Giáo án Lớp Lá - Chủ đề: Bản thân - Chủ đề nhánh 4: Tôi cần gì lớn lên và khỏe mạnh

HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI

Chủ đề nhánh 4: Tôi cần gì lớn lên và khỏe mạnh

I. MĐYC:

 - KT: Trẻ tích cực phát triển các kỹ năng vận động. Cháu biết 1 số đặc điểm nỗi bật của cây sung. Nghe, hiểu, trả lời được các câu hỏi của cô.

 - KN: Cháu chú ý, biết phối hợp các giác quan để quan sát, khám phá. Biết sử dụng ngôn ngữ mạch lạc để diễn đạt những hiểu biết khi quan sát. Trẻ mạnh dạn tham gia vào các trò chơi và chơi đúng luật, phối hợp vận động nhịp nhàng.

- TD: Giáo dục cháu biết chăm sóc cây, biết nhường bạn khi chơi, chơi không tranh giành. Chơi biết giữ gìn và bảo quản đồ dùng đồ chơi.

II. CHUẨN BỊ:

- Cây sung

- Các dụng cụ, ĐDĐC ngoài trời.

- Một số đồ chơi trẻ thích.( giấy, kéo, hồ dán, phấn)

 

doc14 trang | Chia sẻ: dungnc89 | Lượt xem: 1543 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Lớp Lá - Chủ đề: Bản thân - Chủ đề nhánh 4: Tôi cần gì lớn lên và khỏe mạnh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
xúc với chữ qua sách truyện tranh 
XD: Xây đường đi
- Âm nhạc: Hát và vận động bài “ Mời bạn ăn”
-Nghệ thuật: 
 Trẻ vẽ, cắt dán các hoạt động cần thiết cho trẻ
- Hát và vận động sáng tạo bài: 5 ngón tay ngoan
PV: Bán hàng: TV: Biết kể chuyện theo tranh
“ Giấc mơ kì lạ”
Thiên nhiên: 
-Tỉa lá, chăm sóc cây xanh
PV:Cửa hàng bán thức ăn
HT: Lập bảng các hoạt động cần thiết cho cơ thể
Học tập 
- Nặn hình người
- Đếm vẹt từ 1-50
Nghệ thuật: Trẻ vẽ, cắt, dán cơ thể người.
XD: Xếp nhà bằng que.
10h20
14h30
Hoạt động VS-Ăn ngủ-Ăn xế
- Tự cởi thay quần áo
- Biết rữa tay bằng xà phòng trước khi ăn và sau khi đi VS
- Đọc lại cho trẻ nghe câu chuyện “ Món quà cô giáo”
-Biết rửa tay bằng xà bông 
- Biết gọi tên các món ăn thông thường hàng ngày
-Biết ngủ đúng giờ, ngủ đủ giấc.
Trẻ biết tiết kiệm nước khi đánh răng
Biết giữ gìn quần áo và đầu tóc gọn gàng
14h30
15h30
Hoạt động chiều
Chơi nhẹ sau ngủ dậy: Chi chi chành chành, Nu na nu nóng
- Ôn trò chuyện về : Tôi cần gì lớn lên và khỏe mạnh
- Giáo dục ATGT
- Chơi tự do
- Nêu gương 
- Ôn truyện: Giấc mơ kì lạ
- Giáo dục lễ giáo
- Chơi tự do
- Nêu gương
- Ôn âm nhạc: Mời bạn ăn
- Giáo dục dinh dưỡng thức ăn có nhiều đạm.
- Chơi tự do
- Nêu gương.
- Ôn TH: Nặn hình người.
.
- Giáo dục dinh dưỡng vitamin A, C
- Chơi tự do
- Nêu gương 
- Tổ chức tổng kết chủ đề tuần “ Tôi cần gì lớn lên và khỏe mạnh”
- Lao động VS
- Giới thiệu chủ đề tiếp theo“ Gia đình”
- Nêu gương
15h30
17h00
Vệ sinh
Trả trẻ
- Giáo dục vệ sinh
- Chơi tự do
- Chơi tự do
- Chơi tự do
- Chơi tự do
II. HOẠT ĐỘNG KHÁM PHÁ CHỦ ĐỀ:
 1/. Mạng chủ đề
NHU CẦU ĂN UỐNG CỦA BÉ
- Trò chuyện, về việc ăn uống của bé cần rất cho cơ thể.
