Giáo án Lớp Lá - Chủ đề 9: Quê hương- Đất nước-Bác Hồ - Chủ đề nhánh 1: Tham quan trường tiểu học

TUẦN 34: CHỦ ĐIỂM 9: TRƯỜNG TIỂU HỌC

CĐ NHÁNH 1: THAM QUAN TRƯỜNG TIỂU HỌC

PHÁT TRIỂN THẨM MĨ

VẼ BẠN TRAI BẠN GÁI

Ngày dạy : Thứ ba /03 / 05 / 2011

I/ YÊU CẦU:

- Trẻ biết dùng các kỹ năng đã học để vẽ bạn trai bạn gái.

- Củng cố lại cách vẽ chân dung.

- Trẻ phân biệt được đặc điểm khác nhau giữa bạn trai và bạn gái qua đầu tóc, quần áo.

- Qua đó giáo dục cháu biết thương yêu các bạn của mình.

II/ CHUẨN BỊ:

- Tập tạo hình, chì màu cho trẻ.

- Mẫu gợi ý của cô.

- Tích hợp: âm nhạc

 

doc14 trang | Chia sẻ: dungnc89 | Lượt xem: 5156 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Lớp Lá - Chủ đề 9: Quê hương- Đất nước-Bác Hồ - Chủ đề nhánh 1: Tham quan trường tiểu học, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
au.
14h-15h10
Hoạt động chung
PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ :
- Món quà của cô giáo
PHÁT TRIÊN NHẬN THỨC- THẨM MĨ:
-Tham quan trường tiểu học
-Vẽ bạn trai bạn gái
PHÁT TRIỂN NHẬN THỨC:
-Ôn
PHÁT TRIÊN NGÔN NGŨ:
-Làm quen v-r.
PHÁT TRIỂN THẨM MĨ:
-Cháu vẫn nhớ trường mầm non
VĐ: Tiết tấu nhanh
NH: Đi học
TCAN: Hát đúng từ trong câu hát
15h10-15h50
Hoạt động góc
- Góc đóng vai: Cửa hàng bán sách và đồ dùng học tập
- Góc nghệ thuật: hát bài : Cháu vẫn nhớ trường mấm non.
 Múa hát về chủ điểm
- Góc học tập- sách: Đọc truyện tranh, sao chép tên bạn có chứa chữ cái đã học qua việc gắn thẻ chữ cái.Tìm chữ cái đã học trong từ. Tô vở tập tô, vở toán.
- Góc xây dựng, lắp ghép: Xây trường tiểu học.
15h50-16h10
Hoạt động ngoài trời
- Quan sát các cảnh sinh hoạt làng quê xung quanh, hình ảnh trường tiểu học.
- Chơi vận động:: Đổi khăn, rồng rắn lên mây.
- Chơi với đồ chơi, thiết bị ngoài trời, hoặc chơi theo ý thích.
16h10-1630
Trả trẻ
- Bình cờ cuối buổi
- Cô trả trẻ. Trong khi chờ bố mẹ đón, trẻ hoạt động theo ý thích (chơi vận động nhẹ hoặc hoạt động theo ý thích ở các góc tự chọn)
TUẦN 34: CHỦ ĐIỂM 9: TRƯỜNG TIỂU HỌC
CĐ NHÁNH 1: THAM QUAN TRƯỜNG TIỂU HỌC
PHÁT TRIỂN VẬN ĐỘNG
MÓN QUÀ CỦA CÔ GIÁO
	Ngày dạy : Thứ hai /02/ 05 / 2011	
I/ YÊU CẤU
Trẻ hiểu được nội dung câu chuyện
Qua đó trẻ biết đoàn kết, giúp đỡ lẫn nhau.
Biết kể chuyện sáng tạo.
II/ CHUẨN BỊ
Tranh minh họa, tranh kể chuyện sáng tạo.
Bảng, phấn
Tích hợp: Âm nhạc 
 MTXQ
III/ TIẾN HÀNH
HOẠT ĐỘNG CỦA CÔ
HOẠT ĐỘNG CỦA TRẺ
HOẠT ĐỘNG 1: Gây hứng thú gợi mở trẻ
- Cho cháu chơi “Cháu vẫn nhớ trường mầm non”
- Các con vừa hát bài hát bài hát nói về gì?
- Trường các con học là trường nào?
- Con học lớp nào?
