Giáo án Luyện từ và câu 3 học kì 1

Môn : LUYỆN TỪ VÀ CÂU

Tiết : 2

Tuần : 10

SO SÁNH. DẤU CHẤM

I) Mục tiêu:

- tiếp tục làm quen với phép so sánh( so sánh âm thanh với âm thanh)

- Tiếp tục tập cách dùng dấu chấm để ngắt câu trong đoạn văn.

II. Tài liệu phương tiện:

- Giáo viên: + SGK, SGV TV3, máy tính, máy chiếu

- Học sinh: + SGK TV 3.

 

doc42 trang | Chia sẻ: dungnc89 | Lượt xem: 1114 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Luyện từ và câu 3 học kì 1, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
rường (Sách giáo khoa)
- Dòng 4: Lịch học trong nhà trường (Thời khoá biểu)
- Dòng 5: Những người thường được gọi là phụ huynh học sinh (Cha mẹ)
- Dòng 6: Nghỉ giữa buổi học (Ra chơi)
- Dòng 7: Học trên mức khá (Học giỏi)
- Dòng 8: Có thói xấu này thì không thể học giỏi (Lười học)
- Dòng 9: Thầy cô nói cho học sinh hiểu bàI (Giảng bài)
- Dòng 10: Hiểu nhanh, tiếp thu nhanh, xử trí nhanh (Thông minh)
- Dòng 11: Người phụ nữ dạy học (Cô giáo)
* Cột in màu là : Lễ Khai Giảng
Bài tập 2: Điền dấu phẩy vào chỗ thích hợp trong các câu sau: 
Ông em, bố em và chú em đều là thợ mỏ.
Các bạn mới được kết nạp vào Đội đều là con ngoan, trò giỏi.
Nhiệm vụ của Đội viên là thực hiện 5 điều Bác Hồ dạy, tuân theo Điều lệ Đội và giữ gìn danh dự Đội.
Dấu phẩy được dùng để làm gì?
3. Củng cố, dặn dò:
- VN: tìm và tập giải các ô chữ trên báo.
- Gọi 2 HS lên bảng, lớp nhận xét và chữa bài.
* GV giới thiệu và ghi bảng.
* 2,3 HS nối tiếp nhau đọc yêu cầu của bài.
- Cả lớp đọc thầm theo, quan sát ô chữ điền mẫu.
- GV chỉ bảng, nhắc lại từng bước thực hiện bài tập.
- HS trao đổi theo cặp hoặc theo nhóm.
- Gv dán lên bảng 2 bảng phụ, mỗi nhóm 10 em thi tiếp sức (mỗi em điền nhanh 1 từ vào ô trống)
- Sau thời gian quy định đại diện mỗi nhóm đọc kết quả của nhóm mình, đọc từ ở cột tô màu. Lớp và GV nhận xét, kết luận nhóm thắng cuộc.
- 1 HS đọc đề bài
- HS đọc thầm và làm bài tập vào vở, 3 HS điền dấu trên bảng lớp, lớp nhận xét và chữa bài.
- 2 HS nêu, lớp nhận xét.
- GV nhận xét giờ học
IV) Rút kinh nghiệm, bổ sung:
................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Môn : Luyện từ và câu
Tiết : 4
Tuần : 7 
Ôn tập về từ chỉ hoạt động, trạng thái. So sánh. 
I) Mục tiêu:
Nắm được một kiểu so sánh: so sánh sự vật với con người.
ôn tập về từ chỉ hoạt động, trạng thái, tìm được các từ chỉ hoạt động, trạng thái trong bài tập đọc, bài tập làm văn.
II. Tài liệu phương tiện:
- Giáo viên: + SGK, SGV TV3, máy tính, máy chiếu
- Học sinh: + SGK TV 3.
III) Hoạt động:
Thời gian
