Giáo án Lớp Lá - Một số phương tiện giao thông đường thủy

- Cô và trẻ cùng hát “Bạn ơi có biết” - Hỏi trẻ bài hát nói về những PTGT đường gì?

- Cô có món quà về PTGT chúng mình cùng khám phá nhé.

 * Quan sát đĩa về PTGT đường thủy và nhận xét:

 + Các PTGT đường thủy chạy ở đâu? Dùng để làm gì?

 + Vận chuyển người và hàng hóa đi đâu?

 + Thuyền buồm dùng để làm gì? Còn ca nô?

 * Giáo dục:

 - Các PTGT đường thủy rất thông dụng, dùng để du lịch, tham quan, vận chuyển người và hàng hóa đi từ nơi này đến nơi khác, từ nước này sang nước khác trên toàn thế giới. PTGT đường thủy dùng để đánh cá và có thể dạo chơi. Khi sử dụng hoặc đi trên các PTGT đường thủy phải hết sức cẩn thận vì ngã xuống nước sẽ rất nguy hiểm.

* Đọc thơ “Cô dạy con” - Chuyển đội hình.

* Tranh 1 : Thuyền buồm khi bình minh dâng lên.

 + Bức tranh cô xé dán những gì nào?

doc5 trang | Chia sẻ: dungnc89 | Lượt xem: 5657 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Lớp Lá - Một số phương tiện giao thông đường thủy, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
1. Kiến thức:
 - Trẻ nhận biết các hình tam giác qua hình dáng các thuyền buồm và hình chữ nhật qua hình dáng tàu thủy và biết thể hiện những hiểu biết của mình về thuyền trên biển qua các sản phẩm tạo hình.
 2. Kỹ năng :
 	- Trẻ biết sử dụng các kỹ năng đã học để xé dán thuyền trên biển: xé dải, xé bấm từng nhát một.
 	- Luyện cách xé theo tưởng tượng, tạo nên bức tranh thuyền trên biển với bố cục cân đối, có luật xa gần, màu sắc sáng đẹp.
 3. Thái độ :
 	- Giáo dục trẻ biết yêu biển, yêu những cảnh đẹp với những con thuyền trên biển, yêu thích những sản phẩm do mình làm ra, tôn trọng sản phẩm của bạn.
II. CHUẨN BỊ :
 1. Cho cô : 
 - Đĩa hình có các phương tiện giao thông đường thủy, ti vi.
 - 4 tranh mẫu:
 + Tranh 1 : Thuyền buồm khi bình minh dâng lên.
 + Tranh 2 : Thuyền buồm, tàu thủy trên biển buổi chiều. 
 + Tranh 3 : Biển đêm : PTGT đường thủy dưới ánh trăng vàng rực.
	 + Tranh 4 : Các PTGT bằng nguyên liệu tận dụng
 - Bảng, ghế, que chỉ.
 - Đàn organ.
 2. Cho trẻ : 
 - Giấy A4, giấy màu nền, giấy màu đủ các màu, hồ dán, bút long, khăn lau tay.....
 - Lá bàng khô....
 - Giá treo sản phẩm.
PHƯƠNG PHÁP – BIỆN PHÁP:
- Quan sát, đàm thoại - luyện tập, thực hành.
III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG:
NỘI DUNG
HOẠT ĐỘNG CỦA CÔ
DỰ KIẾN TH
{ Hoạt động 1 : Tích hợp KPKH : Một số PTGT đường thủy.
 { Hoạt động 2 : * Quan sát tranh mẫu gợi ý:
* Tranh 2 : Thuyền buồm, tàu thủy trên biển buổi chiều. 
* Tranh 3 : Biển đêm : PTGT đường thủy dưới ánh trăng vàng rực.
* Tranh 4 : Các PTGT bằng nguyên liệu tận dụng :
 { Hoạt động 3 : . Trẻ thực hiện:
 { Hoạt động 4 : 
Nhận xét sản phẩm của trẻ.
- Cô và trẻ cùng hát “Bạn ơi có biết” - Hỏi trẻ bài hát nói về những PTGT đường gì?
- Cô có món quà về PTGT chúng mình cùng khám phá nhé.
	* Quan sát đĩa về PTGT đường thủy và nhận xét: 
