Giáo án Lớp Lá - Lĩnh vực: Phát triển ngôn ngữ - Đề tài: Làm quen chữ X- S - Chủ điểm: Quê hương – Đất nước

a - Làm quen chữ “S”.

- Cô giới thiệu chữ s và phát âm mẫu 3 lần “sờ, sờ, sờ”.

( Cô cầm thẻ chữ cái và cùng phát âm , khi phát âm các con chú ý lưỡi uốn cong lên 2 môi hở ra).

- Cô mời cả lớp cùng phát âm nào.

- Cô cho tổ, nhóm, cá nhân phát âm.

-> Cô lắng nghe, động viên và sửa sai cho trẻ.

- Các con hãy quan sát kỹ chữ s và cho cô biết con có nhận xét gì về đặc điểm chữ s.

- Cô tổng hợp ý kiến của trẻ và giải thích giúp trẻ hiểu rõ chữ cái s gồm có nét móc 2 đầu.

(cô cho xem rõ từng nét trên máy chiếu).

- Cho trẻ phát âm chữ S.

- Cô giới thiệu chữ “S” in hoa, chữ “S” in thường, chữ “S” viết thường và khi phát âm đều giống nhau “sờ”.

- Cô cho cả lớp phát âm lại 3 loại chữ S

 

doc4 trang | Chia sẻ: dungnc89 | Lượt xem: 7205 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Lớp Lá - Lĩnh vực: Phát triển ngôn ngữ - Đề tài: Làm quen chữ X- S - Chủ điểm: Quê hương – Đất nước, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
GIÁO ÁN
DỰ THI GIÁO VIÊN GIỎI CẤP HUYỆN 
Năm học 2014 - 2015
Lĩnh vực : Phát triển ngôn ngữ
Đề tài: Làm quen chữ X- S
Chủ điểm : Quê hương – Đất nước
Đối tượng: 5 – 6 tuổi
Thời gian: 30 – 35 phút
Ngày dạy:27/3/2015
Người thực hiện: Nguyễn Thị Thanh
Đơn vị: Trường mầm non Nam Dinh
Nội dung
Mục đích- yêu cầu
Cách tiến hành
(PTNN)
(Làm quen chữ cái)
X - S
- Trẻ nhận biết và phát âm đúng âm của chữ cái s, x.Và một số chữ cái đã học khác nữa. 
- Nhận ra âm và chữ cái s, x trong tiếng và từ trọn vẹn.
 - Phát triển khả năng tư duy, nhận biết, so sánh.
- Phát triển kỹ năng hợp tác chơi theo nhóm, tổ.
- Giúp trẻ phát triển ngôn ngữ mạch lạc thông qua sử dụng kỹ năng vận dụng trò chơi
 - Trẻ biết hợp tác với bạn trong các trò chơi vận động .
- Trẻ biết tuân thủ các luật chơi .
- Trẻ biết được một số phong cảnh đẹp ở quê hương Quảng Bình.
- Trẻ biết tự hào về vẻ đẹp của đất nước, biết yêu quê hương đất nước mình 
- Yêu trường,yêu lớp.
I. CHUẨN BỊ:
1/ Cho cô: 
 - Máy tính, giáo án điện tử .
Nhạc bài hát: “Quê hương tươi đẹp”.Bài thơ “Giọt sương”
-Một số hình ảnh danh lam thắng cảnh ở quảng bình.
(Động phong nha, bải biển đá nhảy,cầu nhật lệ, tượng đài 
mẹ suốt,trường Quách Xuân Kỳ.....)
- Tranh về phong cảnh quê hương Quảng Bình ( Động Phong nha,Quảng Bình Quan, Suối Bang, Bến xe)
2/ Cho trẻ: 
 - Mỗi trẻ 1 rổ con đựng thẻ chữ x ,s ,p,q,h,k. Chữ cái rổng s,x p,q,k,h.
Trẻ thuộc một số bài hát trong chủ điểm quê hương.
II. TIẾN HÀNH:
Hoạt động 1: Trò chuyện, giới thiệu bài:
