Giáo án lớp ghép (lớp 2, 3)
I- Mục tiêu
- Học sinh nắm được ưu khuyết điểm trong tuần qua.
- Biết kế hoạch tuần 8 cần thực hiện.
II- Nội dung
1-Đánh giá ưu, khuyết điểm tuần.
+ Ưu điểm:
- Thực hiện tốt nếp đi thưa về trình, không có nói tục, chửi thề.
- Bỏ áo vào quần nghiêm túc theo qui định.
- Đi học đều, đúng giờ không có hiện tượng đi trể.
- Thực hiện tốt nếp vệ sinh lớp học, sân trường
- Thực hiện tốt nếp hát đầu, cuối giờ.
+ Khuyết điểm:
- Học tập chưa nghiêm túc, thiếu tập trung trong giờ học.
- Thực hiện chưa tốt các nề nếp: Nếp đưa tay phát biểu, nếp truy bài đầu giờ.
- Đổ rác chưa đúng qui đinh, còn hiện tượng vứt rác bừa bãi trên sân trường.
2-Phương hướng tuần 8:
- Thực hiên tốt nếp chào hỏi thầy cô, nếp đi thưa về trình, đi đến nơi về đến chốn.
- Học tập nghiêm túc, đảm bảo nề nếp kỉ luật, trật tự trong giờ học.
- Nghỉ học phải xin phép.
- Thực hiện nghiêm túc nếp truy bài đầu giờ, nếp đưa tay phát biểu.
- Vệ sinh trường lớp sạch đẹp, đổ rác đúng qui định, không vứt rác bừa bãi, tiêu tiểu
đúng quy định.
- Trò chơi: Ô ăn quan.
- Hướng dẫn cách chơi.
nh chơi những em đứng ,làm tổ mở cửa để tất cả các chim trong tổ bay ra để tìm mồi.(Mỗi tổ chỉ nhận được một chim). - Nhắc nhở các em đảm bảo an toàn trong luyện tập + Hoạt động 3: Kết thúc. - Đi thường theo nhịp vỗ tay hát. - Giaó viên cùng học sinh hệ thống bài. - Nhận xét đánh giá tiết học. - Chuẩn bị: kiểm tra đội hinh đội ngũ và đi chuyển hướng phải trái. NS:6/10/2014 ND: 8/10/2014 Thứ tư ngày 8 tháng 10 năm 2014 LỚP 2H LỚP 3H Tiết:1 Tập đọc Tiết:24 BÀN TAY DỊU DÀNG I. Mục tiêu. - Ngắt nghỉ hơi đúng chỗ, bước đầu biết đọc lời nhân vật phù hợp với nội dung. - Hiểu nội dung: Thái độ ân cần của thầy giáo đã giúp An vượt qua nỗi buồn mất bà và động viên bạn học tập tốt hơn, không phụ lòng tin yêu của mọi người (trả lời được các câu hỏi trong sách giáo khoa). II. Đồ dùng dạy học. -Tranh minh họa sách giáo khoa. III. Hoạt động dạy học. + Hoạt động 1: Luyện đọc. - Giáo viên đọc mẫu. - Hướng dẫn luyện đọc . - Học sinh đọc nối tiếp từng câu. - Giáo viên theo dõi uốn nắn sữa sai. - Học sinh đọc nối tiếp từng đoạn. - Gviên hướng dẫn ngắt hơi ở các câu dài. - Học sinh đọc từng đoạn trong nhóm. - Thi đọc giữa các nhóm. + Hoạt động 2: Hướng dẫn tìm hiểu bài: - H.sinh đọc thầm từng đoạn trả lời câu hỏi. - Tìm những từ ngữ cho thấy An rất buồn khi bà mới mất ? Vì sao An buồn như vậy ? - Khi biết An chưa làm bài tập, thái độ của thầy giáo thế nào ? - Vì sao thầy giáo không trách An khi biết em chưa làm bài tập? - Vì sao An lại nói tiếp với thầy sáng mai em sẽ làm bài tập ? - Tìm