Giáo án Lớp Lá - Chủ đề: Động vật - Chủ đề nhánh: Một số vật nuôi trong gia đình

PHÁT TRIỂN NHẬN THỨC

Đề tài:TRÒ CHUYỆN VỀ MỘT SỐ VẬT NUÔI TRONG GIA ĐÌNH.

1 . YÊU CẦU

-Trẻ biết gọi tên, đặt điểm, lợi ích của một số con vật nuôi trong gia đình.

- Biết so sánh sự giống và khác nhau của một số con vật nuôi. Biết phân loại các con vật thành 2 nhóm, gia cầm và gia súc.

-Trẻ trả lời tròn câu. Luyện đọc từ.

-Trẻ biết chăm sóc và bảo vệ các con vật nuôi trong gia đình.

2. CHUẨN BỊ

- Đồ dùng : Tranh các con vật nuôi. ( Gà, vịt, chim, mèo, chó, lợn.)

 Mũ của các con vật.

 Bài hát về các con vật nuôi.

 

doc23 trang | Chia sẻ: dungnc89 | Lượt xem: 10808 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Lớp Lá - Chủ đề: Động vật - Chủ đề nhánh: Một số vật nuôi trong gia đình, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
t.
III. HƯỚNG DẪN
1. Quan sát có mục đích:
- Nêu đặc điểm, cấu tạo, màu sắc.
- Biết ích lợi của nó.
2. Trò chơi vận động: 
* Ô tô và chim sẽ
*Thổi bắt bóng
* Mèo và chim sẽ..
KẾ HOẠCH TUẦN
Tuần 1: Một số vật nuôi trong gia đình
Hoạt
động
Thứ 2
Thứ 3
Thứ 4
Thứ 5
Thứ 6
Đón trẻ, trò chuyện điểm danh
- Đón trẻ vào lớp, trẻ tự cất đồ dùng cá nhân.
- Cô hướng dẫn trẻ cát đồ dùng đồ chơi vào nơi quy định.
- Trò chuyện về đặc diểm, cấu tạo, lợi ích của các con vật nuôi trong gia đình.
- Cho trẻ chơi tự do
TDBS
- Hô hấp 2: Hít thở sâu kết hợp tay giang ngang bắt chéo trước ngực
- Tay vai 3: Hai tay đưa sang ngang.
- Chân 2: Đứng dậm chân tại chổ.
- Bụng 1: Đứng chân rộng bằng vai, cúi người về trước , tay chạm ngón chân.
- Bật 1: Bật tại chổ.
Hoạt động ngoài trời
- Quan sát đàn gà.
- TCVĐ: ô tô và chim sẽ
- Quan sát con chó
- TCVĐ: Thổi bóng.
- Quan sát con mèo
-TCVĐ: Mèo và chim sẽ
- Quan sát con vịt
- TCVĐ: Ô tô và chim sẽ
- Quan sát thời tiết
- TCVĐ: Mèo và chim sẽ.
Hoạt động có chủ đích
PTTC
- Bật liên tục vào vồng, vượt qua chướng ngại vật.
PTNT
- Trò chuyện về một số vật nuôi trong gia đình.
PTTM
- Vẽ con gà 
PTTM
-Hát và vận động: Thương con mèo
PTNT
Thêm bớt trong phạm vi 7
PTNN
- Thơ: Mèo đi câu cá
Hoạt động góc
--- - Góc Phân vai: Gia đình - Bác sĩ thú y
 - - Góc Xây Dựng: Xây trại chăn nuôi.
 - Góc Nghệ thuật: Hát, đọc thơ về các vật nuôi trong nhà, tô màu, vẽ các con vật ở nhà
- Góc học tập-sách: tô màu, nặn vẽ, xem tranh truyện về các con vật nuôi trong gia đình, phân loại vật nuôi trong nhà, làm album về vật nuôi trong nhà.
- Góc thiên nhiên: Chăm sóc cây xanh, vật nuôi.
Hoạt động chiều.
- TCDG: oẳn tù tì.
- Ôn một số con vật nuôi trong gia đình
-TCDG: lộn cầu vồng
