Giáo án Lớp Lá - Chủ đề nhánh Động vật sống trong rừng

I. HOẠT ĐỘNG ĐÓN TRẺ

* Đón trẻ

- Cô đón trẻ từ tay phụ huynh.

- Cô trò chuyện cùng với phụ huynh về sức khỏe của trẻ.

* Thể dục sáng: Cô cùng trẻ tập bài thể dục sáng.

* Điểm danh: Cô gọi tên điểm danh trẻ. Yêu cầu trẻ kiểm tra bạn trong lớp.

* Trò chuyện: Trò chuyện với trẻ về lợi ích của một số con vật sống trong rừng, và một số trò chơi khác mà trẻ biết.

II. HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI

1. Hoạt động 1: Quan sát con hổ.

- Cho trẻ quan sát tranh con hổ.

- Đây là con gì? Có những bộ phận gì? Nó thích ăn gì, làm gì.

- Cho trẻ thảo luận với nhau về bức tranh vừa quan sát.

- Trẻ tham gia phát biểu ý kiến và bổ sung cho nhau.

- Cô hệ thống và cung cấp kiến thức cho trẻ.

2. Hoạt động 2: Trò chơi vận động “Kéo co”.

- Cô giới thiệu cho trẻ trò chơi, cách chơi, luật chơi

- Tổ chức chơi cùng trẻ.

 