những từ ngữ nói về tình cảm của thầy giáo đối với An? - Học sinh phát biểu, cả lớp nhận xét. + Hoạt động 3: Luyện đọc lại: - Học sinh đọc từng đoạn theo nhóm. - Thi đọc giữa các nhóm. - Nhận xét, đánh giá. + Hoạt động 4: Kết thúc. - Chuẩn bị bài: ôn tập. - Nhận xét chung tiết học. Tiết:1 Toán Tiết:38 LUYỆN TẬP I. Mục tiêu. - Biết thực hiện gấp 1 số lên nhiều lần và giảm 1 số đi 1 số lần. Vận dụng vào giải toán. - Làm được các bài tập 1 (dòng 2), bài tập 2. II. Đồ dùng dạy học. -Bảng phụ. III. Hoạt động dạy học. 1. Bài cũ: Giảm 1 số đi nhiều lần. - Học sinh lên bảng làm bài. - Giảm 4 lần các số: 48, 24, 36, 28. - Nhận xét, đánh giá. 2. Bài mới. +Hoạt động 1: Giới thiệu bài: Luyện tập. +Hoạt động 2: Hướng dẫn luyện tập. - Bài tập1: Giáo viên hướng dẫn mẫu. - Chẳng hạn, 6 gấp 5 lần được 6 x 5 = 30, 30 giảm 6 lần được 30 : 6 = 5 - Học sinh tự làm các bài tiếp theo. - Học sinh nêu kết quả, cả lớp nhận xét. - Bài tập 2: Hs đọc đề bài và trả lời câu hỏi. - Bài toán cho biết gì? Bài toán hỏi gì? - Học sinh làm bài vào vở. - Nhận xét, chữa bài. Bài giải a) Buổi chiều cửa hàng bán được là: 60 : 3 = 20 (lít) Đáp số 20 lít dầu. b) Số quả cam trong rổ còn lại là: 60 : 3 = 20 (quả) Đáp số 20 quả cam. - Bài tập 3: Học sinh đọc thầm bài tập rồi nêu cách làm và làm bài. Chẳng hạn: - Đo đọ dài đoạn thẩng AB được 10 cm - Độ dài đoạn thẳng AB giảm 5 lần được 10 : 5 = 2 cm + Hoạt động 3: Kết thúc. - Chuẩn bị bài: Tìm số chia. - Nhận xét chung tiết học NS:6/10/2014 ND:8/10/2014 Tiết:2 Toán Tiết:38 BẢNG CỘNG I. Mục tiêu. - Thuộc bảng 6,7,8,9 cộng với một số. - Biết thực hiện phép cộng có nhớ trong phạm vi 100. - Biết giải bài toán về nhiều hơn. - Làm các bài tập 1,bài 2 (3 phép tính đầu), bài 3. II. Đồ dùng dạy học. -Đồ dùng môn toán. III. Hoạt động dạy học. 1. Bài cũ: Luyện tập. -Gọi học sinh lên bảng làm bài. 17 + 36 = 38 + 16 = 47 + 25 = 68 + 19 = -Nhận xét, đánh giá. 2. Bài mới. + Hoạt động 1: Giới thiệu bài: Bảng cộng. + Hoạt động 2: Hướng dẫn lập bảng cộng. - Giaó viên ghi các phép tính lên bảng. - Học sinh thành lập bảng cộng trên que tính - Học sinh chậm thao tác que tính như bài 9 cộng với một số. - Xóa dần bảng cộng, giúp học sinh học thuộc tại lớp. - Học sinh đọc bảng cộng theo nhóm. + Hoạt động 3: Luyện tập. - Bài 2: (3 phép tính đầu). - 1 học sinh làm bảng phụ, lớp làm vào vở. - Chấm điểm, nhận xét, chữa bài. - Bài 3: Học sinh đọc đề bài. - Giáo viên ghi tóm tắt lên bảng, hướng dẫn cách giải, 1 em lên bảng làm bài, cả lớp làm vào vỡ. Chấm điểm, chữa bài. Bài giải Mai cân nặng là 28+3=31(kg) Đáp số: 31 kg + Họa động 4: Kết thúc. - Về