Giáo án Lớp Lá - Chủ đề nhánh 3: Hoa, quả ngày tết

A .HOẠT ĐỘNG HỌC :

PHÁT TRIỂN NHẬN THỨC

KPKH: BÉ YÊU HOA CÚC

I . MỤC ĐÍCH YÊU CẦU :

- Dạy trẻ biết được tên gọi, đặc điểm nổi bật và ích lợi của hoa Cúc trong ngày tết

- Rèn luyện kỹ năng quan sát, so sánh, trả lời câu hỏi mạch lạc

- Giáo dục trẻ, biết ích lợi của hoa, biết yêu quý hoa, biết chăm sóc bảo vệ hoa

II. CHUẨN BỊ :

*Cô

- Mô hình vườn hoa

- Tranh ảnh về hoa cúc

- 3 tranh hoa cúc bằng bìa cứng rời, trẻ chơi ghép tranh

- Một số hoa Cúc khác

 

doc27 trang | Chia sẻ: dungnc89 | Lượt xem: 1715 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Lớp Lá - Chủ đề nhánh 3: Hoa, quả ngày tết, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ẻ đến sự thay đổi trong lớp: Có tranh về thực vật, có nhiều đồ dùng đồ chơi về thực vật
- Trò chuyện về cây trong vườn trường
- Trò chuyện về tên gọi của một số cây trong góc thiên nhiên
- Trò chuyện về cách trồng cây
- Lao động trực nhật 
- Cho trẻ chơi ở các góc chơi , làm quen bài thơ ,hảt trong chủ đề..
Thể dục buổi sáng
- Hô hấp : Thổi nơ bay
- Tay : Hai tay đưa trước lên cao 
- Chân : Ngồi khuỵu gối 
- Lườn : Nghiêng người sang hai bên 
- Bật : Bật chụm chân tách chân
Hoạt động
Học có chủ đích
PTTC
-HĐTD: Nhảy lò cò ít nhất 5 bước liên tục đỏi chân theo yêu cầu
TC: Chuyền bóng
KPKH
HĐKPKH:
 Bé yêu Hoa cúc 
PTTM
-HĐTH: Bé vẽ vườn hoa ngày tết
PTTM
- HĐÂN : : Hoa lá mùa xuân( Hoàng Hà) 
- VĐ : Minh họa
-NH: Hoa trong vườn
-TC : Ai tìm hoa nhanh nhất
PTNT
- HĐLQVT: Bé ôn nhận biết khối cầu, khối trụ, khối vuông, khối chữ nhật
Hoạt động ngoài trời
1.Hoạt động có chủ đích
- Quan sát hoa vạn thọ
- Quan sát hoa cúc
- Quan sát hoa mai
- Quan sát quả trong ngày tết
- Quan sát 1 số loại hoa và quả trong ngày tết
*Mục đích yêu cầu;
-Trẻ biết gọi tên biết kể về 1 số loại hoa vạn thọ mà trẻ biết, kể tên, ích lợi của hoa vạn thọ
-Trẻ biết gọi tên biết kể về 1 số loại hoa cúc mà trẻ biết, kể tên, ích lợi của hoa cúc
-Trẻ biết gọi tên biết kể về 1 số loại hoa mai mà trẻ biết, kể tên, ích lợi của hoa mai
-Trẻ biết gọi tên,biết kể về 1 số loại quả mà trẻ biết, kể tên, ích lợi của quả
- Trẻ biết tên gọi, đặc điểm một số loại quả, loại hoa trong ngày tết
2. Hoạt động tập thể
*Trò chơi vận động: Tìm hoa bé thích, ném bóng vào rổ
*Trò chơi dân gian: Chồng nụ chồng hoa, chặt cây dừa chừa cây đậu
3. Chơi tự do; Cô cho trẻ chơi theo những đồ chơi trẻ thích
Hoạt động góc
1 – Góc phân vai : Bán hàng., gia đình ,
2 – Góc xây dựng : Xây dựng,lắp ghép vườn hoa của bé, chợ hoa tết
