Giáo án lớp 5 - Tuần 8
I. Mục tiêu:
- Thuộc bảng chia 7 và vận dụng được phép chia 7 trong giải toán.
- Biết xác định 1/7 của một hình đơn giản
*Kĩ năng: Giao tiếp, hợp tác,trình bày, nhận xét.
KT: Thực hiện một số phép tính đơn giản.
II.Chuẩn bị:
- Vở BTTH/47,48- sgk/36
- Bảng phụ
III.Hoạt động dạy- học:
Lớp viết bảng con, 1em bảng. - Lớp viết bài vào vở, 1 em viết bảng lớp - Cả lớp dò lại bài - Dùng bút chì tự chấm. - 5em - 1 HS đọc yêu cầu bài HS làm bài bảng con Buồn/ buồng/ chuông Làm bài vào vở - Lắng nghe, thực hiện TẬP VIẾT: ÔN CHỮ HOA G I. Yêu cầu cần đạt ; - Viết đúng chữ hoa G (1dòng), C,Kh (1 dòng ); viết đúng tên riêng Gò Công và câu ứng dụng: Khôn ngoan........ chớ hoài đá nhau (1 lần) bằng chữ cỡ nhỏ. * KNS: giao tiếp II. Đồ dùng dạy học: - Mẫu chữ viết hoa G, C, K. - Tên riêng Gò công và câu tục ngữ viết mẫu lên bảng. - Vở tập viết, bảng con, phấn III. Các hoạt động dạy học: Giáo viên Hoạt động của học sinh 1.Bài cũ: - Kiểm tra vở tập viết của học sinh - Đọc cho hs viết từ ứng dụng: Ê - đê Nhận xét,sửa sai 2.Bài mới: Giới thiệu bài: Trong các chữ hoa các em đã học rất nhiều. Bài hôm nay giúp các em ôn lại các chữ hoa G, C, K có trong từ và câu ứng dụng. . Hướng dẫn viết bảng con. a. Luyện viết chữ hoa G - Trong bài học có những chữ hoa nào? - Đính chữ G hỏi: Chữ g có độ cao mấy dòng ly, chữ g gồm có 1 nét cong dưới, 1 nét cong trái và 1 nét khuyết dưới. - Viết mẫu vừa nói vừa viết bắt đầu đặt bút giữa dòng li 3 để viết nét cong dưới và dừng bút ở giữa dòng 1 li. - Cho học sinh viết bảng con * Nhận xét,sủa sai,uốn nắn. b. Thực hiện viết chữ C, K - Đính mẫu chữ kết hợp C - Chữ C có độ cao mấy dòng ? - Chữ C gồm có 1 nét cong dưới 1 nét cong trái. - Viết mẫu: Vừa nói vừa viết bắt đầu đặt bút giữa dòng li 3 để viết chữ C - Cho học sinh viết bảng con nhận xét,sửa sai - Thực hiện viết chữ K - Chữ K có độ cao mấy dòng li ? - Chữ K gồm có nét cong trái nối liền nét lượn ngang * Nét móc ngược trái phần cuối uốn lượn vào trong và 1 nét móc xuôi nối liền nét móc ngược phải; giữa 2 nét nối liền tạo thành vòng xoắn ở giữa thân chữ rồi nối với chữ h. Viết mẫu: Vừa nói vừa viết bắt đầu đặt bút từ đường kẻ 3 để viết chữ K nối với chữ h và dừng bút giữa dòng 1 li. - Cho học sinh viết bảng con * Nhận xét,sửa sai b Luyện viết từ ứng dụng - Gọi học sinh đọc từ ứng dụng - Treo từ ứng dụng: Gò công Giới thiệu: Gò công là tên một thị xã thuộc tỉnh Tiền Giang, trước đâu là nơi đóng quân của ông Trương Định - một lãnh tụ nghĩa quân chống Pháp. - Viết mẫu từ ứng dụng lên bảng - vừa nói, vừa viết, vừa hướng dẫn:Bắt đầu viết chữ G và chữ O khoảng cách nửa chữ O sau đó đánh dấu thanh huyền rồi cách một con chữ O ta viết tiếp chữ Công. - Cho học sinh viết bảng con * Giáo viên nhận xét c. Luyện viết câu ứng dụng: Khôn ngoan đối đáp người ngoài Gà cùng một mẹ chớ hoài đá