- Lớp học của con có nhiều bạn ngoan không?
- Vậy khi các con ngoan, cô giáo tặng con quà gì?
- Hôm qua, cô có gặp bạn Gấu Xù, Mèo Khoang, Cún Đốm. Các bạn ấy nói cho cô biết lớp các bạn cũng rất đông, các bạn còn kể cho cô nghe câu chuyện về lớp của các bạn ấy nữa.
- Để xem lớp của các bạn Gấu Xù, Mèo Khoang, Cún Đốm có ngoan như lớp học của mình không, cô sẽ kể lại chuyện ấy cho các con nghe nhé!
-Cháu hát cùng cô.
-Trường mầm non.
-.
-.
-.
-..
HOẠT ĐỘNG 2: Cô kể mẫu
-Cô kể 1 lần kết hợp cho trẻ xem tranh, nêu nội dung 
 Cô nêu nội dung: ()
-Cháu ngồi nghe cô kể chuyện.
HOẠT ĐỘNG3: Trích dẫn - đàm thoại
- Cô giáo Hươu Sao nói với lớp Mẫu Giáo lớn như thế nào?
-Từ hôm ấy các bạn trong lớp ra sao?
- Đến ngày thứ 7 cả lớp đều thấy gì? 
- Tại sao Mèo Khoang khóc?
- Cuối tuần cô giáo đã làm gì?
- Vì sao Gấu Xù không đưa tay ra nhận quà?
 Các con biết không? Vì muốn nhận quà do cô giáo tặng nên các bạn cố gắng học tập để cuối tuần nhận quà và phiếu bé ngoan. Tuy nhiên, Gấu Xù không dám đưa tay nhận quà. Tại sao vậy nhỉ?
- Cô giáo nói gì?
- Ai đã nhận lỗi thay Gấu Xù?
- Khi đó, cô giáo nói ra sao?
 À, cô giáo đã cho 2 bạn nhận quà, vì cả 2 đã biết nhận lỗi.
- Thế trong lớp khi có bị mắc lỗi các con phải làm gì?
- Các con ơi! Câu chuyện cô vừa kể khen ngợi bạn Gấu Xù, Cún Đốm, Mèo Khoang vì các bạn đều rất ngoan. Đặc biệt là bạn Gấu Xù, khi thấy mình có lỗi bạn đã nhận ngay lỗi của mình đó các con.
- Các con giúp cô đặt tên truyện nhé!
- Cô giới thiệu tên câu chuyện, tác giả: Câu chuyện có tên là “ Món quà của cô giáo”, tác giả (). Vì 
-Cô viết tên câu chuyện lên bảng, cô đọc – trẻ đọc.
-Mời trẻ gạch chân chữ cái đã học.
 HOẠT ĐỘNG 4: “Kể chuyện sáng tạo.”
-Cô sẽ tổ chức cho các con chơi kể chuyện sáng tạo theo tranh, các con có thích không?
-Cô chia lớp ra làm 2 đội lên kể chuyện sáng tạo theo tranh.
-Cô nhận xét chung
-
-Các bạn cố gắng học thật ngoan
-..
-..
-..
-Vì Gấu Xù thấy mình có lỗi
-
-
-..
-Trẻ trả lời theo suy nghĩ.
-Trẻ đặt tên truyện theo ý thích.
-Trẻ đọc tên truyện.
-
-
-Trẻ chơi theo yêu cầu của cô
IV/ HOẠT ĐỘNG NỐI TIẾP:
- Cô mở băng bài “Trường mẫu giáo yêu thương” cho trẻ nghe.
- Đi đến góc chủ điểm quan sát tranh chủ điểm.
TUẦN 34: CHỦ ĐIỂM 9: TRƯỜNG TIỂU HỌC
CĐ NHÁNH 1: THAM QUAN TRƯỜNG TIỂU HỌC
PHÁT TRIỂN NHẬN THỨC
THAM QUAN TRƯỜNG TIỂU HỌC
	Ngày dạy : Thứ ba /03 / 05 / 2011	
I. YÊU CẦU:
- Trẻ biết về trường Tiểu học: Tên trường, địa chỉ, các hoạt động ở trường tiểu học, quang cảnh quanh trường, đặc điểm lớp học, bàn ghế.
- Trẻ biết được ở trường tiểu học có thầy cô giáo, các bạn cùng học tập và vui chơi.