- Làm quen bài hát thương con mèo.
- GD trẻ rửa tay sau khi chơi.
- Ôn bài hát Thương con mèo.
-TCDG: Cùm nụm cùm nịu
- GD trẻ biết đi đường đúng lề bên phải.
- Làm quen bài thơ mèo đi câu cá
- Chơi: “ Tập tầm vông”
- Cho trẻ chơi tự do
- Hát những bài hát đã học.
- TCDG: oẳn tù tì
- Nhận xét bé ngoan cuối tuần
 HOẠT ĐỘNG GÓC
NỘI DUNG
YÊU CẦU
CHUẨN BỊ
CÁCH TIẾN HÀNH
Góc phân vai
- Gia đình- Bác sĩ thú y
- Trẻ biết thực hiện được vai chơi của mình.
- chơi tốt các trò chơi
- Bàn ghế, dụng cụ phấn, bảng. 
- Một số đồ dùng gia đình.
- Dụng cụ y tế thú y
- Trẻ về góc tự thao tác vai chơi của mình.
- Cô theo dõi và giúp đở trẻ thực hiện tốt vai chơi của mình
Góc xây dựng
- Xây trại chăn nuôi
- Trẻ biết cách xây trại chăn nuôi.
- Trẻ biêt xây một số công trình phụ: trồng cây xanh, hàng rào, hoa....
- Gạch, cây xanh, hoa, một số con vật trong gia đình...
- Trẻ xây công trình theo sự sáng tạo.
Cô gợi ý giúp đở trẻ khi cần thiết
Góc nghệ thuật
- Hát các bài hát về chủ đề, chơi với các dụng cụ âm nhạc
- Trẻ biết hát và sử dụng dụng cụ âm nhạc
- Dụng cụ âm nhạc
- Gợi ý trẻ về một số bài hát về chủ đề.
Góc học tập
- Tô màu, vẽ, nặn, làm ablum về các con vật nuôi trong nhà. Phân loại con vật.
- Trẻ thích thú khi làm ra sản phẩm.
- Phân loại đúng theo yêu cầu của cô.
- Búp sáp màu, tranh cho vẽ tranh, một số họa tiết phụ cho trẻ.
- Tranh lô tô các con vật
- Theo dõi và hướng dẫn trẻ thực hiện đúng thao tác 
- Góc thiên nhiên
Chăm sóc cây xanh, vật nuôi
- Trẻ biết chăm sóc cây xanh và chăm sóc cây xanh
- Xô, chậu, bình tưới nước,..
- Các vật nuôi trong nhà bằng đồ chơi
- Tham gia cùng chơi với trẻ.
Thứ hai ngày 01 tháng 12 năm 2014
I. HOẠT ĐỘNG ĐÓN TRẺ
* Đón trẻ
- Cô đón trẻ từ tay phụ huynh.
- Cô trò chuyện cùng với phụ huynh về sức khỏe của trẻ.
* Thể dục sáng: Cô cùng trẻ tập bài thể dục sáng.
* Điểm danh: Cô gọi tên điểm danh trẻ. Yêu cầu trẻ kiểm tra bạn trong lớp.
* Trò chuyện: Trò chuyện với trẻ về một số con vật nuôi trong nhà.
II. HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI
1.Hoạt động 1: Quan sát đàn gà
 Cho trẻ quan sát tranh vẽ đàn gà đang tìm mồi.
- Trò chuyện với trẻ về đặc điểm hình dáng, tên gọi , màu sắc, số lượng , thức ăn....
- Động viên và gợi ý để trẻ dùng từ chính xác, tròn ý.
- Giáo dục trẻ cách chăm sóc vật nuôi
2. Hoạt động 2: Trò chơi vận động” Ô tô và chim sẽ”
3.Hoạt động 3 : Chơi tự do
- Trẻ chơi tự chọn, cô bao quát trẻ
III. HOẠT ĐỘNG CÓ CHỦ ĐÍCH
Phát triển thể chất
Thể dục
Đề tài: BẬT LIÊN TỤC VÀO VÒNG, VƯỢT QUA CHƯỚNG NGẠI VẬT
1. YÊU CẦU
- Luyện các kỹ năng bật liên tục qua vòng, không chạm vòng, vượt chướng ngại vật.