nhà đọc thuộc các bảng cộng đã học. - Nhận xét chung tiết học. - Chuẩn bị bài: Luyện tập. Tiết:2 Tập viết Tiết:8 ÔN CHỮ HOA G I. Mục tiêu. - Viết đúng chữ hoa G, C, Kh (1 dòng). - Viết đúng tên riêng Gò Công (1 dòng) và câu ứng dụng “Khôn ngoan ... đá nhau” 1 lần bằng chữ cỡ nhỏ. II. Đồ dùng dạy học. -Bảng phụ. III. Hoạt động dạy học. 1. Bài cũ: Ôn chữ hoa E, Ê. - Gọi học sinh lên bảng viết các tiếng: Ê- đê, Em. - Nhận xét, đánh giá. 2. Bài mới. +Hoạt động 1:Giới thiệu bài: Ôn chữ hoa G +Hoạt động 2: Hướng dẫn viết chữ hoa. - Học sinh tìm các chữ hoa có trong bài : G,C,K. - Giáo viên viết mẫu, nhắc lại cách viết. - Học sinh tập viết trên bảng con. - Luyện viết từ ứng dụng. - Học sinh đọc từ ứng dụng : Gò Công . - Học sinh tập viết trên bảng con. - Luyện viết câu ứng dụng. Học sinh đọc câu ứng dụng. Giáo viên giúp học sinh hiểu lời khuyên của câu tục ngữ: anh em trong nhà phải đoàn kết, yêu thương nhau. - Hsinh viết bảng con các chữ: Khôn, Gà. - Nhận xét, uốn nắn, sửa sai. + Hoạt động 3: Hướng dẫn viết vào vở. - Giáo viên nêu yêu cầu. - Viết chữ G: 1 dòng - Viết chữ C, Kh : 1 dòng - Viết tên riêng Gò Công: 2 dòng - Viết câu tục ngữ: 2 dòng - Chú ý viết đúng nét, độ cao, khoảng cách. - Học sinh viết bài vào vở. - Chấm điểm, nhận xét bài viết. + Hoạt động 4: Kết thúc. - Về nhà viết tiếp bài, chú ý chữ nghiêng. - Chuẩn bị: Ôn tập. - Nhận xét, đánh giá tiết học. NS:6/10/2014 ND:8/10/2014 Tiết:3 Tập viết Tiết:8 CHỮ HOA G I. Mục tiêu. - Viết đúng chữ hoa G (1 dòng cỡ vừa 1 dòng cỡ nhỏ); chữ và câu ứng dụng: Góp (1 dòng cỡ vừa 1 dòng cỡ nhỏ), Góp sức chung tay (3 lần). - Giáo dục học sinh tính cẩn thận. II. Đồ dùng dạy học. -Chữ mẫu hoa G, bảng phụ, vở tập viết. III. Hoạt động dạy học. 1. Bài cũ: Chữ hoa E, Ê. - Học sinh nhắc lại câu ứng dụng. - Viết bảng từ ứng dụng: Em. - Nhận xét, đánh giá. 2. Bài mới. + Hoạt động 1: Giới thiệu bài: Chữ hoa G. + Hoạt động 2: Hướng dẫn viết chữ hoa G. - Học sinh quan sát và nhận xét chữ mẫu. - Gviên giới thiệu khung chữ và cấu tạo nét. - Cao 8 ô li 9 dòng kẻ ngang, gồm 2 nét, 1 là kết hợp bởi 2 nét cong dưới và cong trái liền nhau tạo vòng xoắn, to ở đầu chữ giống chữ cái C viết hoa, 2 nét là nét khuyết ngược. - Giáo viên viết chữ hoa G lên bảng, vừa viết vừa nhắc lại cách viết. - Học sinh viết bảng con . - Giáo viên uốn nắn, sửa sai. + Hoạt động 3: Hdẫn viết cụm từ ứng dụng. - Học đọc đọc cụm từ ứng dụng. - Nêu nghĩa cụm từ ứng dụng. - Qsát cụm từ ứng dụng trên bảng nhận xét. - Giáo viên viết mẫu trên dòng . + Hoạt động 4: Hướng dẫn viết vào vở. - Giáo viên nêu yêu cầu viết. - 1dòng có chữ cái G