- Rèn kỹ năng ghi nhớ có chủ định, khả năng quan sát.
- Phát triển vốn từ, rèn ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ.
	- Giáo dục trẻ yêu quý những ngôi trường tiểu học, ham thích được đi học ở trường tiểu học.
II. CHUẨN BỊ:
- Tranh ảnh về trường tiểu học, các hoạt động học tập và vui chơi của các bạn ở trường tiểu học, ảnh các bạn học sinh mặc đồng phục,
- Cô và trẻ cùng trò chuyện về trường tiểu học ở những hoạt động khác trong ngày.
 - Tích hợp: AN.
III. TIẾN HÀNH:
HOẠT ĐỘNG CỦA CÔ
HOẠT ĐỘNG CỦA TRẺ
* HOẠT ĐỘNG 1: Giới thiệu
- Trẻ Hát “Cháu vẫn nhớ trường mầm non”
- Các bạn tạm biệt trường mẫu giáo để đi đâu?
- Sang năm con sẽ học lớp gì?
- Học ở trường nào?
- Trường đó ở ấp nào? Xã nào?
 Sang năm con được học lớp 1 trường Tiểu học Vĩnh Mỹ A. 
-Vậy hôm nay chúng ta sẽ cùng tham quan trường tiểu học nhé! 
* HOẠT ĐỘNG 2: Tham quan trường Tiểu học:
- Nhìn xem đây là nơi nào?
- Trường Tiểu học Vĩnh Mỹ A ở gần đâu? 
- Ta đến cổng trường để xin vào tham quan nhé!
- Trường tiểu học buổi sáng đúng 7h mới đóng cổng vì các anh chị phải vào giờ học, học đến 10h30, chiều lúc 1h lại đóng cổng vì các anh chị vào học buổi chiều, học đến 5h bác bảo vệ mới mở cổng cho các anh chị ra về.
-Ta đến chào bác bảo vệ để bác mở cổng cho ta vào nhé!
- Con xem phía trong trường tiểu học có những gì nào?
-Bây giờ ta đến từng dãy phòng cô sẽ giới thiệu cho con xem nhé!
-Đây là dãy văn phòng, đây là phòng của thầy hiệu trưởng, đây là thầy hiệu trưởng, các con chào thầy đi.
-Kia là phòng của thầy cô hiệu phó, đây là thấy cô hiệu phó, con chào thầy cô đi.
-Còn căn phòng rộng này là căn phòng dùng chung cho giáo viên, nên khi đến giờ họp, giờ ra chơi các thầy cô sẽ về đây ngồi nghỉ ngơi.
-Còn kia là phòng thư viện và phòng sinh hoạt đội, học lớp 1 các con đã biết đọc chữ, các con sẽ được vào đây đọc sách.
- Ta sang dãy phòng kia nhé! Con xem, có nhiều phòng học không nào?
 À, các dãy còn lại đều là phòng học.
- Cô sẽ giới thiệu cho các con biết phòng học lớp 1 nhé! (đây là lớp 1A, 1B,1C, kia là lớp 2A, 2B, 2C )
- Lắng nghe!... Tùng! Tùng! tùng!...
-Tiếng gì thế? 
-Các con biết đánh trống để làm gì không?
 Đúng rồi! Buổi sáng khi nghe đánh trống các anh chị xếp hàng vào học, buổi trưa nghe tiếng trống là đến giờ chơi, tiếng trống giữa trưa là giờ ra về.
Các con xem các anh chị đang làm gì?
Xếp hàng để làm gì các con biết không?
À, học tiểu học cũng giống như mẫu giáo là mỗi ngày đều có xếp hàng tập thể dục, nhưng không phải tập vào đầu giờ mà là tập giữa giờ theo nhịp trống đánh.
Các con thấy trường tiểu học có nhiều thầy cô và đông học sinh không?