3 – Góc nghệ thuật : Cắt dán ảnh trên báo, tô màu, xé dán, nặn,vẽ, xếp, làm Ambuml.
4 – Góc học tập : Chơi lô tô, học toán , học chữ cái, chơi ghép hình, xem tranh ảnh,Ambuml, chơi đô mi nô, chơi lô tô...
5 –Góc thiên nhiên : Chơi thả vật nổi vật chìm, chơi với cát, trồng cây, lau lá .
Hoạt động chiều
- Hướng dẫn trò chơi “Chồng nụ chồng hoa”
- HĐVH : Thơ: Hoa cúc vàng
-Nghe hát DC: Hoa trong vườn
- Ôn tự chọn 
-Nghe hát DC: Hoa trong vườn
- HĐLQCC: Ôn củng cố nhóm chữ b, d,đ
- Biểu diễn văn nghệ
-Nêu gương cuối tuần 
KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG GÓC NHÁNH 3 :
HOA, QUẢ NGÀY TẾT
Thực hiện 1 tuần: Từ ngày 2/2 đến ngày 6/2/2015
NỘI DUNG
MỤC ĐÍCH YÊU CẦU
CHUẨN BỊ
TIẾN HÀNH
GÓC PHÂN VAI
- Gia đình 
- Bán hàng
- Trẻ biết về góc chơi
- Trẻ biết phân vai chơi và thể hiện vai chơi của mình
- Biết giao lưu với các bạn trong nhóm chơi
- Bộ đồ chơi nấu ăn như: Xoong, nồi, bát, đĩa...
- Đồ chơi bán hàng
- Giường, nôi, mũ dép, túi xách, rau,củ, quả, các thực phẩm từ cây lương thực.cây xanh,các loại cây khác nhau.
- Cho cháu hát bài: Lại đây với cô
- Trò chuyện về các góc chơi, đề tài chơi
- Cho trẻ về các góc chơi đã chọn
- Cô cùng chơi với trẻ, hướng dẫn trẻ thể hiện vai chơi
GÓC XÂY DỰNG
- Xây vườn hoa của bé, chợ hoa tết
- Trẻ biết xây dựng mô hình vườn hoa của bé hoặc chợ hoa tết
- Cổng, hàng rào, cây xanh, cỏ, gạch xây dựng,đá , sỏi, cây xanh, cỏ, gạch, hộp sữa, hoa , một số cây xanh
- Hoa các loại
- Một số cây cảnh
- Cô rèn luyện kỷ năng lắp ghép các miếng ghép làm hàng rào, xếp sỏi đá, xây thành mô hình vườn hoa của bé, hoặc chợ hoa tết có cổng, hàng rào, khu bán hoa, cây cảnh  bố trí đẹp mắt
- Nhắc trẻ khi chơi không tranh giành hay quăng ném đồ chơi, hướng dẫn cháu phân công công việc cho các thành viên trong nhóm chơi và biết đoàn kết hoàn thành nhiệm vụ được giao.
GÓC HỌC TẬP
- Xem sách, tranh về thực vật
- Chơi đô mi nô
học toán , học chữ cái , chơi ghép hình hoa, quả
- Trẻ biết giữ trật tự khi chơi
- Biết lật sách
- Hiểu nội dung tranh
- Biết chơi đô mi nô
- Biết chơi đồ chơi học toán, học chữ cái, chơi ghép hình hoa, quả
- Sách, tranh , truyện về chủ đề thực vật
- Bộ đồ chơi đôminô
học toán , học chữ cái, chơi ghép hình
- Cô hướng dẫn trẻ xem sách, tranh về thực vật
- Cô hướng dẫn trẻ hiểu nội dung trong tranh
- Hướng dẫn trẻ chơi đô mi nô, học toán , học chữ cái , chơi ghép hình
GÓC NGHỆ THUẬT
Vẽ và tô màu,xé dán hoa, quả , nặn hoa quả, làm tranh từ vật liệu phế phẩm
- Trẻ ngồi đúng tư thế, biết vẽ và tô màu không lem ra ngoài, tô màu đều, nặn , xé dán 
- Màu tô, tranh, bút chì, nắp bia , vỏ ốc , tăm tre, hồ dán, giấy màu, xốp vụn ..
