Giáo án Lớp Chồi - Môn Văn học chủ đề 9

Môn: Văn học.

 SỰ TÍCH HỒ GƯƠM

*Yêu cầu:

 Trẻ nắm được tên truyện và diễn biến của câu chuyện.

 Hiểu được được cốt chuyện và tính cách của nhân vật,.trả lời tròn câu, .

 Trẻ phát âm những từ khó, thể hiện vử chỉ điệu bộ của từng nhân vật

 Trẻ tự hào truyền thống đấu tranh giữ nước của ông cha ta.

*Chuẩn bị:

 Bộ tranh chữ to “Sự tích Hồ Gươm”

 Bộ tranh rời khổ to.

 Phấn, viết, giấy, bút màu

 

doc8 trang | Chia sẻ: dungnc89 | Lượt xem: 1210 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Lớp Chồi - Môn Văn học chủ đề 9, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
+ Thứ .. ngày ..tháng ..năm 2010
Môn: Văn học
TRUYỆN : THÁNH GIÓNG
I. Yêu cầu:
- Trẻ biết tên truyện, biết tên các nhân vật trong truyện, trẻ hiểu nội dung câu truyện.
- Tạo cơ hội cho trẻ phát triển kỹ năng: nghe, nói rõ ràng mạch lạc, đủ câu, phát triển ngôn ngữ thông qua câu truyện. Rèn cho trẻ kỹ năng ghi nhớ có chủ dịnh
- Trẻ biết tự hào về truyền thống đánh giặc, giữ nước của dân tộc. Trẻ biết yêu quê hương đất nước, biết ơn những anh hùng đã hy sinh cho đất nước.
II. Chuẩn bị:
Mô hình ô tô và những nhân vật trong truyện
Tập tranh: Thánh Gióng
III. Tổ chức hoạt động:
Hoạt động 1: Hát bài “ Hòa bình cho bé”
- Các con vừ hát bài hát gì?
- Nội dung bài hát nói về gì?
- Các con được sống trong hòa bình, được vui chơi học hành là nhờ công ơn của ai?
- Có một câu truyện nói về một cậu bé rất kỳ lạ, cậu có tinh thần yêu đất nước rất cao, dù cậu chỉ có 3 tuổi thôi nhưng khi nghe giặc xâm chiếm nước ta thà cậu bé đã mạnh dạn đứng lên đánh giặc cứu nước.
- Hôm nay cô cùng các con kể câu truyện này nhé!
Hoạt động 2
* Kể lần 1: ( diễn cảm)
+ Cô vừa kể câu truyện gì?
+ Câu truyện kể về ai?
+ Lúc bé Gióng là người như thế nào?
* Kể lần 2: Kết hợp giáo án điện tử
Hoạt động 3: Đàm thoại:
+ Vua Hùng sai sứ giả đi đâu? ( tìm người tài giỏi để đánh giặc cứu nước)
+ Gióng đã nói gì với mẹ khi nghe tiếng sứ giả?
+ Các lò rèn đã làm gì để Gióng đi dánh giặc?
+ Khi sư giả đi rồi Gióng bảo mẹ làm gì?
+ Gióng ăn như thế nào?
+ Khi áo giáp sắt, nón sắt, ngựa sắt được đem đến thì Gióng như thế nào?
+ Gióng đã đánh giặc như thế nào?
+ Để nhớ ơn Gióng nhân dân đã làm gì?
- Gióng đánh giặc cứu nước là thể hiện lòng yêu quê hương đất nước, Gióng đã chiến đấu dũng cảm, không sợ bất cứ hiểm nguy xong thẳng vào lũ giặc.
- GD: Các cháu biết yêu quê hương đất nước, tự hào về truyền thống đánh giặc cứu nước của các anh hùng Việt Nam, các cháu phải học tập thật giỏi để sau này góp phần xây dựng quê hương, đất nước ngày càng giàu đẹp.
Hoạt động 4: Cho trẻ về góc đóng kịch “ Thánh Gióng”
Cô theo dõi bổ sung
* Nhận xét:
+ Thứ .. ngày ..tháng ..năm 2010
Môn: Văn học
Bài thơ: “BÁC HỒ CỦA EM”