doc18 trang | Chia sẻ: dungnc89 | Lượt xem: 6467 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Lớp Lá - Chủ đề nhánh Động vật sống trong rừng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Trẻ biết chăm sóc cây xanh và chăm sóc cây xanh
- Xô, chậu, bình tưới nước,..
- Các vật nuôi trong nhà bằng đồ chơi
- Tham gia cùng chơi với trẻ.
Thứ hai ngày 15 tháng 12 năm 2014
I. HOẠT ĐỘNG ĐÓN TRẺ
* Đón trẻ
- Cô đón trẻ từ tay phụ huynh.
- Cô trò chuyện cùng với phụ huynh về mặc đồng phục của trẻ.
* Thể dục sáng: Cô cùng trẻ tập bài thể dục sáng.
* Điểm danh: Cô gọi tên điểm danh trẻ. Yêu cầu trẻ kiểm tra bạn trong lớp.
* Trò chuyện: Trò chuyện với trẻ về một số con vật sống trong rừng
II. HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI
1.Hoạt động 1: Quan sát con voi
- Cho trẻ quan sát tranh vẽ con voi và sinh hoạt hằng ngày của nó về thức ăn, uống... (bỏ)
- Trò chuyện với trẻ về đặc điểm hình dáng, tên gọi , màu sắc, số lượng , thức ăn....
- Động viên và gợi ý để trẻ dùng từ chính xác, tròn ý.
Giáo dục?
2. Hoạt động 2: Trò chơi vận động”chó sói xấu tính”
Cách chơi?
3.Hoạt động 3 : Chơi tự do
- Trẻ chơi tự chọn, cô bao quát trẻ
III. HOẠT ĐỘNG CÓ CHỦ ĐÍCH
Phát triển thể chất
Thể dục
Đề tài: NÉM XA -CHẠY NHANH
1. YÊU CẦU
- Luyện các kỹ năng ném xa và chạy nhanh.
- Luyện kỹ năng định hướng và phản xạ nhanh.
- Qua vận động cơ bản giúp trẻ phát triển cơ tay, chân. Rèn luyện sự chú ý có định hướng của trẻ.
- GD trẻ tham gia vận động nhanh nhẹn và tự tin, biết nhường nhịn bạn, có ý thức tập trung chú ý trong tập luyện.
2. CHUẨN BỊ
- Phòng tập sạch sẽ, vạch xuất phát, túi cát.
	- Máy nghe nhạc.
	- Tranh lô tô các con vật sống trong rừng.
* Tích hợp: MTXQ, AN
3. HƯỚNG DẪN	
1. Hoạt động 1: 
 	 - Cho trẻ xem trên máy vi tính các con vật sống trong rừng.
 - Hôm nay cô cùng các con đi tham sở thú ở đó cũng có các con vật sống trong rừng nữa nhưng được con người nuôi và huấn luyện.
	 - Cho trẻ đi thường, đi các kiểu chân, chạy chậm, chạy nhanh... (kết hợp nhạc không lời).
2. Hoạt dộng 2: 
* Bài tập phát triển chung
 	 - Tay vai: Hai tay đưa ra phía trước, lên cao, giang ngang.
 	 - Lưng bụng: hai tay giang ngang, chống hông, sang phải sang trái.
 	 - Chân: Đứng đưa một chân ra trước
 	 - Bật: Bật luân phiên chân trước , chân sau.
* Động tác nhấn mạnh động tác chân.
* VĐCB: “ Ném xa, chạy nhanh” 
- Các con vật sống trong rừng chủ yếu tìm thức ăn từ những con vật nhỏ bé, yếu hơn mình. Vì vậy các con vật phải rèn luyện để chạy rất nhanh và ném xa. Không ổn
	- Cô làm mẫu lần 1	
	- Cô làm mẫu lần 2, mời trẻ cùng làm thực hiện với cô. 
- Cô cho trẻ nhận xét động tác
- Nhấn mạnh kỹ năng vận động.
* TC: “Ai giỏi hơn”
	- Lần lượt cho cả lớp thực hiện.
	- Cho trẻ thừa cân thực hiện., sửa sai
*TC : “Ai nhanh nhất”
	- Trẻ chia thành 2 nhóm, lần lượt lấy túi cát ném xa và chạy nhanh để đem thức ăn về cho các con vât sống trong rừng. Nhóm nào lấy được nhiều thức ăn thì nhóm đó chiến thắng.