Nội dung các hoạt động dạy
Phương pháp- hình thức
 tổ chức các hoạt động dạy
5’
27’
3’
A.Kiểm tra bài cũ :
Hãy thêm dấu phẩy vào chỗ thích hợp.
* Bà em, mẹ em và chú em đều là công nhân xưởng gỗ.
- Hai bạn nữ học giỏi nhất lớp em đều xinh xắn, dễ thương và rất khéo tay.
- Bộ đội ta trung với nước, hiếu với dân.
B.Bài mới:
1. Giới thiệu bài: 
2. Hướng dẫn HS làm bài tập.
Bài tập 1: 
Tìm và ghi lại các hình ảnh so sánh trong những câu thơ sau:
a. Trẻ em như búp trên cành
Biết ăn ngủ, biết học hành là ngoan
b. Ngôi nhà như trẻ nhỏ
Lớn lên với trời xanh
c. Cây Pơ - mu đầu dốc
Im như người lính canh
Ngựa tuần tra biên giới
Dừng đỉnh đèo hí vang
d. Bà như quả ngọt chín rồi.
Càng thêm tuổi tác, càng tươI lòng vàng
+ Con thấy các hình ảnh so sánh trong bài này có gì khác so với những hình ảnh so sánh trước mà con đã học? ( So sánh sự vật với con người : trẻ em so với búp trên cành, ngôi nhà với trẻ nhỏ, người lính canh so với cây Pơ - mu và bà già so sánh với quả chín ngọt).
Bài tập 2: 
Đọc lại bài tập đọc “ Trận bóng dưới lòng đường”, ghi lại các từ ngữ vào chỗ trống thích hợp.
+ Chỉ hoạt động chơi bóng của các bạn nhỏ: bấm bóng, cướp bóng, dẫn bóng, dốc bóng, chơi bóng, sút bóng) 
+ Chỉ thái độ của Quang và các bạn khi vô tình gây ra tai nạn cho cụ già: hoảng sợ, sợ tái người.
- Các em tìm các từ ngữ chỉ hoạt động chơi bóng của các bạn nhỏ ở đoạn nào? ( Đoạn 1 và 2)
+ Tìm từ ngữ chỉ thái độ của Quang và các bạn khi vô tình gây ra tai nạn cho cụ già ở đoạn nào? ( cuối đoạn 2 và 3)
+ GV : Các từ chỉ hoạt động chơi bóng của các bạn nhỏ là những từ chỉ hoạt động chạm vào quả bóng,làm cho nó chuyển động.
Bài tập 3: Tìm và viết lại những từ ngữ chỉ hoạt động, trạng thái trong bài tập làm văn cuối tuần 6 của em.
Trong bài viết của các con, chắc chắn có nhiều từ ngữ chỉ hoạt động, trạng thái. Các con đọc thầm bài viết của mình, liệt kê lại những từ ngữ đó.
Ví dụ: 
- Từ chỉ hoạt động: giúp, chuẩn bị, đưa, cố gắng, nghe lời, ..
- Từ chỉ trạng thái: mạnh dạn, tự tin, vui mừng
3) Củng cố dặn dò.
+ Nội dung bài học hôm nay là gì?
* VN : Đặt câu với những hình ảnh so sánh, tìm các từ ngữ chỉ hoạt động, trạng thái.
- GV đưa ra 3 câu văn, yêu cầu HS điền dấu phẩy vào chỗ thích hợp.
- 3 HS làm bài, lớp nhận xét và chữa bài.
* GV nêu mục đích, yêu cầu giờ học.
* 1 HS đọc yêu cầu bài tập, cả lớp theo dõi và đọc thầm theo.
- Lớp làm bài tập, 4 HS làm bảng, lớp nhận xét và chữa bài.
- GV nêu câu hỏi, HS trả lời, lớp nhận xét, bổ sung.
* 1 HS đọc yêu cầu bài tập
- GV nhắc nhở và giúp HS xác định rõ đề bài để làm cho đúng.
