Giáo án Lớp Lá - Chủ đề 8: Thế giới động vật - Nhánh 3: Động vật sống dưới nước

HOẠT ĐỘNG PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ

Đề tài : THƠ “NÀNG TIÊN ỐC”

I/ YÊU CẦU

- Trẻ thuộc bài thơ, hiểu nội dung bài thơ, cảm nhận âm điệu êm dịu của bài thơ.

- Trẻ biết đọc diễn cảm , mạnh dạn, tự tin.

- Giáo dục trẻ biết sống hiền lành, biết giúp đỡ mọi người.

II/ CHUẨN BỊ

- 10 con ốc để trong giỏ

- Tranh ảnh minh họa.

- Tích hợp: Xung quanh; Toán; Âm nhạc; Chữ cái.

 

doc20 trang | Chia sẻ: dungnc89 | Lượt xem: 1139 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Lớp Lá - Chủ đề 8: Thế giới động vật - Nhánh 3: Động vật sống dưới nước, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Hoạt động tập thể: 
 Trò chơi vận động : Cáo và thỏ
Thứ năm
09/04/2015
- Quan sát : Hình ảnh côn trùng (tranh nhỏ)
- Hoạt động tập thể: 
Trò chơi vận động : Cáo và thỏ
Thứ sáu
10/04/2015
- Quan sát : Côn trùng có xung quanh sân trường.
- Hoạt động tập thể: 
Trò chơi dân gian : Xỉa cá mè
5
Vệ sinh
Ăn trưa
*Trước khi ăn:
- Cô chuẩn bị chén, muỗng, dĩa đựng cơm rơi, dĩa đựng khăn lau tay.
- Chuẩn bị bàn, ghế cho trẻ ngồi.
- Trước khi chia thức ăn cô rửa tay sạch sẽ, đầu tóc quần áo gọn gàng, đeo khẩu trang. Cho trẻ rửa tay, lau tay và ngồi vào bàn ăn
- Cô chia thức ăn và mang đến từng bàn cho trẻ.
*Trong khi ăn:
- Cô giới thiệu món ăn và lợi ích của các món ăn.
- Trẻ mời cô và các bạn cùng ăn, cô theo dõi và động viên trẻ ăn hết suất.
*Sau khi ăn:
- Ăn xong cho trẻ đi đánh răng, rửa mặt, lau mặt và đi vệ sinh.
6 
Ngủ trưa 
- Cô chuẩn bị nơi ngủ sạch sẽ, ánh sáng vừa phải.
- Có đủ nệm gối cho trẻ.
- Cô có mặt suốt trong quá trình trẻ ngủ.
- Chú ý đến tốc độ quạt.
- Giữ yên lặng trong quá trình trẻ ngủ.
- Cho trẻ thức dậy từ từ sau đó làm vệ sinh sạch sẽ nơi ngủ của trẻ.
7 
Vệ sinh-Ăn xế 
- Cho trẻ làm một vài động tác nhẹ nhàng.
- Trẻ đi vệ sinh, cô cho trẻ thay quần áo và chải đầu tóc gọn gàng cho trẻ.
- Tiến hành cho trẻ ăn xế.
8
Sinh hoạt chiều
(tăng cường tiếng Việt cho trẻ
Thứ hai
- Cung cấp từ mới: Cá/ Con cá lóc; Vàng/ Cá vàng bơi; Rong/ Rong xanh trong hồ nước.
- Làm quen với trò chơi dân gian: “Cá sấu lên bờ”
- Làm quen với kĩ năng: Một số động vật sống dưới nước
- Ôn kiến thức cũ
Thứ ba
- Cung cấp từ mới: Mặn/ Cá nước mặn; Ngọt/ Cá nước ngọt; Lợ/ cá nước lợ.
- Cho trẻ chơi Kidsmart
- Làm quen với kĩ năng: Thơ: Nàng tiên ốc
- Chơi vận động: “Mèo bắt chuột” 
- Ôn kiến thức cũ
Thứ tư
- Cung cấp từ mới: Tôm/ Tôm hùm; Sú/ Tôm Sú; Càng/ tôm càng xanh.