Đố các con khi tập thể dục xong các anh chị làm gì?
À, lên học tiểu học là các con đã lớn nên được chơi tự do, không có thấy cô bên cạnh nhắc nhở đâu.
Các con thấy ở sân trường tiểu học có gì?
Còn ở sân trường mẫu giáo thì sao?
Cột cờ dùng để ngày thứ 2 cho các bạn chào cờ và hát Quốc Ca.
Phía ngoài cổng trường có gì?
À, vì học tiểu học phải học nhiều, cho nên phía ngoài có bán thức ăn cho các bạn ăn vào giờ ra chơi, vừa ăn ngon, ăn no và hợp vệ sinh nữa.
Các con xem các anh chị mặc đồ gì?
Bậy giờ mình vào lớp xem các anh chị học nhé!
Trong phòng học lớp tiểu học có gì? Còn trong phòng học mẫu giáo có gì?
Trên bàn học của các anh chị có đồ dùng gì?
À, khi đi học các anh chị mang theo nhiều sách vở học nhiều môn.
Nào, ta đến văn phòng chào các thầy cô ra về nhé!
- Hát một bài tặng thầy cô và anh chị đang học lớp tiểu học nhé!
* HOẠT ĐỘNG 3: Kết thúc
- Chúng ta vừa đi đâu về?
-Trường tiểu học có tên là gì? Ở đâu?
-Trong trường tiểu học có những gì?
- Học ở trường Tiểu học rất vui, các con được làm quen với nhiều bạn mới. thế các con có thích học ở trường Tiểu học không?
à Sang năm con được học lớp 1 ở trường Tiểu học, cũng có thầy cô giáo, bạn bè, ở đó các con sẽ được học chữ, học toán, tập viết, tập đọc. các con nhớ phải cố gắng học tập tốt, vâng lời thầy cô nhé!
-Cháu hát
-..
-Lớp 1
-Trường tiểu học vĩnh Mỹ A1
-
-Trường tiểu học
-Gần chợ Vĩnh Mỹ A.
-Trẻ lắng nghe cô giới thiệu.
-Có nhiều phòng, nhiều lớp học
-..
-.
-.
-.
-.
-.
-.
-Tiếng trống trường
-Báo hiệu giờ học, giờ ra chơi, giờ ra về.
-Xếp hàng.
-Tập thể dục.
-.
- Chơi
- Có cột cờ.
-Có bán thức ăn
-Có nhiều bàn ghế
-..
-Có tập vỡ, viết, thước
-
-..
-Tham quan trường tiểu học.
-
-
-..
IV- HOẠT ĐỘNG NỐI TIẾP:
Bây giờ cô cháu ta cùng về góc nghệ thuật vẽ về trường tiểu học nhé!
TUẦN 34: CHỦ ĐIỂM 9: TRƯỜNG TIỂU HỌC
CĐ NHÁNH 1: THAM QUAN TRƯỜNG TIỂU HỌC
PHÁT TRIỂN THẨM MĨ
VẼ BẠN TRAI BẠN GÁI
Ngày dạy : Thứ ba /03 / 05 / 2011
I/ YÊU CẦU:
Trẻ biết dùng các kỹ năng đã học để vẽ bạn trai bạn gái.
Củng cố lại cách vẽ chân dung.
Trẻ phân biệt được đặc điểm khác nhau giữa bạn trai và bạn gái qua đầu tóc, quần áo.
Qua đó giáo dục cháu biết thương yêu các bạn của mình.
II/ CHUẨN BỊ:
Tập tạo hình, chì màu cho trẻ.
Mẫu gợi ý của cô.
Tích hợp: âm nhạc
III/ TIẾN HÀNH:
HOẠT ĐỘNG CỦA CÔ
HOẠT DỘNG CỦA TRẺ
HOẠT ĐỘNG 1: Tập trung chú ý của trẻ
Hát “cháu vẫn nhớ trường mầm non”
Sang năm con đi đâu mà rời xa trường mẫu giáo vậy?
Con có biết mình học lớp 1 ở trường nào không?
Lên học lớp 1 con phải xa cô và các bạn, con có thấy buồn và nhớ không?