	- Cho trẻ thi đua với nhau, cuối cùng đếm xem nhóm nào có nhiều thức ăn nhất , thì nhóm đó chiến thắng.
3. Hoạt động 3: 
- Cho trẻ hít thở nhẹ nhàng.
PHÁT TRIỂN NHẬN THỨC
Đề tài: BÉ BIẾT GÌ VỀ CÁC CON VẬT SỐNG TRONG RỪNG
1 . YÊU CẦU
- Trẻ nhận biết và gọi đúng tên, biết đựơc ích lợi môi trường sống, về vận động của một số con vật sống trong rừng
- Phát triển khả năng quan sát, so sánh, phân biệt nhanh đặc điểm về cấu tạo của các con vật sống trong rừng.
- Trẻ biết động vật sống trong rừng là những động vật quý hiếm cần được bảo vệ. Biết muốn bảo vệ động vật quý hiếm thì không được phá rừng...
2. CHUẨN BỊ
- Sa bàn về khu rừng có nhiều cây...
- Tranh ảnh về một số con vật sống trong rừng: con hổ, con voi, khỉ, gấu...
- Lô tô về một số con vật sống trong rừng cho trẻ.
- Một số bài hát, bài thơ về các con vật sống trong rừng.
*Tích hợp: Môn: GDÂN, LQVH
3. HƯỚNG DẪN	
Hoạt động 1: 
- Cô cho trẻ nghe hát “ Chú voi con ở bản đôn”
- Trò chuyện với trẻ về bài hát. Dẫn dắt vào bài học..Đưa trẻ đến thăm một khu rừng....
Hoạt động 2:
- Khu rừng có những con vật gì?
- Vậy trong rừng còn những con vật nào khác.
- Cô đố về các con vật sống trong rừng rồi cô lần lượt cho trẻ xem con vật đó trên máy vi tính cho trẻ gọi tên, nói đặc điểm của con vật đó về vận động, thức ăn, sinh sản...
Cụ thể quan sát con gi? (VD: Con voi, con hổ, con thỏ)
- Sau đó cô và trẻ cùng đàm thoại:
+ Các con kể tên các con vật sống trong rừng?
+ Con vật nào ăn cỏ, lá cây?
+ Con vật nào ăn hoa quả?
+ Con vật nào ăn thịt các loài thú nhỏ hơn?
+ Có một con vật thích ăn mật ong đó là con vật nào?
+ Cho trẻ kể về đặc điểm nổi bật của con voi? Con gấu? Con hổ?
- Cho trẻ quan sát đặc điểm từng con vật, sau đó củng cố lại
- So sánh giữa 2 con vật : thú hiền, thú dữ, đặc điểm hình dáng, kích thước,
* Nhận biết lợi ích của các động vật sống trong rừng:
- Con vật nào sống trong rừng giúp con người được nhiều nhất?
- Con được xem xiếc thú chưa? 
- Những con vật nào được thuần hóa để biểu diễn xiếc?
- Cô cho trẻ biết: Các con vật sống trong rừng đang càng ngày càng ít đi do bị săn bắt bừa bãi và bị con người phá rừng....vì vậy các con vật phải được bảo vệ..
- Muốn bảo vệ các con vật sống trong rừng cần phải làm gì?
Hoạt động 3: 
 * TC :Thử tài bé. 
- Cho trẻ lên click trên máy tìm các con vật sống trong rừng.
- Cô và cả lớp kiểm tra kết quả.
* Trò chơi: Bắt chước tạo dáng:
- Cách chơi: Cô trò chuyện với trẻ về dáng đi của các con vật. ví dụ: gấu nặng nề, khỉ hay gãi đầu, gãi tai....
- Tổ chức cho trẻ chơi, bao quát và khuyến khích trẻ:
+ Tạo dáng theo yêu cầu của cô.
+ Tạo dáng theo ý thích : Cô hỏi trẻ cháu bắt chước dáng con gì?...
* TC: Ghép tranh