- Trò chơi học tập: “Thi xem ai nói đúng” 
- Làm quen với kĩ năng: Chia nhóm đối tượng có số lượng 10 ra làm 2 phần.
- Ôn kiến thức cũ
Thứ năm
- Cung cấp từ mới: Ốc/ Ốc bươu vàng; Cua/ Con cua đồng; Ba khía/ Con ba khía.
- Cho trẻ chơi Kidsmart
- Làm quen với kĩ năng: Xé dán con cá
- Ôn kiến thức cũ
Thứ sáu
- Cung cấp từ mới: Voi/ Cá voi sống dưới biển; Hải cẩu/ Con hải cẩu; Mực/ Con mực
- Trò chơi dân gian: “Cá sấu lên bờ” 
- Làm quen với kĩ năng: Một số động vật sống trong rừng 
- Ôn kiến thức cũ
- Biểu diễn văn nghệ cuối tuần
9
Vệ sinh, nêu gương, trả trẻ 
- Sửa sang lại quần áo, đầu tóc cho trẻ.
- Cho trẻ đi vệ sinh.
*Nêu gương cuối ngày.
- Trao đổi với phụ huynh về tình hình của trẻ.
- Cô tiến hành trả trẻ tận tay phụ huynh.
- Trước khi về cô kiểm tra điện nước và khóa cửa cẩn thận.
HOẠT ĐỘNG HỌC
Thứ hai ngày 06 tháng 04 năm 2015
HỌP MẶT ĐẦU TUẦN:
I/ YÊU CẦU:
 - Cháu biết kể lại việc làm 2 ngày nghĩ.
 - Nắm được tiêu chuẩn bé ngoan trong tuần
 - Biết được chủ đề mới trong tuần mình sắp học.
II/ TIẾN HÀNH:
- Trẻ kể lại việc làm của 2 ngày nghĩ, cô nhận xét.
- Cô giáo dục nhẹ cháu làm những công việc nhỏ giúp cha mẹ.
- Nhắc trẻ những việc trẻ không nên làm.
- Đọc thơ : “Cháu hứa với cô”
- Trẻ đoán thời tiết trong ngày?
- Hỏi trẻ hôm nay thứ mấy?
- Hát bài “sáng thứ hai”
- Cô nêu tiêu chuẩn bé ngoan:
 +Đi học đều, đúng giờ.
 +Móng tay chân cắt ngắn, chà sạch.
 +Không xả rác trong lớp và ngoài sân.
 +Chú ý lên cô. Không nói leo.
 +Trả lời to, rõ, tròn câu.
 + Biết đoàn kết nhóm chơi. Chơi không làm ồn
 + Biết lấy cất đồ dùng đúng chỗ.
- Hát “Cá vàng bơi”, đọc thơ “Nàng tiên ốc
- Cô giới thiệu chủ điểm nhánh mới: “Một số động vật sống dưới nước”
HOẠT ĐỘNG PHÁT TRIỂN THỂ CHẤT
Đề tài : CHẠY THAY ĐỔI HƯỚNG THEO HIỆU LỆNH
Trò chơi vận động: Kéo co
I/ YÊU CẦU:
- Trẻ biết chạy thay đổi hướng theo hiệu lệnh của cô.
- Trẻ biết các phía của mình: Trái, phải, trước, sau để thực hiện đúng yêu cầu của cô. Rèn tố chất mạnh dạn, tự tin cho trẻ, phát triển cơ chân.
- Biết tuân theo hiệu lệnh của cô.
II/ CHUẨN BỊ:
- Vạch chuẩn, 1 sợi dây dài khoảng 5m.
- Nhạc khởi động thể dục, máy hát mp3.
- Sân bãi sạch sẽ, rộng rãi, thoáng mát. 
- Tích hợp: Âm nhạc.
III/ TIẾN HÀNH:	
HOẠT ĐỘNG CỦA CÔ
DỰ KIẾN HOẠT ĐỘNG CỦA TRẺ
HOẠT ĐỘNG 1: Khởi động.
- Cô mở băng.