- HS đọc thầm bài đọc, trao đổi theo nhóm đôi làm bài tập.
- Đại diện 2 nhóm lên trình bày bài, lớp nhận xét và chữa bài.
+ GV nêu câu hỏi, HS trả lời,
* 1 HS đọc yêu cầu của bài.
- 1 hoặc 2 HS đọc lại bài văn của mình cho lớp nghe.
- HS làm bài, GV phát cho 4 em mỗi em 1 tờ giấy A4 để viết các TN dán lên bảng. Đọc bài viết để lớp đối chiếu. Lớp nhận xét, GV chốt lại
* 2 HS nêu.
+ Nhận xét tiết học.
IV) Rút kinh nghiệm, bổ sung:
........................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Môn : Luyện từ và câu
Tiết : 4
Tuần : 8 
Từ ngữ về cộng đồng.
 Ôn tập câu: Ai/ làm gì?
I) Mục tiêu:
Mở rộng vốn từ về cộng đồng
Ôn kiểu câu “ Ai làm gì? ” 
II. Tài liệu phương tiện:
- Giáo viên: + SGK, SGV TV3, máy tính, máy chiếu
- Học sinh: + SGK TV 3.
III) Hoạt động:
Thời gian
Nội dung các hoạt động dạy
Phương pháp- hình thức
 tổ chức các hoạt động dạy
5’
27’
3’
A.Kiểm tra bài cũ :
- Chữa bài tập 2
- Tìm các hình ảnh so sánh trong các câu thơ, câu văn sau:
 Trẻ em như búp trên cành
Biết ăn ngủ, biết học hành là ngoan.
Vì sao tác giả lại so sánh trẻ em với búp trên cành?
B.Bài mới:
1. Giới thiệu bài: 
2. Hướng dẫn HS làm bài tập.
Bài tập 1: Dưới đây là một số từ có tiếng cộng hoặc tiếng đồng và nghĩa của chúng. Em hãy xếp những từ nào vào mỗi ô trong bảng phân loại sau:
Những người trong cộng đồng
TháI độ, hoạt động trong cộng đồng
cộng đồng, đồng bào, đồng đội, đồng hương
cộng tác, đồng tâm
+ Vì sao con xếp từ cộng đồng vào cột những người trong cộng đồng? (những người cùng sống trong một tập thể hoặc một khu vực, gắn bó với nhau)
* Vì sao từ cộng tác lại được xếp vào cột thái độ, hoạt động trong cộng đồng?
+ Tìm thêm những từ có tiếng cộng hoặc tiếng đồng?
Ví dụ: - đồng chí, đồng môn, đồng khoá
 - đồng tâm, đồng cảm, đồng lòng, đồng tình
Bài tập 2: 
Mỗi thành ngữ, tục ngữ dưới đây nói về một thái độ ứng sử trong cộng đồng. Đánh dấu (+) vào ô trống trước thái độ ứng xử em tán thành đánh dấu (-) vào ô trống trước thái độ em không tán thành.
- Con hiểu thế nào về câu: “ Chung lưng đấu cật” ? (đoàn kết, góp công, góp sức cùng nhau làm việc)
Cật : lưng, phần lưng ở chỗ ngang bụng (bụng đói cật rét)
a/ Chung lưng đấu cật (+)
b/ Cháy nhà hàng xóm bình chân như vại (+)
c/ Ăn ở như bát nước đầy.(-)
- Theo con, thế nào là “Ăn ở như bát nước đầy” ( Sống có nghĩa có tình, thuỷ chung trước sau như một, sắn lòng giúp đỡ mọi người )
- Con có nhận xét gì về câu: “Cháy nhà hàng xóm bình chân như vại” ? ( ích kỉ, thờ ơ, chỉ biết mình, không quan tâm đến người khác)
