Giáo án Lớp Lá - Lĩnh vực phát triển nhận thức hoạt động khám phá khoa học - Chủ đề: Bản thân - Đề tài: Các giác quan của bé

Mũi - Khứu giác

- Cô phụ dùng dầu gió xoa vào tay và để trên máy quạt để mùi dầu lan tỏa trong lớp.

- Hình như cô ngửi thấy có mùi gì đó, cả lớp giúp cô ngửi xem đó là mùi gì vậy?

- À! đúng rồi đó là mùi dầu, thế các con ngửi được là nhờ đâu ?

- Các con rất giỏi vỗ tay khen lớp mình nào!

- Mũi là cơ quan Khứu giác, cũng là một trong năm giác quan của con người, các con nhắc lại theo cô: “Khứu giác” (Tập thể, nhóm, cá nhân)

- Mũi của các con đâu? Các con hãy bịt mũi và ngậm miệng lại đi nào. Các con cảm thấy như thế nào?

 

doc12 trang | Chia sẻ: dungnc89 | Lượt xem: 2927 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Lớp Lá - Lĩnh vực phát triển nhận thức hoạt động khám phá khoa học - Chủ đề: Bản thân - Đề tài: Các giác quan của bé, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
GIÁO ÁN
LĨNH VỰC PHÁT TRIỂN NHẬN THỨC
HOẠT ĐỘNG KHÁM PHÁ KHOA HỌC
Chủ đề: Bản thân
Đề tài: Các giác quan của bé
Độ tuổi: Mẫu giáo lớn (5 – 6 tuổi)
Thời gian: 30-35 phút
Người dạy: Nhóm 4
Ngày soạn: Nhóm 4
Ngày dạy: 30-11-2014
Mục đích, yêu cầu.
1. Kiến thức.
- Trẻ nhận biết và gọi tên 5 giác quan (xúc giác, thị giác, thính giác, vị giác, khứu giác) trên cơ thể.
- Biết được chức năng của các giác qua đó.
- Trẻ biết sự khác nhau của các giác quan.
- Cách rèn luyện, chăm sóc và bảo vệ các giác quan.
2. Kỹ năng.
- Rèn luyện cho trẻ kỹ năng quan sát , ghi nhớ có chủ định.
- Rèn luyện cho trẻ khả năng so sánh và phân biệt các giác quan.
- Phát triển ngôn ngữ cho trẻ thông qua việc gọi tên các giác quan: xúc giác, thị giác, thính giác, khứu giác, vị giác.
3. Thái độ.
- Trẻ hứng thú , tham gia vào giờ học.
- Trẻ biết giữ gìn cơ thể khỏe mạnh, biết chăm sóc các giác quan.
- Trẻ biết vâng lời cô giáo và có tinh thần tập thể.
Chuẩn bị
a. Đối với cô
- 5 bức tranh về các giác quan: Tai, mắt, mũi, miệng, lưỡi.
- Đoạn phim, đĩa nhạc.
- Đồ dùng thí nghiệm: 1 cái trống, 2 thau nước, dầu gió, ly đủ cho mỗi trẻ, 1 con búp bê.
- Đồ dùng cho trò chơi: tranh em bé, ảnh các bộ phận.
b. Đối với trẻ
- Tâm thế thoải mái.
- Trang phục gọn gàng.
Cách tiến hành
 Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
Hoạt động 1: Ổn định 
- Các con ơi! Các con lại đây với cô nào. Lớp đứng theo 2 tổ cho cô.
- Bây giờ cô sẽ cho các con chơi một trò chơi, đó là trò chơi “ Trán, cằm, tai”, các con sẵn sàng chưa nào!
- “Trán cằm tai, trán cằm tai, trán trán tai cằm tai” cô cho trẻ chơi 3 lượt với tốc độ nhanh dần.
- Cô mời các con ngồi xuống. Cô vừa cho các con chơi trò chơi “ Trán cằm tai”, tiếp theo cô sẽ cho các con xem một đoạn phim các con chú ý quan sát nhé! ( Cô cho chiếu đoạn phim).
- Cô vừa cho các con xem xong đoạn phim, lớp mình cho cô biết các con đã quan sát được những gì? ( Cô mời 3 đến 4 trẻ trả lời)