Cô cũng nhớ các con lắm, không biết phải làm sao cho đỡ nhớ nữa đây? À, hay là các con hãy vẽ chân dung bạn trai, bạn gái để tặng cô đi.
Cô sẽ mở hội thi “Vẽ chân dung bạn trai, bạn gái” để mình mang đi triển lãm nhé!
Cô còn có 1 bức chân dung của các bạn năm rồi, các con xem nhé!
Con xem đây là tranh vẽ ai? Con thấy thế nào?
Đúng rồi! Đây là chân dung bạn trai, nhưng vì sao con biết đó là bạn trai?
Và đây là chân dung của ai? Vì sao con biết đây là chân dung bạn gái?
Con xem tranh vẽ chân dung của bạn gồm có những bộ phận nào?
Vậy con cho cô biết con định vẽ bạn trai hay bạn gái? bạn nào trong lớp mình? 
Con vẽ bạn có những bộ phận nào?
Vẽ khuôn mặt ra sao? Tóc dài hay ngắn? Nụ cười thế nào? Đôi mắt của bạn ra sao?
Con vẽ khuôn mặt, mắt, mũi, miệng bằng nét gì? Vẽ như thế nào?
Muốn vẽ chân dung bạn đẹp con phải làm sao?
Cô hỏi chung cách ngồi, cầm viết?
Cô công bố hội thi.
-Trẻ hát
- Trẻ trả lời theo suy nghĩ
-Trường tiểu học
- .
-Vẽ bạn trai, bạn gái.
-Tóc ngắn, quần sọt
-Tóc dài, áo đầm
-Đầu, tóc, mắt, mũi, miệng, bờ vai và các bộ phận.
- Trẻ tự trả lời.
-
HOẠT ĐỘNG 2: Trẻ thực hiện.
- Trẻ vẽ, cô bao quát, giúp đở những trẻ còn lúng túng.
- Trẻ vẽ.
HOẠT ĐỘNG 3: Nhận xét sản phẩm
- Trẻ đem sản phẩm lên bàn cho cả lớp xem chung
- Cô mời cháu chọn sản phẩm thích? Vì sao?
- Cô chọn sản phấm thích? Vì sao? 
- Cô bổ sung sản phẩm chưa hoàn chỉnh.
*Kết thúc: Bạn nào chưa vẽ xong thì mình về góc tạo hình vẽ thêm cho hoàn chỉnh nhe!
-Trẻ chọn sản phẩm đẹp, cô chọn sản phẩm hoàn chỉnh nhận xét và cô chọn sản phẩm chưa hoàn chỉnh để bổ sung
IV/ HOẠT ĐÔNG NỐI TIẾP:
 Cháu mang sản phẩm trưng bày ở góc lớp.
TUẦN 34: CHỦ ĐIỂM 9: TRƯỜNG TIỂU HỌC
CĐ NHÁNH 1: THAM QUAN TRƯỜNG TIỂU HỌC
PHÁT TRIỂN NHẬN THỨC
XÁC ĐỊNH VỊ TRÍ PHẢI TRÁI CỦA ĐỐI TƯỢNG
	Ngày dạy : Thứ tư 04/ 05/ 2011
I/ YÊU CẦU
- Trẻ xác định được phía phải, trái của đối tượng khác có sự định hướng.
- Thông qua các nhận thức bên phải, bên trái để liên hệ đến các cảnh đẹp quê hương làng xóm.
II/ CHUẨN BỊ
Tranh ảnh trường tiểu học và 1 số đồ dùng học tập của hoc sinh tiểu học: tập, sách giáo khoa, bảng đen, phấn, cặp sách.
Búp bê.
Tích hợp: Âm nhạc, MTXQ.
III/ TIẾN HÀNH
HOẠT ĐỘNG CỦA CÔ
HOẠT ĐỘNG CỦA TRẺ
* HOẠT ĐỘNG 1: nhận biết phía phải, phía trái của bản thân
-Trẻ Hát “Tạm biệt búp bê”
- Các bạn tạm biệt trường mẫu giáo để đi đâu?
- Sang năm con sẽ học lớp gì?
- Học ở trường nào?
- Ai giỏi nói cho cô và các bạn biết sang năm tới con sẽ cần những đồ dùng học tập gì? Dùng để làm gì?
- Nhìn xem hôm nay lớp mình có gì mới?
-Tranh trường tiểu học đang ở phía nào của con? Tay phải con đâu? Vỗ bên phải 3 cái.