- Kính chào các cô giáo cùng tất cả các con. Cô xin giới thiệu cô là cô Thanh đến từ trường Mầm Non Nam Dinh.Các con hãy cho một tràng pháo tay .
 - Nào cô mời các con cùng hướng lên màn hình chiêm ngưỡng những hình ảnh đẹp của quê hương Quảng Bình qua bài: “Quê hương tươi đẹp” 
- Quê hương là gì các con? ( 1 -2 trẻ trả lời )
 * Quê hương là nơi chúng ta sinh ra và lớn lên ở đó có gia đình và bà con hàng xóm.dù đi xa cũng phải nhớ về. Chúng ta phải tự hào rằng quê hương đất nước của mình có rất nhiều di tích, danh lam thắng cảnh đẹp và nổi tiếng.
- Cô và các con đều có chung một quê hương là Huyện Bố trạch, tỉnh Quảng Bình.
* Quê hương Quảng Bình chúng ta không chỉ đẹp với những cánh đồng, rừng cây mà còn có rất nhiều danh lam thắng cảnh và nhiều di tích lịch sử, nhiều vị anh hùng . Để noi gương các anh hùng thì ngay từ bây giờ các con phải biết chăm ngoan, học giỏi và để thực hiện được điều đó các con cùng tham gia chương trình “ Bé vui học chữ ” trò chơi gồm có 2 phần:
+ Phần chơi thứ nhất mang tên : “ hiểu biết”
+ Phần chơi thứ 2: “Vượt qua thử thách”
Hoạt động 2: Làm quen chữ S - X:
- Sau đây phần chơi thứ nhất mang tên: “ Hiểu biết” xin được bắt đầu.
- “Nhìn xem, nhìn xem”
-Hình ảnh gì đây ? ( cô cho trẻ quan sát hình ảnh Tượng đài Mẹ Suốt) 
- Các bạn trả lời rất giỏi đây là hình ảnh tượng đài Mẹ Suốt . Dưới tranh có từ : “ Mẹ Suốt”
- Lớp mình đọc to cùng cô nào
- Cô cũng có các thẻ chữ rời ghép thành từ “ Mẹ Suốt”
- Cho cả lớp phát âm từ “ Mẹ Suốt” 2 lần.
- Bạn nào tinh mắt tìm cho cô những chữ cái đã học trong từ: “ Mẹ Suốt” (m,e,u,ô,t)
-Vừa rồi bạn đã tìm được những chữ cái đã học. Còn đây là chữ cái mà trong chương trình: “Bé vui học chữ” hôm nay chúng mình sẽ được làm quen đấy.
a - Làm quen chữ “S”. 
- Cô giới thiệu chữ s và phát âm mẫu 3 lần “sờ, sờ, sờ”.
( Cô cầm thẻ chữ cái và cùng phát âm , khi phát âm các con chú ý lưỡi uốn cong lên 2 môi hở ra).
- Cô mời cả lớp cùng phát âm nào.
- Cô cho tổ, nhóm, cá nhân phát âm.
-> Cô lắng nghe, động viên và sửa sai cho trẻ.
- Các con hãy quan sát kỹ chữ s và cho cô biết con có nhận xét gì về đặc điểm chữ s.
- Cô tổng hợp ý kiến của trẻ và giải thích giúp trẻ hiểu rõ chữ cái s gồm có nét móc 2 đầu.
(cô cho xem rõ từng nét trên máy chiếu).
- Cho trẻ phát âm chữ S.
- Cô giới thiệu chữ “S” in hoa, chữ “S” in thường, chữ “S” viết thường và khi phát âm đều giống nhau “sờ”.
- Cô cho cả lớp phát âm lại 3 loại chữ S
b- Làm quen chữ X.
- Cho trẻ xem hình ảnh « Trường Quách Xuân Kì »
- Dưới bức tranh có từ « Quách Xuân Kì»
- Lớp mình đọc to cùng cô nào?
- Cô củng có thẻ chữ cái rời ghép thành từ “ Quách Xuân Kỳ” Cho trẻ phát âm.
- Bạn nào tinh mắt tìm cho cô những chữ cái chưa học trong từ: “Quách Xuân Kỳ” ( X)
