Giáo án Lớp Chồi - Kế hoạch Tuần 4 - Chủ đề nhánh: Môi trường sống của động vật

Kế hoạch ngày

Thứ 4 ngày 1 tháng 4 năm 2015

* Đón trẻ

- Cô nhẹ nhàng đón trẻ vào lớp

- Cô trò chuyện cùng trẻ về chủ đề.

- Cho trẻ chơi tự do

* Thể dục sáng:

* Điểm danh:

Lĩnh vực phát triển nhận thức

Hoạt động học:Bé thông minh (Nhận biết các con số được sử dụng trong đời sống hằng ngày , số nhà, số xe.)

Thời gian: 30-35 phút

Thực hiện: lần 1

1.Mục tiêu:

 - Trẻ nhận biết được các con số được sử dụng trong đời sống hằng ngày.(5t)

- Trẻ hiểu ý nghĩa các con số trong toán học và trong cuộc sống hằng ngày. (4t)

- Rèn trẻ kỹ năng quan sát, nhận biết, phân biệt, đếm, sắp xếp, tư duy phán đoán, tưởng tượng.

- Giáo dục trẻ cần phải ghi nhớ những con số cần thiết để áp dụng vào những tình huống cụ thể, những trường hợp cấp bách xảy ra trong cuộc sống.

- Giáo dục kỹ năng sống.

2.Chuẩn bị:

- Thẻ số từ 0 đến 9.bảng số xe, số điện thoại, bảng số nhà .

- Thẻ các số điện thoại, hình ảnh tương ứng với các số điện thoại.

- Tích hợp: AN, VH, MTXQ

 

