Giáo án Lớp Chồi - Lĩnh vực phát triển nhận thức: Nhận biết, phân biệt hình tròn, hình tam giác

Hoạt động 1. Ổn định tổ chức

- Cho cả lớp hát bài: Em đi qua ngã tư đường phố

- Vừa hát bài gì?

- Trong bài hát các bạn đang chơi trò chơi gì?

=> Chúng mình vừa hát xong bài hát Em đi qua ngã tư đường phố, bài hát nói về các bạn nhỏ đang chơi trò chơi giao thông.

- Khi đi tham gia giao thông các cháu phải đi như thế nào?

=> Các cháu ạ, khi tham gia giao thông đi đúng phần đường bên phải.

Hoạt động 2. Nội dung:

 

doc4 trang | Chia sẻ: dungnc89 | Lượt xem: 4776 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Lớp Chồi - Lĩnh vực phát triển nhận thức: Nhận biết, phân biệt hình tròn, hình tam giác, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 HOẠT ĐỘNG
LĨNH VỰC PHÁT TRIỂN NHẬN THỨC
NHẬN BIẾT, PHÂN BIỆT HÌNH TRÒN, HÌNH TAM GIÁC
Ngày soạn: 30/3/2015
Ngày dạy: 2/4/2015
Người dạy: Chu Thị Ơn 
I. MỤC TIÊU:
 1. Kiến thức
 - Trẻ nhận biết và gọi đúng tên hình tròn, hình tam giác.
	 - Biết đặc điểm đặc trưng của hình: Hình tròn không có cạnh, không có góc và lăn được. Hình tam giác có cạnh, có góc và không lăn được.
 2. Kỹ năng
	 - Luyện kỹ năng nhận biết, phân biệt hình tròn, hình tam giác.
 - Rèn kỹ năng đếm cho trẻ.
 - Phát triển kỹ năng ghi nhớ có chủ định.
 3. Thái độ
 - Biết chia sẻ kinh nghiệm cùng bạn.
 - Hứng thú tham gia vào giờ học
 - Qua giờ học trẻ thêm yêu thích các hoạt động làm quen với toán.
II. CHUẨN BI 
 1. Đồ dùng - đồ chơi. 
- Đồ dùng của cô: Hộp quà có 4 loại hình.
	 - Mỗi trẻ 1 hình tròn,1 hình tam giác, dây chun, que tính
 - Rổ đựng đồ dùng
	 - Đồ dùng và đồ chơi có dạng hình tròn, dạng hình tam giác 
 2. Địa điểm 
 - Tổ chức trong lớp.
III. NỘI DUNG TÍCH HỢP
- Âm nhạc, MTXQ, GDATGT và BVMT
IV. CÁCH TIẾN HÀNH
 Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ 
Hoạt động 1. Ổn định tổ chức
- Cho cả lớp hát bài: Em đi qua ngã tư đường phố
- Vừa hát bài gì?
- Trong bài hát các bạn đang chơi trò chơi gì?
=> Chúng mình vừa hát xong bài hát Em đi qua ngã tư đường phố, bài hát nói về các bạn nhỏ đang chơi trò chơi giao thông. 
- Khi đi tham gia giao thông các cháu phải đi như thế nào?
=> Các cháu ạ, khi tham gia giao thông đi đúng phần đường bên phải. 
Hoạt động 2. Nội dung:
Phần 1: Ôn nhận biết hình tròn, hình tam giác 
- Chơi “ tìm xung quanh lớp những đồ dùng đồ chơi dạng hình vuông, chữ nhật, tròn , tam giác.
( Trẻ lên tìm và cô kiểm tra lại)
 - Cô đã vẽ được 1 bức tranh về PTGT các cháu cùng xem bức tranh đó là gì nhé, cho trẻ quan sát và nhận xét.
- Bức tranh của cô vẽ gì?
- Ô tô được tạo bởi những hình gì? ( 2-3 trẻ trả lời)
=> Cô chốt lại: Đây là bức tranh cô vẽ ô tô tải, được cô vẽ bằng hình vuông, hình chữ nhật và hình hình tròn.
Phần 2: Phân biệt hình tròn và hình tam giác
* Cô thực hiện: 
 + Hình tam giác:
 Ba que tính nhỏ.
	 Xếp thành một hình .
	 Ba cạnh xinh xinh
	 Ba góc xinh xinh
	 Là hình gì nhỉ ?
- Cô có hình gì đây?
- Hình tam giác có màu gì?
- Ai có nhận xét về đặc điểm của hình tam giác? 
( Hình tam giác có mấy cạnh? Các cạnh của hình tam giác ntn? Hình tam giác có mấy góc)
- Hình tam giác có lăn được không? Vì sao?
-> Cô chốt lại đặc điểm của hình tam giác: Đây là hình tam giác, Hình tam giác có 3 cạnh và có 3 góc và hình tam giác không lăn được vì có các cạnh và các góc.
