Giáo án Lớp Chồi - Kế hoạch Tuần 3 - Chủ đề nhánh: Côn trùng – chim

Kế hoạch ngày

Thứ 4 ngày 25 tháng 03 năm 2015

* Đón trẻ

- Cô nhẹ nhàng đón trẻ vào lớp

- Cô trò chuyện cùng trẻ về chủ đề

- Cho trẻ chơi tự do

* Thể dục sáng:

* Điểm danh:

Hoạt động học:

Lĩnh vực phát triển nhận thức

Hoạt động học: Tách ra gộp lại bé nhé “Tách gộp các đối tượng trong phạm vi 9”

Thời gian:30- 35 phút

Thực hiện: lần đầu

1. Mục tiêu:

- Trẻ biết tách gộp số lượng trong phạm vi 9.(5t)

- Trẻ tách gộp được số lựợng trong phạm vi 9(4t)

-Rèn kỹ năng tách gộp cho trẻ.

-Trẻ không tranh giành đồ dùng với bạn, chú ý trong giờ học

Lồng ghép: giáo dục phòng tránh những nguy cơ không an toàn cho trẻ.

 

docx39 trang | Chia sẻ: dungnc89 | Lượt xem: 2498 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Lớp Chồi - Kế hoạch Tuần 3 - Chủ đề nhánh: Côn trùng – chim, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
g thì các con nhớ cho chúng ăn và không chọc phá chúng nhé!vì chim được nhiều người nuôi trong nhà để làm cảnh đấy.
- HĐ2: Dạy trẻ phát âm
-Cô đố các con biết đây là tranh vẽ con gì?
-Cô phát âm “con quạ” 3 lần.
- Mời lớp, tổ, nhóm, cá nhân phát âm 3 lần..(cô chú ý sửa sai cho trẻ)
+Các con nhìn xem con quạ này có màu gì?
- Cô phát âm “màu đen” 3 lần.
- Mời lớp, tổ, nhóm, cá nhân phát âm 3 lần.
+ Con quạ này đang làm gì trên cành cây cao?
- Cô phát âm “đậu” 3 lần. 
- Mời lớp, tổ, nhóm, cá nhân phát âm 3 lần.
- Cho trẻ phát âm lại từ : “Con quạ, màu đen, đậu”
Các bạn hôm nay rất ngoan vậy cô sẽ thưởng cho các bạn chơi trò chơi nhé!
* TC: “Ai tinh mắt”
- Cách chơi: Cô cho 2 trẻ lên thi đua với nhau khi cô chỉ vào tranh hoặc chỉ vào đặc điểm của con vật tương ứng với các từ mà các con đã học thì trẻ phát âm, ai phát âm nhanh và đúng thì được cô khen.
- Cho trẻ chơi 2- 3 lần.
* Kết thúc: nhận xét tuyên dương lớp.
HOẠT ĐỘNG GÓC
I.Nội dung chơi:
-Góc phân vai: bán hàng, cửa hàng bán chim cảnh.
-Góc xây dựng: xây khu bảo tồn thiên nhiên, xây đường đi
-Góc nghệ thuật: Hát múa các bài hát trong chủ đề
-Góc thiên nhiên: Chăm sóc cây.
II.Tiến hành:
1.Mục tiêu:
- Trẻ biết chơi ở các góc, xây đẹp, nhanh nhẹn trong khi mua và bán, hát vận động nhịp nhàng các bài hát trong chủ đề, biết chăm sóc cây.(5t)
- Thể hiện đúng vai chơi của mình khi mua và bán, biết xây thêm các chi tiết phụ, hát được các bài hát trong chủ đề, biết cách chăm sóc cây(4t)
-Trẻ biết liên kết cá góc chơi khi chơi,biết bố trí sắp xếp các khối gỗ đồ chơi bán hàng.
- Trẻ dễ hòa đồng với bạn trong nhóm chơi.biết trao đổi ý kiến của mình với các bạn. Sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ đơn giản cùng người khác(CS 52)