Bài tập 3: Tìm các bộ phận của câu
- Trả lời câu hỏi: Ai (cáI gì, con gì)?
- Trả lời câu hỏi: làm gì?
a. Đàn sếu đang sải cánh trên trời cao
b. Sau một cuộc dạo chơi, đám trẻ ra về.
c. Các em tới chỗ ông cụ, lễ phép hỏi.
Ai (cáI gì, con gì)?
làm gì?
a. Đàn sếu
đang sải cánh trên trời cao.
b. Đám trẻ
ra về.
c. Các em
tới chỗ ông cụ, lễ phép hỏi.
+ GV hỏi:
- Đàn sếu làm gì? (đang sải cánh trên trời cao.)
- Ai tới chỗ ông cụ, lễ phép hỏi? (Các em)
+ Để xác định đúng các thành phần câu trả lời cho câu hỏi con làm như thế nào?
Bài tập 4: Đặt câu hỏi cho bộ phận câu được in đậm:
a. Mấy bạn học trò bỡ ngỡ đứng nép bên người thân.
b. Ông ngoại dẫn tôi đi mua vở, chọn bút.
c. mẹ tôI âu yếm nắm tay tôi dẫn đi trên con đường làng.
+ GV hỏi: Các câu văn trong bàI tập được viết theo kiểu câu nào? (Kiểu câu Ai (cáI gì, con gì)/ làm gì?)
+ Muốn đặt câu hỏi được đúng chúng ta phảI chú ý điều gì? (xác định bộ phận câu in đậm trả lời cho câu hỏi nào Ai (cáI gì, con gì) hay làm gì?)
- Ai bỡ ngỡ đứng nép bên người thân 
- Ông ngoại làm gì?
- Mẹ bạn làm gì?
3) Củng cố dặn dò.
- HS nhắc lại nội dung bài vừa học.
* VN : Ôn lại bàI học.
- Lớp nhận xét và chữa bài.
- 1 HS nêu, lớp nhận xét.
 - GV nhận xét chung.
* GV nêu mục đích, yêu cầu giờ học.
* 1 HS đọc yêu cầu bài tập, cả lớp theo dõi SGK.
+ Học sinh đọc nghĩa của các từ.
+ Hai bạn cùng bàn trao đổi với nhau để tìm ra kết quả đúng
- Lớp làm bài tập vào vở.
- 1 HS làm bảng lớp nhận xét, chữa bài.
+ Học sinh trả lời câu hỏi của GV
* Học sinh nối tiếp nêu các từ mình tìm được.
+ Gv ghi bảng các từ đó.
+ Cả lớp đọc đồng thanh
* 1 HS đọc yêu cầu bài tập và nội dung các câu tục ngữ, thành ngữ.
- GV giải nghĩa từ cật trong câu thành ngữ đó.
- HS trao đổi theo nhóm . Đại diện các nhóm trình bày kết quả.
+ GV giúp HS hiểu thêm nghĩa của từng câu thành ngữ, tục ngữ.
- HS thuộc 3 câu thành ngữ, tục ngữ trên.
* 1 HS đọc yêu cầu của bài.
- GV giúp HS nắm được yêu cầu bài.
- HS làm bài vào vở, 3 HS làm bảng, lớp nhận xét và chữa bài.
- Vài HS nêu, lớp nhận xét
- HS trả lời câu hỏi của GV
* 1 HS đọc nội dung bài tập
+ Học sinh trả lời câu hỏi của GV
- HS làm bài, 3 HS nêu bài làm, lớp nhận xét và chữa bài.
* Học sinh nhắc lại
+ Gv nhận xét giờ học
IV) Rút kinh nghiệm, bổ sung:
.......................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
.
Môn : Luyện từ và câu
Tiết : 2
Tuần : 10
So sánh. Dấu chấm
I) Mục tiêu:
tiếp tục làm quen với phép so sánh( so sánh âm thanh với âm thanh)
Tiếp tục tập cách dùng dấu chấm để ngắt câu trong đoạn văn.