docx37 trang | Chia sẻ: dungnc89 | Lượt xem: 1254 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Lớp Chồi - Kế hoạch Tuần 4 - Chủ đề nhánh: Môi trường sống của động vật, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Dạy trẻ phát âm
-Cô đố các con biết đây là tranh con gì?
-Cô phát âm “con cá vàng” 3 lần.
- Mời lớp, tổ, nhóm, cá nhân phát âm 3 lần..(cô chú ý sửa sai cho trẻ)
+ Đây là gì của con cá vàng?
- Cô phát âm “đuôi cá” 3 lần.
- Mời lớp, tổ, nhóm, cá nhân phát âm 3 lần.
+ Con cá vàng đang làm gì nè?
- Cô phát âm “bơi lội” 3 lần. 
- Mời lớp, tổ, nhóm, cá nhân phát âm 3 lần.
- Cho trẻ phát âm lại từ : “con cá vàng, đuôi cá, bơi lội”
Các bạn hôm nay rất ngoan vậy cô sẽ thưởng cho các bạn chơi trò chơi nhé!
* TC: “Ai tinh mắt”
- Cách chơi: Cô cho 2 trẻ lên thi đua với nhau cô chỉ vào tranh hoặc chỉ vào các đặc điểm của các con vật trẻ phát âm, ai phát âm nhanh và đúng thì được cô khen.
- Cho trẻ chơi 2- 3 lần.
* Kết thúc: nhận xét tuyên dương lớp.
HOẠT ĐỘNG GÓC
I.Nội dung chơi:
-Góc phân vai: bán hàng, cửa hàng bán cá giống
-Góc xây dựng: xây ao nuôi tôm, xây đường đi
-Góc nghệ thuật: Vẽ và tô màu những con vật sống dướii nước
-Góc thiên nhiên: Chăm sóc cây.
II.Tiến hành:
1.Mục tiêu:
- Trẻ biết chơi ở các góc, xây đẹp, nhanh nhẹn trong khi mua và bán, vẽ và tô màu được các con vật sống dưới nước, biết chăm sóc cây.(5t)
- Thể hiện đúng vai chơi của mình khi mua và bán, biết xây thêm các chi tiết phụ, biết cách cầm bút màu để vẽ, tô màu, biết cách chăm sóc cây(4t)
-Trẻ biết liên kết cá góc chơi khi chơi,biết bố trí sắp xếp các khối gỗ đồ chơi bán hàng.
- Trẻ dễ hòa đồng với bạn trong nhóm chơi.biết trao đổi ý kiến của mình với các bạn.
Lồng ghép: Giáo dục môi trường.
2. Chuẩn bị:
- Khối gỗ, gạch, cây xanh, con tôm, bút màu, giấy, đồ chơi bán hàng, cá giống, bàn, ghế, bình tưới nước.
*Tích hợp : VH, MTXQ
3. Tiến trình:
*Hoạt động 1: Ổn định.
Cô đố, cô đố!
“Cá gì không vẩy, bẹt đầu
Nghạnh thì nhọn hoắt mà râu rất mềm
Ao hồ nước lặng, sóng êm
Bùn sâu thoả thích ngày đêm chui luồn?”
Đố các con đó là con gì?
À đúng rồi đó là con cá trê.Thế có những loại cá nào mà các con biết?(5t)
Con được ăn những thức ăn nào chế biến từ cá nè?(4t,5t)
Cá là động vật sống ở đâu?(4t)
Ngoài cá ra các con còn biết các con vật nào sống ở dưới nước nữa nè?
À ngoài cá là động vật sống dưới nước ra còn có rất nhiều các con vật khác cũng sống ở dưới nước như: tôm, cua, ếchcác con vật này là nguồn thực phẩm cung cấp nhiều chất đạm cho cơ thể chúng ta vì thế các con phải ăn nhiều vào nhé để cho cơ thể khỏe mạnh và thông minh.
Thế nhà các con nuôi những loại cá gì?
Vậy các con bảo vệ chúng bằng cách nào?
À các loài động vật sống dưới nước đều rất cần đến nguồn nước sạch để sống và phát triển nếu nguồn nước bị ô nhiễm thì các con vật sống dưới nước sẽ chết dần đi vì thế các con không được xả rác vào sông, suối, ao, hồ làm ô nhiễm nguồn nước nhé!