-Tập học, sách giáo khoa lớp 1 ở phía nào của con? Tay trái con đâu? Vổ bên trái 3 cái.
- Bên phải quay.
- Bảng đen và phấn ở phía nào của con? Tay phải con đâu? Vỗ bên phải 3 cái.
-Cặp sách đang ở đâu? Tay trái con đâu? Vỗ bên trái 3 cái.
*Tương tự, cô cho cháu xoay nhiều hướng khác nhau và xác định phía phải trái của mình theo câu hỏi định hướng của cô. ( 4 hướng )
-Cô nhấn mạnh lại, kết luận.
* HOẠT ĐỘNG 2: Phân biệt phía phải, phía trái của đối tượng khác:
- Hát “Cháu vẫn nhớ trường mầm non”, đi lên đứng đối diện ( đội 1-2)
- Tay phải con đâu? Bắt tay nhau đi.
- Tay trái con đâu? Bắt tay nhau đi.
- Các con có bắt cùng ta nhau không?
- Để biết rõ thì cô xin mời 2 bạn lên bắt tay nhau cho cả lớp cùng xem.
 +Cùng bắt tay trái (phải ) nào! con thấy bạn bắt tay như thế nào? vì sao?
 +Phải bắt tay như thế nào thì 2 bạn mới cùng tay nhau được nhỉ?
- Vậy khi đứng ngược nhau (đối diện nhau) thì tay trái của con là tay nào của bạn? ( và ngược lại)
Cô nhấn mạnh lại: Nếu 2 người đứng (đối diện ) ngược nhau thì phỉa phải của bạn này là phía trái của bạn kia.
- Vậy muốn 2 bạn cùng phía với nhau thì phải đứng như thế nào nhỉ?
- Các con đứng cùng giơ tay phải xem nào? (đội 1 đằng sau quay). Các con đã cùng tay nhau chưa?
- Vậy khi đứng cùng phía với nhau thì phái phải của bạn này cũng là phía phải của bạn kia, phía trái của bạn này cũng là phái trái của bạn kia. Và ngược lại
- Nảy giờ cô thấy lớp mình rất giỏi, nên cô muốn thử tài thông minh của các con qua trò chơi “Ai nhanh trí”
 Cách chơi: Cô mời 3 bạn lên chơi, đứng thành 1 hàng ngang, bạn sẽ lần lược đố các con, ai biết thì đoán nhanh
 Phía phải( trái) của tôi có ai? Có đồ vật gì?
 VD: Bạn B đố : Đố các bạn, bạn A và bạn C ở phía nào của tôi? ( cả lớp nói- cô xác định lại bằng cách cho bạn B lần lược giơ tay phải, tay trái khẳng định lại)
 VD: Bạn C đố : Góc toán đang ở phía nào của tôi? Bạn B đang ở phái nào của tôi?....
 ( Cho cháu đổi vị trí cho nhau- nếu còn thời gian)
* HOẠT DỘNG 3: Luyện tập
- Cho cháu chơi “đưa tay theo phía cô yêu cầu”
- Con nhìn xem cô có gì đây?
- Tiếp theo cô sẽ cho các con chơi 1 trò chơi rất vui, đó là trò chơi “ đứng đúng phía theo yêu cầu của Búp Bê”
 Cô xoay Búp Bê 4 hướng và nói thay lời Búp Bê.
 VD: Tôi bảo!... Đứng về phía phải ( trái) của tôi.
 Cháu chơi vài lần
- Cháu hát và vận động.
- Lên học lớp 1.
- Trường tiểu học
- Trẻ tự kể.
-Tranh trường tiểu học, tập, sách giáo khoa, bảng, phấn, cặp.
- Phía phải,
-...
- Trẻ quay phải.
-
-Phía trái,
-
- Trẻ hát cùng cô.
- Trẻ giơ tay theo cô yêu cầu.
-
-Không.
-Trẻ làm theo cô yêu cầu.