- Cho trẻ xếp thành 3 hàng dọc chuyển thành vòng tròn (kết hợp các kiểu đi, chạy) rồi di chuyển thành 3 hàng ngang dãn cách đều.
HOẠT ĐỘNG 2: Trọng động.
*Bài tập phát triển chung:
- Tay vai : Đưa tay ra phía trước, sau ( 2 x 8)
- Lưng bụng 5: Quay người sang bên (2 x 8) 
- Chân 3: Đưa chân sang các phía (3 x 8)
- Bật 2: Bật, đưa chân sang ngang (2 x 8)
* Vận động cơ bản: “Chạy thay đổi hướng theo hiệu lệnh”
- Các con xem cô có gì nè?
- Đố các con với các vạch kẽ này, cô sẽ cho các con làm gì?
- À, đây là các vạch kẽ, cô sẽ cho các con chạy thay đổi hướng theo hiệu lệnh. Muốn biết cách thực hiện như thế nào các con xem cô thực hiện sẽ rõ nhé!
- Cô làm mẫu lần 1.
- Lần 2 phân tích: 
TTCB: Đứng sau vạch chuẩn
- Khi có hiệu lệnh của cô thì các con chạy trong đường kẽ, khi nghe cô nói rẽ phải (rẽ trái, phía sau) thì các con lập tức chạy thay đổi hướng theo hiệu lệnh của cô. (Cho trẻ chạy khoảng 3m rồi đổi hướng, 1 trẻ cho thực hiện 3 lần.
- Thực hiện xong cô đi nhẹ nhàng về chỗ ngồi.
- Cô mời 3 trẻ khá lên thực hiện cho lớp xem
- Cho lần lượt cả lớp thực hiện (mỗi lần 3 cháu).
- Cô bao quát, động viên, sửa sai.
- Mời trẻ yếu, trẻ khá tập lại.
- Giáo dục trẻ uống nhiều nước sau mỗi lần vận động để lấy lại sức...
* Trò chơi vận động “Kéo co”.
- Tiếp theo các con sẽ được tham gia một trò chơi rất vui, trò chơi mang tên “Kéo co”. 
- Cô giới thiệu cách chơi cho trẻ: Cô chuẩn bị 1 sợi dây dài, mời 2 đội lên chơi (mỗi đội từ 5 bạn trở lên) các thành viên của 2 đội nắm chặt vào dây và cố gắng kéo thật mạnh đội của bạn qua vạch chuẩn để dành chiến thắng.
- Luật chơi: các thành viên 2 đội không được rời tay khỏi sợi dây.
- Cho trẻ chơi vài lần.
HOẠT ĐỘNG 3: Hồi tĩnh.
- Cho trẻ chơi uống nước chanh.
- Cháu “xếp hàng”
- Trẻ thực hiện theo yêu cầu của cô.
- Trẻ tập theo cô.
- Vạch kẽ
- Trẻ tự trả lời...
- “Chạy thay đổi hướng theo hiệu lệnh”
- Trẻ khá thực hiện cho bạn xem.
- Trẻ thực hiện.
- Trẻ chơi theo yêu cầu của cô.
- Trẻ chơi cùng cô
IV/ HOẠT ĐỘNG NỐI TIẾP :
Cháu đi nhẹ nhàng, làm chim bay về chỗ ngồi.
Thứ ba ngày 07 tháng 04 năm 2015
HOẠT ĐỘNG PHÁT TRIỂN NHẬN THỨC 
Đề tài : TÌM HIỂU VỀ MỘT SỐ CON VẬT SỐNG DƯỚI NƯỚC
I/ YÊU CẦU:
- Trẻ gọi đúng tên, phân biệt được 1 số con vật sống dưới nước
- Quan sát, so sánh, phân nhóm những con vật sống dưới nước, chú ý và ghi nhớ có chủ định
- Biết lợi ích của các con vật sống dưới nước. Biết yêu quí, bảo vệ các con vật sống dưới nước.
II/ CHUẨN BỊ :	
- Tranh ảnh một số con vật sống dưới nước
- Tích hợp: Văn học; Âm nhạc
III/ TIẾN HÀNH:
HOẠT ĐỘNG CỦA CÔ
DỰ KIẾN HOẠT ĐỘNG CỦA TRẺ
HOẠT ĐỘNG 1: Ổn định - gây hứng thú
- Cô cùng cháu hát và vận động bài hát “Cá vàng bơi”
- Các con vừa hát bài hát nói về con vật gì ?