nhau - Gọi học sinh đọc câu ứng dụng - Giáo viên nêu ý nghĩa câu ứng dụng - Anh em trong nhà phải đoàn kết, yêu thương nhau. - Gọi học sinh nêu tiếng có chữ hoa trong câu ứng dụng: - Cho học sinh viết bảng con: Khôn,Gà 3. Hướng dẫn viết vở tập viết - Nêu yêu cầu tập viết - Viết chữ C, Kh: 1 dòng - Viết chữ G: 1 dòng - Viết tên riêng Gò công: 1 dòng - Viết câu tục ngữ: 1 lần - Cho học sinh quan sát vở tập viết - Cho học sinh viết vào vở - Hướng dẫn các em viết đúng nét, đúng độ cao và khoảng cách giữa các chữ. Chấm chữa bài; - Thu vở chấm bài - Nêu nhận xét để cả lớp rút kinh nghiệm. 3.Củng cố - dặn dò: - Nhận xét tiết học Luyện viết thêm bài ở nhà - 5em - 1 em lên bảng lớp, cả lớp viết bảng con. - G, C, K. - 2 dòng li rưỡi - Học sinh quan sát - Lớp viết bảng con - 2 dòng li rưỡi - Lớp viết bảng con - 2 dòng li rưỡi - Lớp viết bảng con: 2,3 em viết lên bảng - 1- 2 học sinh đọc từ ứng dụng - Gò công - Lớp viết bảng con , 1em viết bảng lớp. - 1 – 2 học sinh đọc câu ứng dụng - Khôn, Gà - Khôn, gà - Học sinh viết bảng con , 1em viết bảng lớp khôn, gà - Học sinh mở vở viết - 5-7 bài - Lắng nghe,thực hiện. TUẦN 8: Thứ tư ngày 15 tháng 10 năm 2014. TẬP ĐỌC: TIẾNG RU I.Mục tiêu: - Bước đầu biết đọc bài thơ với giọng tình cảm, ngắt nhịp họp lý. - Hiểu ý nghĩa :Con người sống giữa cộng đồng phải yêu thương anh em, bạn bè, đồng chí( Trả lời được các CH trong SGK; thuộc 2 khổ thơ trong bài) Học thuộc lòng cả bài thơ (đối với HS khá giỏi). *Kĩ năng: Giao tiếp, hợp tác, trình bày nhận xét. KT: 2em đọc bài theo lớp-1em đọc một số âm trong bảng chữ cái. II.Chuẩn bị: - Tranh minh hoạ bài thơ - Sgk/64 III.Hoạt động dạy - học: GV HS 1.Bài cũ: - Gọi HS lên kể lại câu chuyện “Các em nhỏ và cụ già” - Trả lời câu hỏi: Câu chuyện muốn nói với các em điều gì ? Nhận xét 2.Bài mới: Giới thiệu bài – ghi đề : Tiếng ru. Luyện đọc: - Đọc diễn cảm bài thơ. - Cho HS quan sát tranh. - HD luyện đọc, kết hợp giải nghĩa từ. - Cho HS đọc từng câu thơ - Luyện đọc từ khó - Cho HS đọc từng khổ thơ trước lớp. Theo dõi, nhắc nhở các em nghỉ hơi đúng sau các dấu câu, nghỉ hơi giữa các dòng thơ ngắn hơn nghỉ hơi kết thúc mỗi khổ thơ. Giải nghĩa từ: đồng chí, nhân gian, bồi. - Cho HS đọc từng khổ thơ trong nhóm. HD tìm hiểu bài: Cho HS đọc thầm và trả lời câu hỏi: - Con ong, con cá, con chim yêu những gì? Vì sao? HD đọc khổ 2 - Hãy nêu cách hiểu của em về mỗi câu thơ trong khổ thơ 2? - Vì sao núi không chê đất thấp, biển không chê sông nhỏ ? HD đọc thầm khổ thơ1 - Câu lục bát nào trong khổ thơ nói lên ý chính của cả bài thơ? Giảng, chốt ý: Bài thơ khuyên con người sống giữa cộng đồng, phải yêu thương anh em, bạn bè, đồng chí. Học thuộc lòng bài thơ: - Đọc lại bài thơ. - HD đọc khổ thơ 1 ( giọng thiết tha, tình cảm, nghỉ hơi hợp lí ) - HD HS đọc thuộc lòng tại lớp từng khổ, cả bài thơ. 3.Củng cố - dặn dò: - Cho 1 HS nhắc lại điều bài thơ muốn nói. - Nhận xét tiết học - Dặn dò HS tiếp tục học thuộc bài thơ. - Bài sau: ôn tâp - 2em. - Nhắc lại đề - Lắng nghe. - Quan sát tranh minh hoạ - HS tiếp nối nhau đọc 1 câu ( 2 dòng thơ ) - CN_ ĐT - Cá nhân tiếp nối nhau đọc 3 khổ thơ. - 1 em đọc phần chú giải. - Đọc nhóm ba - 3 hs thi đọc - Cả lớp đọc ĐT bài thơ. - Đọc thầm khổ thơ 1 + Con ong yêu hoa vì hoa có mật ngọt giúp ong làm mật. + Con cá yêu nước vì có nước cá mới bơi lội được,mới sống được. + Con chim yêu trời vì có bầu trời cao rộng, chim mới thả sức tung cánh, bay lượn. Đọc thầm khổ thơ 2, trả lời: - Một thân lúa chín chẳng nên mùa vàng: + Một thân lúa chín không làm nên mùa lúa chín.Nhiều thân lúa chín mới làm nên mùa lúa chín. + Một người không phải là cả loài người. Sống 1 mình như 1 đốm lửa đang tàn lụi. + Nhiều người mới làm nên nhân loại / Sống cô đơn 1 mình, con người giống như 1 đốm lửa nhỏ không toả sáng, cháy lan) Đọc thầm khổ thơ cuối, trả lời: - Núi không chê đất thấp vì núi nhờ đất bồi mà cao. Biển không chê sông nhỏ vì biển nhờ có nước của muôn dòng sông mà đầy - Cả lớp đọc thầm khổ thơ 1 Con người muốn sống, con ơi Phải yêu đồng chí, yêu người anh em - Nhắc lại. - Chú ý lắng nghe - Đọc khổ thơ 1 - Học thuộc lòng tại lớp 2 khổ thơ - Thi đọc thuộc từng khổ thơ, cả bài thơ. - Cá nhân,nhắc lại - Lắng nghe, ghi nhớ ,thực hiện TOÁN: LUYỆN TẬP I.Mục tiêu: - Biết thực hiện gấp một số lên nhiều lần và giảm một số đi một số lần và vận dụng vào giải toán. *KN: Tư duy, giao tiếp, thực hành. KT: Thực hiện một số phép tính đơn giản. II.Chuẩn bị: - Bảng phụ bài 1/38 - Vbth/50-sgk/38 III. Hoạt động dạy học Giáo viên Học sinh 1.Bài cũ: Muốn giảm một số đi nhiều lần ta làm thế nào ? - Gọi hs làm bài 1/37 sgk Nhận xét , sửa sai 2.Bài mới: Giới thiệu bài- ghi đề: Luyện tập Hướng dẫn luyện tập:Vbtth/5038 Bài 1: Treo bảng phụ giải thích mẫu. - Nhìn vào mẫu em hiểu gì ? ( Cho học sinh tự do phát biểu) - Muốn gấp 6 lên 5 lần ta làm thế nào ? - 30 giảm đi 6 lần ta làm thế nào? Sửa bài , nhận xét Hỏi lại: Muốn giảm một số đi nhiều lần ta làm thế nào ? Bài 2: Gọi học sinh đọc đề- Tìm hiểu đề: - Đề bài cho biết gì ? - Bài toán hỏi gì ? Hỏi:60 lít giảm đi 3 lần ta tìm được số dầu bán buổi chiều không?Tìm bằng cách nào? - Hd hs làm bài ( theo dõi, giúp đỡ ) HD trình bày, nhận xét, sửa sai b. Gọi học sinh đọc đề - Đề bài cho biết gì ? - Bài toán hỏi gì ? Hỏi:Có 60 quả cam sau khi được bán thì còn lại 1/3 số cam - Vậy 60 quả cam được chia thành mấy phần để sau khi bán còn lại 1/3 số cam. - Số cam còn lại là 1/3 em hiểu thế nào? - Hd hs làm bài (theo dõi sửa sai giúp đỡ) * Ở bài 2a và 2b có điểm gì cần lưu ý. - Gọi học sinh nhận xét bài trên bảng - Nhận xét và chỉ cho học sinh thấy kết quả của giảm 3 lần cũng là kết quả tìm 1/3 của số đó. Bài 3: Dành cho hs khá, giỏi 3. Củng