- kể chuyện sáng tạo các món ăn trẻ thích.
- Sử dụng tranh vẽ để trò chuyện, giúp trẻ tìm hiểu, nhận biết các món ăn giàu chất dinh dưỡng
- Hát bài: Mời bạn ăn
- Kể chuyện: Giấc mơ kì lạ.
- Lập bảng:
Thức ăn giàu đạm
Thức ăn giàu tinh bột
Thức ăn giàu vitamin và chất khoáng
Thịt, cá...
Gạo, mì...
Rau, củ...
NHU CẦU VẬN ĐỘNG CỦA BÉ
- Trò chuyện, quan sát về nhu cầu vận động của bé
- Vận động: Nào chúng ta cùng tập thể dục
- Kể chuyện sáng tạo 
- Làm album 
- Chơi dân gian: Nu na nu nóng
TÔI CẦN GÌ LỚN LÊN VÀ KHỎE MẠNH
Thời gian: Từ ngày 24 – 28/10/2011
NHỮNG HOẠT ĐỘNG CẦN THIẾT
- Trẻ trò chuyện, quan sát các hoạt động cần thiết cho trẻ
- Nặn hình người.
- VĐST: 5 ngón tay ngoan
- Làm album cắt dán tranh sưu tầm các hoạt động của trẻ
- Lập bảng: Các hoạt động cần thiết cho bé.
NGƯỜI THÂN CỦA BÉ
- Trò chuyện về người thân và những sở thích của bé.
- Hát: 5 ngón tay ngoan 
- Vẽ chân dung người thân
- Kể chuyện sáng tạo
- Cắt dán tranh sưu tầm những người thân của bé.
2. Mở chủ đề:
TÔI CẦN GÌ LỚN LÊN VÀ KHỎE MẠNH
 - Đặt câu hỏi nhằm giúp trẻ hứng thú vào chủ đề:
 + Các con có biết cơ thể chúng ta nhờ gì mà cao lớn và khỏe mạnh không?
 + Hàng ngày các con phải làm gì để không bị bệnh tật?...
- Những câu hỏi giúp trẻ muốn khám phá chủ đề:
 + Muốn cơ thể khỏe mạnh hồng hào thì các con phải làm sao?
 + Các hoạt động nào cần thiết và tốt cho sức khỏe của các con?
 + Các con phải vận động như thế nào? 
 + Các con phải ăn uống đầy đủ những chất dinh dưỡng nào?
3. Hoạt động khám phá: 
TÔI CẦN GÌ LỚN LÊN VÀ KHỎE MẠNH
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU
- Trẻ biết ăn uống đủ chất và thường xuyên tập thể dục rất tốt cho sức khỏe, biết 1 số thức ăn có lợi cho sức khỏe thịt, cá, tôm, rau củ..
 - Biết diễn đạt sự hiểu biết và bộc lộ những suy nghĩ của trẻ về nhu cầu bản thân cần gì bằng cử chỉ điệu bộ, Phát triển cho trẻ ngôn ngữ nói tròn câu, mạch lạc, nêu được các nhu cầu cần cho cơ thể. Phát triển khả năng chú ý quan sát, ghi nhớ có chủ định.
- GD trẻ biết giữ gìn thân thể sạch sẽ, ăn uống đủ chất siêng tập thể dục tốt cho sức khỏe, trẻ tham gia vào các hoạt động 1 cách tích cực.
II. CHUẨN BỊ
- Cô: các món ăn, trái cây tươi, bánh kẹo thật, tranh ảnh...
- Trẻ: Giấy, viết, hồ	
III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG:
Hoạt động Cô
Hoạt động trẻ
1.Hoạt động 1: Trò chuyện
- Chơi: Trò chơi làm bánh mì kẹp thịt, cô hỏi trẻ các con thấy như thế nào? Các con có biết vì sao các con phải ăn, phải uống không? Nếu không ăn uống đủ chất thì chuyện gì sẽ xảy ra các con đoán xem nhé! Ngoài ăn uống đủ chất muốn cơ thể phát triển tốt các con phải làm gì nữa?