- Cá vàng là con vật sống ở đâu?
- Ngoài cá vàng ra các con còn biết những loài cá nào khác ?
- À, động vật sống dưới nước thì rất nhiều và phong phú nữa. Hôm nay cô cháu mình cùng nhau khám phá xem dưới nước có những con vật gì sinh sống nhe!
HOẠT ĐỘNG 2: Trò chuyện về một số con vật sống dưới nước
- Cho trẻ xem con cá chép. 
- Cá chép có những bộ phận nào? 
- Đúng rồi cá chép có 3 phần : đầu, mình, đuôi.
- Vậy các con xem đầu cá có gì?
 - Mình cá có gì?
- À, đúng rồi đầu cá thì có mắt, có mang, có miệng, còn mình cá thì có vây , có vẩy đó các con.
- Cô đố các con cá thở bằng gì nè?
- Thế cá bơi được là nhờ gì ?
- À, cá chép thì thở bằng mang, cá bơi được là nhờ vây, đuôi đó các con.
- Vậy cá chép sống ở đâu?
- Người ta nuôi cá chép để làm gì ?
- Các con biết những món ăn nào được chế biến từ cá chép kể cho cô và các bạn cùng nghe đi.
- Đúng rồi, cá chép được chế biến rất nhiều các món ăn ngon đó các con, trong thịt cá có nhiều chất béo và chất đạm tốt cho sức khỏe. Vì vậy nếu trong bữa ăn mà có cá các con nhớ ăn nhiều nhe!
- Muốn có nhiều cá chép to để chế biến món ăn thì ta phải làm gì ?
- Muốn có được nhiều cá để chế biến thức ăn ngon thì chúng ta phải chăm sóc, cho cá ăn, bảo vệ nguồn nước sạch, không đánh bắt cá con.
- Ngoài cá chép ra các con còn biết những loại cá nào nữa?
- Cho trẻ xem một số hình ảnh của một số loại cá: như cá trê, cá lóc, cá rô, cá phi.
- Các con ơi ! các con có biết các loại cá trên sống ở môi trường nước nào không?
- À, các loại cá trên đều sống ở môi trường nước ngọt đó các con.
- Nảy giờ cô thấy các con trả lời thật giỏi câu hỏi của cô. Để xem các bạn lớp mình có giải câu đố được không, các con hãy nghe cô đố nhé!
- Cô đọc câu đố về con cua:
Con gì tám cẳng hai càng
Chẳng đi mà lại bò ngang suốt đời ?
- Đó là con gì?
- Cho trẻ xem hình con cua. 
- Con cua có bộ phận nào?
- Cô chỉ vào tám chân, hai càng cho trẻ xem. Cua có tám cẳng, hai càng như thế nên cua chỉ bò ngang được thôi.
- Các con cùng làm động tác con cua bò với cô nhé!
- Các con ơi! Cua thì sống ở đâu nè?
- Tám chân nhỏ của cua dùng để làm gì ?
- Hai càng lớn của cua dùng để làm gì ?
- Đúng rồi đó các con cua khác với những con vật khác là vận động bò ngang, 2 càng lớn của cua dùng để gấp, kẹp thức ăn đưa vào miệng, và còn là vũ khí tự vệ, tấn công kẻ thù. Mỗi lần lớn lên cua phải lột vỏ cứng ở ngoài, lúc đó vỏ cua rất mềm nên cua phải núp trong hang để tránh kẻ thù, khi đó cua nhịn đói đến khi vỏ cứng, khỏe mạnh thì mới tiếp tục bò ra ngoài tìm thức ăn.
- Kể 1 số món ăn từ cua ?
- Cô tóm ý
- Cua là món ăn chứa nhiều can xi giúp xương chắc khỏe.
- Trốn cô!
- Cô có hình ảnh con gì đây? 
- Thế con tôm có những bộ phận nào?