II. Tài liệu phương tiện:
- Giáo viên: + SGK, SGV TV3, máy tính, máy chiếu
- Học sinh: + SGK TV 3.
III) Hoạt động:
Thời gian
Nội dung các hoạt động dạy
Phương pháp- hình thức 
tổ chức các hoạt động dạy
2’
30’
3’
A.Kiểm tra bài cũ :
* GV nhận xét bàI kiểm tra giữa học kì I
B.Bài mới:
1. Giới thiệu bài: 
2. Hướng dẫn HS làm bài tập.
Bài tập 1: Đọc đoạn thơ sau và viết tiếp câu trả lời ở phần dưới:
Đã có ai lắng nghe
Tiếng mưa trong rừng cọ
Như tiếng thác dội về
Như ào ào trận gió
a. Tiếng mưa trong rừng cọ được so sánh với những âm thanh nào? (tiếng gió, tiếng thác).
b. Qua sự so sánh trên em hình dung tiếng mưa trong rừng cọ ra sao? (rất to, mạnh và vang động).
+ GV giới thiệu: Lá cọ to, tròn, xoè rộng. Khi mưa rơI vào rừng cọ, đập vào lá cọ tạo nên âm thanh rất to và vang.
Trong rừng cọ, những giọt mưa đập vào lá cọ làm âm thanh vang động hơn, lớn hơn nhiều so với bình thường.
Bài tập 2: hãy tìm những âm thanh được so sánh với nhau trong các câu thơ, câu văn dưới đây:
a. Côn Sơn suối chảy rì rầm
Ta nghe như tiếng đàn cầm bên tai
b. Tiếng suối trong như tiếng hát xa,
Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa.
c. Mỗi lúc, tôI càng nghe rõ tiếng chim kêu náo động như tiếng xóc những rổ tiền đồng. Chim đậu chen nhau trắng xoá trên những đầu cây mắm, cây chà là. cây vẹt rụng trụi gần hết lá.
Âm thanh 1
Từ SS
Âm thanh 2
a. Tiếng suối
như
tiếng đàn cầm
b. Tiếng suối
như 
tiếng hát xa
c. Tiếng chim
như
tiếng xóc những rổ tiền đồng
GV: Âm thanh của tiếng suối chảy róch rách nghe thật vui tai và rất trong trẻo, khiến cho tác giả liên tưởng tới tiếng đàn cầm và tiếng hát. 
- Câu văn được trích trong bài “Sân chim”, chim ở đây rất nhiều với nhiều loài chim khác nhau nên tiếng chim được tác giả liên tưởng như tiếng kêu của tiền đồng cho vào tổ và xóc lên vậy.
Bài tập 3: Ngắt đoạn dưới đây thành 5 câu và chép lại cho đúng chính tả:
 Trên nương, mỗi người một việc. Người lớn thì đánh trâu ra cày. Các bà các mẹ cúi lom khom tra ngô. Các cụ già nhặt cỏ, đốt lá. Mấy chú bé đi bắc bếp thổi cơm.
- Khi đặt dấu chấm con chú ý điều gì? (câu diễn đạt 1 ý trọn vẹn)
3) Củng cố dặn dò.
VN: Xem lại các bài tập đã làm
Tìm các VD co so sánh về âm thanh.
* GV nêu mục đích, yêu cầu giờ học.
* 1 HS đọc yêu cầu bài tập.
- HS làm bài theo từng cặp vài HS nêu kết quả trước lớp, lớp nhận xét, GV nhận xét, giải thích.
+ GV giới thiệu tranh( ảnh) cây cọ để HS hiểu hình ảnh trong bài thơ.
* 1 HS đọc yêu cầu bài tập
- Gv cho học sinh làm việc cá nhân, đính bảng phụ lên bảng, gọi 3, 4 HS lên bảng làm, lớp nhận xét, GV nhận xét và chốt lời giải đúng.