Lồng ghép: giáo dục kỹ năng sống.
2. Chuẩn bị:
- Khối gỗ, gạch, cây xanh,thú rừng, con chim, dụng cụ âm nhạc, đồ chơi bán hàng, bàn, ghế, bình tưới nước.
*Tích hợp : VH, MTXQ
3. Tiến trình:
*Hoạt động 1: Ổn định.
Cô đố, cô đố!
“Cánh thì mỏng tựa như sa
Tên thì ai gọi cũng ra hai lần
Bay vừa nó báo trời râm
Bay cao trời nắng, thấp đần trời mưa”
Đố các con đó là con gì?
- Con chuồn chuồn có đôi cánh như thế nào nè?
-Thế con chuồn chuồn thuộc nhóm gì?(5t)
- Con chuồn chuồn là côn trùng có hại hay có lợi? (4t)
- Con chuồn chuồn giúp ích gì cho con người chúng ta?
Vậy ngoài con chuồn chuồn ra các con còn biết con côn trùng nào có lợi nữa nè?
- Vậy đối với những côn trùng có lợi thì các con phải làm gì? (4t,5t)
À đúng rồi đối với các côn trùng có lợi như: ong, bướm, chuồnthì các con phải biết yêu quý và bảo vệ chúng. bên cạnh đó còn có một số côn trùng có hại như: ruồi, muỗi, dánthì chúng ta cần phải tiêu diệt nó nhé!
*Hoạt động 2:Thỏa thuận góc chơi.
- Ở lớp mình cô thấy có rất nhiều góc chơi, vậy các con cùng đi tham quan các góc chơi với cô nhé!
- Các con đã được tham quan các góc chơi rồi. giờ bạn nào cho cô biết lớp mình có bao nhiêu góc chơi nè? Gồm có những góc chơi nào?(4t)
-À lớp mình có rất nhiều góc chơi nhưng hôm nay cô sẽ tổ chức cho các con chơi ở 4 góc chơi thôi nhé!
- Đó là: Góc phân vai, góc xây dựng, góc nghệ thuật, góc thiên nhiên..
-Góc xây dựng các con sẽ xây gì? (4t,5t)
- Để có một khu bảo tồn thiên nhiên, đường đi vào khu bảo tồn thiên nhiên đẹp thì các con cần xây những gì?(4t,5t)
- Xung quanh khu bảo tồn thiên nhiên, đường đi để có bóng mát thì các con phải làm gì?(4t,5t)
À đúng rồi chúng ta phải trồng nhiều cây xanh để có nhiều bóng mát cho đường đi và khu bảo tồn thiên nhiên của mình nhé!.
-Góc phân vai các con sẽ làm gì?
- Góc nghệ thuật các con sẽ chơi gì?
-Ở góc thiên nhiên cô không có thời gian chăm sóc . Các bạn sẽ làm gì giúp cô chăm sóc những loại cây này nè?(4t,5t)
*Hỏi ý định vài trẻ
-Con thích chơi ở góc nào? Mời 2- 3 trẻ.
- Vậy khi chơi các con chơi như thế nào? Khi chơi xong thì các con phải làm gì?(4t,5t)
-Cô giáo dục trẻ biết đoàn kết giúp đỡ bạn khi chơi, khi chơi xong biết cất đồ chơi đúng nơi quy định, không giành đồ chơi, không đánh bạn.
*Hoạt động 3: Mời trẻ vào góc chơi.
- Cô mời các con vào góc chơi của mình
-Cô đi đến các góc gợi ý cho trẻ chơi, hỏi trẻ và cách chơi của trẻ.
*Hoạt đông 4: Kết thúc.
- Cô đi đến nhận xét từng góc chơi sau đó cho trẻ liên kết các góc lại tập trung ở góc bán hàng.
- Cô nhận xét và tuyên dương cả lớp.
SINH HOẠT CHIỀU
* Đón Trẻ:
- Cô đón trẻ lớp vào lớp tận tay phụ huynh, cô nhắc trẻ cất đồ dùng đúng nơi quy định gọn gàng, nhắc trẻ chào ông bà, cha mẹ.
I/ Nội Dung:
Hoạt động học:( Tìm hiểu một số côn trùng-chim)
- Chơi tự do.
-Nêu gương, cắm cờ, trả trẻ.
II/ Tiến Hành
Hoạt Động Học
Lĩnh Vực Phát Triển Nhận Thức
Tên hoạt động học: Bé cùng khám phá (Tìm hiểu một số côn trùng-chim )
Thời gian:30-35 phút
Thực hiện: lần đầu
I/Mục tiêu :
- Trẻ thích khám phá về thế giới động vật tìm hiểu về một số côn trùng gần gũi mà trẻ biết những con vật đó sống như thế nào, và lợi ích tác hại của các loại côn trùng đối với mọi người.(5t)
-Trẻ biết được tên gọi, đặc điểm, màu sắc, hình dáng, ích lợi, có hại của một số côn trùng- chim.(4t)
- Phát triển ngôn ngữ. Rèn kỹ năng quan sát, so sánh, phân biệt một số đặc điểm của một số loài chim, côn trùng...
- Giáo dục cháu biết lợi ích và tác hại của các loại côn trùng để không lại gần các con vật nguy hiểm và bảo vệ côn trùng có lợi. Thích chăm sóc con vật quen thuộc (CS 39)
-Lồng ghép: giáo dục phòng tránh những nguy cơ không an toàn.giáo dục kỹ năng sống.
II/Chuẩn bị :
-Tranh : con ruồi, muỗi, bướm, ong, chim.
-Tranh lô tô côn trùng, chim, rổ
Tích hợp: Toán, AN, VH.
III/Tiến hành
Stt
Cấu trúc
Hoạt động cô và trẻ
1
Hoạt động 1:
ổn định.
 Cô dắt cháu dạo chơi hát bài hát “ Chị ong nâu ” trò chuyện về bài hát:
- Bài hát nói về điều gì?(4t) ( Con ong bay tìm mật)
- Các bạn biết con ong thuộc nhóm động vật nào? (4t) ( Côn trùng )
- Các bạn thấy con ong chưa? ( Cháu trả lời )
- Các bạn thấy con ong nó như thế nào?( Cháu kể )
- Ong là côn trùng có lợi hay có hại? ( Cháu kề )
- Vậy các bạn làm gì để bảo vệ chúng?(5t) ( Cháu trả lời )
Giáo dục trẻ: biết yêu quí và không được bắt ong để chơi vì con ong rất có ích giúp hoa thụ phấn và có trái nếu không có con ong thì hoa sẽ không nở hoa đẹp và chúng ta sẽ không có trái chín để ăn nữa! 
-Thế giới quanh ta có rất nhiều các con vật với tên gọi, nàu sắc, lợi ích và tác hại của chúng, muốn biết rõ hơn về thế giới quanh ta thì cô và các con cùng nhau tìm hiểu về một số côn trùng-chim nhé!
2
Hoạt động 2: Tìm hiểu về một số côn trùng, chim.
- Các bạn nhìn xem trong vườn cô có những con vật gì nè? ( Cháu trả lời )
- Con bướm và con ong đang làm gì?(4t) ( Hút nhị hoa )
-Bướm và ong thuộc nhóm gì?
- Con bướm có màu gì?(4t) (Màu vàng, xanh, cam)
- Bướm có những bộ phận nào? (4t) ( Đầu, mình, chân, râu, mắt).
- Bướm thường sống ở đâu?(5t) (Bướm thường đậu trên hoa).
- Tại sao bướm lại thích đậu trên hoa?(5t) ( cô gợi ý cho trẻ trả lởi: Vì bướm giúp hoa thụ phấn để hoa nở đẹp tạo môi trường trong sạch và thoải mái cho chúng ta).