- Để biết rõ hơn cơ thể chúng ta cần gì hàng ngày để có lợi cho sức khỏe, hôm nay cô và các con cùng khám phá xem cơ thể chúng ta cần gì để lớn lên và khỏe mạnh nhé!
2.Hoạt động 2 : Tổ chức cho trẻ khám phá
- Chơi “Chơi Trời Tối Trời Sáng”.
- Cô cho trẻ về chổ ngồi cô cho trẻ quan sát các món ăn
- Các bạn thấy gì đây là gì vậy bạn? Cơm, bún, thịt, CáMỡ, DầuRau, Quả chứa chất gì? Theo con những món ăn này nó có ích gì cho cơ thể chúng ta và thuộc nhóm chất dinh dưỡng gì nè? Đúng rồi đó là 4 nhóm chất rất cần thiết cho sự phát triển của các bạn.
- Các bạn ăn uống đủ chất để làm gì? Nếu như hàng ngày ta không ăn thì chuyện gì sẽ xảy ra? Các bạn sẽ làm gì để không lãng phí thức ăn? Đúng rồi khi các bạn ăn cơm hay ăn những thức ăn khác các bạn không nên bỏ mứa, không làm rơi thức ăn vì như vậy rất lãng phí thức ăn.
- Để bữa ăn thêm phần ngon miệng chúng ta cần làm gì?
- Cả lớp hát bài “ Nào chúng ta cùng tập thể dục”. Hỏi trẻ sau khi tập thể dục xong các con thấy cơ thể mình như thế nào?
- Cô tổng hợp ý kiến: Để cơ thể phát triển tốt hàng ngày ta phải ăn uống đủ chất, siêng năng tập thể dục. Khi tập thể dục sáng ở lớp, thì vào mỗi buổi chiều các con đi bộ cũng rất tốt cho sức khỏe, ngoài ra hàng ngày phải tắm rữa sạch sẽ, Đang dịch tay-chân-miệng các con phải giữ sạch tay, chân không chơi bẩn.
3.Hoạt động 3 : Bàn ăn của bé
-Chia 3 nhóm trang trí sắp xếp bàn ăn 
-Cả nhóm cùng ngồi ăn. Gd trẻ giữ vệ sinh.
*Hoạt động tiếp theo: Các con vào góc thư viện làm album dinh dưỡng nhé!
1. HĐ1: 
 - Cả lớp cùng chơi 1 lần.
 - Trẻ trả lời tự do theo suy nghĩ của trẻ.
- Trả lời tự do
- Cháu nói lại đề tài
2. Hoạt động 2:
 - Trẻ chú ý quan sát
 Trẻ trẻ lời theo kinh nghiệm và hiểu biết của trẻ
-Trẻ trả lời tự do theo hiểu biết của trẻ
- Cả lớp cùng hát.
- Nghe cô nói và hiểu lời cô nói.
3. Hoạt động 3: 
 - Trẻ chơi 1 lần
 - Trẻ làm album
4. Lập bảng và các hoạt động tổ chức trong góc chơi:
 CÁC BIỂU BẢNG THỰC HIỆN TRONG CHỦ ĐỀ: TÔI CẦN GÌ LỚN LÊN VÀ KHỎE MẠNH
1. Lập bảng các hoạt động cần thiết cho cơ thể 
Trẻ vẽ, cắt, xé dán...
2. Lập bảng các thức ăn giàu chất dinh dưỡng
Thức ăn giàu đạm
Thức ăn giàu tinh bột
Thức ăn giàu vitamin và chất khoáng
Thịt, cá...
Gạo, mì...
Rau, củ...
CÁC HOẠT ĐỘNG TỔ CHỨC TRONG GÓC CHƠI
- Góc tạo hình: 
 + Một số hình ảnh về các hoạt động cần thiết cho trẻ bằng các vật liệu khác nhau
 + Đồ dùng: Bìa giấy màu cứng, bút màu, màu nước, giấy A4 hồ dán, que, hột hạt, kim sa...
 + Trẻ vẽ, cắt, dán các hoạt động
 + Trẻ vẽ tô màu các giác quan: Mắt, mũi, miệng, tai...