 - Luyện kỹ năng định hướng và phản xạ nhanh.
- Qua vận động cơ bản giúp trẻ phát triển cơ tay, chân. Rèn luyện sự chú ý có định hướng của trẻ.
- GD trẻ tham gia vận động nhanh nhẹn và tự tin, biết nhường nhịn bạn, có ý thức tập trung chú ý trong tập luyện.
2. CHUẨN BỊ
- Đồ dùng, đồ chơi: 
- 12 chiếc vòng có bán kính 0,5m, các hộp giấy cao khoảng 20cm, xếp dích dắc.
	- Máy nghe nhạc.
	- Tranh lô tô các con vật
* Tích hợp: MTXQ, AN
3. HƯỚNG DẪN	
1. Hoạt động 1: 
 - Cho trẻ xem trên máy vi tính các con vật nuôi trong nhà bạn Lan.
 - Hôm nay cô cùng các con đi tham quan nhà bạn Lan để làm quen với các con vật đó .
 - Cho trẻ đi thường, đi các kiểu chân, chạy chậm, chạy nhanh... (kết hợp nhạc không lời).
2. Hoạt dộng 2: 
* Bài tập phát triển chung
 	 - Tay vai: Hai tay đưa ra phía trước, hai tay sang ngang hạ hai tay xuống
 	- Lưng bụng: Đứng thẳng hai tay chống hông, quay người sang phải, đứng thẳng, quay người sang trái đứng thẳng. 
 	 - Chân: Chân phải làm trụ, chân trái co đầu gối, hạ chân trái xuống đứng thẳng, đổi chân.
 	 - Bật: Bật luân phiên chân trước, chân sau.
 * Động tác nhấn mạnh: động tác chân.
* VĐCB: “Bật liên tục vào vòng, vượt chướng ngại vật” 
- Cô kể cho trẻ nghe về anh em Mèo và kết hợp làm mẫu.
- “ Hai anh em Mèo đi câu cá không được con cá nào cho nên hai anh em Mèo quyết tâm sẽ rèn luyện tập thể dục để cho cơ thể khoẻ mạnh để câu được cá nhiều thì phải bật liên tục qua các con suối nhỏ, và phải vượt qua nhiều ngại vật.
- Cô cho trẻ nhận xét động tác. Khi bật hai tay chống hông khi bật không được chạm vòng, và kết hợp nhảy qua các tảng đá.
	- Cô làm mẫu lần 1	
	- Cô làm mẫu lần 2, mời trẻ cùng làm thực hiện với cô. 
- Nhấn mạnh kỹ năng vận động.
* TC: “Ai giỏi hơn”
	- Lần lượt cho cả lớp thực hiện.
	- Cho trẻ thừa cân thực hiện.
*TC : “Cùng thi tài”
	- Trẻ chia thành 2 nhóm, lần lượt từng bạn bật liên tục vào vòng và vượt qua chướng ngại vật để đem nhiều con vật về nhà Lan . Nhóm nào lấy được nhiều con vật thì nhóm đó chiến thắng.
	- Cho trẻ thi đua với nhau, cuối cùng đếm xem nhóm nào có nhiều con vật nhất , thì nhóm đó chiến thắng.
3. Hoạt động 3: 
- Cho trẻ hít thở nhẹ nhàng.
PHÁT TRIỂN NHẬN THỨC
Đề tài:TRÒ CHUYỆN VỀ MỘT SỐ VẬT NUÔI TRONG GIA ĐÌNH.
1 . YÊU CẦU
-Trẻ biết gọi tên, đặt điểm, lợi ích của một số con vật nuôi trong gia đình.
- Biết so sánh sự giống và khác nhau của một số con vật nuôi. Biết phân loại các con vật thành 2 nhóm, gia cầm và gia súc.
-Trẻ trả lời tròn câu. Luyện đọc từ.
-Trẻ biết chăm sóc và bảo vệ các con vật nuôi trong gia đình.