I. Mục đích yêu cầu:
- Trẻ biết tên bài thơ, tên tác giả, hiểu nội dung bài thơ cảm nhận được âm điệu vui tươi của bài thơ.
- Trẻ đọc thơ diễn cảm trẻ cảm nhận được âm điệu của bài thơ
- Giáo dục trẻ yêu quý, kính trọng Bác Hồ.
II. Chuẩn bị:
 - Tranh minh họa nội dung bài thơ
 - Cô đọc thơ diễn cảm.
III. Tổ chức hoạt động:
* Hoạt động 1: Cho trẻ hát bài “ Nhớ ơn Bác”
- Các con vừa hát bài hát gì?
- Trong bài hát nói đến ai?
- Bác Hồ là người như thế nào?
- Có một bài thơ cũng nói về Bác Hồ, tuy không còn sống nữa nhưng có rất nhiều bài thơ, câu truyện nói về Bác. Đó là bài thơ “ Bác Hồ của em” Tác giả: Phan Thị Thanh Nhàn. Hôm nay cô cùng các con học bài thơ này nhé!
* Hoạt động 2:
- Cô đọc diễn cảm lần 1
+ Các con vừa nghe cô đọc bài thơ gì?
+ Tác giả là ai?
- Cô đọc lần 2 kết hợp với giáo án điện tử. ( trích dẫn làm rõ ý)
* Hoạt động 3: Đàm thoại:
* Đoạn 1: ( 4 câu đầu)
+ Nghỉ hè em bé trong bài thơ được đi đâu? ( Được về thăm quê)
+ Được gặp ai ( Gặp ông, bà)
+ Em bé được làm gì( tắm sông, câu cá, thăm rẫy)
+ Khi được làm những việt đó em bé cảm thấy như thế nào? ( Em bé rất vui sướng)
* Đoạn 2 ( 4 câu cuối)
+ Buổi tối em bé làm gì? ( Bé ngắm trăng)
+ Ông kể cho bé nghe chuyện gì( chuyện chị hằng ngày xưa)
+ Khi ông kể chuyện cho bé nghe thì Bà đang làm gì?
- Giáo dục: Yêu thương ông bà, yêu quê hương đất nước, tự hào về vẽ đẹp của đất nước.
* Dạy trẻ đọc thơ:
- Trẻ đọc cùng cô.
- Các con đọc thơ rất giỏi, bây giờ cô sẽ cho các con thi đọc thơ minh họa theo tranh vẽ nhé!
- Cho tổ nhóm cá nhân đọc thơ.
- Cô bao quát sửa sai...
*Hoạt động 4: 
 - Cho trẻ chơi ghép tranh
* Nhận xét:
................................................
+ Thứ .. ngày ..tháng ..năm 2010
Môn: Văn học
.	
 SỰ TÍCH HỒ GƯƠM
*Yêu cầu:
	Trẻ nắm được tên truyện và diễn biến của câu chuyện.
	Hiểu được được cốt chuyện và tính cách của nhân vật,....trả lời tròn câu, .
	Trẻ phát âm những từ khó, thể hiện vử chỉ điệu bộ của từng nhân vật
	Trẻ tự hào truyền thống đấu tranh giữ nước của ông cha ta.
*Chuẩn bị:
 Bộ tranh chữ to “Sự tích Hồ Gươm”
	Bộ tranh rời khổ to.
	Phấn, viết, giấy, bút màu
*Tổ chức thực hiện:
HĐ 1: Hát “Em yêu thủ đô Hà Nội” 
- Nội dung bài hát nói gì?
- Đố các con thủ đô Hà Nội nằm ở đâu?
- Ở Hà Nội có rất nhiều danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử, công trình lớn
- Hôm nay cô sẽ dẫn các con đi tham quan danh lam thắng cảnh,di tích lịch sử ở thủ đô Hà Nội.
- Cô chỉ vào từng tranh và hỏi: đây là tranh gì? Lăng bác, nhà hát lớn Hà Nội, hồ Gươm
- Đố trẻ Hồ Gươm còn gọi là hồ gì? Hồ Hoàn Kiếm
- Tại sao gọi là hồ Hoàn Kiếm? Vì hoàn kiếm là trả lại gươm
- Có 1 câu chuyện cổ tích nói về Hồ Gươm do cô Thu Thuỷ kể. Đó là truyện “Sự tích Hồ Gươm” các con lắng nghe nhe.
HĐ 2: Kể diển cảm+ giảng từ khó
