Giáo án Lớp Lá - Chủ đề: Phương tiện giao thông và luật lệ giao thông - Chủ đề nhánh: Phương tiện giao thông đường bộ

@ Hoạt động 1: Trò chuyện về chủ đề chơi

*Cô tập trung trẻ lại

- Lớp hát bài: "Em đi qua ngã tư đường phố".

- Bài hát nói về điều gì?

- Các con ơi hàng ngày ba mẹ đưa con đi học bằng phương tiện gì?

- Xe máy, xe đạp là loại phượng tiện giao thông nào vậy con?

- Ngoài ra còn những loại phương tiện giao thông đường bộ nào khác nửa?

- Các con trong lớp chúng ta có những góc chơi nào?

+ Vậy các con cho cô biết buổi sáng các con đã chọn góc chơi nào?

+ Vậy khi con vào góc xây dựng con sẽ xây gì?

+ Khi xây ngã tư đường phố cần có những đồ dùng nào?

- Các con ơi còn những bạn nào chơi ở góc phân vai con sẽ làm gì?

- Còn các bạn ở góc nghệ thuật thì sao?

 

doc3 trang | Chia sẻ: dungnc89 | Lượt xem: 3264 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Lớp Lá - Chủ đề: Phương tiện giao thông và luật lệ giao thông - Chủ đề nhánh: Phương tiện giao thông đường bộ, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
GIÁO ÁN
HOẠT ĐỘNG GÓC
 * Chủ đề: Phương Tiện Giao Thông và Luật Lệ Giao Thông
 * Chủ đề nhánh: Phương Tiện Giao Thông Đường Bộ
 * Giáo viên: Huỳnh Thị Ngoan
 * Lớp: Lá 4a (5 – 6 tuổi)
 * Thời gian: 40 phút
I/ Yêu Cầu Chung:
- Kiến thức: Thông qua hoạt động chơi giúp trẻ được trải nghiệm các vai chơi và thể hiện được các vai trò khác nhau, những công việc khác nhau của người lớn
+ Biết chọn góc chơi, vai chơi theo sở thích, thể hiện vai chơi một cách tự nhiên.
- Kỹ năng: Quá trình chơi giúp trẻ kĩ năng giao tiếp, kĩ năng ngôn ngữ, thử nghiệm ý tưởng mới trong công việc theo cách riêng của trẻ
+ Giúp trẻ học cách kìm chế cảm xúc của mình khi đã trải qua những cảm xúc khác nhau
+ Phát triển các kỹ năng vận động phối hợp tay mắt khi chơi với các đồ vật khác nhau
- Thái độ: Giáo dục trẻ tính tự giác, tính tích ực tham gia hoạt động chơi, tính cẩn thận ngăn nắp gọn gàng khi cất xếp đồ dùng đồ chơi.
+ Biết chăm sóc và yêu quí bản thân, biết chia sẻ, phối hợp với bạn bè trong hoạt động, không tranh giành đồ chơi với bạn, biết yêu quí giữ gìn những sản phẩm làm nên.
II/ Chuẩn Bị:
* Đồ dùng của cô: nhạc “ em đi qua ngã tư đường phố, 
1. Góc phân vai: 
- Đồ dùng đồ chơi: Một số loại tranh xe máy, xe đạp, xe ô tô, banh , xốp, keo 2 mặt, chai nước suối phục vụ cho góc phân vai.
2. Góc xây dựng:
Gạch, hoa, thảm cỏ, cây xanh, một số biển báo giao thông. Cột đèn đổ, cổng rào, vạch trắng và một số đồ dùng khác phục vụ cho góc xây dựng.
3. Góc học tập:
Tranh lô tô các phương tiện giao thông đường bộ, đường thủy, đường hàng không 
Tranh các phương tiện giao thông đường bộ đường thủy, đường hàng không.
4. Góc nghệ thuật:
Một số hình hộp chữ nhật, hình vuông, hình tròn (một số hộp giấy).
Một số tranh phương tiện giao thông.
 5. Góc thiên nhiên: Thả thuyền.
- Trẻ biết phối hợp cùng nhau thực hiện trò chơi.
III/ Hướng Dẫn:
Hoạt động của cô
Lưu ý
@ Hoạt động 1: Trò chuyện về chủ đề chơi
*Cô tập trung trẻ lại
- Lớp hát bài: "Em đi qua ngã tư đường phố".
- Bài hát nói về điều gì?
- Các con ơi hàng ngày ba mẹ đưa con đi học bằng phương tiện gì?