2. CHUẨN BỊ
- Đồ dùng : Tranh các con vật nuôi. ( Gà, vịt, chim, mèo, chó, lợn...)
	 Mũ của các con vật.
 	 Bài hát về các con vật nuôi.
*Tích hợp: Môn: GDÂN 
3. HƯỚNG DẪN	
1.Hoạt động 1: 
- Hát bài “Gà trống, mèo con, cún con”
- Cô cùng trẻ trò chuyện về các con vật nuôi. Cho trẻ kể về những con vật nuôi trong gia đình mình.
2. Hoạt động 2:
- Bài hát nói về những con vật gì?
- Vậy trong nhà cháu nào còn nuôi con vật khác.
- Cho trẻ quan sát tranh và nhận xét. Trẻ nói được tên gọi, đặt điểm, cấu tạo, hình dáng,thức ăn, vận động, tiếng kêu, môi trường sống của những con vật đó.
Ví dụ: Cô gõ và nói: Cốc! Cốc!
- Sau đó cô cho trẻ xem tranh mèo lên và nói: Chào các bạn. Đố bạn biết tên tôi là gì nào ? Vậy bạn nào hãy kể về tôi cho các bạn nghe nhé ? Cho nhiều trẻ bổ sung hoặc tham gia nêu những điều mà trẻ biết về chú mèo.( Mèo bắt chuột, Có 4 chân, Đẻ con, kêu meo meo.)
-Tương tự các con vật còn lại mà cô đã chuẩn bị.
-Trẻ hát: “ Một con vịt”
- So sánh sự giống và khác nhau giữa: Gà, vịt; Chó, mèo.
- Giống nhau: Đều là con vật nuôi trong gia đình.Có 2 chân, 2 cánh, đẻ trứng.
Khác nhau: Vịt bơi rất giỏi, Chân vịt có màng.
 Gà không biết bơi, chân gà không có màng
*Tương tự nhận xét chó và mèo.
- Cho trẻ kể thêm một số con vật mà trẻ biết.
3. Hoạt động 3: 
 * TC :Thi xem ai nhanh. 
- Cho trẻ phân loại nhóm con vật: Gia súc (Mèo, lợn, trâu, bò, chó.)
 Gia cầm ( Gà, vịt, chim)
 - Cô và cả lớp cùng nhận xét kết quả .
* TC: Ai đúng
 	- Cô chia lớp ra thành hai đội cho trẻ tìm thức ăn của các con vật, nhiệm vụ của trẻ là lấy đúng thức ăn của con vật đó và gắn phía dưới con vật đó. Đội nào tìm đúng và nhiều thức ăn cho các con vật thì chiến thắng.
* Cô nhận xét tiết học.
III. HOẠT ĐỘNG GÓC
1. Yêu cầu: Trẻ thực hiện được các vai chơi 
2. Chuẩn bị: Đồ chơi đủ các góc cho trẻ hoạt động
3. Tiến hành
- Góc phân vai : Gia đình- Bác sĩ thú y.
- Góc xây dựng: Xây trại chăn nuôi
- Góc thiên nhiên: Chăm sóc cây xanh, vật nuôi.
IV. HOẠT ĐỘNG CHIỀU
1. Ôn: Một số con vật nuôi trong gia đình.
- Cô và trẻ cùng trò chuyện lại đặc điểm của một số con vật nuôi trong gia đình. Chú ý rèn thêm cho những trẻ còn yếu.
2. Vệ sinh – Chơi tự do – Trả trẻ
- Cô cho trẻ chơi những trò chơi nhẹ
- Rửa tay sau khi chơi
- Trả trẻ tận tay phụ huynh, nhắc nhở trẻ chào cô, mẹ
********************************************************************
Thứ ba ngày 02 tháng 12 năm 2014
 I. HOẠT ĐỘNG ĐÓN TRẺ
* Đón trẻ
- Cô đón trẻ từ tay phụ huynh.
- Cô trò chuyện cùng với phụ huynh về sức khỏe của trẻ.
* Thể dục sáng: Cô cùng trẻ tập bài thể dục sáng.
