặt trời đạp xe qua ngọn núi.
 Trần Đăng Khoa
Tên các sự vật, con vật
Các sự vật, con vật được gọi
Các sự vật, con vật
 được tả
Cách gọi và tả các sự vật, con vật
Lúa
chị
Phất phơ bím tóc
Làm cho các sự vật, con vật trở nên sinh động, gần gũi, đáng yêu hơn
Tre
cậu
bá vai nhau thì thầm đứng học
Đàn cò
áo trắng, khiêng nắng qua sông
Gió
cô
chăn mây trên đồng
Mặt trời
bác
đạp xe qua ngọn núi
* Trực tiếp
- GV giới thiệu, ghi tên bài, HS ghi vở
* Luyện tập – thực hành
- 1 HS đọc yêu cầu và bài thơ
- 2 HS đọc lại
- GV hướng dẫn kẻ bảng
- HS làm mẫu 1 phần
- HS khác nhận xét - GV nhận xét, chốt
- HS làm bài vào vở
- HS chữa miệng
- HS khác nhận xét 
- GV nhận xét
Bài 2 : Tìm bộ phận trả lời cho câu hỏi Vì sao?
a) Cả lớp cười ồ lên vì câu thơ vô lí quá.
b) Những chàng man-gát rất bình tĩnh vì họ thường là những người phi ngựa giỏi nhất.
c) Chị em Xô-phi về ngay vì nhớ lời mẹ dặn không được làm phiền người khác.
- Đặt và trả lời câu hỏi Vì sao cho những câu trên.
Vì sao cả lớp lại cười ồ lên?/ Cả lớp cười ồ lên vì điều gì?/ ...
Vì sao những chàng man-gát rất bình tĩnh ?
Vì sao chị em Xô-phi về ngay ?
- 1 HS đọc yêu cầu 
- HS làm bài vào vở
- 3 HS chữa miệng
- HS khác nhận xét, bổ sung
- GV nhận xét, chốt, nêu yêu cầu thêm
- HS đặt câu
- Hs khác nhận xét, bổ sung
- GV nhận xét
Bài 3 : Dựa vào nội dung bài Hội vật, hãy trả lời các câu hỏi sau:
a.Vì sao người tứ xứ đổ về xem vật rất đông ? (... vì ai ai cũng muốn xem mặt, xem tài ông Cản Ngũ,...)
b. Vì sao lúc đầu keo vật xem chừng chán ngắt? (... vì người xem thấy ông Cản Ngũ không giới như người ta tưởng,...)
c. Vì sao ông Cản Ngũ mất đà chúi xuống ? (... vì ông muốn đánh lừa Quắm Đen,...)
d.Vì sao Quắm Đen thua ông Cản Ngũ ? (... vì anh mắc mưu ông,...)
- 1 HS đọc yêu cầu và các câu hỏi
- HS làm bài vào vở
- 3 HS chữa miệng 
- HS khác nhận xét
- GV nhận xét, chốt
1’
C. Củng cố – dặn dò:
- Nhắc lại 3 cách nhân hoá => dặn dò : vận dụng khi làm bài
- GV nhận xét tiết học, dặn dò
* Rút kinh nghiệm sau tiết dạy:
Môn : Luyện từ và câu
Tiết : 4
Tuần : 26 
 Mở rộng vốn từ : Lễ hội
Dấu phẩy
I. Mục tiêu:
Giúp HS: 
Mở rộng vốn từ thuộc chủ đề lễ hội (hiểu nghĩa các từ lễ, hội, lễ hội; biết tên một số lễ hội, hội; tên một số hoạt động trong lễ hội và hội).
Luyện tập về dấu phẩy (đặt sau bộ phận trạng ngữ chỉ nguyên nhân và ngăn cách các bộ phận đồng chức trong câu).
II. Đồ dùng dạy học:
Bảng lớp viết sẵn nội dung BT1, BT2, BT3
Phấn màu 
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Thời gian
Nội dung dạy học
Phương pháp, hình thức tổ chức dạy học
3’
A. Kiểm tra bài cũ
- Đặt câu 
+ Có sử dụng biện pháp nhân hoá.
- Đặt câu có bộ phận trả lời cho câu hỏi Vì sao?
