Giáo án Lớp Chồi - Tuần 1 Tháng 5

Môn: Văn học

Bài thơ “MƯA”

I. Mục đích yêu cầu:

- Trẻ biết tên bài thơ, đọc thuộc bài thơ, trẻ hiểu nội dung bài thơ.

- Trẻ đọc thơ diễn cảm trẻ cảm nhận được âm điệu của bài thơ

- Giáo dục trẻ không được chơi dưới mưa lạnh sẽ dễ bị bệnh, khi đi ngoài mưa phải mặc áo mưa.

II. Chuẩn bị:

- Bộ tranh minh họa bài thơ

- Tranh rời ở góc văn học

III. Tổ chức hoạt động:

 Hoạt động 1:

- Cô và trẻ cùng chơi trò chơi “Trời mưa”

+ Đàm thoại nội dung trò chơi

+ Khi ra đường gặp trời mưa chúng ta làm gì?

- Hoom nay, cô sẽ dạy cho các con bài thơ mới các con nghe xem đó là bài thơ gì nhé!

 

doc6 trang | Chia sẻ: dungnc89 | Lượt xem: 1493 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Lớp Chồi - Tuần 1 Tháng 5, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thứ . ngày.. tháng. năm 2010
Môn: KPKH
ÔN TẬP NHẬN BIẾT CÁC HÌNH HỌC
I. Mục đích yêu cầu:
- Trẻ nhận biết được một số đặc điểm, tính chất, trạng thái của nước.Lợi ích, tác dụng của nước đối với đời sống con người.
- Phát triển vốn từ, kĩ năng chơi các hoạt động cần nước.
- Trẻ biết giữ gìn nguồn nước sạch, tiết kiệm không lãng phí nước.
 II. Chuẩn bị:
- Giáo án điện tử.
III. Tổ chức hoạt động:
Hoạt động 1: Cô và trẻ hát và vận động bài “Cho tôi đi làm mưa với” 
- Các con vừa hát bài gì? 
- Nội dung bài hát nói gì?
- Nước rất cần thist cho con người, cây cói và các con vật. Nước có rất nhiều điều thú vị chúng ta cùng khám phá nhé!
Hoạt động 2: 
- Cô cho trẻ quan sát những ly nước cô để trên bàn.
+ Ai có nhận xét gì về những ly nước của cô?
- Cô mời 3- 4 trẻ đứng lên nhận xét.
+ Nước có mùi gì không?
+ Hàng ngày, uống nước các con thấy có vị gì?
- Cô cho trẻ quan sát ly nước đá:
+ Trong ly nước có gì?
- Cho trẻ sờ tay vào ly nước. Con cảm thấy như thế nào?
+ Nước đá dùng để làm gì?
- Cho trẻ sờ tay vào ly nước nóng.
+ Con thấy như thế nào?
+ Tai sao nước lại nóng?
- Cô đậy nắp ly lại sau đó mở nắp ra.
+ Trên nắp có gì?
+ Tai sao lại có những hạt nhỏ li ti?
+ Nước nóng dùng để làm gì?
- GD: Khi dùng nước nóng các con không được tự ý lấy mà phải nhờ người lớn lấy giúp và phải cẩn thận kẻo bị bỏng.
* Chuyển góc: Cho trẻ đọc bài thơ “Mong mưa”
- Cho trẻ quan sát tranh trên máy và đàm thoại về các bức tranh.
+ Trong tranh người ta đang làm gì?
+ Nếu không có nước thì cây sẽ như thế nào?
+ Em bé đang làm gì?
+ Nếu chúng ta không tắm thì sẽ như thế nào?
- Tiếp tục đàm thoại về bức tranh rửa rau và nấu cơm.
Hoạt động 3: 
* Trò chơi: “Thi nói nhanh”
- Cô nêu cách chơi: Kể nước dùng để làm gì? Tác dụng của nước mà các bạn vừa kể?
*Nhận xét:
Thứ . ngày .. tháng .. năm 2010
Môn: Thể dục
BÒ DÍCH DẮC QUA 5 ĐIỂM
I. Mục đích yêu cầu:
- Trẻ biết tên bài tập, thực hiện đúng động tác.