 + Nặn hình người
 + Lập bảng chân các hoạt động cần thiết cho cơ thể
 - Góc phân vai
 + Góc bác sĩ: Khám chữa bệng cho bệnh nhân.
 + Góc bán hàng: Bán rau, củ, quả, thịt, cá...
 - Góc xây dựng:
 + Xây cửa hàng bán thức ăn.
 + Xếp đường đi
 - Góc thư viện:
 + Các loại sách truyện: Giấc mơ kì lạ
 + Trẻ kể truyện theo tranh, kể chuyện sáng tạo về các hoạt động cần thiết cho trẻ	
 + Album cô và trẻ cùng làm
 - Góc âm nhạc:
 + Nhạc không lời bài:Mời bạn ăn, 5 ngón tay ngoan.
 +. Nhạc cụ các loại: Trống lắc, phách tre, đàn, mũ mão...
 + Trẻ vận động sáng tạo: 5 ngón tay ngoan.
 - Góc LQVT:
 + Sưu tầm cắt dán các hoạt động hàng ngày của bé
 + Trẻ vào góc đếm vẹt từ 1-50
 + Lập bảng thức ăn giàu chất dinh dưỡng.
5. Đóng chủ đề: TÔI CẦN GÌ LỚN LÊN VÀ KHỎE MẠNH
 I/.Chuẩn bị:
 - Sắp xếp chỗ ngồi.
 - Kể chuyện: Giấc mơ kì lạ
 - Hát: Mời bạn ăn
 - Trang trí xung quanh lớp
 II/. Tiến hành
 - Cô và trẻ sẽ dẫn chương trình
 * Hoạt động 1: Kể chuyện
 - Cháu kể lại truyện Giấc mơ kì lạ
 * Hoạt động 2: Biễu diễn văn nghệ 
 - Từng tốp lên biễu diễn hát bài .Mời bạn ăn
 * Hoạt động 3: Giới thiệu sản phẩm của trẻ chơi góc
 - Cô và trẻ cùng tham quan các góc hoạt động và các sản phẩm bé đã thực hiện trong chủ đề.
 - Kết thúc giới thiệu chủ đề nhánh tiếp theo: “Gia đình”
 + Hỏi trẻ các con có biết gia đình là gì?
 + Như thế nào được gọi là 1 gia đình? Để biết rỏ hơn về gia đình của mình tuần sau mình sẽ khám phá nhe!
 - Nhắc trẻ đem vào lớp các nguyên vật liệu phế thải để phục vụ cho chủ đề tiếp theo.
 Thứ hai ngày 24 tháng 10 năm 2011
HOẠT ĐỘNG SÁNG
Chủ đề nhánh 4: Tôi cần gì lớn lên và khỏe mạnh
I/MĐYC:
- KT: Cháu biết được thời gian, thời tiết và những thông tin gần gũi với trẻ. Nhận biết được cảm xúc vui buồn của bạn trong lớp, trẻ nhận biết được thời tiết trong ngày.
 - KN: Cháu chú ý quan sát, nghe hiểu, mạnh dạn trả lời được câu hỏi của cô. Biết sử dụng từ, câu nói đơn giản để diễn đạt về các thông tin, thời tiết
 - TD: Giáo dục cháu quan tâm đến bạn, tích cực hoạt động.
II. CHUẨN BỊ:
- Lịch lốc, bảng thời gian, thời tiết, bảng một ngày của bé, biểu tượng, băng từ, thẻ chữ số, tranh chữ to.
III. TIẾN HÀNH:
HOẠT ĐỘNG CÔ
HOẠT ĐỘNG CHÁU
1. Hoạt động 1: Điểm danh
 - Hôm nay cô và các bạn đi dạo chơi sân trường trước khi đi các bạn điểm danh xem có vắng bạn nào không nhe? Cho trẻ đếm xem trong tổ có bao nhiêu bạn trai, bạn gái nêu lý do bạn vắng. Khám tay.
- Giáo dục trẻ siêng năng đi học, biết quan tâm đến bạn vắng trong tổ mình. 
2. Hoạt động 2: Thời gian
 - Gọi trẻ lên gở lịch.
 - Lấy bảng thời gian, gọi hỏi trẻ hôm qua ngày mấy, thứ mấy tiếp tục hôm nay, ngày mai. Cô cho trẻ chọn gắn băng từ cho trẻ đọc thứ ngày thángcho viết theo số.