cố - dặn dò: - Nhận xét-dặn dò - BTVN:2, 3/ sgk - 2 em phát biểu -1 hs - Cá nhân phát biểu - 6 gấp lên 5 lần được ô tiếp theo là 30 30 giảm đi 6 lần ta được 5 - Lấy 6 x 5 = 30 - Lấy 30 : 6 = 5 - Cả lớp làm vào VBT - 1 em lên bảng làm Trình bày, sửa sai - 2 học sinh phát biểu - 1em- cả lớp - Buổi sáng bán được 60 lít dầu - Buổi chiều bán giảm 3 lần so với buổi sáng. - Buổi chiều bán được bao nhiêu lít dầu ? - Lấy 60 : 3 = 20 (lít) - Lớp giải vào vở- 1 em bảng Bài giải: Buổi chiều cửa hàng bán được là: 60 : 3 = 20 (L) ĐS: 20 lit dầu Trình bày, sửa sai, hỏi đáp. - 1 em - Có 60 qc sau khi bán thì còn lại 1/3 số cam. - Trong rố còn lại bao nhiêu quả cam ? - 60 quả cam chia thành 3 phần - Số cam được chia thành 3 phần. Sau khi bán còn lại 1 phần - Lớp vở - 01 em bảng. Bài giải Số quả cam trong rổ còn lại là: 60 : 3 = 20 (quả cam) ĐS: 20 quả cam. - Ở bài 2a : giảm đi 3 lần - Ở bài 2b : Tìm 1/3 số cam còn lại - Lắng nghe,thực hiện. TNXH: VỆ SINH THẦN KINH I.Mục tiêu: - Nêu được một số việc làm và không nên làm để giữ gìn bảo vệ cơ quan thần kinh. - Biết tránh những việc làm có hại đối với thần kinh. *Kĩ năng:tìm kiếm và xủ lí thông tin, tự nhận thức. GDMT: Biết một số hoạt động của con người đã gây ô nhiễm bầu không khí,có hại đối với co quan thần kinh. II.Chuẩn bị: - Các hình trong SGK trang 32 - 33 - Tranh vẽ hình đồ uống, hoa quả. - Phiếu học tập III. Hoạt động dạy -học: Giáo viên Học sinh 1.Bài cũ: Nêu câu hỏi gọi hs trả lời: - Cơ quan thần kinh gồm có những bộ phận nào? - Nêu nhiệm vụ của từng bộ phận đó? nhận xét,tuyên dương,nhắc nhở 2.Bài mới: Giới thiệu bài- ghi đề lên bảng: Cơ quan thần kinh. Hướng dẫn tìm hiểu bài: * Hoạt động 1: Quan sát, thảo luận Bước 1: Làm việc theo nhóm - Phát phiếu giao nhiệm vụ cho các nhóm. * Hình 1: - Bạn đó đang làm gì ? - Khi bạn đó ngủ các cơ quan thần kinh thế nào? * Hình2: - Các bạn đang làm gì ? - Khi chơi trên bãi biển cơ thể và cơ quan thần kinh thế nào? * Hình 3: - Bạn đó đang làm gì trong đêm ? - Thức khuya để đọc truyện làm cho thần kinh thế nào? * Hình 4: - Một bạn đang chơi trò chơi gì ? - Chơi điện tử có lợi gì ? Có hại thế nào ? * Hình 5: Các bạn và mọi người đang làm gì ? - Xem văn nghệ có lợi hay có hại cho thần kinh. Hình 6: Bố mẹ và em bé đang làm gì? - Khi được bố mẹ chăm sóc em cảm thấy thế nào ? *Hình 7 : Tranh 7 vẽ hình ảnh gì? - Khi bị đánh mắng trẻ em sẽ thế nào? - Điều đó có hại hay lợi cho thần kinh ? * Hoạt động 2: Đóng vai - Chia lớp 4 tổ - mỗi tổ 1 phiếu học tập ghi rõ trạng thái tâm lý. + Tức giận + lo lắng + Vui vẻ + sợ hãi - Thực hiện: * Nếu mọi người luôn ở trạng thái tức giận lo lắng, hoảng sợ thì có lợi hay có hại ? Vì sao ? * Nên sống như thế nào sẽ có lợi cho cơ thể và thần kinh. * Quan sát các hình a,b,c,d SGK em có nhận xét gì ? * Hoạt động 3: Làm việc với SGK Bước 1: Làm việc theo cặp - Hình