- Họa báo các loại hoa, quả
- Đất nặn, bảng con
- Cô hướng dẫn trẻ vẽ và tô màu, tô đều, tô không lem ra ngoài,
- Cắt dán ảnh trên báo , làm Almbum về các loại hoa, quả ,bé đặt tên cho Almbum . 
GÓC THIÊN NHIÊN
- Đúc bánh
- Chăm sóc cây
- Trẻ biết đúc bánh từ cát và xếp vào đĩa, chăm sóc cây ở góc thiên nhiên
- Cát, khuôn, đĩa 
- Cây xanh 
- Hướng dẫn trẻ đúc bánh, lau lá, nhổ cỏ, tưới nước cho cây
- Cháu chơi, cô bao quát, nhắc nhở cháu chơi và thể hiện đúng vai chơi
KẾT THÚC
- Trẻ biết nhận xét vai chơi của mình của bạn
- Trẻ biết nhận xét góc chơi chung, biết sắp xếp cất đồ chơi gọn gàng đúng nơi quy định
- Trẻ biết rút kinh nghiệm cho lần chơi sau tốt hơn
- Cho trẻ nhận xét góc chơi của mình và của bạn
- Nhận xét vai chơi
- Cô nhận xét chung buổi chơi
- Hát “Cất đồ chơi” và thu dọn đồ chơi
- Cô nhận xét chung buổi chơi
Dự kiến tình huống xảy ra:
KẾ HOẠCH NGÀY
 Thứ Hai ngày 2/2 /2015
HOẠT ĐỘNG HỌC : 
PTTC : NHẢY LÒ CÒ ÍT NHẤT 5 BƯỚC LIÊN TỤC ĐỔI CHÂN THEO YÊU CẦU
I . MỤC ĐÍCH YÊU CẦU : 
- Cháu biết Nhảy lò cò ít nhất 5 bước liên tục đổi chân theo yêu cầu đúng kỷ thuật và đẹp và chính xác ..
	- Rèn kỹ năng giữ thăng bằng khi nhảy lò cò trên một chân không bị ngã, biết ý nghĩa của việc rèn luyện thể chất cho cơ thể của mình .
	- Giáo dục tính nhanh nhẹn, tự giác,tự tin trong hoạt động.
II. CHUẨN BỊ : 
- Đích trẻ nhảy lò cò
-Bóng để trẻ chơi trò chơi “chuyền bóng”
- Đĩa nhạc có các bài hát: Em yêu cây xanh
III . TIẾN HÀNH : 
*Hoạt động 1 : Ổn định dẫn dắt
- Cô và trẻ cùng trò chuyện về hoa, quả thường có trong ngày tết.
Giáo dục trẻ yêu quý các loại hoa, biết chăm sóc, bảo vệ hoa, thích ăn quả, bảo quản cản thận
+ Khởi động : Mở nhạc 
	- Đi kết hợp các kiểu chân, đi thường, kiểng gót, chạy nhanh, chạy chậm, đi thường dừng lại chuyển đội hình ( dàn theo đội hình hàng ngang hoặc vòng tròn) và cho trẻ hít thật sâu và thở ra từ từ( hô hấp: ngửi hoa)
	+ Bài tập phát triển chung .
- Động tác tay 1 : Tay đưa ra trước gập trước ngực 
- Động tác chân 3 : Đứng đưa chân ra trước , lên cao 
	- Động tác bụng 1 : Cúi gập người về trước tay chạm ngón chân 
	- Động tác bật 2; Bật chụm chân tách chân 
*Hoạt động 2 : Bé thử thi tài 
+ Vận động cơ bản : Nhảy lò cò ít nhất 5 bước liên tục đổi chân theo yêu cầu
- Hôm nay lớp chúng mình sẽ cùng nhau thi tài “Nhảy lò cò ít nhất 5 bước liên tục đổi chân theo yêu cầu”
	- Cô làm mẫu lần 1 : Cho trẻ quan sát không giảng 
	- Cô làm mẫu lần 2 : Cô đứng trước vạch chuẩn khi có hiệu lệnh cô bắt đầu nhảy lò cò trên một chân, một chân co, nhảy liên tục về phía trước 5 bước liên tục sau đó đổi chân nhảy tiếp về trước 5 bước đến đích cháu dừng lại sau đó về đứng cuối hàng. 