-2tay chéo nhau, vì con đứng ngược chiều với bạn.
-Phải bắt tay không cùng tay với bạn
-
-Phải đứng cùng chiều với nhau.
-
Cháu chơi theo yêu cầu của cô.
- Cháu chơi theo yêu cầu của cô.
IV/ HOẠT ĐỘNG NỐI TIẾP:
Cô cùng cháu đi vào góc nghệ thuật nặn quà quê hương tặng đúng phía cho búp bê.
TUẦN 34: CHỦ ĐIỂM 9: TRƯỜNG TIỂU HỌC
CĐ NHÁNH 1: THAM QUAN TRƯỜNG TIỂU HỌC
PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ
LÀM QUEN v-r
	Ngày dạy : Thứ năm / 05/ 05 /2011	
I/ YÊU CẦU
Cháu nhận biết và phát âm đúng chữ cái v, r.
Nhận ra cách phát âm khác nhau của chữ cái v, r.
Biết cách chơi và hứng thú tham gia trò chơi.
II/ CHUẨN BỊ:
Bảng cài có gắn chữ cái v-r, s- x cho mỗi cháu 
Mẫu chữ cái to v - r cho cô.
Tập tô, chì màu bàn ghế cho trẻ.
Hình ảnh và từ ghép: “ cây viết”, “con rùa”.
- Tích hợp: AN, LQVH, MTXQ
III/ TIẾN HÀNH
HOẠT ĐỘNG CỦA CÔ
HOẠT ĐỘNG CỦA TRẺ
HOẠT ĐỘNG 1: Tập trung chú ý trẻ
Cho trẻ vận động bài: “cháu vẫn nhớ trường mầm non”
- Trẻ vận động cùng cô
HOẠT ĐỘNG 2: Làm quen chữ cái v-r
 **Làm quen chữ cái v :
- Con vừa hát bài gì? 
- Thế, ở trường mầm non con dùng những đồ dùng gì?
- Nhìn xem nhìn xem cô có tranh hình ảnh gì?
- Đọc từ : cây viết
- Giới thiệu từ ghép “cây viết”. Cô đọc.
- Cho cháu lấy chữ cái học rồi. Cho cháu phát âm.
- Giới thiệu chữ cái mới : v
- Giới thiệu v in thường, v viết thường.
- Lấy chữ cái v to đọc mẫu 2 lần. Chú ý khi đọc thì môi dưới chạm hàm răng trên rồi phát âm.
- Cô chú ý sữa sai cho cháu.
- Chữ cái v có nét gì?
 **Làm quen chữ cái r :
- Hát bài “yêu Hà Nội”
- Trong bài hát nói những nơi nào của Hà Nội?
- Ở giữa Hồ Gươm là gì?
- Tháp Rùa thờ con vật gì?
- Con nhìn xem cô có tranh gì nhé! Đọc từ dưới tranh.
- Để chỉ hình ảnh con rùa cô có từ ghép “con rùa”. Cô đọc
- Tìm cho cô chữ cái học rồi?
- Cô giới thiệu chữ r in thường, viết thường. Cô giới thiệu thẻ chữ cái to và phát âm: khi phát âm các con cong lưỡi.
- Cho trẻ phát âm.
- Các con xem chữ cái r có những nét gì?
-À chữ cái r có 1 nét thẳng ngắn và 1 nét cong nhỏ.
- Cho trẻ phát âm lại 2 chữ cái v-r
* So sánh v-r
- Chữ cái “v-r” có gì khác nhau khi đọc?
+ v thì môi dưới chạm hàm răng trên
+ r đọc cong lưỡi
- Trẻ tự trả lời
Trẻ trả lời
Cây viết
Đọc từ
-Trẻ tìm c, â, y,i, ê,t.Đọc lại
Lớp tổ, nhóm, cá nhân đọc xen kẽ 
Trẻ trả lời
-Trẻ hát.
Trẻ trả lời
Tháp Rùa
Con rùa
cháu đọc
cháu đọc
Trẻ tìm c, o,n, u,a và đọc
-Tổ, nhóm, cá nhân đọc xen kẽ (cô sửa sai cho trẻ)
Trẻ trả lời
Trẻ trả lời
HOẠT ĐỘNG 3: Trò chơi với chữ cái.
- Cho trẻ chơi động “ai nhanh hơn”: các vòng gắn các chữ cái s-x-v-r , cháu đi quanh các vòng khi nghe cô gõ nhanh thì nhảy nhanh vào vòng rồi nhặt chữ cái lên đọc .