thứ nhất vẽ gì ? Nếu uống vào cơ thể có lợi hay có hại ? - Hình 2 là hình ảnh cái gì ? - Ma tuý là chất có lợi hại gì với cơ thể - Hình 3 vẽ gì ? Uống vào sẽ thấy thế nào ? - 2 hình tiếp theo vẽ gì ? Có lợi hại gì cho cơ thể ? - Hình vẽ cuối cùng vẽ gì ? Có lợi hay hại vì sao ? Bước 2: Làm việc cả lớp - Trong tất cả hình ảnh trong SGK hình ảnh nào yêu cầu tất cả mọi người tránh xa ? ( Người lớn - trẻ em) 3. Củng cố - dặn dò: - Nhận xét tiết học Dặn dò - 2em - 2em đọc lại đề bài - 1 bạn đang ngủ - Khi ngủ các cơ quan thần kinh được nghỉ ngơi có lợi cho cơ thể. - Các bạn đang chơi trên bãi biển - Khi chơi trên bãi biển cơ thể nghỉ ngơi thần kinh thư giãn.(có lợi). Nếu chơi quá phơi nắng quá lâu dễ bị ốm. - Một bạn đang đọc truyện đến tận đêm khuya. - Thức khuya để đọc truyện làm cho thần kinh mệt mỏi. - Bạn đang chơi trò chơi điện tử - Nếu chơi quá sức có hại cho mắt thần kinh căng thẳng. - Số người đang biểu diễn văn nghệ, các bạn đang xem biểu diễn văn nghệ. - Xem văn nghệ giúp giải trí thư giãn thần kinh - Bố mẹ đang chăm sóc cho các bạn nhỏ trước khi đi học. - Thấy mình được an toàn luôn được che chở thương yêu của gia đình. - Bố đang đánh 1 em bé. - Các em hoảng sợ, căng thẳng, hờn. - Rất có hại cho thần kinh của trẻ. - Các trưởng nhóm nhận phiếu – phân vai tập diễn đạt vẻ mặt của người có trạng thái tâm lý ghi trong phiếu. - Mỗi nhóm cử người thực hiện yêu cầu của giáo viên. - Các bạn khác bổ sung - Như vậy sẽ làm cho thần kinh căng thẳng có hại. - Sống thoải mái, vui vẻ - Các bạn hình a,c,d sống ở trạng thái tức giận, lo lắng, có hại đối với cơ quan thần kinh. - Trạng thái b sống vui vẻ có lợi cho cơ quan thần kinh. - 2 bạn quay mặt vào nhau quan sát hình vẽ - Hinh vẽ bịch đựng cà phê và phin cà phê đang pha. - Hình 2 vẽ bao thuốc ma tuý - Chất thuốc trắng gây nguy hiểm chết người. - Hình tiếp theo vẽ 2 chai rượu là chất kích thích mạnh quá liều làm cho thần kinh căng thẳng gây hậu quả xấu chết người. - Vẽ quả cam và cốc nước cam, bịch mứt hạt sen là những thức ăn đồ uống có tác dụng bồi bổ cơ thể có lợi cho thần kinh. - Vẽ bao thuốc lá là chất kích thích đồng thời hút làm cứng phổi ..có hại cho cơ thể. - Gọi học sinh lên trình bày - Ma tuý - Mắc vào ma tuý làm cho con người đi vào nghiện ngập sẽ gây chết người. - Lắng nghe,thực hiện TUẦN 8: Thứ năm ngày 16 tháng 10 năm 2014. TOÁN: TÌM SỐ CHIA I.Mục tiêu: - Biết tên gọi của các thành phần trong một phép chia - Biết tìm số chia chưa biết. KN: giao tiếp ,tư duy,thực hành. KT: Thực hiện một số phép tính đơn giản. II.Chuẩn bị: - Bảng phụ - Vbtth/51,-sgk/39. III.Hoạt động dạy- học: Giáo viên Học sinh 1. Bài cũ: - Muốn giảm một số đi nhiều lần ta làm thế nào? - Gọi hs làm bài 1/38 sgk Nhận xét bài cũ 2. Bài mới: Giới thiệu bài- ghi đề: Tìm số chia. b. Hướng dẫn cách tìm số chia - Cho học sinh lấy ra 6 hình