- Chia lớp ra thành hai đội thi đua ghép tranh với nhau, nhiệm vụ của mỗi đội là hoàn thành bức tranh, mỗi thành viên trong đội chỉ được lấy một mảnh ghép và ghép một lần, các thành viên ghép làm sau thấy được hình con vật của đội mình.Trong vòng một bài hát đội nào ghép đúng và nhanh sẽ chiến thắng.
* Cô nhận xét tiết học giáo dục trẻ biết ăn các loại thực phẩm dưới nước rất giàu chất dinh dưỡng.
* Giáo dục trẻ tiết kiệm năng lượng điện và nước khi sử dụng.
IV. HOẠT ĐỘNG GÓC
1. Yêu cầu: Trẻ thể hiện được vai chơi của mình,
2. Chuẩn bị: Đồ chơi đủ các góc cho trẻ hoạt động
3. Tiến hành
- Góc phân vai : Gia đình- bác sí thú y
- Góc xây dựng: Xây trại chăn nuôi.
- Góc nghệ thuật: Hát, đọc thơ , tô màu, vẽ các con vật ở trong rừng.
V. HOẠT ĐỘNG CHIỀU
1. Ôn: Một số con vật sống trong rừng
- Cô và trẻ cùng trò chuyện lại đặc điểm của một số con vật sống trong rừng. Chú ý rèn thêm cho những trẻ còn yếu.
2. Vệ sinh – Chơi tự do – Trả trẻ
- Cô cho trẻ chơi chi chi chành chành
- Cho trẻ đọc thơ: mèo đi câu cá
- Trả trẻ tận tay phụ huynh, nhắc nhở trẻ chào cô, mẹ
 ***************
Thứ ba ngày 16 tháng 12 năm 2014
I. HOẠT ĐỘNG ĐÓN TRẺ
* Đón trẻ
- Cô đón trẻ từ tay phụ huynh.
- Cô trò chuyện cùng với phụ huynh về sức khỏe của trẻ.
* Thể dục sáng: Cô cùng trẻ tập bài thể dục sáng.
* Điểm danh: Cô gọi tên điểm danh trẻ. Yêu cầu trẻ kiểm tra bạn trong lớp.
* Trò chuyện: Trò chuyện với trẻ về lợi ích của một số con vật sống trong rừng, và một số trò chơi khác mà trẻ biết.
II. HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI
1. Hoạt động 1: Quan sát con hổ.
- Cho trẻ quan sát tranh con hổ.
- Đây là con gì? Có những bộ phận gì? Nó thích ăn gì, làm gì....
- Cho trẻ thảo luận với nhau về bức tranh vừa quan sát.
- Trẻ tham gia phát biểu ý kiến và bổ sung cho nhau.
- Cô hệ thống và cung cấp kiến thức cho trẻ.
2. Hoạt động 2: Trò chơi vận động “Kéo co”.
- Cô giới thiệu cho trẻ trò chơi, cách chơi, luật chơi
- Tổ chức chơi cùng trẻ.
- Bao quát quá trình trẻ chơi.
3. Hoạt động 3: Chơi tự do
III. HOẠT ĐỘNG CÓ CHỦ ĐÍCH
PHÁT TRIỂN THẨM MỸ
TẠO HÌNH
Đề tài: VẼ THEO Ý THÍCH
1. YÊU CẦU 
- Trẻ biết dùng kỹ năng đã học để vẽ nên bức tranh về các con vật sống trong rừng một cách sáng tạo
- Biết yêu quý thiên nhiên, yêu quý, bảo vệ động vật, bảo vệ rừng....
- Biết yêu quý và giữ gìn sản phẩm của mình.
2. CHUẨN BỊ
	- Máy vi tính,
- Giáo án điện tử
- Tranh mẫu : 2 – 3 tranh
- Các bài hát về động vật sống trong rừng.
*Tích hợp: Âm nhạc; LQVH.
3. HƯỚNG DẪN
* Hoạt động 1: 
- Cho trẻ xem đoạn phim về các con vật sống trong rừng, cho trẻ đọc tên các con vật đã xem. Cho trẻ nói tên thức ăn của các con vật.
	- Cho trẻ quan sát tranh vẽ con
- Cô có con gì đây? Con thỏ sống ở đâu? Nó ăn gì
 - Cô dùng kỹ năng gì để vẽ con thỏ.
 - Tương tự gợi ý đàm thoại cùng trẻ tranh mẫu khác.
- Ngoài con thỏ ra trong tranh còn có gì nữa?
- Tương tự cho trẻ xem tranh mẫu còn lại.
- Các con có thích vẽ thật nhiều động vật sống trong để trong rừng có nhiều động vật không.