	- Mời cháu lên thực hiện 
 - Lần lượt từng cháu lên thực hiện – cô bạn cùng nhận xét .
	- Thi đua xem bé nào giỏi – chia làm 2 đội – trẻ thi đua – nhận xét 
	- Chọn ra cá nhân xuất sắc 
 +Trò chơi vận động : “Chuyền bóng”
- Giới thiệu trò chơi : “Chuyền bóng”
- Cách chơi – luật chơi 
- Cho trẻ chơi – nhận xét 
*Hoạt động 3 : Hồi tĩnh
	- Cùng hít thở đi lại nhẹ nhàng , theo nhạc trong máy 1, 2 vòng rồi nghỉ..
 B. HOẠT ĐỘNG CHIỀU: 
Hướng dẫn trò chơi dân gian: Chồng nụ, chồng hoa
I. Yêu cầu: 
- Trẻ biết chơi trò chơi : “Chồng nụ, chồng hoa” theo luật
- Rèn phản ứng nhanh nhạy, khả năng ghi nhớ, chú ý có chủ định
- Phát triển ngôn gữ cho trẻ
- Giáo dục trẻ biết yêu quý các loại cây xanh, yêu quý thích trồng cây
II.Chuẩn bị
- Một cái xắc xô.
- Số trẻ cả lớp
- Sân bãi rộng sạch sẽ, mát mẻ
III. Cách tiến hành:
* Ổn định – dẫn dắt: 
Trò chuyện về những loại hoa đẹp trẻ biết, giáo dục trẻ yêu quý bảo vẹ hoa, thích chăm sóc hoa đẹp
Trò chuyện về những trò chơi dân gian mà trẻ đã được chơi
Giới thiệu trò chơi mới: chồng nụ chồng hoa
Cách chơi
Chồng nụ, chồng hoa là trò để các nắm tay lên nhau và đếm cho tới khi nào chữ cuối cùng của bài đụng tới nắm tay nào thì nắm tay đó bị loại ra. Và lại bắt đầu bài hát, loại ra từ từ các nắm tay của các người chơi, cho tới khi nắm tay cuối cùng còn lại là người đó thắng.
Chặt cây vừa
Chừa cây mộng 
Cây tầm phộng
Cây mía lau
Cây nào cao 
Cây nào thấp 
Cây mía vấp
Chặt bỏ ra.
ĐÁNH GIÁ TRẺ CUỐI NGÀY
KẾ HOẠCH NGÀY
 Thứ Ba ngày 3/2/2015 
A .HOẠT ĐỘNG HỌC : 
PHÁT TRIỂN NHẬN THỨC
KPKH: BÉ YÊU HOA CÚC
I . MỤC ĐÍCH YÊU CẦU : 
- Dạy trẻ biết được tên gọi, đặc điểm nổi bật và ích lợi của hoa Cúc trong ngày tết
- Rèn luyện kỹ năng quan sát, so sánh, trả lời câu hỏi mạch lạc
- Giáo dục trẻ, biết ích lợi của hoa, biết yêu quý hoa, biết chăm sóc bảo vệ hoa
II. CHUẨN BỊ : 
*Cô
- Mô hình vườn hoa
- Tranh ảnh về hoa cúc
- 3 tranh hoa cúc bằng bìa cứng rời, trẻ chơi ghép tranh
- Một số hoa Cúc khác
III . TIẾN HÀNH : 
1. Hoạt động 1: Phát hiện vấn đề cần tìm hiểu
- Hát: Lá hoa mùa xuân
- Các cháu ơi! vườn hoa xuân chào đón các cháu kìa, các cháu cùng nhìn xem trong vườn hoa có những loại hoa nào? 
- Những hoa này có đẹp không? Các cháu có biết những loại hoa này dùng để làm gì không?
- Cháu thích nhất hoa gì? Vậy mời các cháu hãy cùng cô khám phá nhé!
2. Hoạt động 2: Khám phá về hoa Cúc
 Hát : Màu hoa
Mùa xuân đến trăm hoa đua nở, muôn màu muôn sắc cháu hãy nhìn xem hoa gì đang khoe sắc?