+ Học sinh đổi vở soát bài
* 1 HS đọc yêu cầu của bài.
- HS làm bài
- HS lên bảng, lớp nhận xét và chữa bài.
- Vài HS nêu, GV chốt lại.
+ HS đổi vở soát bài.
* GV nhận xét giờ học
IV) Rút kinh nghiệm, bổ sung:
................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Môn : Luyện từ và câu
Tiết : 2
Tuần : 11
Từ ngữ về quê hương.
 Ôn tập câu: Ai/ làm gì?
I) Mục tiêu:
Mở rộng và hệ thống hoá vốn từ về :Quê hương
Ôn tập mẫu câu: Ai làm gì?
II) Đồ dùng dạy học
Bảng phụ, giấy khổ to.
III) Hoạt động:
Thời gian
Nội dung các hoạt động dạy
Phương pháp- hình thức 
tổ chức các hoạt động dạy
33’
2’
A.Kiểm tra bài cũ :
B.Bài mới:
1. Giới thiệu bài: 
2. Hướng dẫn HS làm bài tập.
Bài tập 1: Xếp những từ ngữ sau vào 2 nhóm: cây đa, gắn bó, dòng sông, con đò, nhớ thương, yêu quý, máI đình, thương yêu, ngọn núi, phố phường, bùi ngùi, tự hào.
Nhóm
Từ ngữ
1. Chỉ sự vật ở quê hương
cây đa, dòng sông, con đò, mái đình, ngọn núi, phố phường.
2. Chỉ tình cảm đối với quê hương
gắn bó, nhớ thương, yêu quí, thương yêu, bùi ngùi, tự hào.
+ GV giải nghĩa một số từ khó:
- Em hiểu thế nào là mái đình? (Mái: Phần che phủ trên một cái nhà. Đình: nơi mọi người thường đến để cúng lễ)
+ Đặt câu với từ : mái đình
Mái đình làng em được làm bằng ngói.
- Thế nào gọi là bùi ngùi? (buồn bã trong lòng vì tủi thân hoặc vì thương hại người khác)
GV chốt: Chúng ta biết gọi tên các sự vật cũng như các từ nói lên tình cảm của mình đối với quê hương.
Để chỉ que hương của mình chúng ta có thể dùng bằng các từ khác nhau, LT ở BT2.
Bài tập 2: Tìm những từ ngữ trong ngoặc đơn có thể thay thế cho từ quê hương ở đoạn văn sau:
 Tây Nguyên là quê hương (quê cha đất tổ/ quê quán/ nơI chôn ra cắt rốn..) của tôi. Nơi đây, tôi đã lớn lên trong địu vảI thân thương của má, trong tiếng ngân vang của dòng thác, trong hương thơm ngào ngạt của núi rừng.
Các từ thay thế cho từ quê hương là: quê quán, quê cha đất tổ, đất nước, giang sơn, nơi chôn rau cắt rốn.
- Em hiểu thế nào là :
+ Giang sơn: Sông núi, dùng để chỉ đất nước.
+ Quê quán: Nơi gốc rễ của dòng họ mình
+ Nơi chôn rau cắt rốn: Nơi sinh của mình
 Bài tập 3: Những câu được viết theo mẫu: Ai làm gì? Hãy chỉ rõ mỗi bộ phận câu trả lời câu hỏi Ai? Hoặc làm gì?
 +BT yêu cầu chúng ta làm gì?
 + Đọc thầm đoan văn, Đoạn văn có mấy câu?
Ai
Làm gì?
Chúng tôi
rủ nhau đI nhặt những tráI cọ rơI đầy quanh gốc về om, ăn vừa béo vừa bùi.
Cha
làm cho tôi chiếc chổi cọ để quét nhà, quét sân.
Chị tôi
đan nón lá cọ, lại biết đan cả mành cọ và làn cọ để xuất khẩu.