- Cho trẻ nêu ý định mình muốn vẽ gì?
* Hoạt động 2: Bé khéo tay 
- Cho trẻ vào chổ vẽ, nhắc nhở trẻ cách cầm bút và tư thế ngồi.
- Cô quan sát giúp trẻ khi cần thiết
- Gợi ý nhắc nhở trẻ sáng tạo thêm cho sản phẩm của mình.
- Cho trẻ nghe nhạc không lời các baì hát về động vật sống trong rừng.
- Động viên trẻ yếu hoàn thành sản phẩm
* Hoạt động 3: Sản phẩm đẹp
- Cho trẻ mang sản phẩm lên
- Trẻ tự nhận xét sản phẩm của nhau
- Cô nhận xét sản phẩm đẹp, động viên những sản phẩm chưa hoàn thành.
	- Cho trẻ mang sản phẩm đẹp lên trang trí theo chủ điểm cùng cô 
 * Nhận xét tiết học: Khen những bức tranh đẹp sáng tạo động viên những tranh chưa hoàn thành. Giáo dục trẻ biết bảo vệ các động vật trong rừng không để bị tiệt chủng.
	Giáo dục tiết kiệm năng lượng điện.
IV. HOẠT ĐỘNG GÓC
1. Yêu cầu: Trẻ thực hiện được các vai chơi 
2. Chuẩn bị: Đồ chơi đủ các góc cho trẻ hoạt động
3. Tiến hành
- Góc phân vai : Gia đình- bác sí thú y
- Góc xây dựng: Xây vườn bách thú
- Góc nghệ thuật: Hát, đọc thơ về các vật nuôi trong nhà, tô màu, vẽ các con vật ở trong rừng.
- Góc học tập: Tô màu, nặn vẽ, xem tranh truyện về các con vật trong rừng, phân loại động vật trong rừng., làm album về động vật trong rừng.
V. HOẠT ĐỘNG CHIỀU
1. Cô hướng dẫn trẻ lập bảng “Bé phân loại động vật trong rừng.”.
 - Cô và trẻ cùng trò chuyện bảng phân loại
2.Vệ sinh – Chơi tự do – Trả trẻ
- Cô cho trẻ chơi những trò chơi nhẹ
- Giáo dục trẻ biết tiết kiệm nước
- Trả trẻ tận tay phụ huynh, nhắc nhở trẻ chào cô, mẹ
********************
Thứ tư ngày 17 tháng 12 năm 2014
I. HOẠT ĐỘNG ĐÓN TRẺ
* Đón trẻ
- Cô đón trẻ từ tay phụ huynh.
- Cô trò chuyện cùng với phụ huynh về cách phát âm của trẻ. Một số trẻ phát âm chưa chuẩn.
* Thể dục sáng: Cô cùng trẻ tập bài thể dục sáng.
* Điểm danh: Cô gọi tên điểm danh trẻ. Yêu cầu trẻ kiểm tra bạn trong lớp.
* Trò chuyện: Trò chuyện với trẻ về nơi sống của các con vật sống trong rừng.
II. HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI
 1. Hoạt động 1: Quan sát con sư tử
- Cho trẻ quan sát tranh con sư tử.
- Đây là con gì? Có những bộ phận gì? Nó thích ăn gì, nó có sức mạnh như thế nào, sống ở đâu?,,,,
- Cho trẻ thảo luận với nhau về bức tranh vừa quan sát.
- Trẻ tham gia phát biểu ý kiến và bổ sung cho nhau.
- Cô hệ thống và cung cấp kiến thức cho trẻ.
 2. Hoạt động 2: trò chơi vận động “chó sói xấu tính”.
- Cô giới thiệu luật chơi cho trẻ hiểu
- Tổ chức chơi cùng trẻ.
- Bao quát quá trình trẻ chơi.
 3. Hoạt động 3: Chơi tự do 
III. HOẠT ĐỘNG CÓ CHỦ ĐÍCH
PHÁT TRIỂN THẨM MỸ
Đề tài: Hát và vận động
 CHÚ VOI CON Ở BẢN ĐÔN
1.Mục đích - yêu cầu:
- Trẻ nhớ tên bài hát, tên tác giả. Hiểu nội dung bài hát .Trẻ thuộc bài hát “ Chú voi con ở bản Đôn”, nhạc và lời Phạm Tuyên. Trẻ biết cách chơi trò chơi.
- Chú ý lắng nghe cô hát, hưởng ứng hát cùng cô. Chơi trò chơi vui và đúng luật. 