- À, đúng rồi đó các con con tôm có những chân nhỏ dài ở gần đầu, đầu có râu và có mắt, lưng thì cong, tôm bơi rất là giỏi
- Tôm sống ở đâu các con?
- Các con ơi ! có rất nhiều món ăn được chế biến từ tôm ai biết những món gì kể cho cô nghe nhé!
- Các con có biết tôm, cua sống ở môi trường nước nào không?
- À, tôm, cua sống ở môi trường nước mặn đó các con.
- Các con ơi! Ngoài cá chép, tôm, cua ra các con còn biết những con vật nào sống dưới nước nữa?
- Bây giờ cô sẽ cho các con xem một số hình ảnh của các con vật sống dưới nước nhé!
- Con ốc, con rùa, con ếch
- Bây giờ các con hãy làm các chú cá bơi nhanh về chỗ nhé!
* So sánh: Cá chép và con tôm
- Con cá và con tôm giống nhau ở điểm nào ?
+ Đều sống ở dưới nước, đều biết bơi, chế biến được nhiều món ăn..
- Khác nhau ?
+ Cá chép có vẩy, vây
+ Con tôm có nhiều chân..
- Để các con biết thêm về thế giới đại dương. Cô sẽ cho các con xem một số con vật sống trong lòng đại dương nhé!
HOẠT ĐỘNG 3: Trò chơi củng cố “Thử tài đoán vật”
- Cách chơi: Trên đây cô có 2 cái túi đựng các con vật sống dưới nước. Chia lớp ra 2 đội, mỗi đội cử 1 bạn lên thò tay vào túi miêu tả đặc điểm, hình dạng của con vật mình sờ cho đồng đội đoán, bạn đoán xong thì mang con vật đó ra xem đúng hay sai. Nếu đúng thì đặt con vật đó vào rổ, còn sai thì bỏ lại trong túi
- Cho trẻ chơi 2 lần. Cô kiểm tra, nhận xét.
- Chúng ta vừa tìm hiểu về gì vậy con?
Giáo dục: Các con ơi! Tất cả những con vật sống dưới nước, đều gọi chung là động vật sống dưới nước . Các động vật này đều có ích cho con người, có chứa nhiều chất đạm cung cấp cho cơ thể con người đó các con. nếu không có nước hoặc nước bị ô nhiễm sẽ làm cho các con vật không thể sống được. Vì vậy chúng ta phải biết bảo vệ các con vật, bảo vệ môi trường sống cho chúng bằng cách không xả rác xuống ao, hồ, sông như vậy chính là phải bảo vệ nguồn nước sạch đó các con.
- Trẻ ngồi hình chữ U, hát và vận động
- Con cá vàng
- Dưới nước
- Trẻ kể
- Lên ngồi quanh cô
- Cá chép
- Đầu, mình, đuôi....
- Mắt, mang, miệng
- Có vây, có vẫy
- Cá thở bằng mang
- Trẻ trả lời
- Dưới nước
- Lấy thịt
- Trẻ kể
- Trẻ trả lời
- Trẻ kể
- Trẻ trả lời
- Con cua.
- Mình cua, càng cua, chân ..
- Trẻ chơi cua bò
- Trẻ trả lời
- Trẻ trả lời
- Trẻ trả lời
- Trẻ kể
- Con tôm
- Đầu, mình, đuôi..
- Trẻ trả lời
- Trẻ trả lời
- Trẻ về ngồi hình chữ U
- Trẻ chú ý nghe cô giới thiệu cách chơi
- Trẻ chơi
IV/ HOẠT ĐỘNG TIẾP NỐI:
 Hát đi chơi đến góc đọc sách xem tranh về một số con vật sống dưới nước
Thứ tư ngày 08 tháng 04 năm 2015
HOẠT ĐỘNG PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ
Đề tài : THƠ “NÀNG TIÊN ỐC”
I/ YÊU CẦU
- Trẻ thuộc bài thơ, hiểu nội dung bài thơ, cảm nhận âm điệu êm dịu của bài thơ.
- Trẻ biết đọc diễn cảm , mạnh dạn, tự tin.
- Giáo dục trẻ biết sống hiền lành, biết giúp đỡ mọi người.