* Kiểm tra, đánh giá
- GV nêu yêu cầu
- HS thực hiện
- HS khác nhận xét
- GV nhận xét 
1’
30’
B. Bài mới:
1. Giới thiệu bài
2. Hướng dẫn làm bài tập
Bài 1: Xếp các từ sau đây vào nhóm thích hợp:
Lễ: Các nghi thức nhằm đánh dấu hoặc kỷ niệm một sự kiện có ý nghĩa.
Hội: Cuộc vui có tổ chức đông người dự theo phong tục hoặc nhân dịp đặc biệt.
Lễ hội: Hoạt động tập thể có cả phần lễ và phần hội. 
* Trực tiếp
- GV giới thiệu, ghi tên bài, HS ghi vở
* Luyện tập – thực hành
- 1 HS đọc yêu cầu 
- HS làm bài vào SGK
- 1 HS lên bảng chữa bài
- GV nhận xét 
Bài 2 : Tìm và ghi lại :
- Tên một số lễ hội: lễ hội Đền Hùng, đền Gióng, chùa Hương, Tháp Bà, núi Bà, chùa Keo, Phủ Giầy, Kiếp Bạc, Cổ Loa.
- Tên một số hội: hội vật, hội đua thuyền, hội chọi trâu ở Đồ Sơn, hội lùng tùng (xuống đồng), đua voi, đua ngựa, chọi gà, thả diều, hội Lim,..
- Tên một số hoạt động trong lễ hội: cúng Phật, lễ Phật, thắp hương, tưởng niệm, đua thuyền, đua ngựa, đua mô tô, đua xe đạp, kéo co, ném còn, cướp cờ, đánh đu, thả diều, chơi cờ tướng, chọi gà,..
Lưu ý: Có một số lễ hội cũng được gọi tắt là hội.
- 1 HS đọc yêu cầu 
- HS làm bài vào vở
- HS kể tiếp sức theo tổ.
- HS nhận xét
- GV theo dõi, nhận xét 
Bài 3 : Đặt thêm dấu phẩy vào chỗ thích hợp trong mỗi câu dưới đây:
Vì thương dân, Chử đồng Tử và công chúa đi khắp nơi dạy dân cách trồng lúa, nuôi tằm, dệt vải. 
Vì nhớ lời mẹ dặn không được làm phiền người khác, chị em Xô-phi đã về ngay.
Tại thiếu kinh nghiệm, nôn nóng và coi thường đối thủ, Quắm Đen đã bị thua.
Nhờ ham học, ham hiểu biết và muốn đem hiểu biết của mình ra giúp đời, Lê Quý Đôn đã trở thành nhà bác học lớn nhất của nước ta thời xưa.
Câu hỏi : Nhận xét về vai trò của các bộ phận câu đứng trước dấu phẩy. (... các bộ phận đó trả lời cho câu hỏi Vì sao? ) => Dấu phẩy có thể dùng để ngăn cách các bộ phận chỉ nguyên nhân trong câu,...)
- 1 HS đọc yêu cầu và các câu văn 
- HS làm bài vào vở
- 1 HS lên bảng chữa bài
- HS khác nhận xét, bổ sung
- GV nhận xét, hỏi thêm
- HS trả lời
- HS khác nhận xét, bổ sung
- GV nhận xét, chốt
1’
C. Củng cố – dặn dò:
- Vận dụng các từ ngữ và cách sử dụng dấu phẩy khi viết văn.
- GV nhận xét tiết học, dặn dò
* Rút kinh nghiệm sau tiết dạy:
Môn : Luyện từ và câu
Tiết : 28
Tuần : 28 
Nhân hoá.
Ôn tập cách đặt và TLCH: Để làm gì?
Dấu chấm, chấm hỏi, chấm than
I. Mục tiêu:
Giúp HS: 
Củng cố hiểu biết về các cách nhân hoá.
Ôn luyện cách đặt và ttrả lời câu hỏi “Để làm gì ?”
II. Đồ dùng dạy học:
Bảng lớp viết sẵn nội dung BT2, BT3
Phấn màu 
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Thời gian
Nội dung dạy học
Phương pháp, hình thức tổ chức dạy học
3’
A. Kiểm tra bài cũ
- Đặt câu có sử dụng biện pháp nhân hoá
- Nêu tác dụng của biện pháp nhân hoá
* Kiểm tra, đánh giá
- GV nêu yêu cầu
- HS thực hiện
- HS khác nhận xét
- GV nhận xét, 
1’
30’
B. Bài mới:
1. Giới thiệu bài
Nhân hoá. 