- Đúng rồi các con đều rất giỏi vỗ tay khen các bạn nào!
- Trong đoạn phim vừa rồi có em bé với các giác quan của mình. Các giác quan có rất nhiều điều thú vị đấy, bây giờ cô cùng các con khám phá nhé. 
Hoạt động 2: Hướng dẫn
1. Tìm hiểu các giác quan
Tai - Thính giác
- Cô phụ đứng nấp sau cửa thực hiên lần lượt các hành động với xắc xô, trống để trẻ nghe và đoán.
- Đến giờ học rồi sao còn ai nghịch ngợm thế nhỉ? Các con có nghe thấy tiếng gì không? 
- À! Lớp mình giỏi quá, đó là tiếng vỗ tay này, tiếng trống này. Thế nhờ đâu mà các con nghe được những âm thanh đó?
- À! Đúng rồi đó là nhờ có tai, vỗ tay khen cả lớp nào!.
- Tai là cơ quan thính giác đấy các con, là một trong 5 giác quan quan trọng của con người. Các con nhắc lại theo cô nào “ Thính giác” (Tập thể, nhóm, cá nhân).
- Tai của các con đâu?
- Tai có ích lợi gì các con?
- Tai giúp chúng ta có thể nghe thấy rất nhiều âm thanh khác nhau. Nhờ có tai mà các con có thể nghe được những lời cô nói, nghe được tiếng của bạn bè, cha mẹ, nghe nhạc, nghe tiếng gà gáy
- Vậy các con phải làm gì để tai luôn nghe rõ?
- Các con phải luôn vệ sinh tai cho sạch sẽ, không được nghe những âm thanh quá to, ăn uống đủ chất để giữ cho đôi tai luôn khỏe, các con đã nhớ chưa nào?
b. Mắt - Thị giác
- Các con ơi! Bây giờ các con nhắm mắt lại nào, các con có nhìn thấy gì không?
- Cô mời các con mở mắt ra (cô chuẩn bị sẵn một con búp bê để trẻ quan sát), trên tay cô có gì vậy các con?
- Vậy bạn búp bê này trông như thế nào?
- Đúng rồi bạn búp bê có tóc màu nâu , mặc váy màu vàng, đội mũ nữa này! Lớp mình rất giỏi vỗ tay khen cả lớp mình nào!
- Thế nhờ đâu mà các con nhìn thấy được những đặc điểm của bạn búp bê vậy?
 - À! đó là nhờ đôi mắt, các con biết không mắt là cơ quan thị giác. Các con nhắc lại theo cô: “Thị giác” (Tập thể, nhóm, cá nhân). Thị giác là một trong năm giác quan của con người đấy các con ạ. 
- Nếu nhắm mắt lại các con có nhìn thấy gì không?
-À đúng rồi chúng ta sẽ không thấy gì nếu nhắm mắt lại. Vậy đôi mắt có ích lợi gì các con?
- Đôi mắt giúp cho chúng ta có thể nhìn thấy mọi vật xung quanh, nhận biết nhiều thứ, thấy được đường để đi, thấy được các vật cản để tránh
- Chúng ta phải làm gì để cho đôi mắt luôn sáng khỏe?
- Chúng ta phải vệ sinh đôi mắt sạch sẽ, không được xem TV quá nhiều, ngồi quá gần TV, ăn uống đủ chất... để giữ cho đôi mắt luôn sáng khỏe, các con đã nhớ chưa nào?
c. Mũi - Khứu giác
- Cô phụ dùng dầu gió xoa vào tay và để trên máy quạt để mùi dầu lan tỏa trong lớp.
- Hình như cô ngửi thấy có mùi gì đó, cả lớp giúp cô ngửi xem đó là mùi gì vậy?
- À! đúng rồi đó là mùi dầu, thế các con ngửi được là nhờ đâu ?
- Các con rất giỏi vỗ tay khen lớp mình nào!
- Mũi là cơ quan Khứu giác, cũng là một trong năm giác quan của con người, các con nhắc lại theo cô: “Khứu giác” (Tập thể, nhóm, cá nhân)