II/ CHUẨN BỊ
- 10 con ốc để trong giỏ
- Tranh ảnh minh họa.
- Tích hợp: Xung quanh; Toán; Âm nhạc; Chữ cái.
III/ TIẾN HÀNH
HOẠT ĐỘNG CỦA CÔ
DỰ KIẾN HOẠT ĐỘNG CỦA TRẺ
HOẠT ĐỘNG 1: Gợi mở, gây hứng thú
- Cho cháu hát bài “ Cá vàng bơi”
- Bài hát vừa rồi nói về con gì?
- Cá là động vật sống ở đâu?
- Ngoài cá ra còn có sinh vật nào sống dưới nước nữa?
- Nhìn xem cô có giỏ đựng gì đây?
- Có mấy con ốc? Có màu gì?
- Các con biết không, mỗi con ốc xanh là 1 nàng tiên ốc đấy! Các cô tiên nói các cô có hết thảy 9 cô tiên ốc. Trong 1 buổi vui chơi cùng đàn cá vàng chẳng mai bị lạc mất hết 1 cô, bây giờ chỉ còn lại 8 cô thôi. Các cô tiên nhờ các con tìm giúp cô tiên ốc đang bị lạc, các con có muốn giúp các cô không nè?
- Con sẽ làm gì?
- Muốn biết cô tiên ốc đang ở đâu các con chú ý nghe cô đọc bài thơ sau sẽ rõ nhé!
HOẠT ĐỘNG 2: Cô đọc mẫu
- Cô đọc lần 1 : diễn cảm, nói tên bài thơ, tác giả ( Phan Thị Thanh Nhàn )
- Cô đọc lần 2, cho trẻ xem tranh nêu nội dung
- Vậy là nàng tiên ốc đã đi đâu vậy các con?
- Nội dung: Con ốc xanh mà bà bắt được chính là nàng tiên ốc, thấy bà nhân hậu nên nàng tiên ốc đã ở lại làm con của bà.
HOẠT ĐỘNG 3: Trích dẫn-đàm thoại 
- Bà già trong bài thơ làm nghề gì?
- Bà bắt được con ốc lạ như thế nào?
- Bà đã làm gì với con ốc xanh đó?
- Đúng rồi, trong bài thơ cho ta thấy bà già nhà nghèo phải sống bằng nghề mò cua bắt ốc. Có 1 hôm bà bắt được con ốc rất đẹp, thấy thương nên bà không bán :
“ Xưa có 1 bà già nghèo
..
Bèn thả vào trong chum”
- Cái “ chum ” là cái lu ở ngoài miền Bắc đó các con, người ta thường dùng cái chum để đựng nước uống.
- Từ khi có con ốc xanh ở nhà bà thì chuyện gì đã xảy ra ? 
- Những câu thơ nào thể hiện điều đó ?
- Ai đã giúp bà vậy các con ?
- Bà đã làm gì để giữ nàng tiên ốc ở lại với bà?
- Đúng rồi, từ khi nhà bà có con ốc xanh thì nhà bà xảy ra chuyện lạ, có ai đó đã đến dọn dẹp, giúp đõ bà làm rất nhiều công việc nhà hết sức là khéo léo và chu đáo. Thấy vậy bà đã rình thấy và có ý giữ nàng tiên ốc ở lại với bà
“ Rồi bà lại đi làm
..
Rất là thương yêu nhau”
- Bà đã đập vở võ ốc để nàng tiên không chui vào nữa. Từ đó về sau bà lão và nàng tiên ốc như thế nào ?
- Từ đó 2 mẹ con bà lão sống với nhau rất vui vẽ và êm ấm vì họ rất thương yêu nhau.
HOẠT ĐỘNG 4: Dạy trẻ đọc thơ
- Cô đọc cùng cháu 2 lần 
- Tổ, nhóm, cá nhân đọc xen kẽ 
- Cho lớp đọc thơ luân phiên theo tổ, đọc thơ to nhỏ
- Cho cháu đọc thơ tranh chữ to 1-2 lần.
HOẠT ĐỘNG 5: Kết thúc
- Cô viết tên bài thơ lên bảng, cô đọc
- Tên bài thơ có mấy tiếng?