Ôn tập cách đặt và trả lời câu hỏi : Để làm gì?
Dấu chấm, chấm hỏi, chấm than
2. Hướng dẫn làm bài tập
Bài 1: Trong các câu thơ sau, cây cối và sự vật tự xưng là gì? Cách xưng hô ấy có tác dụng gì?
a) Tôi là bèo lục bình
Bứt khỏi sình đi dạo
 Dong mây trắng làm buồm
Mượn trăng non làm giáo.
 Nguyễn Ngọc Oánh
b) Tớ là chiếc xe lu
Người tớ to lù lù
Con đường nào mới đắp
Tớ lăn bằng tăm tắp
 Trần Nguyên Đào
=> Bèo lục bình tự xưng là tôi; xe lu tự xưng là tớ khi nói về mình. Cách xưng hô ấy làm cho ta có cảm giác bèo lục bình và xe lu giống như một người bạn gần gũi, đang nói chuyện với chúng ta
* Trực tiếp
- GV giới thiệu, ghi tên bài, HS ghi vở
* Luyện tập – thực hành
- 1 HS đọc yêu cầu và các bài thơ
- Cả lớp đọc
- HS làm bài vào vở
- HS chữa miệng
- HS khác nhận xét 
- GV nhận xét, khái quát
Bài 2 : Tìm bộ phận trả lời cho câu hỏi Để làm gì?
a) Ngựa con phải đến bác thợ rèn để xem lại bộ móng.
b) Cả một vùng sông Hồng lại nô nức làm lễ, mở hội để tưởng nhớ ông.
c) Ngày mai, muông thú trong rừng mở hội thi chạy để chọn con vật nhanh nhất.
- Đặt và trả lời câu hỏi Để làm gì ? cho những câu trên.
Ngựa Con phải đến bác thợ rèn để làm gì ?
Cả một vùng sông Hồng lại nô nức làm lễ, mở hội để làm gì ?
Ngày mai, muông thú trong rừng mở hội thi chạy để làm gì ?
- 1 HS đọc yêu cầu 
- HS làm bài vào vở
- 3 HS chữa miệng
- HS khác nhận xét, bổ sung
- GV nhận xét, chốt, nêu yêu cầu thêm
- HS đặt câu
- Hs khác nhận xét, bổ sung
- GV nhận xét
Bài 3 : Em chọn dấu chấm, chấm hỏi hay chấm than để điền vào từng ô trống trong truyện vui sau ?
Nhìn bài của bạn
 Phong đi học về. Thấy em rất vui, mẹ hỏi :
 - Hôm nay con được điểm tốt à ?
 - Vâng! Con được điểm 9 nhưng đó là nhờ con nhìn bạn Long. Nếu không bắt chước bạn ấy thì chắc con không được điểm cao như thế .
 Mẹ ngạc nhiên :
 - Sao con nhìn bài của bạn ?
 - Nhưng thầy giáo có cấm nhìn đâu! Chúng con thi tập thể dục ấy mà !
- 1 HS đọc yêu cầu và câu chuyện
- HS làm bài vào vở
- 1 HS lên bảng làm bài 
- HS khác nhận xét, nêu cách dùng các dấu câu
- HS khác nhận xét, bổ sung
- GV nhận xét, chốt
1’
C. Củng cố – dặn dò:
- Nhắc lại 3 cách nhân hoá => dặn dò : vận dụng khi làm bài
- GV nhận xét tiết học, dặn dò
* Rút kinh nghiệm sau tiết dạy:
Môn : Luyện từ và câu
Tiết : 29
Tuần : 29 
Mở rộng vốn từ : Thể thao
 Dấu phẩy
I. Mục tiêu:
Giúp HS: 
Mở rộng vốn từ thuộc chủ điểm thể thao: kể đúng tên một số môn thể thao, tìm đúng từ ngữ nói về kết quả thi đấu.