 + Hình tròn
 - Cô có hình gì đây?
- Hình tròn có màu gì?
- Ai có nhận xét về đặc điểm của hình tròn? 
- Các con sờ đường bao quanh xem thấy như thế nào?
- Hình tròn có lăn được không? 
- Tại sao hình tròn lại lăn được? 
 -> Cô chốt lại đặc điểm của hình tròn: Đây là hình tròn, Hình tròn lăn được là vì hình tròn được cấu tạo bởi một đường cong khép kín, không có cạnh và không có góc.
* So sánh: 
- Cô gắn hình tròn và hình tam giác lên bảng:
+ Bạn nào có thể cho cô biết hình tròn và hình tam giác khác nhau ở điểm nào? (cô gọi 2-3 trẻ)
+ Giống nhau: Đều được gọi là hình phẳng .	
=>Cô khái quát :	
 + Hình tam giác có cạnh, có góc và không lăn được. |
 + Hình tròn không có cạnh, không có góc, lăn được.
* Trẻ thực hiện: (Tương tự như phần thực hiện của cô)
* Liên hệ thực tế: Chúng mình vừa được tìm hiểu về hình tam giác và hình tròn rồi. 
Cô cho trẻ tìm đồ dùng, đồ chơi có dạng hình tròn, hình tam giác xung quanh lớp .( Gọi 2-3 lên tìm)
=> Cô chốt lại.
Hoạt động 3; Luyện tập: 
Trò chơi 1 “Về đúng bến”
- Cách chơi: Cô tặng chúng mình mỗi bạn một hình( 1 hình tam giác, hoặc 1 hình tròn) sau đó chúng mình cùng cô đi thành vòng tròn vừa đi vừa hát bài. Cô giới thiệu vị trí của các bến tàu: Cô có 2 bến tàu, Có bến tàu cô xếp = 3 que tính dài bằng nhau, Bến tàu cô xếp bằng 1 nét cong tròn khép kín. Trẻ có hình tam giác về bến có 3 que tính: trẻ có hình tròn thì về bến có 1 nét cong tròn khép kín.Vừa đi vừa hát, khi có hiệu lệnh của cô về bến thì các cháu phải chạy về đúng bến của mình.
- Luật chơi: Bạn nào về nhầm bến thì phải nhảy lò cò về đúng bến của mình.
- Cho trẻ chơi 2 đến 3 lần. Sau mỗi lần chơi cô nhận xét cách chơi của trẻ.
 *Trò chơi 2 “Tạo hình theo yêu cầu” nhé.
 - Cô nêu cách chơi: khi cô nói hãy tạo cho cô hình gì thì chúng mình dùng dây này tạo cho cô hình đó nhé, bạn nào tạo được hình nhanh, đúng bạn đó sẽ được thưởng một tràng pháo tay.
- Cô cho trẻ chơi: lần 1 cô nói tạo hình tròn. 
 Lần 2 cô nói tạo hình tam giác.
 Lần 3 cô nói tạo hình lăn được 
 Lần 4 cô nói tạo hình có 3 cạnh không lăn được.
( trong khi chơi cô quan sát và giúp cháu biết cách tạo thành các hình và nhận xét kết quả)
Hoạt động 3. Kết thúc :
- Hát Em đi qua ngã tư đường phố Bây giờ cô sẽ cho các con về góc chơi vẽ và tô màu các hình theo ý thích nhé
- Trẻ lắng nghe.
- Trẻ vỗ tay
-Trẻ lắng nghe
- Có người lớn dắt, đi trên vỉa hè, bên phải
- Trẻ lên tìm
- Vẽ ô tô tải
- Trẻ trả lời
- Hình tam giác
- Trẻ trả lời
- Trẻ trả lời
- Không lăn được.
- Có các cạnh và các góc
Trẻ lắng nghe
Hình tròn
Trẻ trả lời
 - Nhẵn ạ
 - Hình tròn có lăn được ạ
 - Vì hình tròn không có cạnh, có góc.
Trẻ trả lời
Trẻ thực hiện
- Trẻ tìm và liên hệ thực tế 
- Trẻ lắng nghe.
- Trẻ chơi
- Trẻ lắng nghe
Và thực hiện theo yêu cầu của cô.
 -Trẻ chơi
- Trẻ chơi 
V. Đánh giá sau tiết học:
1. Sự thích hợp của hoạt động với khả năng của trẻ:
2. Sự hứng thú và tích cực tham gia hoạt động của trẻ (Tỷ lệ trẻ đạt yc):
3. Tên những trẻ có biểu hiện tích cực trong hoạt động:
4. Tên những trẻ chưa nắm được yêu cầu của hoạt động: ...................................................................................

File đính kèm:

  • docgiao_an_nhan_biet_phan_biet_hinh_tron_tam_giac.doc