- Mũi của các con đâu? Các con hãy bịt mũi và ngậm miệng lại đi nào. Các con cảm thấy như thế nào?
- Mũi còn giúp chúng ta thở được nữa đấy các con ạ. 
- Vậy mũi có ích lợi gì cho chúng ta?
- Mũi giúp chúng ta có thể ngửi thấy các mùi xung quanh, có những mùi thơm và cả những mùi khó chịu. Bên cạnh đó, mũi còn giúp chúng ta thở nữa đấy. Vậy các con phải làm gì để giữ cho mũi luôn sạch sẽ?
- Các con phải luôn vệ sinh mũi hằng ngày để giữ cho mũi luôn sạch sẽ nhé.
d. Lưỡi - Vị giác 
- Cô cho trẻ nếm nước muối và nước đường.
- Các con cho cô biết trong ly nước mà các con vừa nếm có vị gì nào?
- À! Có bạn thì nếm thấy vị mặn này, bạn thì nếm được vị ngọt, vậy nhờ đâu mà các con cảm nhân được vị của nước?
- Đúng rồi đấy! Đó chính là nhờ lưỡi, lưỡi là cơ quan vị giác và là một trong 5 giác quan quan trọng của chúng ta đấy.
- Bây giờ các con nhắc lại cho cô nào : “Vị giác” ( Tập thể nhóm, cá nhân ).
- Vậy lưỡi có chức năng gì vậy các con?
- Lưỡi giúp chúng ta phân biệt được nhiều mùi vị. Và còn giúp các con phát âm tròn vành, rõ chữ nữa đấy! Thế các con phải làm gì để bảo vệ lưỡi của mình?
- Các con nhớ phải đánh răng thường xuyên, dùng mặt sau của bàn chải để vệ sinh lưỡi, không ăn, uống những thứ quá nóng hay quá lạnh.
e. Da - Xúc giác
- Các con ơi! Cô mời các con đứng dậy nào! Bây giờ các con cùng cô hát bài hát “ Múa cho mẹ xem” và đi vòng tròn nhé!
- Các con lại cô nào! Trên bàn cô có gì đây các con ?
- Các con hãy sờ vào thau nước xem nước như thế nào !
- Cô cho trẻ thực hiện
- Bạn nào trả lời cho cô biết nước trong 2 thau như thế nào ?
- Thế nhờ đâu mà các con biết được điều đó ?
- Da là cơ quan xúc giác là một trong 5 giác quan quan trọng của chúng ta, các con phát âm lại theo cô nhé «  Xúc giác » ( Tập thể nhóm, cá nhân).
- Vậy da có chức năng gì vậy ?
- Da bảo vệ cơ thể của chúng ta khỏi tác động của môi trường, giúp các con cảm nhận được các sự vật xung quanh. Vậy các con phải làm gì để bảo vệ da ?
- Các con phải tắm rửa hằng ngày để cơ thể sạch sẽ, không nghịch bẩn, không chơi các vật nhọn tránh làm xây xước da, các con nhớ chưa ?
2. So sánh
* Cho xuất hiện đôi mắt và đôi tai
- Cô có cơ quan gì đây ?
- Thị giác và thính giác khác nhau như thế nào ?
- Mắt là cỏ quan thị giác dùng để nhìn, còn tai là cơ quan thính giác dùng để nghe.
* Cho xuất hiện cái mũi và cái lưỡi của em bé.
- Cô có cơ quan gì đây ?
- Khứu giác và vị giác khác nhau như thế nào ?
- Mũi là cơ quan khứu giác dùng để ngửi và thở, còn lưỡi là cơ quan vị giác dùng để nếm các mùi vị.
3. Củng cố và luyên tập
- Hôm nay cô đã dạy cho các con bao nhiêu giác quan nhỉ ? 
- Đó là những giác quan nào vậy các con kể tên cô nghe nào !
- À ! đó là thính giác, thị giác, khứu giác, vị giác và xúc giác.