Ôn luyện vè dấu phẩy (ngăn cách bộ phận trạng ngữ chỉ nguyên nhân, mục đích)
II. Đồ dùng dạy học:
Bảng lớp viết sẵn nội dung BT2, BT3
Phấn màu 
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Thời gian
Nội dung dạy học
Phương pháp, hình thức tổ chức dạy học
3’
A. Kiểm tra bài cũ
- Đặt câu có sử dụng biện pháp nhân hoá
- Nêu tác dụng của biện pháp nhân hoá
* Kiểm tra, đánh giá
- GV nêu yêu cầu
- HS thực hiện
- HS khác nhận xét
- GV nhận xét 
1’
30’
B. Bài mới:
1. Giới thiệu bài
Mở rộng vốn từ : Thể thao . Dấu phẩy 
2. Hướng dẫn làm bài tập
Bài 1: Hãy kể tên các môn thể thao bắt đầu bằng các tiếng sau :
a) Bóng M : bóng đá
b) Chạy M : chạy vượt rào
c) Đua M : đua xe đạp
d) Nhảy M : nhảy cao
a) Bóng
Bóng đá, bóng chuyền, bóng bàn, bóng ném, bóng bầu dục, bóng rổ, bóng nước,...
b) Chạy 
Chạy việt dã, chạy maratông, chạy tiếp sức,...
c) Đua
đua thuyền, đua voi, đua ô tô, đua xe máy, đua ngựa,...
d) Nhảy
Nhảy xa, nhảy sào, nhảy ngựa, nhảy cầu, nhảy dù,...
Yêu cầu : 
- Đặt câu với các từ tìm được
- Mô tả động tác thực hiện các môn thể thao đó,...
* Trực tiếp
- GV giới thiệu, ghi tên bài, HS ghi vở
* Luyện tập – thực hành
- 1 HS đọc yêu cầu và mẫu
- HS làm bài vào vở
- HS chữa miệng
- HS khác nhận xét, đặt câu 
- HS khác nhận xét, miêu tả động tác thực hiện môn thể thao hoặc đặc điểm của môn thể thao 
- HS khác nhận xét, bổ sung
- GV nhận xét, khái quát
- HS đọc lại các từ tìm được
Bài 2 : Trong truyện vui sau có một số từ ngữ nói về kết quả thi đấu. Em hãy ghi lại các từ ngữ đó.
- được, không ăn, thua, thắng, hoà
* Câu hỏi :
- Anh chàng trong truyện có cao cờ không? Anh ta có thắng ván nào trong cuộc chơi không? ( Anh này đánh cờ kém, không thắng ván nào)
- Truyện đáng buồn cười ở điểm nào ? ( Anh chàng đánh ván nào thua ván ấy nhưng dùng cách nói tránh để khỏi nhận mình thua)
- 1 HS đọc yêu cầu 
- HS làm bài vào vở
- HS chữa miệng
- HS khác nhận xét, bổ sung
- GV nhận xét, nêu câu hỏi
- HS trả lời
- HS khác nhận xét, bổ sung
- GV nhận xét
Bài 3 : Chép các câu dưới đây vào vở. Nhớ đặt dấu phẩy vào những chỗ thích hợp.
a) Nhờ chuẩn bị tốt về mọi mặt, SEA Games 22 đã thành công rực rỡ.
b) Muốn có cơ thể khoẻ mạnh, em phải năng tập thể dục.
c) Để trở thành con ngoan, trò giỏi, em cần học tập và rèn luyện.
- 1 HS đọc yêu cầu và các câu văn
- HS làm bài vào vở
- 1 HS lên bảng làm bài 
- HS khác nhận xét, nêu cách dùng các dấu câu
- HS khác nhận xét, bổ sung
- GV nhận xét, chốt
1’
C. Củng cố – dặn dò:
- Vận dụng các từ ngữ và dấu câu khi làm bài văn về thể thao.
- GV nhận xét tiết học, dặn dò
* Rút kinh nghiệm sau tiết dạy:
Môn : Luyện từ và câu
Tiết : 30
Tuần : 30 
Đặt và trả lời câu hỏi: Bằng gì?
Dấu hai chấm
I. Mục tiêu: 
	- Đặt và trả lời câu hỏi: “Bằng gì?”(tìm bộ phận trả lời cho câu hỏi “Bằng gì?”). Thực hành trò chơi hỏi đáp sử dụng cụm từ “Bằng gì?”