- Giúp trẻ phát triển sự nhanh nhẹn và khéo léo, bật và chướng ngại vật và không chạm vào vật.
- Trẻ trật tự, chú ý lắng nghe, tích cực tham gia hoạt động.
II. Chuẩn bị:
Sân tập thoáng mát sạch sẽ
4 khối hình học
III. Tổ chức hoạt động:
* Hoạt động 1: Khởi động
- Cô cho trẻ đi vòng tròn kết hợp với các kiểu chân đi vòng quanh nơi tập sau đó đứng thành 2 hàng ngang.
* Hoạt động 2:Trọng động
Bài tập phát triển chung:
Tập các động tác thể dục bài 8
Vận động cơ bản: Đi trên băng ghế thể dục bước qua chướng ngại vật.
- Hôm nay, cô các con cùng đến thăm nhà bạn búp bê nhưng trên đường đi có một con suối chúng ta phải đi qua cầu và trên cầu có rất nhiều các chướng ngại vật.
- Cô làm mẫu lần 1: Chậm không giải thích
- Cô làm mẫu lần 2 kết hợp giải thích
*TTCB: Tay chống hông hoặc dang ngang để giữ thăng bằng mắt nhìn thẳng về trước bước đi trên băng ghế gặp chướng ngại vật thì bước từng chân qua không chạm vào và khônglàm rơi chướng ngại vật.
- Cho 2 trẻ lên thực hiện.
- Lần lượt từng trẻ lên thực hiện.
- Cô quan sát sửa sai cho trẻ.
* Trò chơi : Thi xem ai nhanh
- Cô hỏi cách chơi luật chơi
- Cho trẻ chơi thử
- Cho trẻ chơi vài lần
*Hoạt động 3: Hồi tĩnh
- Cho trẻ đi vung tay hít thở nhẹ nhàng.
* Nhận xét:
\
Thứ . ngày.. tháng. năm 2010
Môn: Văn học
Bài thơ “MƯA”
I. Mục đích yêu cầu:
- Trẻ biết tên bài thơ, đọc thuộc bài thơ, trẻ hiểu nội dung bài thơ.
- Trẻ đọc thơ diễn cảm trẻ cảm nhận được âm điệu của bài thơ
- Giáo dục trẻ không được chơi dưới mưa lạnh sẽ dễ bị bệnh, khi đi ngoài mưa phải mặc áo mưa.
II. Chuẩn bị:
- Bộ tranh minh họa bài thơ 
- Tranh rời ở góc văn học
III. Tổ chức hoạt động:
Hoạt động 1: 
- Cô và trẻ cùng chơi trò chơi “Trời mưa”
+ Đàm thoại nội dung trò chơi
+ Khi ra đường gặp trời mưa chúng ta làm gì?
- Hoom nay, cô sẽ dạy cho các con bài thơ mới các con nghe xem đó là bài thơ gì nhé!
Hoạt động 2:
- Cô đọc diễn cảm lần 1
+ Các con vừa nghe cô đọc bài thơ gì?
+ Tác giả là ai?
- Cô đọc diễn cảm lần 2 kết hợp với bộ tranh bài thơ.
- Cô đọc diễn cảm lần 3 kết hợp với tranh rời.
- Đàm thoại về nội dung : 
+ Trời mưa như thế nào?
+ Hạt mưa thì sao?
+ Mưa làm những việc gì?
- Giáo dục: trẻ không được chơi dưới mưa lạnh sẽ dễ bị bệnh, khi đi ngoài mưa phải mặc áo mưa.
* Dạy trẻ đọc thơ:
- Trẻ đọc thưo cùng cô.
- Các con đọc thơ rất giỏi, bây giờ cô sẽ cho các con thi đọc thơ minh họa theo tranh vẽ nhé!
*Hoạt động 3: Trò chơi “Trời mưa”
- Cô giới thiệu cách chơi: Các con vừa đi vừa hát, khi nghe hiệu lệnh của cô nói “Trời mưa” thì mỗi trẻ tìm một chỗ để nấp cho khỏi bị ướt. Ai chạy chậm không tìm được chỗ nấp sẽ bị ướt và phải chạy ra ngoài 1 lần chơi.
- Cho trẻ chơi thử.
- Cả lớp cùng chơi vài lần.
* Nhận xét:
Thứ . ngày.. tháng. năm 2010