cỡ vừa, 1 dòngchữ cái G cỡ nhỏ; 1dòng chữ Góp cỡ vừa, 1 dòng cỡ nhỏ; 2 dòng ứng dụng cỡ nhỏ. - Học sinh viết bài vào vở. - Thu vỡ chấm điểm, nhận xét bài viết. + Hoat động 5: Kết thúc. - Về nhà viết tiếp phần bài ở nhà. - Chuẩn bị bài sau: Ôn tập. Tiết:3 Tập đọc Tiết:16 TIẾNG RU I. Mục tiêu. - Bước đầu biết đọc bài thơ với giọng tình cảm, ngắt nhịp hợp lí. - Hiểu ý nghĩa. Con người sống giữa cộng đồng phải thương yêu anh em, bạn bà, đồng chí (trả lời được các câu hỏi trong sách giáo khoa, thuộc 2 khổ thơ trong bài). - Học sinh khá giỏi : Thuộc cả bài thơ. II. Đồ dùng dạy học. -Tranh sách giáo khoa. III. Hoạt động dạy học. 1. Bài cũ: Các em nhỏ và cụ già. - Học sinh đọc bài trả lời câu hỏi. - Nhận xét, đánh giá. 2. Baì mới. +Hoạt động 1: Giới thiệu bài: Tiếng ru. +Hoạt động 2: Luyện đọc. - Giaó viên đọc mẫu, 01 em đọc lại bài. - Cho học sinh quan sát hình sách giáo khoa. - Cho học sinh đọc nối tiếp nhau từng câu. - Giáo viên theo dõi uốn nắn sửa sai. - Đọc nối tiếp từng khổ thơ. - Giáo viên hướng dẫn các ngắt hơi đúng ở các dấu câu, các dòng thơ, khổ thơ. - Tìm hiểu nghĩa của cac từ ngữ mới: đồng chí, nhân gian, bồi. - Đọc từng khổ thơ theo nhóm. - 1 em đọc lại cả bài. + Hoạt động 3: Hướng dẫn tìm hiểu bài. - Học sinh đọc bài trả lời câu hỏi - Con ong, con cá, con chim yêu những gỉ ? - Hãy nêu cách hiểu của em về mỗi câu thơ trong khổ thơ thứ 2. - Vì sao núi không chê đất thấp, biển không chê sông nhỏ? - Câu lục bát nào trong khổ thơ nói lên ý chính của cả bài thơ ? - Học sinh phát biểu, cả lớp nhận xét. + Hoạt động 4: Kết thúc. - Chuẩn bị: Ôn tập. - Nhận xét, đánh giá tiết học. NS:/6/10/2014 ND:8/10/2014 Tiết:4 Mỹ thuật Tiết:8 XEM TRANH: TIẾNG ĐÀN BẦU I. Mục tiêu. - Làm quen, tiếp xúc tìm hiểu vẻ đẹp trong tranh của họa sĩ, mô tả được các hình ảnh, các hoạt động và màu sắc trong tranh.. - Học sinh khá giỏi: Chỉ ra các hình ảnh và màu sắc trong tranh mà mình thích. II. Đồ dùng dạy học. -Tranh phong cảnh ,sinh hoạt . III. Hoạt động dạy học. 1. Bài cũ: Vẽ tranh Em đi học. - Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh. - Nhận xét, đánh giá. 2. Bài mới. + Hoạt động 1: Giới thiệu bài: Xem tranh: Tiếng đàn bầu. + Hoạt động 2: Hướng dẫn xem tranh. - Học sinh quan sát tranh, trả lời các câu hỏi. - Em hãy nêu tên bức tranh và tên họa sĩ. - Tranh vẽ mấy người? - Anh bộ đội và hai em bé đang làm gì ? - Em có thích tranh tiếng đàn bầu của họa sĩ Sỹ Tốt không ? - Trong tranh, họa sĩ đã sử dụng những màu nào? - Học sinh phát biểu theo suy nghỉ của mình. - Giáo viên bổ sung.