	- Bước đầu nắm được cách dùng dấu hai chấm.
II. Đồ dùng dạy học: 
- Bảng lớp viết câu văn BT1, 3 tờ giấy khổ to viết nội dung BT1.
III. Hoạt động dạy học chủ yếu: 
Thời gian
Nội dung các hoạt động dạy học
Phương pháp - hình thức 
tổ chức các hoạt động dạy
I. Kiểm tra bài cũ:
 -Em hãy nêu 5 từ chỉ môn thể thao mà em biết, đặt câu với 1 trong 5 từ vừa kể.
 -Kể tên các từ nói về kết quả thi đấu thể thao, đặt câu với 1 trong các từ vừa kể.
II. Bài mới:
1. Giới thiệu bài:
 Tiết luyện từ và câu hôm nay các em học về cách đặt và trả lời câu hỏi: “Bằng gì?”
2. Hướng dẫn học sinh làm bài tập:
* Bài tập 1: Tìm bộ phận câu trả lời cho câu hỏi “Bằng gì?”
a. Voi uống nước bằng vòi
+ Voi uống nước bằng gì?(bằng vòi)
b. Chiếc đèn ông sao của bé được làm bằng nan tre dán giấy bóng kính.
c. Các nghệ sĩ đã chinh phục khán giả bằng tài năng của mình.
+ Bộ phận câu trả lời cho câu hỏi “Bằng gì?” thường bắt đầu bằng chữ nào?(Bằng)
+ Nhận xét các bộ phận in đậm của các câu văn trong bài?(các bộ phận đó trả lời câu hỏi “bằng gì?”)
+ Em đặt câu hỏi để tìm bộ phận trả lời trong câu b?, c?
GV: Các em đã biết đặt câu hỏi “bằng gì?” để tìm các bộ phận trả lời cho câu hỏi đó. Sau đây các em sẽ suy nghĩ để trả lời các câu hỏi bằng gì trong bài tập 2.
* Bài tập 2:
Trả lời các câu hỏi sau:
a. Hàng ngày, các em viết bằng gì? (Bằng bút máy; bút chì )
b. Chiếc bàn em đang ngồi học được làm bằng gì? (làm bằng gỗ, bằng nhựa, bằng đá)
c. Cá thở bằng gì?(bằng mang)
? Khi hỏi bạn thì thay từ em bằng từ gì?
(Thay bằng từ em)
GV: các em đã biết cách đặt và trả lời câu hỏi bằng gì? .. Sau đây các em hãy vận dụng để tham gia chơi trò chơi của bài tập 3 nhé
* Bài tập 3: Trò chơi: Hỏi đáp với bạn em bằng cách đặt và trả lời các câu hỏi có cụm từ “bằng gì?”
Nói theo chủ đề: “Đồ vật lớp học”
VD:
Bàn chúng ta ngồi học đựơc làm bằng gì?(gỗ ép, sắt )
Bàn của cô giáo được làm bằng gì?(gỗ)
Tủ của cô được làm bằng gì?(sắt)
Chiếc cặp sách của các bạn được làm bằng gì?(da, nhựa, giả da)
Bảng con của chúng ta được làm bằng gì?(gỗ)
Bàn chúng ta ngồi học được làm bằng gì?
*Bài tập 4: Em chọn dấu câu nào để điền vào mỗi ô trống?
+ Các em đã biết những dấu câu nào?
Các em hãy nhớ lại các dấu câu đã được biết trong các bài chính tả, sau đó chọn dấu câu thích hợp để điền vào ô trống trong bài.
a. Một người kêu lên “Cá heo”
:
:
:
b. Nhà an dưỡng trang bị cho các cụ những thứ cần thiết chăn, màn, giường chiếu, xoong nồi, ấm chén pha trà
c. Đông Nam á gồm 11 nước là Bru-nây, Cam-pu-chia, In-đô-nê-xi-a, Mi-an-ma, Phi-lip-pin, Thái Lan, Xin-ga-po, Việt Nam.
+ Tất cả các ô trống em đều điền dấu câu gì"
Hãy đọc từ sau ô trống của câu

File đính kèm:

  • docluyen_tu_va_cau_hkII.doc
Giáo án liên quan