* Điểm danh: Cô gọi tên điểm danh trẻ. Yêu cầu trẻ kiểm tra bạn trong lớp.
* Trò chuyện: Trò chuyện với trẻ về lợi ích của một số con vật nuôi trong gia đình
II. HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI
1. Hoạt động 1: : quan sát con chó
- Cho trẻ quan sát tranh con chó.
- Đây là gì? Có những bộ phận gì? Nó sủa như thế nào, thích ăn gì?
- Cho trẻ thảo luận với nhau về bức tranh vừa quan sát.
- Trẻ tham gia phát biểu ý kiến và bổ sung cho nhau.
- Cô hệ thống và cung cấp kiến thức cho trẻ.
2. Hoạt động 2: Trò chơi vận động “Thổi và bắt bóng”.
- Cô giới thiệu cho trẻ trò chơi, cách chơi, luật chơi
- Tổ chức chơi cùng trẻ.
- Bao quát quá trình trẻ chơi.
3. Hoạt động 3: Chơi tự do
III. HOẠT ĐỘNG CÓ CHỦ ĐÍCH
PHÁT TRIỂN THẨM MỸ
TẠO HÌNH
Đề tài: VẼ CON GÀ TRỐNG
1. YÊU CẦU
 	- Trẻ biết miêu tả con gà trống qua nét vẽ và tô màu.
 - Khuyến khích trẻ sáng tạo các tư thế: Đi, đứng, chạy, vươn cổ cũng như cách trang trí màu để cho hình vẽ chú gà hay, sinh động.
- Luyện nét vẽ và bố cục tô màu, giáo dục trẻ biết chăm sóc gà và cho uống nước sạch
2. CHUẨN BỊ
 	- Đồ dùng của cô: 3 tranh vẽ gà trống ở các tư thế khác nhau: Ăn, chạy, vươn cổ gáy.
- Một số bài thơ, câu hát về con gà trống.
 - Đồ dùng của trẻ: giấy A4, bút chì, một số họa tiết.
*Tích hợp: Âm nhạc; LQVH.
3. HƯỚNG DẪN
1. Hoạt động 1: 
 	- Hát bài “Con gà trống”.
 	- Cùng trẻ trò chuyện về một số con vật mà trẻ biết, kể tên chú gà trồng. Gợi ý để trẻ miêu tả về màu lông qua hình ảnh trên máy vi tính.
 + Cô hỏi: Buổi sáng gà trống thường làm gì? 
 	+ Cho cả lớp cùng làm tiếng gà gáy.
 	- Cho trẻ quan sát và nhận xét mẫu.
- Tranh 1: Cô có tranh gì đây?
 - Con có nhận xét gì về bức tranh này, bố cục của nó ra sao? Đầu gà cô vẽ hình gì, mình gà, đuôi gà, cánh gà cô vẽ như thế nào?
 - Nó đang làm gì? Ngoài con gà ra trong bức tranh còn gì nữa?
 - Tương tự gợi ý đàm thoại cùng trẻ 2 bức tranh còn lại.
 	 - Các con có thích vẽ gà trống để báo thức mình vào buổi sáng không?
 - Cho trẻ nêu ý định mình muốn vẽ gì?.
 - Cho trẻ trở về bàn và thực hiện.
2. Hoạt động 2: Bé khéo tay
 	 - Nhắc trẻ cách ngồi, cầm bút và đặt vở, giở đến trang cầm vẽ và bố cục tranh. 
 	 - Khuyến khích trẻ sử dụng màu tô cho đẹp.
 	 - Cô quan sát giúp trẻ khi cần thiết
 	 - Gợi ý nhắc nhở trẻ về bố cục, sự cân đối giữa các chi tiết trong bức tranh.
 	 - Cho trẻ nghe nhạc không lời các baì hát về động vật.
 	 - Động viên trẻ yếu hoàn thành sản phẩm.
3. Hoạt động 3: Sản phẩm đẹp
- Cho trẻ mang sản phẩm lên
- Trẻ tự nhận xét sản phẩm của nhau
- Cô nhận xét sản phẩm đẹp, động viên những sản phẩm chưa hoàn thành.