(Họa sĩ Sỹ Tốt quê ở làng Cổ Đô, huyện Ba Vi ,tỉnh Hà Tây. Ngoài bức tranh tiếng đàn bầu ông còn vẽ vế đề tài bộ đội ngồi trên chõng tre say mê gãy đàn.) - Giáo viên có thể cho học sinh thấy trong bức tranh còn có hình ảnh cô thôn nữ đang đứng bên cửa ra vào vừa hong tóc, vừa lắng nghe tiếng đàn bầu. Hình ảnh này càng tạo cho tiếng đàn hay hơn và khong khí thêm ấm áp. Ngoài ra, bức tranh dân gian Gà mái treo trên tường khiến cho bố cục tranh thêm chặt chẽ và nội dung phong phú hơn. + Hoat động 3: Kết thúc. - Chuẩn bị bài: Vẽ cái mũ. - Nhận xét, đánh giá tiết học. Tiết:4 Tự nhiên xã hội Tiết:16 VỆ SINH THẦN KINH (TT) I. Mục tiêu. - Nêu được vai trò của giấc ngủ đối với sức khỏe. - Học sinh khá giỏi: Biết lập và thực hiện thời gian biểu hàng ngày. - LG phòng chống ma túy, chất gây nghiện. - KNS: Kĩ năng làm chủ bản thân: quản lí thời gian để thực hiện được mục tiêu theo thời gian biểu hàng ngày. II. Đồ dùng dạy học. -Mẫu thời gian biểu. III. Hoạt động dạy học. + Hoạt động 1: Thảo luận . - Cho học sinh thảo luận nhóm 2, theo gợi ý sau: Theo bạn, khi ngủ những cơ quan nào của cơ thể được nghỉ ngơi ? Có khhi nào bạn ngủ ít không ? Nêu cảm giác cuả bạn ngay sau đêm hôm đó. Nêu những điều kiện để có giấc ngủ tốt. Hằng ngày bạn thức dậy và đi ngủ vào lúc mấy giờ ? Bạn đả làm những việc gì trong cả ngày ? - Đại diện nhóm phát biểu . - Cả lớp nhận xét, giáo viên kết luận. + Hoạt động 2: Lập thời gian biểu - Hướng dẫn cách lập thời gian biểu. - Thời gian gồm các buổi trong ngày, các giờ trong từng buổi. Công việc mà cá nhân cần phải làm trong ngày. - Cho học sinh điền thử vào bảng thời gian biểu trên bảng lớp. - Cả lớp và giáo viên nhận xét. - Học sinh tự lập thời gian biểu. - Học sinh giới thiệu thời gian biểu của mình trước lớp. - Cả lớp và giaó viên nhận xét + Hoạt động 3: Kết thúc. - Giaó dục học sinh không nên dùng các loại chất gây nghiện như: Ma túy, hút thuốc lá... - Chuẩn bị: Ôn tập con người và sức khỏe. - Nhận xét, đánh giá tiết học. NS:6/10/2014 ND:9/10/2014 Thứ năm ngày 9 tháng 10 năm 2014 LỚP 2H LỚP 3H Tiết:1 Toán Tiết:39 LUYỆN TẬP I. Mục tiêu. - Ghi nhớ và tái hiện nhanh bảng cộng trong phạm vi 20 để tính nhẩm, cộng có nhớ trong phạm vi 100. - Biết giải bài toán có một phép cộng. - Làm các bài tập 1,3,4. II. Đồ dùng dạy học. -Bảng phụ. III. Hoạt động dạy học. 1. Bài cũ: Bảng cộng. -Học sinh lên bảng làm bài. 26 + 17 = 42 + 39 = 27 = 67 + 28 = -Nhận xét, đánh giá, cho điểm. 2. Bài mới. + Hoạt động 1: Giới thiệu bài: Luyện tập. + Hoạt động 2: Hướng dẫn luyện tập. - Bài tập 1: Học sinh thi đua nêu kết quả tính nhẩm trong từng cột tính ở câu a. Khi chữa bài học sinh nhận xét về đặc