*Hoạt động 2:Thỏa thuận góc chơi.
- Ở lớp mình cô thấy có rất nhiều góc chơi, vậy các con cùng đi tham quan các góc chơi với cô nhé!
- Các con đã được tham quan các góc chơi rồi. giờ bạn nào cho cô biết lớp mình có bao nhiêu góc chơi nè? Gồm có những góc chơi nào?(4t)
-À lớp mình có rất nhiều góc chơi nhưng hôm nay cô sẽ tổ chức cho các con chơi ở 4 góc chơi thôi nhé!
- Đó là: Góc phân vai, góc xây dựng, góc nghệ thuật, góc thiên nhiên..
-Góc xây dựng các con sẽ xây gì? (4t,5t)
- Để có một ao nuôi tôm, đường đi vào ao nuôi tôm đẹp thì các con cần xây những gì?(4t,5t)
- Xung quanh ao tôm, đường đi để có bóng mát thì các con phải làm gì?(4t,5t)
À đúng rồi chúng ta phải trồng nhiều cây xanh để có nhiều bóng mát cho đường đi và ao nuôi tôm của mình nhé!.
-Góc phân vai các con sẽ làm gì?
- Góc nghệ thuật các con sẽ chơi gì?
-Ở góc thiên nhiên cô không có thời gian chăm sóc . Các bạn sẽ làm gì giúp cô chăm sóc những loại cây này nè?(4t,5t)
*Hỏi ý định vài trẻ
-Con thích chơi ở góc nào? Mời 2- 3 trẻ.
- Vậy khi chơi các con chơi như thế nào? Khi chơi xong thì các con phải làm gì?(4t,5t)
-Cô giáo dục trẻ biết đoàn kết giúp đỡ bạn khi chơi, khi chơi xong biết cất đồ chơi đúng nơi quy định, không giành đồ chơi, không đánh bạn.
*Hoạt động 3: Mời trẻ vào góc chơi.
- Cô mời các con vào góc chơi của mình
-Cô đi đến các góc gợi ý cho trẻ chơi, hỏi trẻ và cách chơi của trẻ.
*Hoạt đông 4: Kết thúc.
- Cô đi đến nhận xét từng góc chơi sau đó cho trẻ liên kết các góc lại tập trung ở góc bán hàng.
- Cô nhận xét và tuyên dương cả lớp.
SINH HOẠT CHIỀU
* Đón Trẻ:
- Cô đón trẻ lớp vào lớp tận tay phụ huynh, cô nhắc trẻ cất đồ dùng đúng nơi quy định gọn gàng, nhắc trẻ chào ông bà, cha mẹ.
I/ Nội Dung:
Hoạt động học:(Tìm hiểu về những con vật sống dưới nước)
- Chơi tự do.
-Nêu gương, cắm cờ, trả trẻ.
II/ Tiến Hành
Hoạt Động Học
Lĩnh Vực Phát Triển Nhận Thức
Tên hoạt động học: Bé cùng khám phá (tìm hiểu về những con vật sống dưới nước)
Thời gian:30-35 phút
Thực hiện: lần đầu
I/Mục tiêu :
- Trẻ biết tên gọi và một số đặc điểm đặc trưng của 1 số con vật sống dưới nước.(5t)
-Trẻ biết những con vật nào thuộc nhóm con vật sống dưới nước .(4t)
-Biết phân biệt sự giống nhau và khác nhau giữa chúng .
- Trẻ biết lợi ích của các con vật: Cá, tôm, ốc , cua..là thực phẩm chứa nhiều chất đạm, cần cho sức khỏe của con người và biết bảo vệ nguồn nước sạch, không xả rác bừa bãi vào sông, suối, ao, hồ.
II/Chuẩn bị :
-Tranh : cá chép, cua, ốc, tôm...
-Tranh lô tô một số động vật sống dưới nước.
Tích hợp: Toán, AN
III/Tiến hành
Stt
Cấu trúc
Hoạt động cô và trẻ
1
Hoạt động 1:
ổn định.
Cô và trẻ cùng hát và vận động theo nhạc bài “Cá vàng bơi”
Lớp mình vừa hát bài hát gì?(4t)
Bài hát nhắc đến con gì?(5t)
Con cá vàng là động vật sống ở đâu?(4t)
Thế con thường thấy con cá ở những đâu?(4t,5t)
Vậy nhà con nuôi những loại cá gì?(4t,5t)