 - Cho trẻ mang sản phẩm đẹp lên trang trí theo chủ điểm.
 * Nhận xét tiết học. 
4. HOẠT ĐỘNG GÓC
1. Yêu cầu: Trẻ thực hiện được các vai chơi 
2. Chuẩn bị: Đồ chơi đủ các góc cho trẻ hoạt động
3. Tiến hành
- Góc phân vai : Gia đình- Bác sĩ thú y
- Góc xây dựng: Xây trại chăn nuôi.
- Góc nghệ thuật: Hát, đọc thơ về các vật nuôi trong nhà, tô màu, vẽ các con vật ở nhà
5. HOẠT ĐỘNG CHIỀU
1.Làm quen với bài hát thương con mèo
- Cho trẻ nghe bài hát thương con mèo và trò chuyện về bài hát.
2.Vệ sinh – Chơi tự do – Trả trẻ
- Cô cho trẻ chơi những trò chơi nhẹ
- Rửa tay sau khi chơi
- Trả trẻ tận tay phụ huynh, nhắc nhở trẻ chào cô, mẹ
********************
Thứ tư ngày 03 tháng 12 năm 2014
I. HOẠT ĐỘNG ĐÓN TRẺ
* Đón trẻ
- Cô đón trẻ từ tay phụ huynh.
- Cô trò chuyện cùng với phụ huynh về chữ viết của trẻ.
* Thể dục sáng: Cô cùng trẻ tập bài thể dục sáng.
* Điểm danh: Cô gọi tên điểm danh trẻ. Yêu cầu trẻ kiểm tra bạn trong lớp.
* Trò chuyện: Trò chuyện với trẻ về tác hại của các con vật nuôi trong nhà
II. HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI
 1. Hoạt động 1: quan sát con mèo
 	 - Cho trẻ quan sát tranh con mèo.
 	 - Đây là gì? Có những bộ phận gì? Nó thích ăn gì, kêu như thế nào,,,,
 	 - So sánh mèo và chó.
 	 - Cho trẻ thảo luận với nhau về bức tranh vừa quan sát.
 	 - Trẻ tham gia phát biểu ý kiến và bổ sung cho nhau.
 - Cô hệ thống và cung cấp kiến thức cho trẻ.
 2. Hoạt động 2: trò chơi vận động “Mèo và chim sẽ”.
- Cô giới thiệu luật chơi cho trẻ hiểu
- Tổ chức chơi cùng trẻ.
- Bao quát quá trình trẻ chơi.
 3. Hoạt động 3: Chơi tự do 
III. HOẠT ĐỘNG CÓ CHỦ ĐÍCH
PHÁT TRIỂN THẨM MỸ
Đề tài: Hát và vận động
 THƯƠNG CON MÈO
1.MỤC ĐÍCH - YÊU CẦU:
- Trẻ hát kết hợp vỗ tay theo tiết tấu chậm bài “Thương con mèo”.
- Biết thể hiện tình cảm yêu thương những con vật gần gũi qua điệu bộ, cử chỉ, nét mặt.
 - Chú ý lắng nghe cô hát, chơi tốt trò chơi solmi.
 - Hát rõ lời, biết thể hiện điệu bộ, hứng thú nghe cô hát.
2. CHUẨN BỊ:
 - Phách, xắc xô, dụng cụ cho trẻ biếu diễn.
 	 - Mũ, túi sách , phong thư, máy vi tính.
 - Trò chơi âm nhạc.
3. CÁCH TIẾN HÀNH
* Hoạt động 1: 
- Cho trẻ xem tranh trên máy vi tính một số con vật nuôi trong nhà
- Trò chuyện về nội dung vừa xem.
 - Nhà các cháu có nuôi mèo không? Mèo con rất dễ thương, nó đang ngủ đấy, các cháu hãy kêu meo meo để đánh thức nó dậy nhé.
- Cô hỏi: Mèo dậy chưa?
- Cô nói: Các con hát bài “Thương con mèo” nhé.
- Cô cùng các con hát lại bài hát này nhé!
* Bài hát “Thương con mèo”
- Để bài hát hay hơn chúng ta làm gì?