 * Trò chơi “Cô bảo”
- Cô kể lần 1+ điệu bộ
- Nội dung: Tinh thần đấu tranh của ông cha ta đánh đuổi giặc Minh. Vua Lê Lợi được Long Quân cho mượn kiếm thần đánh giặc cứu nước.
 * Trò chơi “Kéo lưới”
- Cô kể lần 2 + rối ngón +giảng từ
+Rãnh rỗi ? Nhàn rỗi không có việc gì làm
+Mặt nước sóng xao động? Mặt nước gợn sóng có vật gì lạ phía dưới(mặt nước rung động)
+Long Quân? Vua ở dưới nước
+Rành rọt? Nói rõ ràng, đủ ý
+Chuôi gươm? Ngang tay cầm có nạm ngọc
+Giặc chạy tơi bời? Hối hả vội vã không quay lại
+Hoàn Kiếm? Trả lại gươm
HĐ 3: Đàm thoại
- Con xem ở thư viện có gì lạ?
- Đây là tập tranh “Sự tích Hồ Gươm”
- Cô lật từng tranh và hỏi trẻ:
+ Ai đã đứng lên lãnh đạo nhân dân đánh giặc?
+ Quân lính đang làm gì?
+ Kéo lưới lên họ gặp gì?
+ Lê Lợi dùng thanh gươm đánh giặc Minh như thế nào?
+ Để tỏ lòng nhớ ơn Long Quân cho mượn gươm Lê Lợi làm gì?
+ Hoàn Kiếm tức là gì?
- Qua câu chuyện này giáo dục các con điều gì?
- Cô vừa kể cho các con nghe chuyện gì?
HĐ 4 : Đóng kịch
TC “Trời tối-trời sáng”
- Cô đố trẻ có gì?
- Mời các con cùng diễn rối
- Cô dẫn chuyện.
- Cô bao quát lớp, khuyến khích trẻ
- Con vừa diễn rối gì?
 *Nhận xét:
+ Thứ .. ngày ..tháng ..năm 2010
Môn: Văn học
Bài thơ: “VỀ QUÊ”
I. Mục đích yêu cầu:
- Trẻ biết tên bài thơ, tên tác giả, hiểu nội dung bài thơ cảm nhận được âm điệu vui tươi của bài thơ.
- Trẻ đọc thơ diễn cảm trẻ cảm nhận được âm điệu của bài thơ
- Giáo dục trẻ yêu quê hương đất nước, tự hào về vẽ đẹp của quê hương
II. Chuẩn bị:
 - Tranh minh họa nội dung bài thơ	
	 - Bộ rối ngón-sân khấu rối
 - Cô đọc thơ diễn cảm.
III. Tổ chức hoạt động:
* Hoạt động 1: Cho trẻ hát bài “ Mùa hè đến”
- Các con vừa hát bài hát gì?
- Nội dung bài hát nói về gì?
- Mùa hè các con được đi đâu? 
- Có một bài thơ nói về một bạn nhỏ khi hè đến bạn được về thăm quê, được tắm sông, được thăm ông bà, thả diều, câu cá rất vui. Đó là ND bài thơ “ Về quê” Tác giả: Nguyễn Thắng
* Hoạt động 2:
- Cô đọc diễn cảm lần 1
+ Các con vừa nghe cô đọc bài thơ gì?
+ Tác giả là ai?
- Cô đọc diễn cảm lần 2 kết hợp với bộ tranh bài thơ.
- Cô đọc diễn cảm lần 3 kết hợp với rối
* Hoạt động 3: Đàm thoại 
+ Đoạn đầu bài thơ nói em bé về quê làm gì?
+ Về quê bạn nhỏ gặp những ai?
+ Được lên rẫy bơi, câu cábạn nhỏ cảm thấy như thế nào?
+ Buổi tối bạn nhỏ làm gì?
+Ông kể cho bạn nghe chuyện gì? Và bà đã làm gì?
- Giáo dục: Yêu thích quê hương đất nước, thích về quê tắm mát, bơi lội.
* Dạy trẻ đọc thơ:
- Trẻ đọc cùng cô.
- Các con đọc thơ rất giỏi, bây giờ cô sẽ cho các con thi đọc thơ minh họa theo tranh vẽ nhé!
- Cho tổ nhóm cá nhân đọc thơ.
- Cô bao quát sửa sai, khuyến khích trẻ
*Hoạt động 4: Cho trẻ về góc vẽ tranh làm Allbum về cảnh về quê
* Nhận xét:

File đính kèm:

  • docMON VH CHU DE 9.doc