vuông - Lấy 6 hình vuông - 6 hình vuông này các em chia đều thành 2 hàng. - Mỗi hàng có mấy hình vuông ? - Ta viết thành phép chia như thế nào ? - Em hãy nêu tên gọi của từng thành phần của phép chia này. * Giáo viên: Đây là phép chia hết - Giáo viên dùng miếng bìa để che số 2 - Số bị che lấp là gì ? - Muốn tìm số chia (2) bị che lấp ta làm thế nào? * Giả sử số chia này là x cô có ví dụ sau: 30 : x = 5 - Phải tìm gì ? - Muốn tìm số chia x thì làm thế nào ? - Cho học sinh viết vào bảng con * Nhận xét, hỏi : Muốn tìm số chia chưa biết ta làm thế nào ? Thực hành: Bài 1: Học sinh nêu yêu cầu đề * Giáo viên nhận xét sửa bài Bài 2: Tìm x(vbt) Hỏi: Muốn tìm số chia chưa biết ta làm thế nào? Bài a * Nhận xét cách trình bày bài Các phép tính còn lại học sinh làm vào vở - Ở phép cuối cùng chúng ta phải tìm gì? - Muốn tìm thừa số chia biết ta làm thế nào ? * Chấm 10 vở - nhận xét. Bài 3,4: dành cho hs khá, giỏi 3.Củng cố - dặn dò: - Nhận xét- dặn dò BTVN:2,3/39 sgk - 2 em phát biểu - Muốn giảm một số đi nhiều lần ta chia số đó cho số lần. - 1em - Nhắc lại đề - Theo dõi - Lấy 6 hình vuông đặt trên mặt bàn - Chia 6 hình vuông thành 2 hàng. - 3 hình vuông - 6 : 2 = 3 - Học sinh nêu: 6 : 2 = 3 SBC SC Thương - Số chia - Lấy 6 : 3 = 2. - Gọi học sinh nêu và nhắc lại - Tìm số chia x chưa biết - Nêu: 30 : x = 5 x = 30 : 5 x = 6 - 2 em trả lời- đọc đt - Tính nhẩm - Hs làm vào vở- 2 em lên bảng làm Cho học sinh đổi vở chữa bài - 1 em nhắc lại 1 em lên bảng,cả lớp làm bc - Trả lời,bổ sung - Lắng nghe,thực hiện LUYỆN TỪ VÀ CÂU: TỪ NGỮ VỀ CỘNG ĐỒNG ÔN TẬP CÂU: AI LÀM GÌ? I.Mục tiêu: - Hiểu và phân loại được một số từ ngữ về cộng đồng( BT1). - Biết tìm các bộ phận của câu trả lời câu hỏi: Ai ( cái gì, con gì) ? Làm gì? (BT3) - Biết đặt câu hỏi cho các bộ phận của câu đã xác định (BT4). - HS khá ,giỏi làm được BT2 * KN:giao tiếp,hợp tác, trình bày, nhận xét. II/Chuẩn bị: - Bảng viết nội dung các bài tập III.Hoạt động dạy- học: GV HS 1.Bài cũ: - Kiểm tra 2 HS làm miệng các BT 2,3 ( tuần 7 ) nhận xét 2.Bài mới: Giới thiệu bài: Những người cùng sống chung trong 1 tập thể, 1 khu vực luôn gắn bó nhau ta gọi chung là cộng đồng. Qua bài học hôm nay giúp ta mở rộng vốn từ về cộng đồng. Ôn tập kiểu câu: Ai làm gì? HD làm bài tập + BT1: Hãy xếp những từ dưới đây vào ô thích hợp Hỏi: Cộng đồng có nghĩa là gì? - Vậy chúng ta phải xếp từ cộng đồng vào cột nào? - Cộng tác có nghĩa là gì? - Vậy chúng ta xếp từ cộng tác vào cột nào? Yêu cầu HS suy nghĩ và làm bài tiếp. + BT2: Dành cho hs khá, giỏi - Gọi 1 HS đọc yêu cầu - Yêu cầu HS suy nghĩ và nêu nội dung từng câu trong bài. - Kết luận lại nội dung của các câu tục ngữ và yêu cầu HS làm bài vào vở BT. Có thể yêu cầu HS tìm thêm các câu ca dao tục ngữ nói về tinh thần đoàn kết yêu thương cộng đồng. * Ôn tập mẫu câu: Ai ( cái gì, con gì ) làm gì? - BT 