- Vậy bướm là loài côn trùng có lợi hay có hại?(4t,5t) ( Bướm là loài côn trùng có lợi). 
Con làm gì để bảo vệ các loại bướm?(4t,5t) ( trẻ trả lời).
- Cô cho trẻ quan sát con ong và cho trẻ nói đặc điểm lợi ích của loại ong:
- Ong gồm có những bộ phận nào? (Đầu, mình, chân, cánh, kim nhọn ...)
- Ong cũng thường bay đậu ở đâu? (Bay đậu trên hoa để hút mật làm thức ăn).
- Vậy ong có lợi ích gì cho ta? ( ong cho ta mật để cho ta sử dụng). 
Giáo dục cháu không được bắt bướm để bướm thụ phấn cho hoa để hoa kết trái, không được bắt ong để ong cho mật cho chúng ta uống, ngoài ra mật ong còn là nguồn dược phẩm để trị bệnh và làm đẹp nữa. Nếu các con chọc phá ong thì chúng sẽ chích chúng ta rất nhứt, nếu trường hợp nặng có thể dẫn đến tử vong nữa đấy! 
* Đọc câu đố về con ruồi
“Chỉ to như hạt đỗ xanh
Thường bay đến đậu cơm canh của người
Thức ăn phải đậy ai ơi
Kẻo nó gieo bệnh làm người ốm đau ”
Là con gì ?”
- Ruồi có những bộ phận nào? (Đầu, mình, cánh, nhiều chân).
- Ruồi ăn gì? (Cháu kể các loại).
- Ruồi sống ở đâu? Thuộc nhóm gì (Ruồi sống ở khắp nơi kể cả nơi dơ và sạch). 
- Vậy ruồi là loại côn trùng như thế nào? (Là loại côn trùng có hại).
- Tại sao con biết ruồi là loài côn trùng có hại? (5t)( trẻ trả lời).
Giáo dục cháu ruồi là loài côn trùng có hại, ruồi là động vật trung gian truyền bệnh dịch tả... Nên khi ăn uống các con nhớ ăn xong phải được đậy cẩn thận các thức ăn tránh để ruồi đậu và mất vệ sinh và có thể gây dịch tả.
* Cô đọc câu đố con muỗi.
“Con gì khi ta ngủ
Nếu không mắc màn che
Quanh người kêu vo ve
Châm vào người hút máu”
Đố các con là con gì?
- Con muỗi gồm có những bộ phận nào? (Đầu , mình, chân, vòi chích)
- Con biết từ con gì mà thành con muỗi không? (Từ con lăng quăng).
- Nếu con bị muỗi đốt thì sẽ như thế nào? (Thì bị bệnh sốt xuất huyết và bệnh sốt rét).
- Muỗi là loài côn trùng như thế nào? ( muỗi là loài côn trùng có hại).
- Phòng tránh muỗi bằng cách nào? (Dùng nhang trừ muỗi và ngủ mùng kể cả ban ngày...).
 Giáo dục: cháu nên dọn dẹp vệ sinh khu vực gần nhà, không để bụi rậm, ao nước động giúp phòng tránh muỗi sinh sản và góp phần bảo vệ môi trường luôn sạch sẽ, chúng ta sẽ có cuộc sống và sức khỏe tốt hơn. 
-Cô cho trẻ kể về một số côn trùng khác và phân loại côn trùng có ích và côn trùng có hại. 
* Cô diễn tả về con chim cho trẻ đoán.
- Chim sống ở đâu vậy các con ? (Thường bay khắp nơi và sống trên cây)
- Chim gồm có những bộ phận nào? (Cháu kể)
- Thức ăn của chim là gì? (Lúa, gạo, quả)
- Nhà con có nuôi những loại chim nào?(Cháu kể)
- Con hày kể một số loài chim con biết? (Con vẹt, con chim sáo, Chim chích bông)