 + Các PTGT đường thủy chạy ở đâu? Dùng để làm gì?
 + Vận chuyển người và hàng hóa đi đâu?
 + Thuyền buồm dùng để làm gì? Còn ca nô?
 * Giáo dục: 
 - Các PTGT đường thủy rất thông dụng, dùng để du lịch, tham quan, vận chuyển người và hàng hóa đi từ nơi này đến nơi khác, từ nước này sang nước khác trên toàn thế giới. PTGT đường thủy dùng để đánh cá và có thể dạo chơi. Khi sử dụng hoặc đi trên các PTGT đường thủy phải hết sức cẩn thận vì ngã xuống nước sẽ rất nguy hiểm.
* Đọc thơ “Cô dạy con” - Chuyển đội hình.
* Tranh 1 : Thuyền buồm khi bình minh dâng lên.
 + Bức tranh cô xé dán những gì nào? 	
 + Cô xé cánh buồm hình gì? Đáy thuyền hình gì?
 + Tàu thủy hình gì? Từng khoang tàu hình gì?
 - Bình minh dâng lên từng đoàn thuyền ra khơi đánh cá – cho trẻ nhận xét sự rộng lớn, mênh mông của biển dưới những ánh bình minh bầu trời hồng tươi sáng.
 - Cô đã dùng những kỹ năng gì để xé dán tranh thuyền trên biển? 
* Tranh 2 : Thuyền buồm, tàu thủy trên biển buổi chiều. 
 + Bức tranh này cô xé những gì?
 + Thuyền buồm trên biển như thế nào? 
 + Ngoài ra cô còn xé dán gì nữa?
* Tranh 3 : Biển đêm : PTGT đường thủy dưới ánh trăng vàng rực.
 + Còn tranh này? Mặt biển như thế nào? Bầu trời như thế nào?
 + Dưới ánh trăng những con thuyền như thế nào?
 - Đây là bức tranh cô xé dán biển đêm, dưới ánh trăng lung linh huyền ảo, mặt biển sáng lên như dát bạc, những ngọn gió đùa với sóng biển làm những con thuyền nhấp nhô và những ngọn đèn thuyền đi đánh cá đêm nhìn như những ánh sao nhấp nháy trên biển đêm.
* Tranh 4 : Các PTGT bằng nguyên liệu tận dụng :
 - Còn đây là món quà đặc biệt cô dành tặng cho lớp mình, các con thấy bức tranh này có gì khác?
 - Đây là tranh thuyền trên biển cô xé dán bằng những nguyên liệu tận dụng là những chiếc lá bàng khô cô nhặt ở sân trường, điều này giúp chúng ta có những bức tranh đẹp mà còn góp phần giữ gìn vệ sinh môi trường nữa đấy. Các con có làm được giống cô không nào?
 * Hỏi trẻ ý định xé dán gì?
 - Con dùng kỹ năng gì để xé những bức tranh thuyền trên biển?
 - Khi xé thuyền trên biển các con bố cục bức tranh như thế nào? Nhắc trẻ bố cục theo luật xa gần, cân đối tạo cảm giác mênh mông của biển cả.
 - Nhắc nhở trẻ tư thế xé – cách chấm hồ và dán theo vệt chấm hồ.
 - Trong quá trình trẻ thực hiện cô bao quát, gợi ý giúp trẻ để trẻ sáng tạo trong bài xé dán của mình.
 - Cô mở nhạc cho trẻ nghe khi trẻ thực hiện xé dán thuyền trên biển.
 - Cô tuyên dương cả lớp.	
 - Mời trẻ lên nhận xét bài đẹp của bạn – mời trẻ có bài được khen lên nói ý định xé dán của mình. Cô nhận xét bài đẹp của trẻ. 
* Hát “Bạn ơi có biết” – Kết thúc.
- Nếu trẻ nói chưa được cô gợi ý cho trẻ nói.
- Nếu trẻ nói chưa được cô gợi ý cho trẻ nói.
- Nếu trẻ nói chưa được cô gợi ý cho trẻ nói.
- Nếu trẻ nói chưa được cô gợi ý cho trẻ nói.
- Nếu trẻ gặp khó khăn khi thực hiện cô gợi ý cho trẻ. Gợi ý cho trẻ sáng tạo khi xé.

File đính kèm:

  • doctao_hinh.doc