- Hôm nay cô cùng các con hát và vỗ tay bài hát theo tiết tấu chậm
- Cô vỗ cho cả lớp vỗ theo tiết tấu chậm
- Cho từng tổ hát và vỗ tay theo tiết tấu chậm
* Bé thi tài
- Hôm nay trạm thú y xã có tổ chức buổi văn nghệ để khai trương trạm thú y mới sửa chữa chúng ta cùng đến đó tham gia nhé.
- Cho trẻ đi kết hợp các kiểu chân
- Cho từng đội kết mũ mèo có màu giống nhau lên biểu diễn
- Luân phiên giữa các nhóm bạn trai, bạn gái
- Cho một số trẻ lên biểu diễn và minh họa tự do
*Hoạt động 2: Nghe hát : Lý chiều chiều
 - Hát cho trẻ nghe 2 lần, nói tên bài hát và làn điệu dân ca 
 - Giới thiệu nội dung bài hát
 - Lần hai cô hát và minh cho cả lớp minh họa theo bài hát.
*Hoạt động 3: Chơi “Nghe giai điệu đoán tên bài hát”
- Cho trẻ chọn ô số bất kỳ trẻ thích , sau khi chọn cô cho trẻ nghe đoạn nhạc không lời trên máy vi tính , sau đó trẻ đoán tên bài hát, nếu đúng cô mở cho trẻ hát theo nhạc.
- Cho trẻ đoán hình nền và nói tên bài hát ở ô cuối cùng.
 * Nhận xét tiết học.
4. HOẠT ĐỘNG GÓC
1. Yêu cầu: Trẻ thực hiện được các vai chơi 
2. Chuẩn bị: Đồ chơi đủ các góc cho trẻ hoạt động
3. Tiến hành
- Góc phân vai : Gia đình- Bác sĩ thú y
- Góc nghệ thuật: Hát, đọc thơ về các vật nuôi trong nhà, tô màu, vẽ các con vật ở nhà
- Góc học tập: tô màu, nặn vẽ, xem tranh truyện về các con vật nuôi trong gia đình, phân loại vật nuôi trong nhà, làm album về vật nuôi trong nhà.
5. HOẠT ĐỘNG CHIỀU
1. Ôn bài hát : Thương con mèo.
- Cô giới thiệu từng tổ lên hát , cho trẻ hát yếu lên thực hiện.
2. Vệ sinh – Chơi tự do – Trả trẻ
- Cô cho trẻ chơi những trò chơi nhẹ
- Rửa tay sau khi chơi
- Giáo dục trẻ đi đúng lề bên phải
- Trả trẻ tận tay phụ huynh, nhắc nhở trẻ chào cô, mẹ
********************
Thứ năm ngày 04 tháng 12 năm 2014
I. HOẠT ĐỘNG ĐÓN TRẺ
* Đón trẻ
- Cô đón trẻ từ tay phụ huynh.
- Cô trò chuyện cùng với phụ huynh về thái độ của trẻ khi ở trong lớp.
* Thể dục sáng: Cô cùng trẻ tập bài thể dục sáng.
* Điểm danh: Cô gọi tên điểm danh trẻ. Yêu cầu trẻ kiểm tra bạn trong lớp.
* Trò chuyện: Trò chuyện với trẻ về một số đồ chơi trong sân trường, và một số trò chơi khác mà trẻ biết.
I. HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI
1. Hoạt động 1: Quan sát con vịt
 - Cô hướng dẫn và tổ chức cho trẻ quan sát.
 - Cho trẻ quan sát và gọi đúng tên con vật, các bộ phận của nó.
 - Cho trẻ thảo luận, phát biểu và bổ sung ý kiến cho nhau.
 - Giáo dục trẻ biết chăm sóc vật nuôi ở nhà.
2. Hoạt động 2: trò chơi vận động “ô tô và chim sẽ”.
- Cô giới thiệu luật chơi cho trẻ hiểu
- Tổ chức chơi cùng trẻ.
- Bao quát quá trình trẻ chơi.