- Con thấy chim có đẹp không? ( dạ đẹp).
- Vậy con làm gì để bảo vệ các loại chim? ( trẻ trả lời).
Giáo dục trẻ không săn bắn chim bừa bãi, phá hoại tổ chim, phải biết chăm sóc và bảo vệ các loại chim quí hiếm. Ở Tỉnh Đồng Tháp của chúng ta có Vườn Quốc Gia Tràm Chim trong đó có rất là nhiều loại chim quí như: Siếu đầu đỏ,...Nếu ai săn bắn và bắt các loại chim này đem bán sẽ bị bắt và phạt tiền nữa đấy các con ạ!
3
Hoạt động 3 :
Nào cùng chơi
Trò chơi: Ai làm đúng?.
- Cô cho trẻ quan sát 2 tranh, sau đó cô mời vài trẻ lên nói nhận xét của mình về hành vi của các bạn nhỏ trong tranh xem bạn nào làm đúng, bạn nào làm sai vì sao? 
- Cô cho cháu chơi vài lần.
-Trò chơi: Về đúng tổ.
Cách chơi: cô cho trẻ đứng thành vòng tròn và phát cho mỗi trẻ một tranh lô tô các con côn trùng, chim, tổ là những con côn trùng-chim giống như tranh lô tô của trẻ. Sau đó cô cùng trẻ đi vòng tròn hát các bài hát về côn trùng – chim, khi cô hát nhỏ thì các con đi bình thường, hát to thì trẻ chạy ngay về tổ của mình. Khi về đến tổ các bạn phải nói đúng tên các con côn trùng – chim và lợi ích, tác hại của chúng, nơi sống của chúng. Bạn nào về sai tổ sẽ bị phạt làm động tác giống các con vật.
Trẻ chơi cô nhắc nhở trẻ khi chơi phải chơi trung thực, phải biết chở đến lượt của mình không được tranh dành sô đẩy bạn.
Cho trẻ chơi 2-3 lần.
Kết thúc: nhận xét tuyên dương.
 *Trả trẻ:
 -Cho trẻ chơi tự do
 -Vệ sinh – nêu gương, cắm cờ, trả trẻ.
Kế hoạch ngày
Thứ 4 ngày 25 tháng 03 năm 2015
* Đón trẻ
- Cô nhẹ nhàng đón trẻ vào lớp 
- Cô trò chuyện cùng trẻ về chủ đề 
- Cho trẻ chơi tự do
* Thể dục sáng:
* Điểm danh:
Hoạt động học:
Lĩnh vực phát triển nhận thức
Hoạt động học: Tách ra gộp lại bé nhé “Tách gộp các đối tượng trong phạm vi 9”
Thời gian:30- 35 phút
Thực hiện: lần đầu
1. Mục tiêu:
- Trẻ biết tách gộp số lượng trong phạm vi 9.(5t)
- Trẻ tách gộp được số lựợng trong phạm vi 9(4t)
-Rèn kỹ năng tách gộp cho trẻ.
-Trẻ không tranh giành đồ dùng với bạn, chú ý trong giờ học
Lồng ghép: giáo dục phòng tránh những nguy cơ không an toàn cho trẻ.
2.Chuẩn bị
- Đồ dùng của cô: thẻ số từ :1-9, con ong, 2 tổ ong
-Đồ dùng của trẻ: con chim, 2 tổ chim, thẻ số từ 1-9, rổ.
Tích hợp: VH, MTXQ
3.Tiến trình
STT
Cấu trúc
Hoạt động của cô và trẻ
1
Hoạt động 1: ổn định
- Lớp cùng cô đọc bài thơ “Con ong chuyên cần”
- Các con vừa đọc bài thơ gì?(4t)
- Bài thơ nhắc đến con gì?(4t)
-Thế con ong thuộc nhóm gì?(5t)
- Con ong là côn trùng có hại hay có lợi? (4t)
- Con ong đem lại lợi ích gì cho con người chúng ta?
- Vậy đối với những côn trùng có lợi thì các con phải làm gì? (4t,5t)