Môn: Tạo hình
VẼ VỀ BIỂN
I. Mục đích yêu cầu: 
- Trẻ vẽ được mặt biển, biết được nước biển lúc dâng cao lúc hạ thấp tạo thành những cơn sóng to nhỏ khác nhau.
- Trẻ biết vẽ những nét ngang, nét cong lượn sóng.
- Giáo dục trẻ hoàn thành sản phẩm của mình.
II. Chuẩn bị:
- Một số tranh mẫu
- Giấy, bút màu cho trẻ.
III. Tổ chức hoạt động
* Hoạt động 1: Cho trẻ hát bài “Cá vàng bơi”
+ Các con vừa hát bài hát gì?
+ Nội dung bài hát nói gì?
+ Cá sống ở đâu?
+ Thịt cá là thực phẩm giàu chất gì?
- Cá sống dưới biển, hôm nay, lớp mình sẽ vẽ về biển.
*Hoạt động 2: Hôm nay cô cùng các con sẽ dán hình ô tô tải nhé!
- Quan sát mẫu:
- Cô có tranh vẽ gì?
+ Nước biển có màu gì?
+ Ngoài nước còn có những gì nữa?
- Cô vẽ mẫu lần 1
- Cô vẽ mẫu lần 2 kết hợp đàm thoại cùng trẻ.
+ Để bức tranh thêm đẹp các con vẽ thêm những chi tiết nào nữa?
* Hoạt động 3:Cho trẻ thực hiện
- Cô hướng dẫn trẻ các kĩ năng để vẽ.
- Trong quá trình trẻ thực hiện cô quan sát hướng dẫn và khuyến khích trẻ sáng tạo theo suy nghĩ của mình. Phát triển óc quan sát và thẩm mĩ ở trẻ.
*Hoạt động 4: Nhận xét
- Các con quan sát xem bạn vẽ như thế nào? Vì sao?
- Sản phẩm nào đẹp?
- Cô động viên những trẻ vẽ chưa đẹp cố gắng những lần sau.
* Nhận xét:
..........................................................................................................................................................................................
Thứ . ngày.. tháng. năm 2010
Môn: Âm nhạc
TRỜI NẮNG TRỜI MƯA
NH: Mưa rơi
I. Mục đích yêu cầu: 
- Trẻ hát vfa vận động nhịp nhàng, tự nhiên theo bài hát.
- Phát triển khả năng sáng tạo vận động khi tham gia vận động.
- Giáo dục trẻ yêu thiên nhiên, biết lợi ích của mưa đối với cây xanh. 
II.Chuẩn bị: 
- Chậu kiểng
III. Tổ chức hoạt động
* Hoạt động 1: 
- Cô cho trẻ khám phá góc thiên nhiên.
+ Các con quan sát được những gì?
+ Cây xanh sống nhờ gì?
+ Để cây tươi tốt chúng ta phải làm gì?
+ Không tưới nước mà cây vẫn tốt là vào gì ?
- Hôm nay, cô sẽ dạy cho các con bài hát mới nói về mưa. Đó là bài hát “Trời nắng trời mưa”
* Hoạt động 2: Dạy hát
- Cô hát lần1 diễn cảm.
- Cô hát lần 2 kết hợp với nhạc đệm.
- Dạy cháu hát theo cô 
- Tổ nhóm cá nhân
- Cô chú ý sửa sai
*Hoạt động 3: Nghe hát “Mưa rơi”
- Cô hát lần 1+giới thiệu tên và tác giả
ND: Mưa làm cây tươi tốt, hoa nở rất đẹp có những đôi trai gái đang vui đùa, đôi chim cu đua gáy cùng chim én múa vui.
- Cô hát lần 2 múa minh hoạ 
- Cho lớp hát lại bài “Trời nắng trời mưa”
* Nhận xét:
..........................................................................................................................................................................................

File đính kèm:

  • docHDC TUAN 1-5.doc
Giáo án liên quan