điểm của các phép cộng. - Cá nhân đọc từng phép tính và nêu kết quả ở câu b. - Nhận xét, chữa bài. - Bài 3: Học sinh làm bài vào vở. - Học sinh nêu yêu cầu bài toán. - 1 học sinh làm trên bảng, lớp làm vào vở. - Thu vở chấm điểm một số em. - Nhận xét, chữa bài. - Bài 4: Giaó viên gọi học sinh đọc đề toán. - Gợi ý cách giải. - 1 em làm bảng phụ, cả lớp làm vào vở. - Nhận xét, chữa bài. Bài giải Mẹ và chị hái được 38 +16 = 54 (quả bưởi) Đáp số: 54 quả bưởi. + Hoạt động 3: Kết thúc. - Chuẩn bị bài: Phép cộng có tổng bằng 100 - Nhận xét chung tiết học Tiết:1 Luyện từ và câu Tiết:8 TỪ NGỮ VỀ CỘNG ĐỒNG. ÔN TẬP CÂU: AI LÀM GÌ? I. Mục tiêu. - Hiểu và phân loại được 1 số từ ngữ về cộng đồng (bài tập 1). - Biết tìm các bộ phận của câu, trả lời câu hỏi (ai, cái gì, con gì, làm gì) (bài tập 3). - Biết đặt câu hỏi cho các bộ phận của câu đã xác định (bài tập 4). - Học sinh khá giỏi: làm được bài 2. II. Đồ dùng dạy học. -Bảng phụ . III. Hoạt động dạy học. 1. Bài cũ: Ôn từ ngữ chỉ hoạt động, trạng thái. - Học sinh làm miệng bài tập 2. - Nhận xét, đánh giá. 2. Bài mới. +Hoạt động 1: Giới thiệu bài:Từ ngữ về cộng đồng... +Hoạt động 2: Hướng dẫn làm bài tập. - Bài 1: Gọi học sinh đọc nội dung bài tập. - Một học sinh làm mẫu. - Cả lớp làm vào vở, đọc kết quả . - Nhận xét, chốt lại lời giải đúng. - Bài 2: 1 học sinh đọc nội dung bài tập. - Học sinh làm bài. Đọc kết quả bài làm, cả lớp nhận xét, giáo viên chốt lại ý đúng. - Bài 3: Học sinh dọc nội dung bài tập. - Giáo viên giúp cho học sinh nắm được yêu cầu của bài. - 1 em lên bảng làm bài, cả lớp làm vào vở - Từng em trình bài kết quả. - Cả lớp và gviên nhận xét chốt lại ý đúng. - Bài 4: Học sinh đọc bài tập, - Giáo viên gợi ý cách làm. - Học sinh làm bài miệng. - Cả lớp và giáo viên nhận xét, chốt ý đúng. +Hoạt động 3: Kết thúc. - Chuẩn bị bài: Ôn tập. - Nhận xét, đánh giá tiết học. NS:7/10/2014 ND:9/10/2014 Tiết:2 Luyện từ và câu Tiết:8 TỪ CHỈ HOẠT ĐỘNG, TRẠNG THÁI. DẤU PHẨY I. Mục tiêu. - Nhận biết và bước đầu biết dùng một số từ chỉ hoạt động, trạng thái của loài vật và sự vật trong câu (bài tập 1,2). - Bước đặt dấu phẩy vào chỗ thích hợp trong câu (bài tập 3). II. Đồ dùng dạy học. -Bảng phụ. III. Hoạt động dạy học. 1. Kiểm tra bài cũ: Từ ngữ về môn học. - Gọi 2 em lêng bảng điền các từ chỉ hoạt động vào chỗ trống ở những câu đã viết trên bảng. - Nhận xét, đánh giá, cho điểm. 2. Bài mới. + Hoạt động 1: Giới thiệu bài:Từ chỉ hoạt động, trạng thái. Dấu phẩy. + Hoạt động 2: Hướng dẫn làm bài tập. - Bài tập 1: Học sinh đọc yêu cầu bài. (Tìm các từ chỉ hoạt động, trạng thái của loài vật và sự vật