Quan sát hoa Cúc 
- Đây là hoa gì? Bạn nào biết?
- Mời cá nhân, tổ, lớp gọi tên: Hoa cúc 
- Hoa cúc màu gì? 
- Bông hoa cúc có những bộ phận chính nào?( Cánh hoa, nhụy hoa, cuống hoa, cành hoa, lá hoa)
- Mời bạn lên chỉ và gọi tên từng bộ phận của hoa.
- Cánh hoa cúc như thế nào? Các cánh hoa được xếp ra sao?( Cánh dài, nhỏ và mỏng)
- Nhụy hoa xếp ở đâu?
- Ngửi hoa cúc có mùi hương gì?
Mỗi loài hoa có những nét đẹp kỳ diệu và hương thơm riêng, có loài thì hương dịu, có loài thì không có hương thơm nhưng hoa luôn mang lại cảm giác tươi tắn, đầy sức sống cho mọi người
- Cháu xem đây là gì? Cành hoa cúc như thế nào?
- Lá hoa cúc như thế nào? Lá có màu gì?
- Hoa cúc dùng để làm gì?
* Ngoài hoa Cúc vàng cháu còn biết hoa Cúc có màu gì nữa?
Chị tôi là Cúc bạn ơi
Áo vàng chị mặc đón mùa xuân sang
Còn tôi áo trắng đàng hoàng
Đoán xem tôi thử tên là hoa chi?
Cháu đoán xem là hoa gì?
- Hoa cúc này màu gì? 
- Cho trẻ gọi tên hoa Cúc Trắng
- Hoa cúc Trắng cũng có các bộ phận nào?
- Cánh hoa Cúc Trắng có giống Cánh của Hoa cúc vàng không?
- Nhụy hoa Cúc Trắng ở đâu? Lá hoa Cúc Trắng thế nào?
- Cành như thế nào?
- Hoa Cúc Trắng dùng làm gì?
Như vậy, Hoa Cúc Trắng và hoa Cúc Vàng cháu vừa quan sát được có điểm gì giống và khác nhau
Cho trẻ so sánh
Ngoài ra, cháu còn biết hoa Cúc có những màu nào nữa? Có những loại hoa cúc nào nữa?
Cho trẻ xem tranh về hoa Cúc
Tóm tắt: Hoa cúc có rất nhiều màu sắc khác nhau, màu vàng, trắng, màu tím, màu đỏ và hoa cúc cũng có rất nhiều chủng loại như cúc Đại đóa, cúc kim, cúc Quỳ, cúc bướm nhưng chúng có chung đặc điểm là đều có cánh dài, nhỏ và mỏng, lá xẻ thùy, thân cành nhỏ và dòn dễ gãy, không có hương thơm đặc biệt, thường dùng để trang trí trong dịp lễ, tết, các ngày hội hoặc dùng làm cảnh đẹp cho nhà, sân vườn, dùng làm quà tặng
Hoa rất đẹp mang ý nghĩa hạnh phúc, vui vẻ, ấm áp nên ngày tết mọi người thường chọn những chậu hoa Cúc mang về trưng bày trong nhà với mong muốn gia đình vui vẻ, hạnh phúc tràn đầy và ấm áp tình yêu thương.
Vì vậy nếu nhà các cháu có hoa cúc thì cháu làm gì để hoa đẹp và tươi tốt?
Chúng ta nên tưới nước, nhặt lá úa, không bứt lá, bẻ hoa để hoa đẹp mãi nhé!
3. Hoạt động 3: Trải nghệm
 TC1: Bé tinh mắt- đoán tài
 Cô cho trẻ xem một số hoa cúc 
 Yêu cầu trẻ ghi nhớ có những hoa cúc nào sau đó cho 1 – 2 hoa biến mất .trẻ phải đoán nhanh là hoa nào biến mất. Đội nào rung trống trước sẽ giành quyền đoán. Nếu đúng sẽ nhận một bao lì xì may mắn, nếu đoán sai đội khác giành quyền đoán nếu còn thời gian.
Kết thúc trò chơi đội nào được nhiều bao lì xì hơn đội đó thắng