Khi nuôi cá thì các con phải làm gì?
Thế con biết gì về con cá?(5t)
Để biết rõ hơn về con cá và con vật sống dưới nước thì hôm nay cô và các con cùng nhau tìm hiểu về một số con vật sống dưới nước nhé!
2
Hoạt động 2: Tìm hiểu về những con vật sống dưới nước
 *Nhìn xem, nhìn xem!
- Các con nhìn xem cô có tranh gì đây?
- Con biết gì về con cá chép?(5t)
+ Cá thở bằng gì? (5t)
+ Cá chép ăn gì? (ăn giun)
+ Cá bơi bằng gì? (4t)
+ Vây có tác dụng gì khi bơi?(5t) ( Vây như mái chèo giúp cá bơi về phía trước)
+ Khi bơi đuôi dùng để làm gì? (5t) (Đuôi giúp cá chuyển hướng khi bơi)
- Cá bơi như thế nào? (cho trẻ làm động tác cá bơi)
- Cá sống ở đâu?(4t)
- Nếu vớt cá lên cá sẽ như thế nào?(4t)
- Để lâu trên cạn cá sẽ như thế nào?(4t)
- Cá chép có ích lợi gì?
- Cá chép được chế biến thành những món ăn ngon nào?(4t,5t)
- Còn có những loại cá nào khác mà các con biết?
*Cô đố trẻ về con tôm
“Chân gần đầu
Râu gần mắt
Lưng còng co quắp
Mà bơi rất tài”
Là con gì?
- Cô cho trẻ xem tranh con tôm
+ Con t«m cã mÊy phÇn?
+ §Çu t«m cã g×?
+ Th©n t«m nh­ thÕ nµo?
+ Cßn ®u«i t«m?
+ Con t«m cã líp g× bªn ngoµi?
+ Vá t«m cã t¸c dông g×?(5t)
+ Con ®· nh×n thÊy t«m b¬i ch­a ? T«m b¬i nh­ thÕ nµo?
- T«m sống ë ®©u ?
- Cã những loại t«m g× mà c¸c con biết ?( t«m biÓn, t«m hïm, t«m só, t«m ®ång nhá...)
- B¹n nµo ®· ®­îc ¨n c¸c mãn ¨n chÕ biÕn tõ t«m h·y kÓ cho c« vµ c¸c b¹n cïng nghe?( 2- 3 trÎ)
* Cô đố trẻ về con cua.
- Cô đọc câu đố, đố trẻ:
“Con gì tám cẳng hai càng
Chẳng đi mà lại bò ngang cả ngày”
Đố các con là con gì?
-Cho trẻ xem tranh con cua! 
-Các con có nhận xét gì về con cua?(5t)
+Con cua có mấy chân?
+ Phía trước có cái gì đây? (Có 2 cái càng)
+ Càng cua có tác dụng gì?( 2 cái càng giúp cua tự vệ trước kẻ thù)
+ Mai cua thế nào? (Mai cua rất cứng)
+ Cua đi bằng cách nào?
- Cua có thể chế biến thành những món gì ?
- Còn có những loại cua nào khác? (Cua biển, cua đá,...)
- Các món ăn từ cua chứa chất gì?
* Nhìn xem, nhìn xem!
- Cô có con gì đây?
- Con biết gì về con ốc? (5t) (cô gợi ý ốc sống dưới nước, không có chân, vỏ ngoài rất cứng, vỏ có dạng chóp xoáy từng vòng)
+ Vỏ ốc thế nào?
+ Miệng ốc có gì đây?( Có vẩy ốc)
+ Ốc ăn gì? (Ốc ăn lá rau, ăn cỏ)
+ Ốc di chuyển bằng cách nào? (Ốc bò bằng miệng. Bò rất chậm)
+ Ốc sống ở đâu?
- Hãy kể tên các món ăn được chế biến từ ốc?
* So s¸nh con c¸ chép víi con t«m:
- Giống nhau: đều là con vật sống dưới nước
- Khác nhau: C¸ chÐp cã vÈy- t«m cã vá
- C¸ chÐp b¬i tiÕn phÝa tr­íc – T«m b¬i lïi
- C¸ chÐp cã v©y – T«m cã ch©n.
*So sánh : con ốc với con cua.
Ngoài các con vật mà các con vừa kể ra các con còn biết các con vật nào sống ở dưới nước nữa nè?
- Khái quát: Dù có nhiều đặc điểm riêng khác nhau, song, các con vật này giống nhau: Cùng sống ở dưới nước, thịt của chúng cung cấp nhiều chất đạm, cần cho cơ thể con người. Chúng đều là những con vật có ích. 