- Cho trẻ chơi vài lần.
- Cho trẻ chơi tĩnh: “Nghe phát âm tìm chữ cái”; Cô nói cách chơi và cho trẻ chơi nhiều lần
Trẻ chơi theo yêu cầu của cô
IV/ HOẠT ĐỘNG TIẾP NỐI:
Cả lớp hát và vận động bài “ cháu vẫn nhớ trường mầm non”, trẻ qua bàn tô tranh trong quyển tập tô.
TUẦN 34: CHỦ ĐIỂM 9: TRƯỜNG TIỂU HỌC
CĐ NHÁNH 1: THAM QUAN TRƯỜNG TIỂU HỌC
PHÁT TRIỂN THẨM MĨ
CHÁU VẪN NHỚ TRƯỜNG MẤM NON
	Ngày dạy : Thứ năm / 06/ 05 /2011	
I- YÊU CẦU	
- Trẻ biết vận động theo tiết tấu nhanh theo lời của bài hát.
- Biết chú ý nghe cô hát, chơi trò chơi tai ai tinh.
- Giúp cháu thể hiện tình cảm với trường mầm non, và thích vào học lớp 1. 
II- CHUẨN BỊ
 - Nhạc cụ
 - Máy casset.
 - Hình ảnh trường mẫu giáo, trường tiểu học, các bạn thiếu nhi, Bác Hồ, ...
 - Tích hợp: LQVH
III- TIẾN HÀNH
HOẠT ĐỘNG CỦA CÔ
HOẠT ĐỘNG CỦA TRẺ
HOẠT ĐỘNG 1: Dạy vận động “cháu vẫn nhớ trường mầm non” -theo tiết tấu nhanh
- Cháu ngồi hình chữ u.
- Đọc thơ “cô giáo của em”
- Bạn nhỏ vào học lớp mấy?
- Vào học lớp 1 các con phải học trường nào?
- Thế khi vào học lớp 1 các con phải xa trường mẫu giáo các con sẽ như thế nào?
- Cô tóm ý: hết hè này là các con vào học lớp 1 rồi nên có 1 bài hát rất hay nói lên tình cảm của các con với trường mẫu giáo. Các con có thuộc không hát cô nghe nào!
- Cô mời lớp hát 1 lần
- Thế con có nghĩ ra cách nào vận động cho hay hơn không?
- Cô mời 3-4 trẻ lên vận động tự do.(cô chú ý sữa sai)
- Cô thấy bạn nào cũng hát và vận động rất hay. Ngoài những cách vận động của các con cô thấy cách vận động “tiết tấu nhanh” với lời bài hát này. Vậy hôm nay mình cùng vận động bài hát này nhé!
- Cô làm mẫu 1 lần cho trẻ xem. 
- Vỗ tay theo tiết tấu nhanh là vỗ như thế nào?
(cô có thể nhắc lại cho cháu nghe)
- Cả lớp vận động cùng cô.
- Trẻ hát kết hợp vận động .
- Cô mời xen kẽ tổ, nhóm, cá nhân. (cô mở băng)
- Cô chú ý sữa sai.
- Hỏi cháu tên bài, Tên tác giả? Tên vận động ?
HOẠT ĐỘNG 2 : Nghe hát “đi học” 
- Khi được cắp sách đến trường học, được vui chơi cùng bạn bè cô giáo các con thấy thế nào?
- Các bạn nhỏ ở miền núi cũng đi học như các con vậy đó. Mặc dù đường đến lớp vừa xa, vừa khó đi nhưng các bạn ấy vẫn chịu khó đi học vì các bạn ấy rất yêu cô giáo của mình. Các con có biết các bạn đó yêu cô giáo của mình như thế nào không?
- Hôm nay cô thấy các con rất ngoan, cô sẽ hát thưởng cho các con nghe bài hát “ đi học”, nhạc và lời của Minh Chính và Bùi Đình Thảo, các con nghe nhé!
- Cô hát cháu nghe lần 1. Cô nêu nội dung
 Nội dung: Bài hát nói lên niềm vui của các bạn

File đính kèm:

  • docgiao_an_tieu_hioc.doc