 TC2: Bé yêu hoa cúc 
Trẻ chia 3 tổ thi đua ghép tranh hoa cúc. Đội nào ghép được đúng tranh hoa cúc đẹp, theo mẫu đội đó thắng cuộc
Kết thúc : Nhận xét, tuyên dương trẻ
B . HOẠT ĐỘNG CHIỀU :
HĐLQV VH
THƠ : HOA CÚC VÀNG
1. Môc ®Ých yªu cÇu:
- Trẻ nhớ tên và hiểu nội dung bài thơ “ Hoa cúc vàng”
- Trẻ đọc thuộc diễn cảm bài thơ
- Chú ý nghe cô đọc thơ,cảm nhận được nhịp điệu vui tươi của bài thơ 
- Phát triển ngôn ngữ: Đọc thơ mạch lạc, rõ ràng, trả lời câu hỏi theo nội dung bài thơ 
- Trẻ cảm nhận vẻ đẹp rực rỡ của những bông hoa cúc .
2. ChuÈn bÞ:
- Tranh minh họa
 3. Tiến hành hoạt động
Hoạt động 1: Ổn định và gây hứng thú:
- Cho trẻ hát bài “Lá hoa mùa xuân”
Đưa trẻ tham quan vườn hoa. Trò chuyện về hoa
Giáo dục trẻ yêu quý, chăm sóc hoa, không bứt lá bẻ cành
Dẫn dắt: Có một loài hoa cứ xuân về tết đến là -Cô đố!
 “ Mùa gì ấm áp lòng người
 Trăm hoa đua nở đón chào bướm ong”
-Đó là mùa gì ?
-Thế các con có biết mùa xuân có gì đặc biệt không ?
- Hoa gì thường nở rộ?
- Vì sao con biết hoa cúc thường nở vào mùa xuân?
*Hoạt động 2:Bài mới.
a) Cô đọc thơ:
- Cô đọc lần 1 nói tên bài thơ, tác giả.
-Lần 2 kết hợp cho trẻ xem tranh, nêu nội dung :
-Cô nêu nội dung: Bài thơ miêu tả vẻ đẹp rực rỡ của hoa cúc vàng khi mùa xuân đến.
b)Giảng giải trích dẫn, đàm thoại giúp trẻ hiểu tác phẩm.
Bài thơ tả về mùa gì?
- Tác giả tả mùa đông thế nào?
 “ Suốt cả mùa đông
 Còn cây chịu rét”
- Trời đắp chăn bông có nghĩa là mùa đông trên trời có nhiều mây, còn cây thì rụng lá.
- Hoa cúc nở khi nào? được tả ra sao?
- Hoa cúc nở vào mùa xuân, vì mùa xuân có nhiều nắng ấm, ông mặt trời chiếu những tia nắng ấm áp, vì hoa cúc có màu vàng giống như màu nắng được gom vào :
 “ Sớm nay nở hết
 Vào trong lá biếc”
- Các con có thích hoa cúc không? Vì sao?
- Hoa cúc nở rộ là báo hiệu điều gì vậy các con
- À, đúng rồi đó, hoa cúc nở rộ là báo hiệu mùa xuân đến, mang niềm vui, hạnh phúc đến cho mọi người, mọi nhà. 
 “ Chờ cho tết đến
 .
 Ấm vui mọi nhà”
- Vì hoa cúc nở vàng rực trông rất đẹp nên mọi người mua về trưng trong ngày tết, giúp cho căn nhà trở nên xinh đẹp hơn, ấm áp hơn.
C, Dạy trẻ đọc thơ
- Cho trẻ đọc thơ cùng cô 1-2 lần.
- Tổ, nhóm, cá nhân xen kẻ. Cô chú ý sửa sai.
- Hỏi cháu tên bài thơ, tác giả.
-Cô viết tên bài thơ lên bảng, cô đọc.
-Tên bài thơ có bao nhiêu tiếng?
-Gạch chân chữ cái học rồi.
-Lớp phát âm lại
- Cho cháu đọc thơ bằng tranh chữ to.
-Giáo dục: Các con ơi! Hoa cúc nở rất đẹp, hay nở vào mùa xuân. Nhà bạn nào có trồng hoa cúc con nhớ phải chăm sóc và tưới nước, không hái hoa bẻ cành nhé !
