Giáo án Phát triển tình cảm - Kỹ năng xã hội - Trần Thị Thùy Linh

- Cô hướng dẫn trẻ: Cô xếp đôi tờ giấy lại, rồi tiếp tục gấp đôi lại được hình gì?

 - Cô tháo tờ giấy ra gấp hai đầu đối diện nhau theo nếp gấp ban đầu.

- Cô quan sát trẻ.

- Tiếp tục gấp đôi giấy lại theo đường chéo, hai đầu cạnh nhọn của tờ giấy cô tiếp tục xếp vuông góc vào để hai cạnh nhọn thành một hình thoi. Cô xếp 1 cạnh bất kỳ xuống miệng thuyền cô thành hình gì?

 

doc7 trang | Chia sẻ: halinh | Lượt xem: 25443 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Phát triển tình cảm - Kỹ năng xã hội - Trần Thị Thùy Linh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO LẤP VÒ
TRƯỜNG MẦM NON MỸ AN HƯNG B
@&?
Chủ đề: PHƯƠNG TIỆN GIAO THÔNG
Lĩnh vực: Phát triển tình cảm - kỹ năng xã hội:
Hoạt động: Tạo hình
Đề tài: (mẫu)“XẾP THUYỀN BUỒM BẰNG GIẤY” (CS 32)
Giáo viên: Trần Thị Thùy Linh
Lớp: Lá 2
Ngày dạy: 22/11/2013
I/ Mục tiêu:
	1/ Kiến thức:
	- Trẻ thể hiện sự vui thích khi hoàn thành công việc (CS 32)
	- Trẻ nhận biết thuyền chạy ở dưới nước và thuộc PTGT đường thủy.
	- Trẻ biết thuyền buồm có nhiều loại: Thuyền buồm đánh cá, thuyền buồm du lịch, thuyền buồm thể thao.
	2/ Kỹ năng:
	- Trẻ tỏ ra phấn khởi, ngắm nghía hoặc nâng niu và vuốt ve (MC 1 – CS 32)
	- Khoe/kể sản phẩm của mình với người khác (MC 2 – CS 32)
	- Cất sản phẩm cẩn thận (MC 3 – CS 32)
	- Trẻ xếp thành thạo các nếp gấp để tạo thành chiếc thuyền buồm.
	- Trẻ cắt đúng số thứ tự của mình dán vào cánh thyền buồm.
	3/ Thái độ:
	- Trẻ có ý thức được việc sử dụng kéo cẩn thận.
	- Trẻ không được xả rác bừa bãi. 
	- Khi đi trên ghế phải đi ngay ngắn, không được đùa giỡn.
	II/ Chuẩn bị:
	1/ Không gian tổ chức: Trong lớp học
	2/ Cô:	
	- Giấy màu.
	- Một số hình ảnh về thuyền trên máy tính.
	- Nhạc chủ điểm PTGT: “Chiếc thuyền nan; em đi chơi thuyền”
	3/ Trẻ:
	- Mỗi trẻ tờ giấy màu hình vuông, cây kéo, chai keo.
	- Mỗi trẻ có số thứ tự tên của mình.
	- Mỗi trẻ 1 cái rổ.
	* Tích hợp:
	- Lồng ghép biển đảo “Hoàng Sa và Trường Sa”.
	- Biết tiết kiệm keo khi sử dụng.
	III/ Sử dụng phương pháp:
	- Đàm thoại
	- Quan sát
	- Phân tích
	- Trực quan.
	IV/ Tiến hành hoạt động:
Nội dung học
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
1/ Hát và vận “Chiếc thuyền nan” 
- Cô và trẻ cùng vận động “Chiếc thuyền nan”.
- Con vừa vận động bài gì?
- Thuyền là PTGT đường gì? Con thấy thuyền chạy ở đâu? 
- Ở VN chúng ta có những biển nào?
* Ngoài những bãi biển con vừa kể thì VN mình còn có đảo Hoàng Sa và Trường Sa đó là 2 lãnh thổ của nước VN mình.
- Trẻ vận động cùng cô
- “Chiếc thuyền nan”
- PTGT đường thủy – Biển.
- Trẻ trả lời
2/ Quan sát thuyền mẫu 
* Cô và trẻ cùng thực hiện
* Trẻ thực hiện
* Trưng bày sản phẩm
- Ngoài thuyền con vừa nói ra cô có sưu tầm 1 số hình ảnh con xem đó là hình ảnh gì?
- Đây là thuyền gì vậy con?
- Thế chiếc này thì sao?