3: - Gọi 1 HS đọc đề bài - Yêu cầu HS suy nghĩ và tự làm bài. Ai ( cái gì, con gì ) ? Làm gì? + Đàn sếu + Đang sải cánh trên trời cao + Đám trẻ + Ra về + Các em + Tới chỗ ông cụ, lễ phép Chữa bài,nhận xét. BT 4: - Gọi HS đọc đề bài - Các câu văn được viết theo kiểu nào? - Đề bài yêu cầu đặt câu hỏi cho các bộ phận câu được in đậm. Muốn đặt câu hỏi đúng ta phải chú ý điều gì? - Yêu cầu HS làm bài -Nhận xét,sửa sai. 3. Củng cố- dặn dò: - Nhận xét tiết học. - Dặn dò HS về nhà tìm thêm các từ ngữ theo chủ điểm Cộng đồng, ôn tập mẫu câu Ai ( cái gì, con gì ) làm gì? - 2 em - 1 em đọc yêu cầu bài sau đó 1 HS khác đọc lại các từ ngữ trong bài. - Cộng đồng là những người cùng sống trong 1 tập thể hoặc 1 khu vực, gắn bó với nhau. - Xếp từ cộng đồng vào cột những người trong cộng đồng. - Có nghĩa là cùng làm chung 1 việc. - Xếp từ cộng tác vào cột thái độ, hoạt động trong cộng đồng. - Thảo luân, làm bài theo nhóm ( Những người trong cộng đồng: cộng đồng, đồng bào, đồng đội, đồng hương Thái độ hoạt động trong cộng đồng: cộng tác, đồng tâm ) . Chữa bài - 1 em đọc trước lớp,cả lớp đọc thầm - Chung lưng đấu cật nghĩa là đoàn kết, góp công, góp sức với nhau để cùng làm việc. -Cháy nhà hàng xóm bình chân như vại chỉ người ích kỉ thờ ơ với khó khăn, hoạn nạn của người khác. - Ăn ở như bát nước đầy chỉ người sống có tình có nghĩa. - Đồng ý tán thành với câu a,c không tán thành với câu b. - HS xung phong nêu ý kiến - 1 em đọc trước lớp - 1 em lên bảng làm bài, cả lớp làm bài vào vở BT. - 1 em đọc toàn bộ đề bài trước lớp, sau đó 1 em khác đọc lại các câu văn. - Kiểu câu Ai ( cái gì, con gì ) làm gì? - Chúng ta phải xác định được bộ phận câu được in đậm trả lời cho câu hỏi nào, Ai ( cái gì, con gì ) hay làm gì? - 1 em lên bảng làm bài, cả lớp làm vào vở BT. a.Ai bỡ ngỡ đứng nép bên người thân b.Ông ngoại làm gì? c.Mẹ tôi làm gì? - Lắng nghe,thực hiện CHÍNH TẢ:TN: TIẾNG RU I.Mục tiêu: - Nhớ - viết đúng bài CT ; trình bày đúng các dòng thơ, khổ thơ lục bát. - Làm đúng BT(2) a/b *Kĩ năng: Giao tiếp,thực hành. KT: 2em nhìn sách chép bài vào vở-1em viết bài theo lớp II.Chuẩn bị:: - Bảng phụ III.Hoạt động dạy học: GV HS 1.Bài cũ: - Đọc cho hs viết vào bảng con các từ:buồn bã, buông tay, diễn tuồng, muôn tuổi. - Nhận xét,sửa sai. 2.Bài mới: 1. Giới thiệu bài 2. HD HS nhớ - viết a. HD chuẩn bị - Đọc khổ thơ 1 và 2 của bài Tiếng ru. - HD HS nhận xét chính tả. Hỏi: + Bài thơ viết theo thể thơ gì? + Cách trình bày bài thơ lục bát có điểm gì cần chú ý? + Dòng thơ nào có dấu chấm phẩy ? + Dòng thơ nào có dấu gạch nối ? + Dòng thơ nào có dấu chấm hỏi? + Dòng thơ nào có dấu chấm than? Luyện viết chữ khó:yêu hoa, muốn sống, làm mật, nhân gian , đốm lửa, tàn. b. Cho HS nhớ - viết 2 khổ thơ Nhắc HS nhớ ghi tên bài ở giữa trang vở, viết hoa các chữ đầu dòng, đầu kh
File đính kèm:
- TUAN 8.doc