*Hoạt động 3:Trò chơi "Dán hoa cúc"
- Trẻ chia 3 nhóm thi đua dán hoa cúc thành bình hoa cúc đẹp, trang trí ngày tết.
Đội nào dán hoàn thành bức tranh đẹp được nhiều hoa cúc sẽ thắng cuộc
Cho trẻ chơi,cô động viên khuyến khích trẻ 
- Nhận xét trẻ 
*:Kết thúc: 
Nhận xét tuyên dương trẻ
 Cho trẻ hát: Hoa trong vườn và chuyển hoạt động.
* Nêu gương bé ngoan
* Vệ sinh trả trẻ
ĐÁNH GIÁ TRẺ CUỐI NGÀY
KẾ HOẠCH NGÀY
Thứ Tư ngày 4 /2 /2015
A. HOẠT ĐỘNG HỌC : 
PHÁT TRIỂN THẨM MỸ : 
HĐTH .
 BÉ VẼ VƯỜN HOA NGÀY TẾT(ĐT)
I . MỤC ĐÍCH YÊU CẦU : 
	- Cháu biết vẽ những bông hoa đẹp tạo thành vườn hoa tết, biết tô màu đẹp và sáng tạo.
	- Rèn kỹ năng cầm bút đúng:bằng ngón trỏ và ngón cái, đỡ bằng ngón giữa để vẽ, tô màu đều và không chờm ra ngoài nét vẽ.
 - Phát triển sự khéo léo, tính sáng tạo, nét thẩm mỹ trong nghệ thuật tạo hình.
	- Cháu biết yêu quý hoa đẹp, có ý thức vệ sinh môi trường luôn sạch sẽ, biết giữ gìn chăm sóc và bảo vệ hoa.
 - Giáo dục trẻ tính tự giác, hoàn thành sản phẩm, tích cực trong hoạt động
II . CHUẨN BỊ
 -2 Tranh vẽ về vườn hoa
 - Máy hát, băng đĩa nhạc , bút chì, màu tô	
III . TIẾN HÀNH HOẠT ĐỘNG :
1.Hoạt động 1 : Ổn định, dẫn dắt giới thiệu bài
- Hát và vận động theo bài hát : “Hoa trong vườn’
- Cho trẻ quan sát một số loại hoa cô đã chuẩn bị ..
+ Cô cháu cùng trò chuyện về một số loại hoa
- Cháu thấy trong vườn có những loại hoa gì?
Những hoa ấy có màu gì? Cháu biết hoa dùng để làm gì không?
Vào những dịp lễ, tết, hội vui thì người ta thường trang trí hoa làm đẹp cho ngày hội, làm đẹp cho ngôi nhà, làm đẹp lòng người đấy.
 Mùa xuân về, tết cũng đến nơi các cháu có muốn trang trí ngôi nhà của mình bằng bức tranh hoa ngày tết do chính tay mình vẽ không?
Vậy hôm na, cô sẽ hướng dẫn các cháu vẽ hoa ngày tết nhé!
2.Hoạt động 2 : Quan sát tranh và đàm thoại
 - Cô tạo tình huống cho trẻ xem từng tranh của cô chuẩn bị
- Treo tranh trẻ quan sát
Tranh vẽ gì?( Vẽ vườn hoa, có bướm, ông mặt trời, mây )
Vì sao cháu biết đây là vẽ vườn hoa?( Vì có rất nhiều hoa)
Trong tranh này có những hoa gì? Những bông hoa này có màu gì?
Bông hoa có những bộ phận nào? 
Cánh hoa như thế nào?( dài hay tròn). Các cánh hoa sắp xếp thế nào?( xếp chồng lên nhau hay xếp đều từng cánh?)
Lá hoa như thế nào? Lá có màu gì? 
Thân cây hoa thế nào?( thẳng, mềm uốn lượn, hay chia nhiều cành?)
Trong bức tranh còn có những chi tiết phụ nào để bức tranh thêm đẹp?
Để bức tranh đẹp thì cháu vẽ thế nào?
Cô nhắc lại: Sắp xếp bố cục cân đối, cái chính vẽ trước, phụ vẽ sau, chi tiết gần vẽ to, chi tiết xa vẽ nhỏ, chọn màu tô phù hợp, tô màu đều, kín hình, không lem ra ngoài có thể vẽ thêm các chi tiết phụ để bức tranh sinh động