trong những câu đã cho). - Tổ chức cho học sinh thảo luận nhóm. - Viết các từ chỉ hoạt động, trạng thái của loài vật và sự vật trong từng câu ra vở nháp. - Hs đọc kết quả, cả lớp nhận xét, bổ sung. - Giáo viên chốt lại ý đúng. - Bài tập 2: Chọn từ thích hợp điền vào chỗ trống. - Tổ chức cho học sinh thảo luận nhóm đôi. - Gọi học sinh đọc bài đồng dao đã hoàn chỉnh. - Bài tập 3: học sinh đọc yêu cầu bài. - Giaó viên hướng dẫn, gợi ý học sinh đặt dấu phẩy sao cho phù hợp. - Cho học sinh làm bài vào vở. - Giaó viên thu vở chấm bài một số em. - Nhận xét, chữa bài. + Hoạt động 3: Kết thúc. - Chuẩn bị bài: Ôn tập. - Nhận xét, đánh giá tiết học. Tiết:2 Chính tả Tiết:16 TIẾNG RU I. Mục tiêu. - Nhớ viết đúng bài chính tả, trình bày đúng các dòng thơ, khổ thơ lục bát. Làm đúng bài tập 2 (a, b). II. Đồ dựng dạy học. -Bảng phụ. III. Hoạt động dạy học. 1. Bài cũ:Các em nhỏ và cụ già. - Giáo viên đọc các từ cho học sinh viết bảng: ngừng lại, nghẹn ngào, xe buýt. - Nhận xét, đánh giá. 2. Bài mới. + Hoạt động 1: Giới thiệu bài: Tiếng ru. + Hoạt động 2: Hướng dẫn nhớ viết. - Giaó viên đọc khổ thơ 1,2 của bài. - Học sinh đọc thuộc lòng 2 khổ thơ. - Hướng dẫn nhận xét chính tả. - Bài thơ viết theo thể thơ gì ? Cách trình bày bài thơ lục bát có điểm gì cần lưu ý ? - Gviên đọc từ khó, học sinh viết bảng con. - Học sinh nhớ viết lại 2 khổ thơ vào vở. - Học sinh nhớ ghi tên bài ở giữa,cách trình bài bài viết,cách cầm viết, tư thế ngồi viết. Học sinh viết bài vào vở. Giáo viên theo dõi giúp đỡ những em yếu. - Học sinh đọc lại bài ,soát lỗi chính tả. - Giáo viên chấm một số bài .Nhận xét đánh giá chữa bài. + Hoạt động 3: Hướng dẫn làm bài tập. - Bài tập 2: Học sinh đọc yêu cầu bài tập. - Cả lớp theo dõi sách giáo khoa. - Gọi 3 em lên bảng làm bài ,cả lớp làm bài vào vở nháp. Cả lớp và giáo viên nhận xét, chốt lại lời giải đúng. - Học sinh đọc lại kết quả đúng trên bảng. Cả lớp chữa bài vào vở. a) - rán - dễ - giao thừa b) - cuồn cuộn - chuồng - luống + Hoạt động 3: Kết thúc - Chuẩn bị bài: Ôn tập. - Nhận xét, đánh giá tiết học. NS:7/10/2014 ND:9/10/2014 Tiết:3 Chính tả Tiết:16 BÀN TAY DỊU DÀNG I. Mục tiêu. - Chép lại chính xác bài chính tả, trình bày đúng đoạn văn xuôi. - Biết ghi đúng các dấu câu trong bài. - Làm được bài tập 2 và bài tập 3 ( a, b). II. Đồ dùng dạy học. -Bảng phụ . III. Hoạt động dạy học. 1. Bài cũ: Người mẹ hiền. -Giáo viên đọc cho học sinh viết bảng các từ: xấu hổ, bật khóc, xoa đầu, thập thò, nghiêm giọng, trốn học, xin lỗi. - Nhận xét, đánh giá. 2. Bài mới. + Hoạt động 1:Gthiệu bài:Bàn tay dịu dàng + Hoạt động 2: Hướng dẫn nghe