À đúng rồi đối với các côn trùng có lợi thì các con phải biết yêu quý và bảo vệ chúng. bên cạnh đó đối với một số côn trùng nếu các con chọc phá chúng thì chúng sẽ chích hoặc cắn lại mình đấy các con ạ, vì thế chúng ta không được chọc phá chúng nhé vì nó rất là nguy hiểm.
2
Hoạt động 2:
Ôn số lượng thêm bớt trong phạm vi 9
-Vậy bạn nào giỏi lên tìm cho cô đồ vật xung quanh lớp mình có số lượng là 9 nè.(trẻ tìm và đặt thẻ số tương ứng)
- Để xem bạn mình tìm có đúng số lượng 9 không thì cô và các con cùng nhau kiểm tra lại nhé!
3
Hoạt động 3:Tách gộp trong phạm vi 9
-Các con nhìn xem trên bảng của cô có gì nè?
-Cô mời 1 trẻ lên xếp số con ong lên bảng.Cho cả lớp đếm số lượng con ong.
-Có tất cả bao nhiêu con ong?
-Thế 9 con ong tương ứng với thẻ số mấy?
- Giờ con hãy chia số con ong này ra thành 2 phần nhé!
- À có 9 con ong đặt vào tổ ong màu vàng
- Các con ơi giờ con ong đã bay đi tổ ong màu xanh 1 con rồi .(cô cho trẻ lấy đi 1 con ong đặt vào tổ ong màu xanh)
- Vậy số con ong trong tổ màu vàng còn bao nhiêu con ong ? và tổ màu xanh có bao nhiêu con ong?
-Cô cho trẻ đặt chữ số tương ứng với số lượng con ong trong tổ.
- Giờ con ong đã bay trở về tổ màu vàng 1 con ong vậy tổ màu vàng có bao nhiêu con ong ( Cô và trẻ cùng đếm và đặt số tương ứng)
Vậy 8 gộp 1 được mấy?
- Cho trẻ nhắc lại 8 gộp1 được 9
- Bây giờ con ong bay từ tổ màu vàng đi tổ màu xanh 2 con ong nữa, vậy số con ong trong tổ màu vàng còn bao nhiêu và trong tổ màu xanh có bao nhiêu con ong (Cô, trẻ cùng đếm và đặt thẻ số tương ứng)
- Con ong đã bay trở về tổ màu vàng 2 con ong vậy tổ màu vàng có bao nhiêu con ong ( 9 con ong)
Vậy 7 gộp 2 được kết quả là mấy?
 - Cho trẻ nhắc lại 7 gộp 2 được 9
+ Tương tự: 6-3,5-4
*Gió thổi, gió thổi
- Các con nhìn xem trong rổ các con có gì nè?
Các con hãy xếp số con chim trong rổ ra nào?
-Các con đếm xem có tất cả bao nhiêu con chim?
-Thế 9 con chim tương ứng với thẻ số mấy?
- Giờ các con hãy chia số con chim này ra thành 2 phần nhé!
-Các con lấy tiếp cho cô 2 cái tổ chim ra nào?
- Các con hãy lấy đi 1 con chim qua tổ màu nâu cho cô nào
- Vậy số con chim trong tổ màu vàng còn bao nhiêu con chim ? và tổ màu nâu có bao nhiêu con chim?
-Cô cho trẻ đặt chữ số tương ứng với số lượng con chim trong tổ.
- Giờ các con hãy đem 1 con chim cho tổ màu vàng vậy tổ màu vàng có bao nhiêu con chim ( Cô cho trẻ đếm và đặt số tương ứng)
Vậy 8 gộp 1 được mấy?
- Cho trẻ nhắc lại 8 gộp1 được 9.
-Tương tự cô yêu cầu trẻ tách gộp nhóm 9 thành 2 nhóm :7-2, 6-3, 5-4.
4
Hoạt động 4:Nào cùng chơi
-Cô thấy các con rất ngoan nè. Vậy hôm nay cô sẽ cho các con chơi trò chơi nhé!