- Giáo dục trẻ biết yêu thiên nhiên, yêu quý và bảo vệ các con vật sống trong rừng: Nhắc nhở người lớn không săn bắt, không chặt cây phá rừng....
2. Chuẩn bị:
 - Phách, xắc xô, dụng cụ cho trẻ biếu diễn.
 - Nhạc bài hát chú voi con ở bản đôn, chú khỉ con
 - Trò chơi âm nhạc, máy vi tính.
 3. Cách tiến hành
* Hoạt động 1: 
- Cho trẻ chơi trò chơi “ Bắt chước tạo dáng ”
- Cô trò chuyện với trẻ về chủ đề rồi dẫn dắt trẻ vào bài: Có một bài hát rất hay về một con vật sống trong rừng được con người thuần dưỡng nuôi để giúp con người kéo gỗ. Đó là bài hát “Chú voi con ở bản Đôn” Của nhạc sĩ Phạm Tuyên hôm nay cô dạy các con hát nhé.
* Bài hát “Chú Voi Con Ở bản đôn”
- Cho trẻ hát cùng cô 1 lần.
- Các con vừa hát bài gì? + Bài hát này do ai sáng tác?
- Bài hát nói về chú voi con được con người đưa về từ rừng xanh thuần dưỡng cho chú đi kéo gỗ. Các em bé nhắc nhở voi hãy ăn nhiều để chóng lớn đi kéo gỗ cho mọi người.
- Cả lớp hát.
- Cho tổ, nhóm, cá nhân trẻ hát
* TC: Ai hát giỏi
- Cho trẻ sử dụng nhạc cụ gõ đệm theo giai điệu của bài hát.
- Trẻ hát luân phiên to nhỏ theo hiệu lệnh của cô.
- Cô mời từng tổ lên biểu diễn và minh họa tự do.
	- Cô động viên, khen ngợi trẻ
*Hoạt động 2: Nghe hát : Chú khỉ con
- Cô giới thiệu tên bài hát.
- Cô hát 1 lần. Hỏi trẻ tên bài hát?
- Cô hát cho trẻ nghe 2 lần .kết hợp làm động tác minh họa.
+ Cô hát lần 2 khuyến khích trẻ hát theo cô, hưởng ứng theo giai điệu bài hát
( nghiêng đầu, vỗ tay...)
*Hoạt động 3: 
* Trò chơi: “Nghe tiết tấu tìm đồ vật”.
- Cô giới thiệu : Hôm nay là sinh nhật bạn Gấu Bông. Cô có 3 hộp quà tặng cho Gấu Bông. Đây là 3 hộp quà cô giấu đi để các bạn giúp Gấu Bông tìm quà nhé. Khi bạn đi xa nơi cô giấu quà các con hát vỗ tay theo tiết tấu chậm, khi bạn đến gần nơi giấu quà thì các con vỗ tay theo tiết tấu nhanh.
- Cho trẻ chơi: Cho 1 trẻ lên đội mũ chóp kín mắt để cô giấu quà , khi cô giấu xong thì bỏ mũ che mắt trẻ ra để trẻ nghe tiết tấu và tìm hộp quà. Cô bắt nhịp cho cả lớp hát bài “ Chú voi con ở bản Đôn” , “ Chú khỉ con”, “ Cây trong rừng” ,
 “ Cùng múa hát dưới trăng”....
- Cô nhận xét sau khi chơi.
 * Nhận xét tiết học.
IV. HOẠT ĐỘNG GÓC
1. Yêu cầu: Trẻ biết giúp đơc nhau để hoàn thành vai chơi.
2. Chuẩn bị: Đồ chơi đủ các góc cho trẻ hoạt động
3. Tiến hành
- Góc phân vai : Gia đình- bác sí thú y
- Góc xây dựng: Xây trại chăn nuôi
- Góc nghệ thuật: Hát, đọc thơ , tô màu, vẽ các con vật ở trong rừng.
- Góc học tập: Tô màu, nặn vẽ, xem tranh truyện về các con vật trong rừng, phân loại động vật trong rừng., làm album về động vật trong rừng.
- Góc thiên nhiên: chăm sóc cây xanh.
V. HOẠT ĐỘNG CHIỀU
1. Ôn bài hát : chú voi con ở bản đôn
- Cô giới thiệu từng tổ lên hát , cho trẻ hát yếu lên thực hiện.
2. Vệ sinh – Chơi tự do – Trả trẻ
- Cô cho trẻ chơi những trò chơi nhẹ
- Rửa tay sau khi chơi
- Giáo dục trẻ ăn hết phần