- Gợi hỏi trẻ 1 ngày có bao nhiêu buổi(sáng –trưa –chiều)
3. Hoạt động 3: Thời tiết
 - Bây giờ buổi gì? Thời tiết hôm nay thế nào? Gọi cháu lên gắn biểu tượng. Cô gắn băng từ, cho trẻ đọc 
4. Hoạt động 4: Thông tin
 - Thông tin của cô: sang chủ đề mới “Tôi cần gì lớn lên và khỏe mạnh”
- Thông tin của trẻ. 
- Giới thiệu tranh chữ to đọc cho trẻ nghe, giáo dục qua nội dung tranh
 5. Hoạt động 5: Chủ đề ngày
 - Cho cháu gắn các hoạt động trong ngày bắt đầu từng hoạt động.
Dặn dò tổ trực. 
- Nhận xét kết thúc.
1. HĐ1: 
 - Hoạt động điểm danh
 - Trẻ quan sát tổ bạn xem ai vắng
2. Hoạt động 2:
 - Cháu bóc gỡ lịch
 - Gọi cá nhân lên gắn thẻ số
3. Hoạt động 3: 
 - Cháu gắn biểu tượng 
4. Hoạt động 4:
- Nói tự do.
 - Hiểu nội dung câu chuyện.
5. Hoạt động 5: 
 - Cháu lên gắn biểu tượng.
 Thứ ba ngày 25 tháng 10 năm 2011
HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI
Chủ đề nhánh 4: Tôi cần gì lớn lên và khỏe mạnh
I. MĐYC:
 - KT: Trẻ tích cực phát triển các kỹ năng vận động. Cháu biết 1 số đặc điểm nỗi bật của cây sung. Nghe, hiểu, trả lời được các câu hỏi của cô.
 - KN: Cháu chú ý, biết phối hợp các giác quan để quan sát, khám phá. Biết sử dụng ngôn ngữ mạch lạc để diễn đạt những hiểu biết khi quan sát. Trẻ mạnh dạn tham gia vào các trò chơi và chơi đúng luật, phối hợp vận động nhịp nhàng.
- TD: Giáo dục cháu biết chăm sóc cây, biết nhường bạn khi chơi, chơi không tranh giành. Chơi biết giữ gìn và bảo quản đồ dùng đồ chơi.
II. CHUẨN BỊ:
- Cây sung
- Các dụng cụ, ĐDĐC ngoài trời.
- Một số đồ chơi trẻ thích.( giấy, kéo, hồ dán, phấn)
III. TIẾN HÀNH:
HOẠT ĐỘNG CÔ
HOẠT ĐỘNG CHÁU
1. Hoạt động 1: Chuẩn bị nêu mục đích ra sân- QS
- Ổn định: Chơi “ Kéo gỗ”.
- Cô giới thiệu hôm nay cô cho các cháu ra sân hoạt động ngoài trời.
- Quan sát : Cùng nhau ra ngoài trời quan sát phát hiện khám phá cái mới lạ. Chú ý quan sát kỹ “cây sung”
-Chơi vận động “ Kéo co ”
- Chơi dân gian: Nu na nu nóng.
- Chơi tự do.
- Cô giao nhiệm vụ cho trẻ, gợi hỏi trẻ khi ra sân phải như thế nào?( Trẻ nhắc lại nề nếp khi ra sân chơi). GD trẻ không chạy nhảy, leo trèo
- Tập trung trẻ ra sân, cô hỏi trẻ các con nhìn xem trong sân trường mình hôm nay có gì mới lạ hoặc có gì mà các con thấy thích. Vậy con xem cây sung có đặc diểm gì khác so với các cây khác? Các con biết gì về cây sung?
- Cô cháu quan sát, và gợi ý cho cháu trả lời. Sau đó cô tổng hợp ý kiến
- Giáo dục cháu biết chăm sóc cây...
- Cũng cố hỏi lại đề tài.
2. Hoạt động 2: Trò chơi vận động “ Kéo co”
- Cô nêu luật chơi và cách chơi cho cháu nắm.
- Cho cháu chơi thử một lần. Sau đó cho cháu chơi.