3. Hoạt động 3: Chơi tự do 
 - Trẻ chơi tự chọn, cô bao quát trẻ
II. HOẠT ĐỘNG CÓ CHỦ ĐÍCH
PHÁT TRIỂN NHẬN THỨC
Đề tài: Thêm bớt trong phạm vi 7
1. YÊU CẦU
- Trẻ biết thêm bớt số lượng trong phạm vi 7 
- Luyện kỹ năng đếm, nhận biết nhóm có số lượng 7
- Phát triển khã năng quan sát và ghi nhớ có chủ định
2. CHUẨN BỊ
 	- Máy vi tính
- Tranh ảnh về một số động vật sống trong gia đình.
- 7 con mèo, 7 con cá
 - Thẻ chữ số từ 1-7
*Tích hợp: Âm nhạc; LQVH.
3. HƯỚNG DẪN
* Hoạt động 1: 
- Cho trẻ kể tên các con vật nuôi trong gia đình trên máy vi tính và đếm xem có bao nhiêu con vật trong mỗi nhóm.
 * Hoạt động 2: 
* Ôn nhận biết số 7: 
- Cho trẻ tìm xung quanh lớp nhóm con vật sống trong nhà có số lượng 7. Cho trẻ gắn và đọc số tương ứng.
* So sánh thêm bớt trong phạm vi 7
- Hôm nay các bạn mèo rủ nhau đi câu các con con đếm xem có bao nhiêu bạn mèo nhé!
- Cho trẻ kiểm tra các chú mèo trên máy vi tính.
- Cho trẻ lấy các chú mèo trong rổ ra xếp hàng ngang từ trái sang phải ( 7 chú mèo)
- Sau một thời gian câu cá các chú mèo câu được bao nhiêu cá. Cho trẻ đếm trên máy vi tính.
- Cho trẻ xếp hết số cá mèo câu được( 6 cá) xếp tương ứng 1-1
- Cho trẻ so sánh 2 nhóm. Nhóm nào nhiều hơn ? Nhóm nào ít hơn ? Vì sao con biết ? Để 2 nhóm bằng nhau con làm thế nào ?
 	 - 6 thêm 1 là mấy?
- Cho trẻ thêm bớt trong phạm vi 7
- Hai nhóm này như thế nào với nhau, bằng mấy , số tương ứng.
- 7 bớt 1 còn mấy, mỗi nhóm có số lượng mấy?
- Ai có nhận xét về kết quả này?
- Tương tự 7 bớt 2, bớt 3, bớt 4, bớt 5, bớt 6, bớt 7
- Sau đó cho trẻ thêm vào và đếm kết quả.
- Cho trẻ nhận xét thêm vào và bớt ra khác nhau như thế nào?
- Cho trẻ thực hiện.
 * Hoạt động 3: 
* TC: Ai tìm giỏi
- Cho trẻ lên click chuột tìm nhóm con vật có số lượng 7.
- Cô và cả lớp cùng kiểm tra.
 * TC: Tạo nhóm theo yêu cầu
- Chia lớp thành 3 nhóm mỗi nhóm 7 bạn, cô mở nhạc cho mỗi nhóm tự động bớt số bạn trong nhóm mình ra
- Mỗi lần bớt 1 bạn sau mỗi lần bớt đếm xem còn bao nhiêu bạn, sau đó bớt đến 7 cho trẻ đếm và so sánh kết quả.
- Cô đến từ nhóm , gợi ý trẻ trả lời
- Tương tự cô đổi cho trẻ thêm vào lần lượt 1 thêm 1, thêm 2, thêm 3, ..6 và mỗi lần thêm cho trẻ đếm kết quả.
*Kết thúc
- Nhận xét tuyên dương.GD trẻ biết yêu quý và chăm sóc vật nuôi trong gia đình. GD trẻ biết tiết kiệm năng lượng điện.
III. HOẠT ĐỘNG GÓC
1. Yêu cầu: Trẻ thực hiện được các vai chơi 
2. Chuẩn bị: Đồ chơi đủ các góc cho trẻ hoạt động
3. Tiến hành
- Góc phân vai : Gia đình- Bác sĩ thú y
- Góc xây dựng: Xây trại chăn nuôi.
- Góc thiên nhiên: Chăm só

File đính kèm:

  • docchu_diem_dong_vat.doc