Giáo án Gia đình

I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:

- Trẻ nhận biết tên, cách phát âm chữ e, ê, u, ư, nhận biết dấu thanh trong chữ- từ có ý nghĩa

- Trẻ có kỹ năng xếp hột hạt tạo thành chữ, phát triển kỹ năng đồ chữ đúng quy trình

- Giao dục trẻ biết trật tự, phối hợp tốt khi thực hiện bài tập nhóm

 

II. CHUẨN BỊ:

- Từ có hình ảnh

- Bút

- Các nguyên vật liệu mở: hột hạt, dây, nút, sỏi,.

 

doc5 trang | Chia sẻ: halinh | Lượt xem: 1652 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Gia đình, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
NGÀY THỨ 1
BỮA TIỆC SINH NHẬT
MỤC ĐÍCH:
Trẻ nhận biết mối quan hệ hơn kém trong phạm vi 6. Biết thêm bớt trong phạm vi 6
Trẻ có kỹ năng so sánh cộng trừ trong phạm vi 6
Trẻ biết phối hợp, chia sẻ và tham gia hoạt động tích cực cúng các bạn
CHUẨN BỊ:
Chén dĩa bằng nhựa
Đất nặn 
Lôtô hình
Nhạc bài “ Ba ngọn nến lung linh”
TIẾN HÀNH:
Hoạt động 1 :Chuẩn bị chén dĩa 
Trẻ kết 2 bạn một nhóm, mỗi nhóm lấy 1 bộ chén dĩa trong góc gia đình
Cho trẻ đếm chén dĩa trong rổ
Thêm bớt chén dĩa trong rổ cho bằng 6
Trẻ tách đồ chơi thành 2 nhóm, đặt chữ số tương ứng
Cô cung cấp dấu lớn, dấu bé, dấu bằng cho trẻ biết 
Trẻ so sánh số lượng đồ chơi hai nhóm và đặt dấu tương ứng
Cô cho trẻ lấy thêm đồ chơi để mỗi nhóm có số lượng bằng 6
Hoạt động 2:Chuẩn bị thức ăn
 Cô cho mỗi trẻ lấy một thẻ hình dĩa cá viên có số lượng bất kỳ trong phạm vi 6
 Yêu cầu trẻ vẽ thêm cho đủ 6 viên cá
Hoạt động 3:Chuẩn bị bánh kem
Mỗi trẻ một cái bánh kem bằng đất nặn và yêu cầu trẻ cắm 6 cây đèn cầy
Giải thích cho trẻ biết 6 cây đèn cầy tượng trưng cho 6 tuổi
Trẻ thêm bớt theo yêu cầu của Cô:
+ 4 tuổi trẻ bớt 2 cây đèn cầy
+ 6 tuổi cộng 2 cây đèn cầy
+ 5 tuổi trẻ bớt 1 cây đèn cầy..v..v
 - Cả lớp cùng hát và vận động bài “ Ba ngọn nến lung linh” 
NGÀY THỨ 2
BẬT XA 50CM
 MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
Trẻ biết được tên, cách thực hiện động tác bật xa 50cm
Có kỹ năng lăn tay từ trước ra sau lên cao lấy đà, đồng thời nhún bật tiến về phía trước, chạm đất bằng gót chân, giữ thăng bằng
Giáo dục trẻ tự tin khi thực hiện động tác
CHUẨN BỊ:
Sân 
Gậy, bóng
Băng keo, bảng, nhạc
TIẾN HÀNH:
Hoạt động 1: Khởi động 
Cho trẻ đi kết hợp đi kiểng gót, đi thường, đi bằng gót chân, chạy nâng cao 
đùi, chạy chậm, chạy nhanh. Sau đó đứng về 4 hàng ngang, dãn đều 
Bài tập phát triển chung: tập kết hợp bài: “cả nhà thương nhau”
+ Tay 2 : tay đưa phía trước lên cao (2* 8)
	+ Chân 2: ngồi khuỵu gối, tay đưa cao ra trước (4*8)
	+ Bụng 3: đứng nghiêng người sang 2 bên (2*8)
	+ Bật 2: tách khép chân (2*8)
Hoạt động 2: Trọng động
Vận động cơ bản: Bật xa 50cm
 Cho trẻ đứng thành 2 hàng ngang đối diện cách nhau 3- 4 m, trước mỗi hàng có đường kẻ 
 + Cô làm mẫu động tác lần 1
 + Cô làm mẫu lần 2 kết hợp giải thích
 + Cho trẻ thực hiện và sửa sai trên trẻ.
 + Cô cho cả lớp thực hiện theo hiệu lệnh của cô
 +Cô chia nhóm và các nhóm thi đua: bật qua 70 cm
 +Trẻ ghi lại kết quả sau mỗi lần bật: có bao nhiêu bạn bật qua được mức quy định
Hoạt động 3: Trò chơi “chuyền bóng”
Cho trẻ đứng thành 2 hàng dọc và đếm số thứ tự
Cô nêu luật chơi: chuyền qua từng bạn liên tục, không nhảy cóc, khi chuyền phải đếm đúng số thứ tự của mình (chuyền bên phải, trái, qua đầu, chân)
Hồi tĩnh: trẻ đi nhẹ nhàng hít thở theo nhạc
NGÀY THỨ 3
BÉ VIẾT CHỮ e, ê, u, ư
MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