3. Hoạt động 3: Trò chơi dân gian “ Nu na nu nóng”
- Cô giới thiệu tên trò chơi.Cháu nhắc lại luật chơi, cách chơi.
- Tổ chức cho cháu chơi thử 1 lần.
- Sau đó cho cả lớp chơi 2-3 lần, cô tham gia chơi cùng cháu.
4. Hoạt động 4: Chơi tự do
- Trẻ chơi với đồ chơi ngoài trời chơi theo nhóm.
- Khám phá vật chìm, nổi, chăm sóc góc TN, chơi cát, nước....
- Trẻ Chạy 18m trong 5 giây. Đếm vẹt từ 1-50
- Nhận xét kết thúc.
1- Hoạt Động 1
- Cháu chú ý lắng nghe cô nói
- Tổ trực đem đồ chơi ra sân cùng cô.
- Chú ý quan sát.
- Trả lời tròn câu theo yêu cầu của cô
-Cháu trả lời theo cháu hiểu
- Lắng nghe cô nói
2. Hoạt động 2:
- Chú ý nghe cô nói cách chơi, luật chơi. Cả lớp cùng chơi.
3. Hoạt động 3
- Cháu chơi 2-3 lần
- Cháu nhắc lại tên trị chơi.
- Chú ý nghe cô nói luật chơi.
4. Hoạt động 4
- Cháu chơi không tranh giành.
Thứ ba ngày 25 tháng 10 năm 2011.
TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG CÓ CHỦ ĐÍCH
Lĩnh vực phát triển ngôn ngữ
 Tên hoạt động : Truyện: Giấc mơ kì lạ 
I. Mục đích yêu cầu:
- KT: Trẻ nghe và hiểu nội dung câu chuyện. Biết bày tỏ cảm xúc, nhu cầu, ý nghĩ và kinh nghiệm của mình qua câu chuyện.
- KN :Trẻ chú ý quan sát, biết trả lời mạch lạc rõ ràng câu hỏi của cô, biết sử dụng lời nói của mình để kể lại được đoạn truyện, biết quan sát, so sánh một số đặc điểm giống và khác nhau biết đánh giá nhân vật trong chuyện trả lời mạch lạc.
- TĐ: Giáo dục cháu biết siêng năng tập thể dục, ăn uống đầy đủ chất có lợi cho sức khỏe..
II. Chuẩn bị :
- Tranh khổ to truyện “ Giấc mơ kì lạ”. Trẻ chổ ngồi hợp lí
III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG
Hoạt động Cô
Hoạt động trẻ
1. Hoạt động 1: Trò chuyện cùng trẻ 
- Hát “Mời bạn ăn”. Đàm thoại về nội dung, bài hát nói về gì? Muốn cơ thể khỏe mạnh mau lớn không bệnh tật hàng ngày các con phải làm gì? Ngoài việc ăn nhiều chất bổ dưỡng, uống nhiều nước chúng ta còn phải làm gì nữa? Cô cũng có 1 câu chuyện nói về 1 bạn tên Mi Mi không chịu ăn uống đầy đủ chất, không siêng năng tập thể dục và cô bé đã mơ thấy 1 giấc mơ rất kì lạ, muốn biết giấc mơ đó như thế nào hôm nay cô sẽ kể cho các con nghe câu truyện “ Giấc mơ kì lạ”
2. Hoạt động 2: Kể chuyện + Đàm thoại
- Cô giới thiệu tranh bìa, số tờ, gợi ý cháu nói nội dung tranh. Đây là tranh bìa của câu truyện “ Giấc mơ kì lạ”
- Cô viết tên truyện cháu xem và đọc cùng cô.
- Cô kể lần 1 diễn cảm- Lần 2: Xem tranh + trích dẫn làm rõ ý.
 Đàm thoại:
- Cô vừa kể cho các con nghe câu truyện gì? Trong truyện có ai?
- Trong giấc mơ Mi Mi mơ thấy gì?
- Đầu tiên cô bé thấy anh Tay nói chuyện với ai? Nói như thế nào?
- Anh Tay và anh Chân đi đến nhà của ai để hỏi? Đến nhà Bác Tai họ hỏi như thế nào?