Chúng đều cần đến một nguồn nước sạch để sống và phát triển nếu không có nước và nguồn nước bị ô nhiễm thì các con vật sống ở dưới nước sẽ chết dần đi, vì thế các con hãy bảo vệ chúng bằng cách nào?
À các con không được bỏ rác vào sông, suối, ao, hồ làm ô nhiễm nguồn nước và đánh bắt cá bừa bãi nhé!
3
Hoạt động 3 :
Nào cùng chơi
*Trò chơi: “Ai nhanh hơn”
+ Cách chơi: Trò chơi gồm 3 đội. Phía trước các đội có cái bảng được phân chia và phía dưới bảng có một bàn bầy nhiều lô tô về các con vật sống dưới nước, cùng với lô tô một số con vật khác: Chó mèo, lợn, hổ. Nhiệm vụ của các đội là lấy lô tô con vật sống dưới nước gắn vào bảng chơi của đội mình.
+ Luật chơi: Chơi theo luật tiếp sức. Thành viên đầu tiên của 4 đội cùng lên lấy lô tô theo yêu cầu của đội mình, mỗi lần lên chỉ được lấy 1 lô tô. Sau khi lấy xong, gắn lên bảng, chạy quay về đập tay vào bạn tiếp theo ở đầu hàng, đi xuống cuối hàng đứng. Bạn được đập tay lại chạy lên lấy lô tô theo yêu cầu. Tiếp tục chơi như vậy cho đến khi hết giờ. Trong thời gian 1 bản nhạc, đội nào lấy được nhiều con vật sống dưới nước hơn là thắng cuộc.
Cho trẻ chơi 2-3 lần.
Kết thúc: nhận xét tuyên dương.
 *Trả trẻ:
 -Cho trẻ chơi tự do
 -Vệ sinh – nêu gương, cắm cờ, trả trẻ.
Kế hoạch ngày
Thứ 4 ngày 1 tháng 4 năm 2015
* Đón trẻ
- Cô nhẹ nhàng đón trẻ vào lớp 
- Cô trò chuyện cùng trẻ về chủ đề.
- Cho trẻ chơi tự do
* Thể dục sáng:
* Điểm danh:
Lĩnh vực phát triển nhận thức
Hoạt động học:Bé thông minh (Nhận biết các con số được sử dụng trong đời sống hằng ngày , số nhà, số xe..)
Thời gian: 30-35 phút
Thực hiện: lần 1
1.Mục tiêu:
 - Trẻ nhận biết được các con số được sử dụng trong đời sống hằng ngày.(5t)
- Trẻ hiểu ý nghĩa các con số trong toán học và trong cuộc sống hằng ngày. (4t)
- Rèn trẻ kỹ năng quan sát, nhận biết, phân biệt, đếm, sắp xếp, tư duy phán đoán, tưởng tượng.
- Giáo dục trẻ cần phải ghi nhớ những con số cần thiết để áp dụng vào những tình huống cụ thể, những trường hợp cấp bách xảy ra trong cuộc sống.
- Giáo dục kỹ năng sống.
2.Chuẩn bị:
- Thẻ số từ 0 đến 9.bảng số xe, số điện thoại, bảng số nhà.
- Thẻ các số điện thoại, hình ảnh tương ứng với các số điện thoại.
- Tích hợp: AN, VH, MTXQ
3.Tiến hành
STT
Cấu trúc
Hoạt động của cô và trẻ
1
Hoạt động 1:ổn định
Cô và trẻ hát, vận động theo bài hát: “Đố bạn”
+Lớp mình vừa hát bài hát gì?(4t)
+ Trong bài hát con thấy có những con vật gì?(4t)	
+ Những con vật này sống ở đâu?(5t)
+ Trên thế giới động vật thì có rất nhiều con vật sinh sống nhưng mỗi con vật đều sống trong các môi trường sống khác nhau. có con sống ở trong rừng, ở dưới nước, ở trong gia đình nhưng chúng đều là những con vật quý hiếm và gần gũi với chúng ta vì thế các con phải biết yêu quý và bảo vệ các con vật có ích nhé!
2
Hoạt động 2: Nhận biết các con số được sử dụng trong đời sống hằng ngày
*Cô đố các con biết đây là gì?
