Giáo án Lớp Lá - Chủ đề: Quê hương đất nước và Bác Hồ - Đề tài: Làm quen với chữ cái “v”, “r”

1. Ổn định tổ chức, gây hứng thú

- Cô cho trẻ hát bài hát “ Em yêu Hà Nội”

- Đàm thoại:

+ Các con vừa hát bài hát gì?

+ Trong bài hát có nhắc đến những danh lam thắng cảnh nào của Hà Nội?

 * Bài hát nói về tình yêu của các bạn nhỏ đối với thủ đô Hà Nội. Thủ đô của chúng ta có rất nhiều cảnh đẹp như: lăng Bác Hồ, Tháp Rùa, Văn Miếu Quốc Tử Giám và rất nhiều cảnh đẹp khác. Chính vì vậy chúng ta phải biết yêu quý, trân trọng, giữ gìn và bảo vệ những danh lam thắng cảnh để Hà nội của chúng ta luôn xanh, sạch, đẹp, các con nhớ chưa nào?

 

docx5 trang | Chia sẻ: dungnc89 | Lượt xem: 13065 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Lớp Lá - Chủ đề: Quê hương đất nước và Bác Hồ - Đề tài: Làm quen với chữ cái “v”, “r”, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
GIÁO ÁN LÀM QUEN VỚI CHỮ CÁI
Chủ đề: Quê hương đất nước và Bác Hồ
Đề tài: Làm quen với chữ cái “v”, “r”
Độ tuổi : Mẫu giáo nhỡ (5 - 6 tuổi)
Thời gian:	30 - 35 phút
Ngày soạn: 17/04/2015
Ngày dạy:	 22/04/2015
Người dạy: Nguyễn Thị Ngân (15/02/1987)
Giáo viên hướng dẫn : Dương Thị Kiều Linh
I. MỤC ĐÍCH - YÊU CẦU: 
1, Kiến thức
Trẻ nhận biết và phát âm chính xác chữ cái “ v” , “ r”.
Trẻ biết được đặc điểm của chữ cái “ v”, “r”.
Trẻ nhận ra âm và chữ cái “v”, “ r” trong tiếng và từ trọn vẹn.
Trẻ biết cách viết khác nhau của chữ cái “ v”, “r” (in hoa, in thường, viết thường).
Trẻ biết một số danh lam thắng cảnh của đất nước có tên gọi chứa chữ cái “v” , “ r”.
2, Kĩ năng
Trẻ phát âm đúng chữ cái “v”, “r” tìm ra được chữ cái “v”, “r” trong từ và tiếng.
Phát triển khả năng tư duy, phân biệt, so sánh.
Phát triển ngôn ngữ mạch lạc thong qua sử dụng kỹ năng vận động các trò chơi.
Rèn cho trẻ tính nhanh nhẹn trong các trò chơi.
3, Giáo dục
Thông qua học chữ “v”, “r” giáo dục cho trẻ yêu quý thủ đô Hà Nội.
II, CHUẨN BỊ:
	1,Đồ dùng :
Giáo án powpoint, màn hình, loa đài, nhạc bài hát “ Em yêu Hà Nội”.
Thẻ chữ cái “v”, “r” cho trẻ.
Các hình ảnh có chữ còn thiếu từ “v”, “r”
2 cái bảng, 3 rổ đựng.
	2, Địa điểm: 
Trong lớp học sạch sẽ, thoáng mát, trang trí theo chủ đề quê hương đất nước và Bác Hồ.
	3, Đội hình:
Chữ U ngồi trên ghế.
Hai hàng dọc khi chơi trò chơi vận động.
III. TIẾN HÀNH:
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
1. Ổn định tổ chức, gây hứng thú 
- Cô cho trẻ hát bài hát “ Em yêu Hà Nội”
- Đàm thoại:
+ Các con vừa hát bài hát gì?
+ Trong bài hát có nhắc đến những danh lam thắng cảnh nào của Hà Nội?
 * Bài hát nói về tình yêu của các bạn nhỏ đối với thủ đô Hà Nội. Thủ đô của chúng ta có rất nhiều cảnh đẹp như: lăng Bác Hồ, Tháp Rùa, Văn Miếu Quốc Tử Giám và rất nhiều cảnh đẹp khác. Chính vì vậy chúng ta phải biết yêu quý, trân trọng, giữ gìn và bảo vệ những danh lam thắng cảnh để Hà nội của chúng ta luôn xanh, sạch, đẹp, các con nhớ chưa nào?
2.Nội dung chính:
- Hôm nay cô sẽ cho lớp mình “ Làm quen với chữ cái “v”, “r” thông qua các danh lam thắng cảnh nổi tiếng của thủ đô Hà Nội nhé.
* Làm quen với chữ “ v”:
- Cho trẻ xem hình ảnh về mọi người đang « viếng lăng Bác »
- Cho trẻ đọc từ « viếng lăng Bác » ở dưới hình ảnh.
- Hỏi trẻ từ « viếng lăng Bác » có mấy tiếng ?Cho trẻ tìm chữ đã học, cô giới thiệu chữ mới « v ».
 - Cô đọc mẫu 3 lần.
- Cô cho cả lớp, nhóm, tổ, cá nhân đọc 
(cô chú ý sửa sai cho trẻ).
- Cô nêu cấu tạo của chữ « v » : chữ « v » được tạo bởi 2 nét 1 nét xiên trái và 1 nét xiên phải gặp nhau ở điểm dưới.
- Cô giới thiệu các kiểu chữ v : (chữ in hoa, in thường, viết thường). Tuy 3 chữ này có kiểu viết khác nhau nhưng đều phát âm là « v ».
- Cô cho cả lớp phát âm « v ».
* Làm quen với chữ « r » :
- Cho trẻ xem hình ảnh «  Tháp rùa » ở Hà Nội.
- Cô cho trẻ đọc từ « Tháp rùa » ở phía dưới hình ảnh. Hỏi trẻ từ «Tháp rùa » có mấy tiếng. Cho trẻ tìm chữ đã học, cô giới thiệu chữ mới « r ».
- Cô đọc mẫu 3 lần.
- Cô cho cả lớp, nhóm, tổ, cá nhân đọc (cô chú ý sửa sai cho trẻ).
- Cô nêu cấu tạo của chữ « r » : chữ « r » được tạo bởi 2 nét : 1 nét sổ thẳng và 1 nét cong nhỏ ở phía trên.
- Cô giới thiệu các kiểu chữ r : (chữ in hoa, in thường, viết thường). Tuy 3 chữ này có kiểu viết khác nhau nhưng đều phát âm là « r ».
- Cô cho cả lớp phát âm « r ».
* So sánh sự giống nhau và khác nhau của 2 chữ « v » , « r » :
- Các con cùng quan sát kỹ chữ « v » và chữ « r »xem có điểm gì giống và khác nhau ?.
- Cô khái quát lại cho trẻ và cho trẻ nhắc lại :
 + Giống nhau : cả 2 chữ đều được tạo bởi 2 nét.
 + Khác nhau : Chữ « v » được tạo bởi 2 nét xiên gặp nhau ở điểm dưới, còn chữ « r » được tạo bởi 1 nét sổ thẳng và 1nét cong nhỏ ở phía trên.
* Trò chơi củng cố :
+ Trò chơi 1 : «  Bé trổ tài »
- Cách chơi : Cô cho trẻ xem hình ảnh và từ chưa hoàn chỉnh « v », « r » và yêu cầu trẻ chọn chữ cái cho phù hợp để tạo thành từ hoàn chỉnh đúng nghĩa theo tranh.
- Luật chơi : Trong vòng 5 giây trẻ phải chọn được lô tô chữ cái đúng và giơ lên. Nếu chọn sai thì trẻ đó phải chọn lại cho đúng.
- Cô tổ chức cho trẻ chơi.
+ Trò chơi 2 : « Hoa chữ cái »
- Cách chơi : Cô chia lớp mình thành 2 đội. Nhiệm vụ của 2 đội là sẽ đứng từ vạch xuất phát bật qua suối nhỏ để lên chọn hoa chữ cái :đội 1 sẽ chọn hoa chữ cái « v » sau đó ghép thành chữ « v » lớn gắn lên bảng, đội 2 sẽ chọn hoa chữ cái  « r »và ghép thành chữ « r » lớn lên bảng.
- Luật chơi : Đội nào không bật được qua suối hay chọn nhầm hoa chữ cái và không ghép hoàn chỉnh chữ cái « v » hay »r » lớn thì đội đó sẽ thua cuộc và ngược lại.
- Cô tổ chức cho trẻ chơi.
3.Kết Thúc: 
- Cô cho trẻ nhắc lại bài học.
- Nhận xét chung , khen ngợi trẻ.
- Chuyển hoạt động.
- Trẻ hát cùng cô
-Trẻ trả lời.
- Trẻ trả lời.
-Trẻ lắng nghe 
- Trẻ xem hình ảnh trên màn hình.
- Trẻ đọc
- Trẻ trả lời.
-Trẻ lắng nghe
- Cả lớp, nhóm, tổ, cá nhân đọc.
- Trẻ lắng nghe.
-Trẻ phát âm.
-Trẻ quan sát hình ảnh.
-Trẻ đọc
-Trẻ trả lời
-Trẻ nghe cô đọc mẫu
-Cả lớp, nhóm, tổ, cá nhân đọc.
-Trẻ lắng nghe.
-Trẻ phát âm.
-Trẻ trả lời.
-Trẻ nhắc lại cùng cô.
-Trẻ lắng nghe.
-Trẻ tham gia chơi.
-Trẻ lắng nghe
-Trẻ tham gia chơi.
-Trẻ nhắc lại tên bài học.

File đính kèm:

  • docxgiao_an_lam_quen_voi_chu_cai_Vr.docx