viết. - Giáo viên đọc 1 lần bài chính tả. - Giúp học sinh hiểu được nội dung bài . - An buồn bã nói với thầy điều gì ? - Khi biết An chưa làm bài tập thái độ của thầy giáo như thế nào? - Bài chính tả có những chữ nào viết hoa? - Khi xuống dòng, chữ đầu câu phải viết như thế nào ? - Giáo viên đọc từ khó học sinh viết vào bảng con. Nhận xét uốn nắn sửa sai. - Giáo viên đọc học sinh viết bài vào vở. - Học sinh đổi vở rà soát lỗi chính tả. - Giaó viên thu vở chấm điểm một số em. - Nhận xét đánh giá bài viết. + Hoạt động 3: Hướng dẫn làm bài tập. - Bài 2 : học sinh đọc yêu cầu bài tập. - Học sinh làm miệng. Sau đó chia nhóm lên bảng thi tiếp sức. - Cả lớp và giáo viên nhận xét. - Bài tập 3 : học sinh đọc êu cầu của bài. - Hsinh làm bài vào vở,2 em làm trên bảng. -Nhận xét, chữa bài. + Hoạt động 4: Kết thúc. - Chuẩn bị bài: Ôn tập giữa kỳ I. -Nhận xét, đánh giá tiết học. Tiết:3 Toán Tiết:39 TÌM SỐ CHIA I. Mục tiêu. - Biết tên gọi của các thành phần trong nhóm chia. Biết tìm số chia chưa biết. Làm các bài tập1, bài 2. II. Đồ dùng dạy học. - 6 hình vuông, hình tam giác. III. Hoạt động dạy học. 1. Bài cũ: Luyện tập. - Gọi học sinh lên bảng làm bài. - Gấp 6 lần các số: 3,6,7,8,9. - Giảm 4 lần các số: 12, 24, 32, 36 2. Bài mới. + Hoạt động 1: Giới thiệu bài: Tìm số chia. + Hoạt động 2: Hdẫn cách tìm số chia. - Lấy 6 hình vuông xếp đều thành 2 hàng, mỗi hàng có mấy hình vuông? - Học sinh phát biểu. - Giáo viên viết phép chia: 6 : 2 = 3 hình vuông . 6 là số bị chia; 2 là số chia; 3 là thương. - Cho học sinh nhắc lại tên gọi các số trong phép chia. - Muốn tìm số chia ta làm như thế nào? - Tìm số chia x chưa biết. 30 : x = 5. Cho học sinh nhận xét. Ta phải tìm gì ? Muốn tìm số chia x ta làm thế nào ? -Giáo viên làm mẫu. 30 : x = 5 x = 30 : 5 x = 6 -Học sinh nêu quy tắc tìm số chia. + Hoat động 3: Luyện tập. - Bài tập 1: Học sinh tính nhẩm, - Học sinh tính nhẩm nêu miệng kết quả. - Nhận xét, chữa bài . - Bài tập 2: Học sinh làm bài vào vở. - 1 em làm bài trên bảng . - Nhận xét, chữa bài + Hoạt động 4: Kết thúc. - Học sinh nêu lại quy tắc tìm số chia. - Chuẩn bị bài: Luyện tập. - Nhận xét, đánh giá tiết học. NS: 7/10/2014 ND:9/10/2014 Tiết:4 Tự nhiên xã hội Tiết:8 ĂN UỐNG SẠCH SẼ I. Mục tiêu. - Nêu được một số việc cần làm để giữ vệ sinh ăn uống như: Ăn chậm, nhai kỹ, không uống nước lã, rửa tay sạch trước khi ăn và sau khi đại, tiểu tiện. - Nêu được tác dụng của các việc cần làm. - Lồng ghép vệ sinh an toàn thực phẩm - KNS: kĩ năng tìm kiếm và xử lí thông tin :Quan sát và phân tích để nhận biết nhữ
File đính kèm:
- Gan lop ghep 23(1).docx