- Còn chiếc kế tiếp bạn nào biết?
- Các con có nhận xét gì về chiếc này?
+ Thuyền buồm có bộ phận nào?
+ Cánh thuyền buồm có dạng hình gì?
- Cô tóm ý trẻ:
- Các con có muốn xếp thuyền buồm giống của cô không?
- Chuyển tiếp: “Bàn tay nắm lại”
- Gió thổi, gió thổi
- Gió thổi những chiếc rổ bay ra phía trước
- Trong rổ các con có gì?
- Từ những nguyên liệu này các con sẽ làm gì?
- Cô yêu cầu trẻ lấy giấy giơ lên
- Tờ giấy có hình gì?
- Cô hướng dẫn trẻ: Cô xếp đôi tờ giấy lại, rồi tiếp tục gấp đôi lại được hình gì?
 - Cô tháo tờ giấy ra gấp hai đầu đối diện nhau theo nếp gấp ban đầu. 
- Cô quan sát trẻ.
- Tiếp tục gấp đôi giấy lại theo đường chéo, hai đầu cạnh nhọn của tờ giấy cô tiếp tục xếp vuông góc vào để hai cạnh nhọn thành một hình thoi. Cô xếp 1 cạnh bất kỳ xuống miệng thuyền cô thành hình gì?
- Cô quan sát và giúp đỡ trẻ xếp còn yếu.
- Cô lại xếp ngược tờ giấy vừa xếp và để vào thân thuyền, góc nhọn ở đáy thuyền cô xếp lên đụng vào cạnh thuyền thế là cô được chiếc gì?
- Để phân biệt được thuyền của bạn và của mình con sẽ làm gì?
- Ngoài tờ giấy màu ra, con nhìm xem mình còn gì nửa?
- Trong những số đó con tìm xem đâu là số thứ tự của mình con cắt và dán vào cánh thuyền buồm
GD: Khi dùng kéo xong con làm gì? 
- Khi cắt xong giấy không sử dụng con để vào đâu? Sử dụng keo thế nào?
- Cô mở 1 bài hát khi kết thúc bài hát:
- Cô thấy các con xếp thuyền rất đẹp, cô mời 1 vài cá nhân nhận xét sản phẩm.
- Con thấy sản phẩm nào đẹp? Vì sao?
- Để sản phẩm sử dụng lâu con làm gì?
- Cô nhận xét chung: Cô thấy lớp mình còn 1 số bạn chưa hoàn thành xong khi vào HĐNT cô cho con xếp tiếp.
* Chuyển tiếp: “Bóng tròn to”
- Trẻ quan sát 
- Thuyền đánh cá
- Thuyền du lịch
- Thuyền thể thao
- Tùy trẻ
- Cánh buồm và thân thuyền.
- Hình tam giác
- Trẻ trả lời
- Trẻ thực hiện
- Thổi gì thổi gì
- Giấy màu, kéo,....
- Xếp thuyền
- Trẻ cầm giấy đưa lên
- Hình vuông
- Hình vuông
- Trẻ thực hiện cùng cô
- Hình tam giác
- Thuyền buồm
- Cắt số dán vào thuyền
- Chữ số
- Trẻ cắt số thứ tự.
- Vào rổ/thùng rác
- Để kéo vào rổ
- Rổ/thùng rác
- Vừa phải
- Trẻ đem sản phẩm của mình lên trưng bày
- Trẻ nhận xét
- Tùy trẻ
- Cất cẩn thận
3/ Kết thúc
- Cô vừa dạy con làm ra sản phẩm gì?
- Khi xếp được thuyền buồm con thấy thế nào? 
- Để thể hiện niềm vui đó các con sẽ làm gì?
- Hát “Em đi chơi thuyền”
- Thuyền buồm 
- Thấy vui vẻ 
- Khoe với ba/mẹ/ông bà.
- Trẻ hát
GIÁO ÁN
HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI 
TCVĐ: CHỐNG XUỒNG VẬN TẢI ĐẠN QUA SÔNG
NHẢY KẸP BONG BÓNG
CHƠI THEO Ý THÍCH 
I/ Mục tiêu:
	1/ Kiến thức:
	- Trẻ biết chống xuồng để tải nạn qua sông. 
	- Trẻ biết kẹp bong bóng vào đùi để di chuyền đến đích.
	- Trẻ biết dùng ống hút để chuyền thun.
	2/ Kỹ năng:
	- Trẻ không làm rơi bong bóng và không bị rơi xuống sông khi tải đạn.
	- Chơi trong nhóm bạn vui vẻ, thoải mái. 
	- Chuyền thun không bị rớt.
	- Làm thuyền từ lục bình