Trẻ nhận biết tên, cách phát âm chữ e, ê, u, ư, nhận biết dấu thanh trong chữ- từ có ý nghĩa
Trẻ có kỹ năng xếp hột hạt tạo thành chữ, phát triển kỹ năng đồ chữ đúng quy trình
Giao dục trẻ biết trật tự, phối hợp tốt khi thực hiện bài tập nhóm 
CHUẨN BỊ:
Từ có hình ảnh
Bút
Các nguyên vật liệu mở: hột hạt, dây, nút, sỏi,..
TIẾN HÀNH:
Hoạt động 1: Làm quen chữ e, ê, u, ư
Giới thiệu từ “dép kẹp”: cho trẻ tìm 2 chữ cái giống nhau à e, giới thiệu các mẫu chữ e (in hoa, in thường, viết hoa, viết thường), quy trình viết – Cho trẻ đọc (nhóm, cá nhân), vẽ trên không chữ e
Giới thiệu từ “cái ghế”: tìm chữ giống chữ e àê, tìm ra điểm khác nhau, giới thiệu các mẫu chữ- Cho trẻ đọc
Giới thiệu từ “tủ quần áo”: tìm 2 chữ cái giống nhau à u, giới thiệu các mẫu chữ u, quy trình viết, cho trẻ đọc, vẽ trên không
Giới thiệu từ “cây lược”: tìm chữ giống chữ u, tìm ra điểm khác nhau, giới thiệu các mẫu chữ ư
Giới thiệu các dấu thanh trong từ: “dép kẹp”, “cái ghế”, “tủ quần áo”, “cây lược”
 Hoạt động 2: Ai nhanh mắt
Chia trẻ thành 4 nhóm
Mỗi nhóm sẽ tìm chữ e, ê, u, ư trên các bảng biểu trong lớp và đánh dấu (e: khoanh tròn, ê,: dấu chéo, u: gạch dưới, ư: dấu cộng)
Đổi nhóm kiểm tra và nhận xét
 Hoạt động 3: Bé tạo chữ
Cho trẻ bắt cặp bạn
Trẻ tự chọn nguyên vật liệu mở (hột hạt, sỏi, dây) để tạo thành chữ e, ê, u, ư
Cho trẻ đồ chữ e. ê, u, ư trong tập “tập tô mẫu giáo” trang 26-27
NGÀY THỨ 4
CÁI BÁT XINH XINH
I.MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
- Trẻ thuộc thơ và hiểu nội dung bài thơ “ Cái bát xinh xinh”
- Rèn kỹ năng đọc diễn cảm, cử chỉ nét mặt theo nội dung bài thơ
- Giao dục trẻ biết giữ gìn đồ dùng cẩn thận
II.CHUẨN BỊ:
Một cái bát
Giấy, viết màu
III.TIẾN HÀNH:
Hoạt động 1: Cái bát xinh xinh
Cô tạo tình huống có người tặng quà cho lớp
Cô diễn tả bằng lời và cho trẻ đoán: “ cái bát”
Cô đọc cho trẻ nghe lần 1 bài thơ “ Cái bát xinh xinh”
Cho trẻ đọc theo cô 2 lần
Cho trẻ đọc cùng cô
Cho trẻ đọc nối tiếp theo cô
Nhóm bạn trai đọc, nhóm bạn gái
Hoạt động 2: Vòng tròn vui
Cho trẻ đứng vòng tròn
Cô đưa cái bát cho một trẻ bất kỳ, trẻ đó sẽ đọc tên bài thơ và lần lượt các bạn bên phải sẽ đọc một câu thơ tiếp theo của bài thơ “ Cái bát xinh xinh”
Bạn nào đọc đến câu cuối cùng của bài thơ sẽ được quyền trao cái bát cho bạn khác đọc lại từ đầu. Nếu bạn nào không đọc được câu thơ của mình bạn đó bị vào giữa vòng tròn
Hoạt động 3: Vẽ cái bát
Chia trẻ thành 4 nhóm cùng vẽ và trang trí cái bát 
NGÀY THỨ 5
GIÚP MẸ NẤU ĂN
MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
Trẻ biết cách nặn cái bát từ đất sét
Rèn kỹ năng chia đất, lăn tròn, làm lõm
Giáo dục trẻ biết giữ gìn sạch sẽ khi sử dụng đất nặn
CHUẨN BỊ:
Tranh mẫu các loại nồi
Các mẫu nồi bằng đất nặn
Đất nặn
CÁCH TIẾN HÀNH:
Hoạt động 1: Bé giúp mẹ
Cô kể chuyện “Khi mẹ ốm”
Đthoại về nội dung câu chuyện:
+ Bạn Lan đã làm gì khi mẹ ốm?
+ Ở nhà con thường giúp mẹ làm gì?
Cô gợi tình huống: bé giúp mẹ nấu cơmà cần gì để nấu được cơm
Hoạt động 2:Bé nặn cái nồi
Cô giới thiệu cho trẻ xem một số mẫu nặn cái nồi
Cô hướng dẫn trẻ cách nặn: Chia đất làm 2 phần không bằng nhau
 + Phần đất lớn: lăn tròn, ấn bẹt làm lõm để làm cái nồi. 
 + Phần đất nhỏ: Lăn tròn, ấn bẹt để làm nắp nồi
Cho trẻ thực hiện
Cô quan sát giúp đỡ trẻ
Hoạt động 3: Cùng xem nhé
Cô cho trẻ nhận xét các sản phẩm mà trẻ đã nặn
Cô cho trẻ chia nhóm theo đặc điểm của mỗi cái nồi 

File đính kèm:

  • docgiao an gia dinh.doc