Trò chơi: Ai đoán giỏi
-Các con xem cô có cái gì đây ? (viên đá)
-Cô sẽ cho các con đoán nha!
-Cô chia 9 viên đá thành 2 phần các con đoán mỗi tay cô có mấy viên đá? mời trẻ lên đoán.
-Tay phải cô có 8viên đá vậy tay trái cô có mấy viên đá (1 viên đá)
+Khi cô gộp 2 tay này lại thì được bao nhiêu viên đá?
-Tay phải cô có 7 viên đá vậy tay trái cô có mấy viên đá (2 viên đá)
+Khi cô gộp 2 tay này lai thì được bao nhiêu viên đá?
-Tay trái cô có 6 viên đá vậy tay phải cô còn mấy viên đá (3viên đá)
+Khi cô gộp 2 tay này lai thì được bao nhiêu viên đá
-Tay phải cô có 5 viên đá vậy tay trái cô có mấy viên đá (4 viên đá)
+Khi cô gộp 2 tay này lai thì được bao nhiêu viên đá?
*Cô thấy các bạn chơi rất tốt vậy cô sẽ thưởng cho các bạn chơi thêm 1 trò chơi nữa nhé!
Trò chơi: “đội nào tinh mắt”
-Cách chơi: cô có mấy con côn trùng và chim cho 2 đội nhưng chưa đủ số lượng 9 cô yêu cầu 2 đội lên thêm cho đủ số lượng 9, đội nào nhanh và đúng thì đội đó được cô khen.
-Luật chơi: thêm cho đúng số lượng 9
Cho trẻ chơi 2-3 lần.
Kết thúc: cô nhận xét và tuyên dương cả lớp.
HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI
I.Nội dung:
-Trò chơi:“Hãy về đúng nhà của mình”
-Trò chơi:“Chim bói cá rình mồi”
-Chơi tự do.
II/Tiến hành: (đã soạn đầu tuần)
TĂNG CƯỜNG TIẾNG VIỆT
Làm quen từ: “Con ong, con chim, tổ chim ”
I/ Mục Tiêu:
- Trẻ nghe hiểu và phát âm được từ “Con ong, con chim, tổ chim”
- Trẻ phát âm to rõ.
- Trẻ chú ý lắng nghe.
-Giáo dục kỹ năng sống.
II.Chuẩn bị:
-Tranh : Con ong, con chim, tổ chim
- Tích hợp :AN, MTXQ
III. Tiến hành:
HĐ1:ổn Định:
Cho trẻ hát và vận động bài “Đuổi chim ” 
- Các con vừa hát bài hát gì ?(4t)
- Trong bài hát có những loài chim gì ?(4t)
- Chim là loài vật sống ở đâu ?(5t)
-Chim biết làm gì?(4t,5t)
-Chúng mình có yêu quí loài chim không?(4t,5t)
+ Các loài chim này giúp ích gì cho con người?
À Các chú chim giúp ích cho con người bắt sâu cho rau, hoa, quả, cây cối như: chim chích bông, chim sâu,vì thế các con phải biết yêu quí chim nhé, nếu nhà các con có nuôi chim thì các con nhớ cho chúng ăn và uống nhé!
- HĐ2: Dạy trẻ phát âm
-Cô đố các con đây là con gì? 
-Cô phát âm “con ong” 3 lần.
- Mời lớp, tổ, nhóm, cá nhân phát âm 3 lần..(cô chú ý sửa sai cho trẻ)
+ Còn đây là con gì?
- Cô phát âm “con chim” 3 lần.
 Mời lớp, tổ, nhóm, cá nhân phát âm 3 lần.
+ Các con nhìn xem đây là gì của con chim nhé?
- Cô phát âm “ tổ chim ” 3 lần. 
- Mời lớp, tổ, nhóm, cá nhân phát âm 3 lần.
-Cho trẻ phát âm lại: “Con ong, con chim, tổ chim”
-Cô thấy lớp mình rất ngoan vậy cô sẽ tổ chức cho các con chơi trò chơi nhé!
* TC: “ Tranh gì biến mất”