- Và Bác Tai, anh Tay và anh Chân cùng đi đến nhà ai? Khi đến nhà cô Mắt thì họ gặp ai? Miệng đã nói gì?
- Cuối cùng tất cả đến nhà của ai? Cô Mắt nói gì? Thế là tất cả sẽ đi tìm ai? 
- Đúng lúc đó cô bé như thế nào? Và cô bé đã nghĩ gì?
- GD cháu biết siêng năng tập TD, ăn uống đầy đủ chất để tốt cho S/K
3. Hoạt động 3: Đóng kịch Tổ chức cho trẻ đóng kịch, cô là người dẫn truyện
- Tổ chức cho trẻ đóng kịch, cô là người dẫn truyện.
- HĐNT: Cháu vẽ nhân vật cháu thích.. 
1. Hoạt động 1
- Cả lớp cùng hát
- Cháu trò chuyện và trả lời theo suy nghĩ của cháu
2.Hoạt động 2:
- Cháu chú ý lắng nghe.
- Cháu xem cô viết.
- Cháu chú ý lắng nghe cô kể.
- Cá nhân cháu trả lời theo suy nghĩ của mình
- Cháu trả lời to, rõ tròn câu
- Cháu nói suy nghĩ của mình
- Hiểu lời cô nói
3.Hoạt động 3:
- Cháu chơi đóng vai.
- Cháu vẽ nhân vật cháu thích
Thứ tư ngày 26 tháng 10 năm 2011
HOẠT ĐỘNG CÓ CHỦ ĐÍCH
Lĩnh vực phát triển thẩm mỹ 
Tên hoạt động: Mời bạn ăn 
 N/h “Em là bông hồng nhỏ ”
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
 - Cháu thuộc và thể hiện cảm xúc của mình qua bài hát. Thể hiện sự hiểu biết của trẻ qua nội dung bài hát
- Chú ý lắng nghe giai điệu và thể hiện được nhịp điệu của bài hát, cảm nhận được nội dung bài hát, biết vận động theo bài hát . Tập cho trẻ biết phối hợp các giác quan trong vận động như: nét mặt, cử chỉ, điệu bộ
- Trẻ hào hứng tham gia hoạt động cùng cô. Trẻ mạnh dạn tự tin tham gia hoạt động.
II. CHUẨN BỊ: 
 - Cô: đàn, máy hát, nhạc cụ gõ đệm.
- Trẻ: chuẩn bị ghế ngồi hơp lí.
III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG:
HOẠT ĐỘNG CÔ
HOẠT ĐỘNG TRẺ
1.Hoạt động 1: Trò chuyện, Giới thiệu
- Trò chuyện đàm thoại về các bộ phận trên cơ thể, muốn cơ thể khỏe mạnh chúng ta cần phải làm gì? À! Đúng rồi muốn cơ thể khỏe mạnh thì chúng ta phải thường xuyên vận động để cơ thể khỏe mạnh, ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng.
- Vậy hôm nay cô và các con cùng vận động hát bài “ Mời bạn ăn”
2. Hoạt động 2: Dạy hát “ Trọng tâm”
- Cô hát lần 1 diễn cảm trẻ nghe kết hợp với đàn. Trò chuyện nội dung bài hát
- Cô hát lần 2 nữa kết hợp vỗ tay theo nhịp.
- Cô cho cháu hát từng câu.
- Cô cho cháu hát với nhiều hình thức:
 + Hát cả lớp, tổ, nhóm, cá nhân.
 + Hát to-nhỏ, hát nối tiếp.
3. Hoạt động 3 : Nghe hát “ Em là bông hồng nhỏ”
- Cô hát cho các cháu nghe lần 1, giới thiệu tên bài hát, 
- Lần 2 Cô cho cháu nghe băng nhạc.
- Tóm tắt nội dung bài hát. Gợi cho cháu nhận xét giai điệu bài hát
* Trò chơi âm nhạc “Nghe giọng hát đón tên bạn”
- Cách chơi: Một bạn lên bịt mắt lại, ở dưới lớp cử một bạn lên hát một đoạn trong bài hát, khi hát xong, bạn bịt mắt phải nói được tên bạn vừa hát. Nếu đoán không đúng tên phải nhảy lò cò 1 vòng.