À đúng rồi đây là bảng số xe, vậy các con nhìn bảng số xe này xem có gì đặc biệt nè? (con số)
-Vậy các con xem bảng số xe này có những chữ số nào?
-Bạn nào giỏi lên đọc tất cả các con số trong bảng số xe cho cô và các bạn cùng biết nào? ( 8,9,4,3,)
-Cô cho lớp đọc lại các con số trong bảng số xe.
-Ý nghĩa của các con số được sử dụng trong bảng số xe như thế nào?
À các con số được sử dụng trong bảng số xe nhằm giúp chúng ta phân biệt được chiếc xe này với chiếc xe khác và các chiếc xe đều có bảng số xe không giống nhau.
*Ngoài bảng số xe ra các con xem cô có gì nữa đây?
-À đúng rồi đây là bảng số nhà.
-Thế số nhà này gồm các con số nào đây?
-À số nhà này gồm các con số sau đây?(315)
- Cô mời 1 trẻ lên đọc chữ số trong bảng số nhà
- Cho lớp đọc lại.
-Ý nghĩa của các con số được sử dụng trong bảng số nhà như thế nào?
-À ý nghĩa của các con số được sử dụng trong bảng số nhà nhằm giúp cho chúng ta có thể tìm được địa chỉ nhà một cách dễ dàng mà không nhằm lẫn nhà người này với nhà kia.
-Ngoài bảng số xe và số nhà ra các con còn biết những con số nào có ý nghĩa trong cuộc sống nữa nè?
-À đó là các con số điện thoại của ba mẹ mình.
-Thế các con có biết số điện thoại của ba mẹ mình không nè?
- Khi bị lạc đường điều cần thiết các con phải nhớ được số điện thoại của ai?
 - Cô đố các con biết đây là số điện thoại của ai nè? (Cô dán các con số lên bảng tương ứng với số điện thoại của cô)
-À đúng rồi đây là số điện thoại của cô nè!
-Bạn nào giỏi có thể đọc ra số điện thoại của cô gồm có những con số nào?
-À đúng rồi điện thoại của cô gồm có những con số sau đây: (01683201696) 
- Cô mời trẻ lên đọc lại các chữ số có trong số điện thoại của cô (mời lớp,nhóm,tổ,cá nhân lên đọc)
Cô thấy bạn nào cũng nhớ số điện thoại của bố mẹ, như vậy nếu bị lạc đường chúng mình sẽ nhờ người gọi điện cho bố mẹ đến đón chúng mình về được.
Ngoài bảng số xe, số điện thoại, số nhà ra các con số còn có ý nghĩa như thế nào trong cuộc sống của chúng ta hằng ngày nữa nè? (Trẻ kể)
*Các con ạ ý nghĩa của các con số khi ghép lại với nhau sẽ lưu giữ kỷ niệm ngày sinh, tạo thành số nhà, số điện thoại gia đình, số điện thoại cứu thương, số điện thoại của cảnh sát, chữa cháyđể gọi trong những tình huống cấp bách và ngoài ra trong cuộc sống nó còn có nhiều ý nghĩa hơn nữa khi các con số ghép lại với nhau, các con sẽ về nhà tìm hiểu thêm và ngày mai sẽ nói lại với cô và các bạn xem con tìm thêm được gì về ý nhĩa các con số nhé.
Hoạt động 3:Trò chơi luyện tập
Hôm nay cô thấy các bạn rất thông minh và rất giỏi vậy cô sẽ thưởng cho các con chơi trò chơi nhé!
*Trò chơi: “Mắt ai tinh”
Cách chơi:cô dán các con số ở trên bảng từ 0-9. khi cô nói trời tối trẻ nhắm mắt, trời sáng trẻ mở mắt ra, nhiệm vụ của các bạn là phải đoán đúng các con số mà cô đã giấu đi,bạn nào nói nhanh và đúng thì bạn đó sẽ được cô khen.
-Cô tiến hành cho trẻ chơi 2-3 lần.