- Cách chơi: cô nói trời tối trẻ nhắm mắt lại, cô nói trời sáng trẻ mở mắt ra và đoán xem tranh gì vừa biến mất, ai đoán đúng thì được cô khen, đoán không đúng thì sẽ đoán lại.
- Cho trẻ chơi 2- 3 lần.
* Kết thúc: nhận xét tuyên dương lớp.
HOẠT ĐỘNG GÓC
I.Nội dung chơi:
-Góc phân vai: Bán hàng , cửa hàng bán chim cảnh
-Góc xây dựng: Xây khu bảo tồn thiên nhiên, xây đường đi
-Góc học tập: Thực hành vở làm quen với toán
-Góc thiên nhiên: Chăm sóc cây.
II.Tiến hành:
1.Mục tiêu:
- Trẻ xây đầy đủ chi tiết và đẹp hơn, biết yêu cầu người bán lấy đúng món hàng, biết lựa chọn và mua những con chim cảnh tốt đem về nuôi, thực hành được các yêu cầu trong vở toán, biết dùng khăn để lau chùi lá không cho bụi bẩn bám vào.(5t)
- Biết xây chi tiết và trồng cây xanh ở xung quanh đường đi, khu bảo tồn thiên nhiên, biết chào hỏi khách, đòi và trả tiền khi khách mua hàng, biết chăm sóc chim khi mua về, biết cách làm toán, tưới nước cho cây.(4t)
-Trẻ biết liên kết các góc chơi khi chơi,biết bố trí sắp xếp các khối gỗ đồ chơi bán hàng. Sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ đơn giản cùng người khác.(CS 52)
- Trẻ dễ hòa đồng với bạn trong nhóm chơi. 
Lồng ghép: Giáo dục kỹ năng sống.
2. Chuẩn bị:
- Khối gỗ, gạch, cây xanh, con thú, con chim, bút chì, vở làm quen với toán, đồ chơi bán hàng, bàn, ghế, bình tưới, khăn.
*Tích hợp: AN, MTXQ
3. Tiến trình:
*Hoạt động 1: Ổn định.
Cô cho trẻ hát bài “ Con chuồn chuồn”
Lớp mình vừa hát bài hát gì?(4t)
-Bµi h¸t nãi vÒ con g×?(4t)
- Con chuồn chuồn thuộc nhóm gì?
-Con chuồn chuồn biết làm gì?(5t)
Vậy con chuồn chuồn là côn trùng có lợi hay có hại?
-Ngoài con chuồn chuồn ra các con còn biết các con côn trùng nào nữa?(5t)
À đúng rồi con chuồn chuồn là côn trùng có lợi nó giúp chúng ta dự báo thời tiết. Xung quanh chúng ta có rất nhiều con côn trùng như các con vừa kể trong đó có con có lợi, có con có hại. Đối với các con có lợi thì chúng ta cần bảo vệ chúng, chúng ta cần phải tiêu diệt đối với những côn trùng có hại như : ruồi, muỗi, dán...những con vật đó chúng đều truyền nhiễm và truyền bệnh hoặc phá hoại mùa màng đấy!
*Hoạt động 2:Thỏa thuận góc chơi.
- Các bạn ơi hôm nay ở các góc chơi cô trang trí rất là nhiều đồ chơi, vậy các con có muốn đi tham quan các góc chơi cùng cô không nè? (4t,5t)
-Vậy bạn nào cho cô biết lớp mình có bao nhiêu góc chơi? Gồm có những góc chơi nào?(4t)
- Hôm nay cô sẽ cho các con chơi ở 4 góc chơi nhé!
- Đó là: Góc phân vai, góc xây dựng,góc học tập, góc thiên nhiên..
- Góc xây dựng các con dự định sẽ xây gì vào ngà

File đính kèm:

  • docxchu_de_dong_vat.docx
Giáo án liên quan