- Trả trẻ tận tay phụ huynh, nhắc nhở trẻ chào cô, mẹ
********************
Thứ năm ngày 18 tháng 12 năm 2014
I. HOẠT ĐỘNG ĐÓN TRẺ
* Đón trẻ
- Cô đón trẻ từ tay phụ huynh.
- Cô trò chuyện cùng với phụ huynh về tư thế ngồi của trẻ khi viết bài.
* Thể dục sáng: Cô cùng trẻ tập bài thể dục sáng.
* Điểm danh: Cô gọi tên điểm danh trẻ. Yêu cầu trẻ kiểm tra bạn trong lớp.
* Trò chuyện: Trò chuyên với trẻ về thức ăn của các con vật sống trong rừng.
II. HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI
1. Hoạt động 1: Quan sát thời tiết
- Cô hướng dẫn và tổ chức cho trẻ quan sát.
- Cho trẻ quan sát thời tiết và hỏi trẻ về thời tiết đang quan sát: nắng, gió, mưa....
- Cho trẻ thảo luận, phát biểu và bổ sung ý kiến cho nhau.
- Giáo dục trẻ biết bảo vệ môi trường để thời tiết trong lành.
2. Hoạt động 2: trò chơi vận động “kéo co”.
- Cô giới thiệu luật chơi cho trẻ hiểu
- Tổ chức chơi cùng trẻ.
- Bao quát quá trình trẻ chơi.
3. Hoạt động 3: Chơi tự do 
 - Trẻ chơi tự chọn, cô bao quát trẻ
III. HOẠT ĐỘNG CÓ CHỦ ĐÍCH
PHÁT TRIỂN NHẬN THỨC
Đề tài: SO SÁNH DÀI- NGẮN
1. Mục đích
- Trẻ phân biệt được chiều dài của 3 đối tượng: dài nhất, ngắn hơn và ngắn nhất. 
- Ôn kĩ năng xếp cạnh nhau, kĩ năng so sánh.
- Trẻ nói rõ đúng từ toán học: dài nhất, ngắn hơn và ngắn nhất
- Trẻ biết chú ý và giúp đỡ nhau trong học tập.
2. Chuẩn bị
- Máy vi tính
- Tranh ảnh về một số động vật sống trong rừng.
- Tranh khúc mía dài nhất, ngắn hơn và ngắn nhất.
- Bài hát về các con vật sống trong rừng.
- Ba dây xanh đỏ vàng.
* NDTH: Âm nhạc, MTXQ
3. Tiến hành
* Hoạt động 1: : Cô và trẻ cùng hát "Lạc vào rừng xanh"
- Cho trẻ kể tên có bao nhiêu con vật trong rừng trên máy và cùng đếm xem số lượng của các con vật đó.
- Cô đọc câu đố về con voi cho trẻ đoán.
- Con voi thích ăn gì?
 * Hoạt động 2: Cùng bé so sánh 
- Bây giờ các con xem cô đã chuẩn bị gì cho chú voi?
- Có mấy khúc mía? Những khúc mía này có màu gì?
- Ai có nhận xét gì về 3 khúc mía này? Nó như thế nào với nhau?
- Những chiếc xe này có dài bằng nhau không. Làm thế nào để để chúng ta biết nó có dài bằng nhau không.
* Đo chiều dài 3 đối tượng
- Để đo chiều dài khúc mía màu xanh cô dùng dây màu xanh dài nhất, khúc mía màu đỏ thì dùng sợi dây màu đỏ ngắn hơn, khúc mía màu vàng thì dùng sợi dây màu vàng ngắn nhất. Sau đó so sánh 3 sợi dây.
- Các con có thể đặt ba khúc mía xếp cạnh nhau, một đầu trùng với nhau, đầu còn lại khúc mía màu đỏ dư ra nhiều nhất thì dài nhất , khúc mía màu xanh dư ra ít hơn khúc mía màu đỏ thì dài hơn, còn khúc mía màu vàng thì ngắn nhất.
- Cho trẻ chọ tranh khúc mía dài nhất, dài hơn, ngắn nhất đưa lên.
* Hoạt động 3: 
* TC: Ai tìm giỏi
Cho trẻ lên click chuột tìm mía cho chú voi.
Cô và cả lớp cùng kiểm tra.
* TC: Về đúng nhà