+ Cô thấy lớp mình chơi trò chơi rất là giỏi để thử tài lớp mình có thật sự thông minh hay không thì cô sẽ cho các con chơi thêm 1 trò chơi nữa nhé!
* Trò chơi: Tìm chủ nhân của số điện thoại.
+ Cách chơi: Cô phát cho mỗi trẻ 1 số điện thoại của cứu thương hoặc của cảnh sát hoặc của chữa cháy. Ở 3 góc lớp sẽ có 3 hình ảnh tương ứng với các số điện thoại đó. Các con sẽ vừa đi vừa hát bài: “Trời nắng trời mưa” và khi nhạc tắt các con sẽ chạy về phía chủ nhân của số điện thoại con cầm trên tay. Bạn nào về nhầm chỗ sẽ bị phạt nhảy lò cò. 
-Tiến hành cho trẻ chơi.
+ Nhận xét kết quả chơi.
Cho trẻ chơi 2-3 lần đổi thẻ cho nhau.
*Kết thúc: nhận xét tuyên dương.
HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI
I.Nội dung:
-Trò chơi:“Câu ếch”
-Trò chơi:“Tìm những con vật cùng nhóm”
-Chơi tự do.
II/Tiến hành: (đã soạn đầu tuần)
TĂNG CƯỜNG TIẾNG VIỆT
Làm quen từ: “số nhà, điện thoại, gọi điện”
I/ Mục Tiêu:
- Trẻ nghe hiểu và phát âm được từ “số nhà, điện thoại, gọi điện”
- Trẻ phát âm to rõ.
- Trẻ chú ý lắng nghe.
-Giáo dục môi trường.
II.Chuẩn bị:
-Tranh : số nhà, điện thoại, gọi điện.
- Tích hợp : AN, MTXQ
III. Tiến hành:
HĐ1:ổn Định:
Cô và trẻ cùng hát bài “Gà gáy vang dậy bạn ơi”
Các con vừa hát bài hát gì?(4t)
Bài hát nhắc đến con vật gì?(4t)
Thế con gà là động vật sống ở đâu?(4t)
Vậy ngoài con gà ra các con còn biết những con vật nào sống ở trên cạn nữa nè?(5t)
À thế giới động vật có rất nhiều con vật khác nhau và sống trong môi trường khác nhau, vậy để có được một môi trường sống tốt cho các con vật thì các con phải làm gì?(5t)
À đúng rồi các con phải biết yêu quý và bảo vệ chúng, bảo vệ môi trường sống của chúng cho sạch sẽ và không xả rác bữa bãi nhé!
- HĐ2: Dạy trẻ phát âm
-Cô đố các con đây là gì của ngôi nhà này?
-Cô phát âm “số nhà” 3 lần.
- Mời lớp, tổ, nhóm, cá nhân phát âm 3 lần..(cô chú ý sửa sai cho trẻ)
+ Còn đây là gì?
- Cô phát âm “điện thoại” 3 lần.
 Mời lớp, tổ, nhóm, cá nhân phát âm 3 lần.
+ Các con nhìn xem bạn nhỏ trong tranh đang làm gì nhé?
- Cô phát âm “gọi điện” 3 lần. 
- Mời lớp, tổ, nhóm, cá nhân phát âm 3 lần.
-Cho trẻ phát âm lại: “số nhà, điện thoại, gọi điện”
-Cô thấy lớp mình rất ngoan vậy cô sẽ tổ chức cho các con chơi trò chơi nhé!
* TC: “ Tranh gì biến mất”	
- Cách chơi: cô nói trời tối trẻ nhắm mắt lại, cô nói trời sáng trẻ mở mắt ra và đoán xem tranh gì vừa biến mất, ai đoán đúng thì được cô khen, đoán không đúng thì sẽ đoán lại.
- Cho trẻ chơi 2- 3 lần.
* Kết thúc: nhận xét tuyên dương lớp.
HOẠT ĐỘNG GÓC
I.Nội dung chơi:
-Góc phân vai: Bán hàng , cửa hàng bán cá giống.
-Góc xây dựng: Xây ao nuôi tôm, xây đường đi.
-Góc học tập: Tập tô nét cơ bản
-Góc thiên nhiên: Chăm sóc cây.
II.Tiến hành:
1.Mục tiêu:
- Trẻ xây đầy đủ chi tiết và đẹp hơn, biết yêu cầu người bán lấy đúng món hàng, cá giống, tô không lem ra ngoài các nét cơ bản, biết dùng khăn để lau chùi lá không cho bụi bẩn bám vào.(5t)