-Vừa rồi bạn đã tìm được chữ cái chưa học. 
- Đó là chữ cái « X » mà hôm nay cô muốn cho các con làm quen. 
- Cô cho trẻ quan sát chữ x trên máy chiếu và giới thiệu chữ x : Đây là chữ x được phát âm là « xờ ».
- Cô phát âm mẫu « xờ, xờ, xờ ». Các con chú ý khi phát âm chữ X lưỡi thẳng , 2 môi nhếch rộng ra.
- Cho cả lớp, tổ, nhóm, cá nhân phát âm.
( Cô chú ý nghe và sửa cho trẻ nếu trẻ phát âm sai)
- Bạn nào có nhận xét gì về cấu tạo chữ x ?
- Cô nhấn mạnh cho trẻ biết chữ x gồm có một nét xiên trái và một nét xiên phải).
+ Mời cháu nhắc lại cấu tạo chữ cái x.
(Cô phân tích rõ từng nét trên máy chiếu).
- Cho trẻ phát âm chữ x.
- Cô giới thiệu chữ x in thường, chữ x in hoa, chữ x viết thường đều được phát âm là “ xờ”.
- Cho trẻ phát âm 3 loại chữ x.
- Cho trẻ lấy 2 chữ S,X rổng tri giác.Có nhận xét gì về 2 chữ cái đó.(Gọi 2- 3 trẻ nhận xét)
c: So sánh chữ S, X: 
 + Chữ s và x không có điểm giống nhau.
 + Chữ s và chữ x khác nhau cả về hình dạng và cách phát âm : chữ s là nét móc hai đầu, Chữ x có nét xiên trái và nét xiên phải .
- Cho lớp đồng thanh lại 2 chữ cái: S - X.
3. Hoạt động 3: trò chơi với chữ cái: s – x :
*Trò chơi 1: Tìm chữ cái theo yêu cầu của cô
- Cô thấy lớp mình học rất giỏi. Cô đã chuẩn bị món quà để ,các con hãy lấy rổ ở phía sau ra xem trong rổ có gì nào? 
- Bây giờ thi xem bạn nào nhanh tay, tinh mắt tìm cho cô chữ ‘s’và “x” trong rổ và giơ lên phát âm. 
- Khi cô yêu cầu tìm chữ cái nào thì trẻ tìm giơ lên và phát âm.
- Cô cho trẻ tìm chữ cái s , x. 2 – 3 lần .
* Trò chơi 2: Bé đi du lịch.
Cô có các khu du lịch gắn ở các vị trí khác nhau trong lớp, mổi khu du lịch mang 1 ký hiệu riêng (chữ cái S hoặc X).
- Luật chơi : Trẻ cầm thẻ chữ nào thì vào tham quan nơi có chữ cái tương ứng giống với chữ cái trên khu du lịch (Trẻ cầm thẻ chữ gì thì về khu du lịch mang ký hiệu chữ đó...).
- Cách chơi : Trẻ vừa đi vòng tròn vừa đọc bài thơ « Giọt sương  », khi có hiệu lệnh « quý khách vào tham quan» trẻ tìm chạy nhanh về khu du lịch của mình. 
- Cô tổ chức cho trẻ chơi 2 – 3 lần.
Cô đến từng nhóm kiểm tra kết quả, gợi hỏi trẻ khu du lịch có ký hiệu gì, cho trẻ giơ chữ mình cầm lên và phát âm.(Lần
 * Trò chơi 3: Bánh xe quay.
-Cách chơi:Trên bảng cô có 1 bánh xe quay ở mỗi ô có chứa 1 chữ cái,nhiệm vụ của các con là khi cô quay bánh xe đến chữ cái nào thì các con phải đọc tên được chữ cái đó.
- Cô tổ chức cho trẻ chơi
- Nhận xết và tuyên dương trẻ
- Cho trẻ chơi trò chơi tạo dáng người chữ x
4. Hoạt động 4 : Kết thúc  
- Cho trẻ đoc bài thơ « Giọt sương » đi ra ./.

File đính kèm:

  • docLam_quen_chu_cai_xs.doc