- Các con hôm nay học rất là ngoan ,cô sẽ thưởng cho các con 1 trò chơi các con có thích không nào ?
- Bây giờ chúng ta sẽ chơi trò chơi
 “ xem ai nhanh nhất”
Cô sẽ nói tên giác quan còn các con hãy nói và chỉ cho cô biết bộ phận tương ứng với tên giác quan cô đọc nhé.
+ Thính giác - tai
+ Vị giác – lưỡi
+ Khứu giác - mũi
+ Thị giác – mắt
+ Xúc giác - da
Tiếp theo cô sẽ nói tên bộ phận còn các con hãy nói tên giác quan tương ứng với tên bộ phận cô đọc nhé !
+ Mắt
+ Tai
+ Lưỡi
+ Da
+ Mũi
- Lớp chúng ta chơi rất là tốt, cô sẽ cho các con chơi 1 trò chơi nữa!
- Các con có muốn chơi tiếp không nào ?
- À cô sẽ cho các con chơi trò chơi có tên là “ Ghép bộ phận cho bé”
- Cô đặt 2 bức tranh vẽ 1 bé nam và một bé nữ ở 2 bên.
- Cô có 2 bức tranh, 1 bạn nam và 1 bạn nữ. Các con thấy 2 bạn có đặc điểm gì nào?
- Bây giờ cô sẽ chia lớp mình làm 2 đội, đội 1 tương ứng với tranh bạn nam, đội 2 tương ứng với tranh bạn nữ.
- Khi nghe hiệu lệnh của cô, bạn đầu tiên lên nhảy qua các vòng tròn, chọn 1 bộ phận trong giỏ và dán đúng vị trí tương ứng với bộ phận trên khuôn mặt, sau đó chạy về đạp nhẹ tay vào bạn thứ 2 và đi về cuối hàng, bạn thứ 2 tiếp tục. Sau một thời gian, đội nào dán đúng, và nhanh nhất các bộ phận trên khuôn mặt thì đội đó sẽ là đội chiến thắng.
- Cô cho trẻ chơi
Hoạt động 3 : Kết thúc
- Hôm nay cô đã dạy cho các con 5 giác quan, cả lớp cùng nhắc lại cho cô nào ?
- À ! đúng rồi, các con hôm nay rất là ngoan, rất là giỏi, cô tuyên dương cả lớp.
- Bây giờ cô trò mình cùng nhau hát lại bài hát “ cái mũi” để kết thúc tiết học nhé!
Trẻ thực hiện
Trẻ chơi
Trẻ xem phim
Trẻ trả lời
 ( Em bé ngắm hoa, em bé tắm, em bé nghe nhạc)
Trẻ lắng nghe và trả lời 
(Tiếng trống, tiếng vỗ tay)
Trẻ trả lời
 ( Nhờ tai )
Trẻ nhắc lại theo yêu cầu của cô.
Trẻ trả lời ( Để nghe )
Trẻ trả lời 
( Vệ sinh tai, không nghe âm thanh quá to)
Trẻ quan sát và trả lời
(Tóc nâu, mặt váy, đội mũ) 
Trẻ trả lời ( Nhờ mắt)
Trẻ trả lời ( Để nhìn )
Trẻ trả lời
 ( Nhỏ mắt, không xem ti vi quá gần )
Trẻ trả lời 
 ( Để ngửi )
Trẻ ngửi và trả lời ( Mùi dầu )
Trẻ trả lời
 ( Nhờ mũi )
Trẻ nhắc lại theo cô
Trẻ trả lời
( Đánh răng, súc miệng)
Trẻ trả lời
( Vệ sinh mũi )
Trẻ đi vòng tròn và hát cùng cô.
Trẻ trả lời
 ( 2thau nước)
Trẻ thực hiện
Trẻ trả lời theo cảm nhận
Trẻ trả lời ( Nhờ da )
Trẻ nghe và nhắc lại theo cô.
Trẻ trả lời
( Bảo vệ cơ thể, cảm nhận )
Trẻ trả lời ( Tắm rửa thường xuyên )
Trẻ trả lời 
( Thính giác và thị giác )
Trẻ trả lời 
( Khứu giác và vị giác )
Trẻ trả lời
( 5 giác quan )
Trẻ kể tên giác quan 
Trẻ nghe và thực hiện trò chơi.
Trẻ lắng nghe
Trẻ chơi
Trẻ nhắc lại
Trẻ hát
CHÚ Ý: HOÀN THIỆN GIÁO ÁN TRƯỚC KHI IN. VIẾT RÕ PHẦN CHUẨN BỊ, PHẦN c,d VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA TRẺ. PHẦN NÀO CÔ BÔI VÀNG THÌ BỎ ĐI.

File đính kèm:

  • docgiao_an_cac_giac_quan_cua_be.doc