- Biết xây chi tiết và trồng cây xanh ở xung quanh đường đi, ao tôm, biết chào hỏi khách, đòi và trả tiền khi khách mua hàng, cá giống, biết cách cầm bút chì để tô theo nét chấm mờ, tưới nước cho cây.(4t)
-Trẻ biết liên kết cá góc chơi khi chơi,biết bố trí sắp xếp các khối gỗ đồ chơi bán hàng.
- Trẻ dễ hòa đồng với bạn trong nhóm chơi. 
Lồng ghép: Giáo dục kỹ năng sống, giáo dục tài nguyên môi trường.
2. Chuẩn bị:
- Khối gỗ, gạch, cây xanh, con tôm, bút chì, vở tập tô nét cơ bản, đồ chơi bán hàng,1số loại cá giống, bàn, ghế, bình tưới, khăn.
*Tích hợp: VH, MTXQ
3. Tiến trình:
*Hoạt động 1: Ổn định.
- Lớp cùng cô đọc bài thơ “Gà nở”
- Các con vừa đọc bài thơ gì?(4t)
- Thế gà sống ở môi trường nào?(4t)
-Vậy các loài động vật ngoài sống ở trên cạn ra các con vật còn sống ở trong môi trường nào khác nữa nè?(5t)
-Vậy chúng là con vật có lợi hay có hại?
À các con vật đó được nuôi để lấy trứng, sữa, thịtlà nguồn thực phẩm rất có lợi cho chúng ta và là động vật rất quý hiếm, vì vậy các con phải cho chúng ăn, chăm sóc và bảo vệ chúng , không săn bắt bừa bãi nhé!
*Hoạt động 2:Thỏa thuận góc chơi.
- Các bạn ơi hôm nay ở các góc chơi cô trang trí rất là nhiều đồ chơi, vậy các con có muốn đi tham quan các góc chơi cùng cô không nè? (4t,5t)
-Vậy bạn nào cho cô biết lớp mình có bao nhiêu góc chơi? Gồm có những góc chơi nào?(4t)
- Hôm nay cô sẽ cho các con chơi ở 4 góc chơi nhé!
- Đó là: Góc phân vai, góc xây dựng,góc học tập, góc thiên nhiên..
- Góc xây dựng các con dự định sẽ xây gì vào ngày hôm nay?(4t,5t)
 Các con cần làm gì để cho công trình của mình thêm đẹp hơn nữa nè?(4t,5t)
-Còn góc phân vai các con sẽ chơi gì?
- Khi khách đến mua thì người bán phải làm gì?
-Người mua cần chọn những loại con cá giống như thế nào?
- Mua cá giống về để làm gì?
- Góc học tập các con sẽ làm gì ?
- Cô hỏi lại trẻ tư thế ngồi và cách cầm bút
- Góc thiên nhiên các con làm gì?
Vậy khi tưới nước cho cây mình tưới như thế nào?(À Các con tưới nước cho cây vừa đủ thôi. không tưới quá nhiều nước lãng phí nước các con nhé.và biết dùng khăn để lau lá cho cây nữa nhé!
+Cô hỏi ý định vài trẻ thích chưi ở góc nào.
-Con thích chơi ở góc nào? Mời 2- 3 trẻ.
- Khi chơi các con chơi như thế nào?
-Cô giáo dục trẻ biết đoàn kết giúp đỡ bạn khi chơi, khi chơi xong biết cất đồ chơi đúng nơi quy định, không giành đồ chơi, không đánh bạn.
*Hoạt động 3: Mời trẻ vào góc chơi.
- Các bạn thích chơi ở góc nào thì sẽ về góc đó chơi nhé!
-Cô đi đến các góc gợi ý cho trẻ chơi, hỏi trẻ và cách chơi của trẻ.
*Hoạt đông 4: Kết thúc.
-Cô đi nhận xét từng góc chơi
- Cho trẻ liên kết các góc lại tập trung ở góc xây dựng
- Cô nhận xét và tuyên dương cả lớp.
SINH HOẠT CHIỀU
* Đón Trẻ:
- Cô đón trẻ lớp vào lớp tận tay phụ huynh, cô nhắc trẻ cất đồ dùng đúng nơi quy định gọn gàng, nhắc trẻ chào ông bà, cha mẹ.
I

File đính kèm:

  • docxcu_de_dong_vat.docx
Giáo án liên quan