	3/ Thái độ:
	- Trẻ có ý thức không được ném cát vào người bạn.
	- Khi đi trên ghế phải nhìn thẳng, đi từ từ không được vừa đi vừa giỡn sẽ bị té rất nguy hiểm.
II/ Chuẩn bị:
	1/ Không gian tổ chức: Ngoài sân trường
	2/ Cô: 
	- Sân sạch và nhạc thể dục.
	- Cành hoa tương ứng với số trẻ.
	- Phần quà, xe đồ chơi.
	3/ Trẻ:
	- Bong bóng cho mỗi trẻ, dây thun, 2 cái rổ và 2 xọt.
	- 4 cái ghế, dây thun, que tính, quả chuyền chuyền, ống hút.
	- Cát và nước.
	- Phần quà (Khuôn bánh in, đồ dùng làm thuyền thả trên biển, thuyền giấy, lục bình, lá cây, thủ công, cây tăm).
III/ Sử dụng phương pháp:
	- Đàm thoại
	- Trực quan
	- Quan sát
IV/ Tiến hành hoạt động:
	1/ Khởi động:
	- Cho trẻ đi thành vòng tròn, khởi động tay, chân. (Chiếc thuyền nan)
	+ Con quan sát xem hôm nay cô đã chuẩn bị gì? (Ghế, bong bóng)
	+ Con có biết những đồ dùng này mình sẽ chơi gì? (Tùy trẻ trả lời)
	+ Hôm nay cô sẽ cho các con chơi trò chơi vận động mới: “CHỐNG XUỒNG VẬN TẢI ĐẠN QUA SÔNG”.
	- Cô ra tín hiệu trẻ về 2 hàng ngang đứng đối diện nhau.
	2/ Chống Xuồng Vận Tải Đạn Qua Sông:
	- Cô thực hiện mẫu 1 lần và giải thích: Cô lấy bong bóng thổi và cột dây lại để lên miệng ngậm, rồi dùng một cái ghế leo lên và truyền ghế kia tới trước, bước qua đi như thế cho tới phía sau cái giỏ. Vẫn đứng tư thế trên ghế khom người xuống nhả bong bóng vào giỏ và vòng trở về.
* Lưu ý: Khi đi trên ghế chân không được chạm đất. Nếu té ngã thì phải xách ghế chạy về để bạn khác tiếp tục. Còn nếu trên đường trở về mà chạm đất hoặc té ngã cứ đứng lên tiếp tục. Bóng nhả ngoài giỏ không tính. 
	- Cô mời 1 bạn lên thực hiện mẫu. Cô quan sát
	- Lần 1: Cô cho lần lượt từng trẻ của hai hàng thực hiện.
	GD: Khi đi trên ghế phải nhàn thằng, đi từ từ không được vừa đi vừa giỡn sẽ bị té rất nguy hiểm.
	+ Trẻ thực hiện lần 2: Bạn nào tải được đạn sẽ tự lấy 1 hoa dán vào áo của mình.
Rổ
Rổ
Bong bóng
Bong bóng
	+ Cô và trẻ cùng đếm xem đội nào có bạn được nhiều hoa.
	X  X  X  X  X  X
	X  X  X  X  X  X
- Lần 3: Chia 2 đội: Đội nam và đội nữ cùng thi đua với nhau. Đội nào được nhiều bong bóng sẽ được phần quà.
	3/ Chơi theo ý thích: 
	- Cô cho trẻ chia nhóm.
	- GD: Khi các con về nhóm chơi không được tranh giành với bạn và các bạn chơi nhóm cát và nước không được ném cát/nước vào người bạn.
	- Trẻ vào nhóm chơi, cô lại từng nhóm quan sát.
	* Nhóm chơi “CHỐNG XUỒNG VẬN TẢI ĐẠN QUA SÔNG”.
	+ Trong nhóm trẻ lại chia thành nhóm nhỏ: “Nhảy kẹp bong bóng”
	* Nhóm chơi: “Cát với nước”
	+ Trẻ chia nhỏ nhóm: “Làm ngã tư đường phố, xếp thuyền thả xuống biển, làm thuyền buồm bằng cây”
	* Nhóm trò chơi dân gian: “Chuyền chuyền; chuyền dây thun”.
	- Cô quan sát từng nhóm chơi.
	- Cô ra tín hiệu tập hợp trẻ nhận xét chung.
	+ Giáo dục vệ sinh cho trẻ.
	+ Thu gom đồ dùng đồ chơi vào lớp.
Cô và  trẻ cùng đọc thơ “Đồ chơi” và thu dọn đồ chơi.

File đính kèm:

  • docGiao thong.doc