- Cho cháu lên gạch chân chữ cái học rồi
- Cho trẻ phát âm lại.
*Giáo dục: 
- Các con có biết tại sao nàng tiên ốc lại giúp đỡ bà không?
-Các con thấy không? để trả ơn cho bà đã không bán mình đi nên nàng tiên ốc đã tình nguyện ở lại làm con của bà. Qua bài thơ cho ta thấy ở hiền sẽ gặp lành, người chăm chỉ siêng năng thì sẽ được mọi người yêu quí và sống hạnh phúc.
- Cá vàng.
- Dưới nước.
- Trẻ tự kể.
- Giỏ đựng con ốc.
- 10 con ốc màu xanh.
- Trẻ tự trả lời
- Trẻ nghe cô đọc thơ.
- Mò cua bắt ốc
- Màu xanh
- Thả vào trong chum
- Nhà cửa sạch sẽ, heo được ăn, cơm nấu sẵn, vườn rau sạch cỏ.
- “Sân nhà sao sạch quá.....
 .................................
Vườn rau...........sạch cỏ”
- Nàng tiên ốc.
- Đập vở vỏ ốc xanh.
- Hai mẹ con từ đó
 Rất là thương yêu nhau.
- Trẻ đọc thơ theo yêu cầu của cô.
- Vì bà nhân hậu và tốt bụng.
IV/ HOẠT ĐỘNG NỐI TIẾP: 
 Cả lớp hát bài “Cá vàng bơi” 
Thứ năm ngày 09 tháng 04 năm 2015
HOẠT ĐỘNG PHÁT TRIỂN NHẬN THỨC
	Đề tài : CHIA NHÓM ĐỐI TƯỢNG CÓ SỐ LƯỢNG 10 
RA LÀM 2 PHẦN
I/ YÊU CẦU :
- Trẻ biết thêm bớt, chia nhóm đối tượng có số lượng 10 ra làm 2 phần.
- Trẻ biết chia nhóm 10 đối tượng ra nhiều cách khác nhau.
- Biết lấy cất đồ dùng gọn gàng.
II/ CHUẨN BỊ :
- Một số con vật có số lượng 8 - 9 – 10 để xung quanh lớp.
- Trẻ có rổ đựng 10 con cá, bộ thẻ số từ 1- 10 
- Đồ dùng của cô giống của trẻ (to hơn) – 5 rổ
- Giỏ đựng 1 số con vật, 6 cái rổ, 3 cái ghế.
- Tích hợp: Xung quanh; Âm nhạc. 
III/ TIẾN HÀNH :
HOẠT ĐỘNG CỦA CÔ
DỰ KIẾN HOẠT ĐỘNG CỦA TRẺ
HOẠT ĐỘNG 1 : Luyện tập nhận biết nhóm đối tượng có số lượng 10.
- Hát “Cá vàng bơi”
- Trong bài hát nhắc đến con vật gì?
- Vậy dưới nước còn những con vật nào sinh sống nữa?
- Tìm xung quanh lớp nhóm hoa, quả có số lượng là 10 (ít hơn 10 là 1, 2 ).
HOẠT ĐỘNG 2: Thêm bớt, chia nhóm 10 đối 
 tượng thành 2 phần.
- Cho trẻ đi lấy đồ dùng.
* Chia theo ý thích:
- Trong rổ các con có gì?
- Hãy đếm xem trong rổ của các con có bao nhiêu con cá?
- Xong, cho cháu đếm của cô. (5 rổ)
- Với 10 con cá này cô sẽ chia ra làm 2 phần. (cô chia mẫu kiểu 1-9, đặt thẻ số tương ứng )
- Mời 4 cháu lên chia kiểu chia khác cô, và khác bạn rồi đặt thẻ số tương ứng: kiểu 2 - 8, 3 - 7, 4 – 6, 5 - 5.(cho 4 cháu thỏa thuận trước khi chia). 
- Đồng thời cho các cháu ở dưới chia theo ý thích.
- Các con có nhận xét gì về kiểu chia của cô? Vậy kiểu chia của cô là kiểu chia mấy với mấy?