- Xe máy, xe đạp là loại phượng tiện giao thông nào vậy con?
- Ngoài ra còn những loại phương tiện giao thông đường bộ nào khác nửa?
- Các con trong lớp chúng ta có những góc chơi nào?
+ Vậy các con cho cô biết buổi sáng các con đã chọn góc chơi nào?
+ Vậy khi con vào góc xây dựng con sẽ xây gì?
+ Khi xây ngã tư đường phố cần có những đồ dùng nào?
- Các con ơi còn những bạn nào chơi ở góc phân vai con sẽ làm gì?
- Còn các bạn ở góc nghệ thuật thì sao?
- Thế ở góc học tập các bạn làm như thế nào?
- Góc thiên nhiên con làm gì?
- Cả lớp hát : Giờ chơi đến rồi , đến góc chơi
- trẻ thỏa thuận vai chơi cô đến đàm thoại về các góc chơi.
@ Hoạt động 2: Quá trình chơi:
- Trẻ vào góc tự thỏa thuận vai chơi
- Cô tham gia vào nhóm chơi khi trẻ chơi lúng túng.
- Tạo điều kiện cho trẻ trao đổi bằng ngôn ngữ trò chơi.
- Cô tạo tình huống cho trẻ liên kết các góc đồng thời bao quát, xử lí tình huống xảy ra trong khi chơi.
- Giáo viên gợi ý để trẻ phát triển trò chơi theo ý tưởng sáng tạo của trẻ.
* Góc phân vai: "Cửa hàng bán xe "
- Trong Cửa hàng bán những loại xe gì?
- Trong cửa hàng gồm có những ai?
- Người bán hàng làm công việc gì?
- Khi ba mẹ dẩn con đi mua xe thì con phải làm sao?
- Khi đi xe cho an toàn con phải làm sao?
- Trong của hàng bán xe các chú làm những công việc gì?
* Góc xây dựng: "Xây ngã tư đường phố"
- Các con ơi ở góc xây dựng con chơi những gì?
- Trong công trình có những ai?
- Chủ công trình làm công việc gì?
- Xây ngã tư đường phố các con xây những gì?
- Khi chơi các con phải như thế nào?
- Khi khách đến tham quan các con phải làm gì?
* Cô để những cột đèn chưa có tính hiệu đèn để trẻ có thể gắn (dán) thêm đèn hoặc các vật liệu mở để tra có thể suy nghĩ làm thêm để xây ngã tư..
* Góc học tập: "Xem tranh một số phương tiện giao thông, vẽ tranh lô tô, nối các phương tiện giao thông vào đúng nơi hoạt động của chúng"
- Để thực hiện được trò chơi các con dùng những nguyên vật liệu gì?.
- Khi chơi các con phải như thế nào?
* Cho trẻ cát dán hình những hành vi đúng chấp hành luật giao thông để cho góc nghệ thuật làm al bum
* Góc nghệ thuật: "Tô màu tranh, làm album, "
- Ở góc nghệ các con chơi những trò chơi nào?
- Để tô, làm album các con dùng những nguyên vật liệu gì?
* Góc thiên nhiên: "Thả thuyền"
- Góc thiên nhiên các con làm gì?
- Trong quá trình chơi các con phải như thế nào?
* Chơi với nước như thuyền, làm thêm thuyền, thả vào nước.
@ Hoạt động 3: Nhận xét sau khi chơi:
a. Nhận xét hành động qua vai chơi:
- Cô gợi ý cho trẻ trong nhóm nhận xét các vai chơi.
- Cô nhận xét thái độ, hành động từng vai ở các góc.
- Nhận xét công việc của trẻ hoàn thành và chưa hoàn thành.
- Khen trẻ chơi tốt, động viên trẻ chưa tích cực tham gia.
b. Nhận xét buổi chơi – Kết thúc hoạt động góc: 
- Cô tập trung trẻ lại một góc chơi tốt nhất tuyên dương góc chơi đó để trẻ rút kinh nghiệm. Nhận xét kết quả làm được của từng góc, động viên các góc còn lại cố gắng ở góc chơi sau.
- Nhắc trẻ thu dọn đồ chơi ngăn nắp và vệ sinh sạch sẽ sau khi chơi.
 Duyệt của ban giám hiệu
 Phó hiệu trưởng Giáo viên
 Nguyễn Ngọc Diễm Huỳnh Thị Ngoan 

File đính kèm:

  • docke_hoach_thang_9.doc