	Cô cất tranh mẫu gợi ý
Thế các cháu có thích vẽ một bức tranh đẹp về vườn hoa tết như tranh cháu vừa xem không?
Cho cháu thảo luận nhóm
Vậy để vẽ được bức tranh về vườn hoa ngày tết cháu vẽ như thế nào?
Cháu sẽ vẽ gì trước? rồi đến vẽ gì sau?
Sau khi vẽ xong cháu làm gì?
Cháu chọn màu nào để tô? Khi tô màu cháu tô thế nào cho đẹp?
	*Cô nhấn mạnh lại
Muốn vẽ một bức tranh vườn hoa ngày tết, các cháu chú ý vẽ được nhiều bông hoa có các bộ phận như: thân, lá, cành, bông hoa gồm nhụy hoa, cánh hoa. Nếu là hoa cúc thì cánh dài và nhỏ, nếu vẽ hoa hồng thì cánh to và trònhoặc vẽ hoa theo ý tưởng riêng của cháu. Có thể là hoa mai, hoa hướng dương, hoa đào... Nhưng các cháu nên chọn màu phù hợp để tô, và tô không lem ra ngoài, sắp xếp bố cục cân đối, hài hòa, muốn bức tranh thêm đẹp cháu có thể vẽ thêm những chi tiết phụsáng tạo theo ý cháu.
	Bây giờ các cháu đã săn sàng vào vẽ chưa?
Trẻ hát : Hộp bút chì màu
Bé trổ tài vẽ tranh
- Cô nhắc trẻ tư thế ngồi, cầm bút đúng tư thế
- Trong khi trẻ vẽ cô mở nhạc nhẹ
- Cô quan sát trẻ khuyến khích, động viên trẻ vẽ đẹp, sáng tạo
- Giúp đỡ thêm những trẻ vẽ yếu khi gặp lúng túng 
3. Hoạt động 3 : Nhận xét sản phẩm.
- Trẻ trưng bày sản phẩm và cho trẻ nhận xét đánh giá sản phẩm của mình của bạn theo ý tưởng của trẻ
- Trẻ chọn tranh vẽ đẹp để xem và nhận xét – vì sao cháu thích – cô nhận xét thêm
- Chọn những tranh đẹp
- Múa hát bài “em yêu cây xanh ” 
* Kết thúc : Nhận xét lớp 
B . HOẠT ĐỘNG CHIỀU : 
*Nghe hát dân ca : Hoa trong ườn
* Mục đích- yêu cầu
Trẻ biết chăm chú nghe và nhớ tên bài dân ca: Hoa trong vườn, biết được bài dân ca thuộc làn điệu dân ca vùng miền nào? 
* Chuẩn bị
Bài hát dân ca:Hoa trong vườn, trong đĩa, cô hát thuộc bài dân ca
* Tiến hành
Tập trung trẻ và trò chuyện về một số bài dân ca mà trẻ đã được nghe.
Giới thiệu bài dân ca mới: Hoa trong vườn
Cô hát trẻ nghe 1-2 lần nói tính chất của làn điệu dân ca
Mở máy cho trẻ nghe nhiều lần. Gợi ý trẻ hát theo hoặc thể hiện biểu hiện cử chỉ điệu bộ cảm xúc theo bài dân ca
Nhận xét hoạt động
* Nêu gương cuối ngày
* Vệ sinh trả trẻ .
ĐÁNH GIÁ TRẺ CUỐI NGÀY
 KẾ HOẠCH NGÀY
 Thứ Năm ngày 5 /2 /2015
A. HOẠT ĐỘNG HỌC : 
PTTM : 
HOẠT ĐỘNG ÂM NHẠC : LÁ HOA MÙA XUÂN
I . MỤC ĐÍCH YÊU CẦU : 
	- Trẻ biết hát kết hợp vận động minh họa theo bài hát “Lá hoa mùa xuân”
	- Trẻ biết kết hợp tay, mắt để minh họa theo bài hát đúng đẹp.
	- Rèn luyện kỹ năng hát vỗ minh họa nhịp nhàng th

File đính kèm:

  • docCHỦ ĐỀ THỰC VẬT 2015 - NHÁNH HOA QUẢ NGÀY TẾT.doc