- Bạn nào có kiểu chia giống cô giơ tay lên nè !(cô kiểm tra cháu )
- Tương tự, cô nhận xét, tìm những cháu có cách chia giống bạn A và B, cách chia 2 - 8, 3 - 7, 4 – 6, 5 – 5 
- Ngoài những kiểu chia trên bảng, bạn nào có kiểu chia khác nữa? ( cho cháu chia 9 -1 tự giới thiệu, cô nhận xét). Tương tự cháu có kiểu chia 8-2, 7-3, 6-4
- Sau đó cô đến kiểu chia 1-9 đổi thành 9-1: chỉ cần đổi vị trí nhóm đồ dùng thì kiểu chia 1-9 thành kiểu chia 9-1
- Với số lượng 10 ta có các cách chia: 1-9, 2-8, 3-7, 4-6, 5-5 (vừa nói vừa gắn thẻ số lên). Vậy số lượng 10 có tất cả mấy kiểu chia? Đó là những kiểu chia nào?
- Và nếu chúng ta đổi nhóm đồ dùng thì sẽ có cách chia ngược lại (vừa nói vừa làm : 9-1, 8-2, 7-3, 6-4)
- Các con nhìn xem 2 phần của kiểu chia này như thế nào? (cô chỉ vào kiểu chia 5-5) cùng bằng mấy?
- Vì sao số 10 chia được 2 phần bằng nhau?
- À, đúng rồi vì số 10 là số chẵn nên ta chia được 2 phần bằng nhau.
* Chia theo yêu cầu:
- Các con hãy đếm lại xem có bao nhiêu con cá?
- Hãy chia nhóm ở trên có 1 con cá, vậy phải chia nhóm ở dưới mấy con cá? Vậy đây là kiểu chia nào? Gộp nhóm 1 con cá vào nhóm 9 con cá được mấy con cá? 1 gộp 9 được mấy?
- Các con chia nhóm bên trái có số lượng ứng với số lượng trong câu hát nhé! “Hai con thằn lằn.đứt đuôi”. Vậy nhóm bên trái có mấy con cá? Nhóm bên phải mấy con cá?
Hãy gộp nhóm 2 con cá vào nhóm 8 con cá được mấy hoa con cá? Vậy 2 gộp thêm 8 được mấy?
- Con hãy chia nhóm phía trên tương ứng với từ trong câu hát “Bốn phương trời ta về đây chung vui”? Đó là kiểu chia gì? Gộp nhóm 4 con cá vào nhóm 5 con cá được mấy con cá?
- Các con hãy chia 10 con cá thành 2 phần bằng nhau, vậy một phần có mấy con cá?
Gộp nhóm 5 con cá vào nhóm 5 con cá được mấy con cá? 5 thêm 5 được mấy?
- Các con hãy đếm lại xem mình có bao nhiêu con cá và hãy đem tặng cho các cô cấp dưỡng nhe!
HOẠT ĐỘNG 3: Luyện tập 
- Cô cho trẻ chơi “Thi xem đội nào nhanh”
- Cách chơi: Cô có 3 cái giỏ đựng các con vật và 6 cái rổ chia đều cho 3 đội, mỗi đội có 10 bạn sẽ lên xếp thành 3 hàng dọc, phía trước 3 đội cô đặt 3 cái ghế.
 Nhiệm vụ của từng đội là lần lược từng bạn đi vòng qua ghế đến bàn của cô tìm 1 con vật đặt vào 2 cái rổ cho đội của mình rồi đi vòng về cuối hàng. Bạn thứ 2 tiếp tụcCho đến khi đến bạn cuối cùng, đội trưởng sẽ lên chọn thẻ số tương ứng đặt vào 2 nhóm.
- Luật chơi: Mỗi lần lên chỉ được chọn mua 1 quả.
- Cô cho trẻ chơi 1-2 lần
- Cô cùng trẻ nhận xét, kiểm tra kết quả.
- Trẻ hát
- Trẻ tự trả lời.
- Trẻ tìm.
- 

File đính kèm:

  • docDong_vat_song_duoi_nuocTuan_29.doc