- Cô phát cho mỗi trẻ tranh khúc mía, màu đỏ dài nhất, màu xanh dài hơn, màu vàng ngắn nhất. Cho trẻ vừa đi vòng tròn vừa hát các bài hát về động vật sống trong rừng. Khi cô lắc trống bạn nào có thẻ giống nhau về đứng cạnh nhau. Cô kiểm tra từng nhóm và cho trẻ lập lại từ nhóm mình. 
- Cho trẻ đổ thẻ và chơi tiếp.
 * TC: Chung sức
- Cô phát cho mỗi nhóm một tranh nhiệm vụ của trẻ là tìm và nối những khúc mía có độ dài bằng nhau lại cho các chú voi. Trong thời gian một bài hát đội nào nói nhanh và đúng thì chiến thắng.
- Cô và cả lớp kiểm tra.
 * Kết thúc: nhận xét tiết học và giáo dục trẻ tiết kiệm năng lượng điện.
IV. HOẠT ĐỘNG GÓC
1. Yêu cầu: Trẻ biết sử dụng ngôn ngữ khi chơi.
2. Chuẩn bị: Đồ chơi đủ các góc cho trẻ hoạt động
3. Tiến hành
- Góc phân vai : Gia đình- bác sí thú y
- Góc xây dựng: Xây vườn bách thú
- Góc nghệ thuật: Hát, đọc thơ về các vật nuôi trong nhà, tô màu, vẽ các con vật ở trong rừng.
- Góc học tập: Tô màu, nặn vẽ, xem tranh truyện về các con vật trong rừng, phân loại động vật trong rừng., làm album về động vật trong rừng.
- Góc thiên nhiên: chăm sóc cây xanh.
V. HOẠT ĐỘNG CHIỀU
1. Ôn so sánh chiều dài
- Cô và trẻ cùng ôn lại cách so sánh chiều dài của các đối tượng.
2. Vệ sinh – Chơi tự do – Trả trẻ
- Tô màu một số con vật sống trong rừng.
- Cô cho trẻ chơi những trò chơi nhẹ
- Trò chơi dân gian: cùm nụm cùm nịu.
- Trả trẻ tận tay phụ huynh, nhắc nhở trẻ chào cô, mẹ
********************
Thứ sáu ngày 29 tháng 12 năm 2014
HOẠT ĐỘNG ĐÓN TRẺ
* Đón trẻ
- Cô đón trẻ từ tay phụ huynh.
- Cô trò chuyện cùng với phụ huynh về sức khỏe của trẻ.
* Thể dục sáng: Cô cùng trẻ tập bài thể dục sáng.
* Điểm danh: Cô gọi tên điểm danh trẻ. Yêu cầu trẻ kiểm tra bạn trong lớp, biết tên bạn vắng.
* Trò chuyện: Trò chuyên về cách săn bắt tìm mồi của các con vật sống trong rừng.
II. HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI
1. Hoạt động 1: quan sát một số động vật sống trong rừng
- Cho trẻ quan sát tranh một số động vật sống trong rừng
- Đây là con gì? Có những bộ phận gì? Nó thích ăn gì, nó sống ở đâu,,,,,
- Cho trẻ thảo luận với nhau về bức tranh vừa quan sát.
- Trẻ tham gia phát biểu ý kiến và bổ sung cho nhau.
- Cô hệ thống và cung cấp kiến thức cho trẻ.
 2. Hoạt động 2: trò chơi vận động “chó sói xấu tính”.
- Cô giới thiệu luật chơi cho trẻ hiểu
- Tổ chức chơi cùng trẻ.
- Bao quát quá trình trẻ chơi.
3. Hoạt động 3 : chơi tự chọn
 III. HOẠT ĐỘNG CÓ CHỦ ĐÍCH
PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ
LQVH
Đề tài: Truyện : HƯƠU CON BIẾT NHẬN LỖI
1. Mục đích
- Trẻ nhớ tên chuyện và tên các nhân vật trong chuyện , hiểu được nội dung câu chuyện.
- Trẻ thích thú lắng nghe chuyện và quan sát hình ảnh, biết trả lời mạch lạc, rõ ràng
- Phát triển tư duy cho trẻ qua trò chơi
- Giáo dục trẻ khi có lỗi phải biết nhận lỗi.
2. Chuẩn bị
- Tranh câu chuyện, giáo án điện tử.
- Mô hình 
- Rối
- Hình ảnh minh họa nội dung câu chuyện “Hươu con biết nhận lỗi”

File đính kèm:

  • docchu_diem_dong_vat.doc