Mẹ
đựng hạt giống đầy móm lá cọ, treo lên gác bếp để gieo cấy mùa sau.
Ví dụ: 
- Ai đựng hạt giống đầy móm lá cọ, treo lên gác bếp để gieo cấy mùa sau? (mẹ tôi)
- Cha làm gì? (làm cho tôi chiếc chổi cọ để quét nhà, quét sân.)
Bài tập 4: Dùng mỗi từ để đặt câu theo mẫu: Ai làm gì?
- Bác nông dân : Bác nông dân cày ruộng
- Em trai tôi: em trai tôi chơi đá bóng ngoài sân
- Những chú gà con: Những chú gà con đang ăn thóc trên sân.
- Đàn cá: đàn cá bơi lội tung tăng dưới ao.
3) Củng cố dặn dò.
* VN: Ôn lại nội dung bài học.
* GV nêu mục đích, yêu cầu giờ học.
* 1 HS đọc yêu cầu bài tập
- Gv đính 4 bảng phụ nhóm lên bảng, 4 nhóm thi làm bài đúng , nhanh, nối tiếp mỗi em điền 1 từ vào dòng thích hợp trong bảng.
+ GV cùng cả lớp nhận xét, xác định lời giải đúng.
+ Học sinh trả lời theo cách hiểu của mình.
+ HS đặt câu, GV sửa.
* 1 HS đọc yêu cầu bài tập. Lớp đọc thầm
- HS làm bài vào vở bài tập.
- Gọi 2 HS nêu các từ đã chọn, lớp nhận xét.
- Giúp HS hiểu nghĩa một số từ 
- Gọi 3 HS đọc lại đoạn văn với sự thay thế của 3 từ vừa chọn.
* 1 HS đọc yêu cầu của bài.
HS đọc đề bài, 1 HS đọc lại đoạn văn.
- HS làm bài, lần lượt 2 HS làm bảng lớp, GV và cả lớp nhận xét, chữa bài.
- Gọi HS đặt câu hỏi cho từng bộ phận câu.
* 1 HS đọc đề bài
- HS làm bài tập
- Gọi vài HS đọc câu, lớp nhận xét và chữa.
* GV nhận xét giờ học
Môn : Luyện từ và câu
Tiết : 2
Tuần : 12
Ôn từ chỉ hoạt động, trạng thái.
So sánh
I) Mục tiêu:
Ôn tập về từ chỉ hoạt đông, trạng thái.
Tiếp tục học về phép so sánh ( so sánh hoạt động với hoạt động)
II) Đồ dùng dạy học
Bảng lớp viết sẵn bài thơ.
III) Hoạt động:
Thời gian
Nội dung các hoạt động dạy
Phương pháp- hình thức 
tổ chức các hoạt động dạy
2’
28’
5’
A.Kiểm tra bài cũ :
* GV nhận xét bài làm trước của lớp.
B.Bài mới:
1. Giới thiệu bài: 
2. Hướng dẫn HS làm bài tập.
Bài tập 1: Đọc khổ thơ sau và trả lời câu hỏi:
Con mẹ đẹp sao
Những hòn tơ nhỏ
Chạy như lăn tròn
Trên sân trên cỏ
a) Những từ chỉ hoạt động trong khổ thơ trên là: chạy và lăn.
b) Hoạt động chạy của những chú gà con được miêu tả bằng cách nào? Vì sao có thể miêu tả như thế? (so sánh)
GV : hoạt động chạy của những chú gà con được so sánh với hoạt động “lăn tròn” của những hòn tơ nhỏ.
Đây là cách so sánh hoạt động với hoạt động. Cách so sánh này giúp ta cảm nhận được hoạt động của những chú gà con thật ngộ nghĩnh và đáng yêu.
Có thể miêu tả (so sánh) như vậy vì những chú gà con lông thường vàng óng như tơ, thân hình lại tròn, nên trông các chú chạy giống như nh

File đính kèm:

  • docLTC_hoc_ki_1.doc