- Tổ chức cháu chơi.
-GD cháu muốn bàn tay sạch đẹp thì chúng ta phải thường xuyên rửa tay sạch sẽ không để tay bị bẩn.
*Hoạt động tiếp theo: vào góc ÂN hát + vỗ tay theo nhịp, phách
1. HĐ 1:
- Đưa tay cho bạn kiểm vệ sinh
- Trò chuyện cùng cô
 Nhắc lại tên bài hát.
2. HĐ 2:
- Cháu chú ý nghe cô hát
- Cháu nắm được nội dung bài hát
- Hát cả lớp, tổ, nhóm, cá nhân.
- Cháu thực hiện hát cùng cô
3. HĐ 3:
- Cháu nghe cô hát và hưởng ứng cùng cô
- Nghe cô nói cách chơi.
- Cháu cùng chơi. 
- Cháu vào góc tham gia chơi
Thứ năm ngày 27 tháng 10 năm 2011
HOẠT ĐỘNG CÓ CHỦ ĐÍCH
Lĩnh vực phát triển thẩm mỹ 
Tên hoạt động: Nặn hình người 
I. MĐYC:
 - KT : Cháu biết nặn hình người, nắn từ thỏi đất dài thành các phần tương đối hợp lý để nặn hình người gốm: Đầu, mình, tay và chân. Biết phối hợp giữa tay và mắt để nặn.
 - KN: Rèn kỹ năng xoay tròn, lăn dọc, ấn bẹp, bóp thắt để tạo ra hình người có sáng tạo. Rèn sự khéo léo của đôi bàn tay. Giúp trẻ phát triển các nhóm cơ tinh cho trẻ trong quá trình vận động.
 - TD: Cháu tích cực hoạt động, biết giữ gìn sản phẩm của mình làm ra.
. II. CHUẨN BỊ:
 - Mẫu của cô, bàn ghế cho trẻ, đất nặn..
 III/.TIẾN HÀNH:
HOẠT ĐỘNG CÔ
HOẠT ĐỘNG TRẺ
1. Hoạt động 1: Giới thiệu đề tài
- Cô và cháu đọc thơ “Tay ngoan ”. Đàm thoại về nội dung bài thơ Bài thơ nói về gì ? Tay dùng để làm gì? Ngoài tay ra trên cơ thể chúng ta còn có gì nữa? ( Trẻ trả lời tự do).
- Cô nói trẻ biết tay chỉ là 1 phần của cơ thể. Cơ thể của chúng ta thì có rất nhiều bộ phận hợp lại để trở thành 1 cơ thể người hoàn chỉnh. Hôm nay cô và các con cùng nặn hình người nhe!
2. Hoạt động 2: Quan sát mẫu 
- Cho cháu quan sát mẫu nặn hình người
Cho cháu quan sát một lúc rồi hỏi ? Con nhìn thấy gì ? Đây là gì? Gồm có mấy phần? Cô hỏi từng bộ phận trên cơ thể con người, hỏi kỹ năng nặn.
- Cô nặn cho cháu xem vừa nặn vừa hỏi cháu kỹ năng nặn , hỏi những phần còn thiếu trên cơ thể.
- Cô cho cháu thực hiện. Nhắc nhỡ tư thế ngồi và gợi ý hướng dẫn các nhóm giúp cháu thực hiện có sáng tạo, với những cháu yếu cô lại giúp đỡ cháu hoàn thành sản phẩm.
- Cô thông báo sắp hết giờ chuẩn bị trưng bày sản phẩm.
3. Hoạt động 3: Trưng bày sản phẩm. Nhận xét-đánh giá
- Tập trung sản phẩm cháu lại. Hỏi cháu vừa làm gì? Khen cả lớp nặn đẹp.
- Gọi 2-3 cháu đứng lên nhận xét sản phẩm đẹp, sản phẩm cháu thích? Vì sao đẹp? cô nhận xét sản phẩm đẹp cùng cháu.
- Giáo dục cháu biết giữ gìn sản phẩm làm ra.
* Hoạt động nối tiếp: Tiếp tục vào góc nặn hình người.
 1. Hoạt động 
- Cháu cùng đọc theo cô.
-

File đính kèm:

  • docBÁC NÔNG DÂN.doc