Giáo án Lớp 5 - Tuần 33 - Năm học 2020-2021 - Lê Thị Thái Hoàn

Thứ Năm, ngày 6 tháng 5 năm 2021

Toán

MỘT SỐ DẠNG BÀI TOÁN ĐÃ HỌC

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức: Nắm được cách giải một số dạng toán đã học như tìm số trung bình cộng, tìm hai số biết tổng và hiệu của hai số đó.

2. Kĩ năng:

 - Biết một số dạng toán đã học.

 - Biết giải bài toán có liên quan đến tìm số trung bình cộng, tìm hai số biết tổng và hiệu của hai số đó.

 - HS làm bài 1, bài 2.

3. Thái độ: Cẩn thận, tỉ mỉ, yêu thích môn học

4. Năng lực:

- Năng tư chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo,

- Năng lực tư duy và lập luận toán học, năng lực mô hình hoá toán học, năng lực giải quyết vấn đề toán học, năng lực giao tiếp toán học, năng lực sử dụng công cụ và phương tiện toán học

II. CHUẨN BỊ

1. Đồ dùng

 - GV: Bảng phụ

 - HS: SGK, vở

2.Phương pháp và kĩ thuật dạy học

 - Vấn đáp, quan sát, thực hành, thảo luận nhóm, trò chơi

 - Kĩ thuật đặt và trả lời câu hỏi, kĩ thuật trình bày một phút

III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC

 

doc39 trang | Chia sẻ: Bình Đặng | Ngày: 11/03/2024 | Lượt xem: 17 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Lớp 5 - Tuần 33 - Năm học 2020-2021 - Lê Thị Thái Hoàn, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 quả
HLP
(1)
(2)
Độ dài cạnh
12cm
3,5 cm
Sxq
576 cm2
49 cm2
Stp
864 cm2
73,5 cm2
Thể tích
1728 cm3
42,875 cm3
b)
HHCN
(1)
(2)
Chiều cao
5 cm
0,6 m
Chiều dài
8cm
1,2 m
Chiều rộng
6 cm
0,5 m
Sxq
140 cm2
2,04 m2
Stp
236 cm2
3,24 m2
Thể tích
240 cm3
0,36 m3

- Cả lớp theo dõi
- Cả lớp làm vào vở
- 1 HS làm bảng lớp, chia sẻ cách làm
Bài giải :
Diện tích đáy bể là :
1,5 x 0,8 = 1,2 (m2)
Chiều cao của bể là :
1,8 : 1,2 = 1,5 (m)
Đáp số : 1,5m
- HS làm bài sau đó báo cáo kết quả với GV
 Bài giải
Diện tích toàn phần khối nhựa hình lập phương là: 
 (10x 10) x 6 = 600(cm2)
Diện tích toàn phần khối gỗ hình lập phương là: 
 (5 x 5) x 6 = 150(cm2)
Diện tích toàn phần khối nhựa gấp diện tích toàn phần khối gỗ số lần là:
 600 : 150 = 4(lần)
 Đáp số: 4 lần
3.Hoạt động ứng dụng:(2 phút)
- Cho HS vận dụng làm bài: Khi cạnh của một hình lập phương gấp lên 3 lần thì diện tích toàn phần của hình lập phương đó gấp lên mấy lần ?
A. 3 lần C. 9 lần
B. 6 lần D. 18 lần
- HS nêu:
C. 9 lần
4. Hoạt động sáng tạo:(1 phút)
- Dặn về nhà làm các bài tập tương tự
- HS nghe và thực hiện
_____________________________
CHIỀU:
( GV BỘ MÔN DẠY)
_____________________________
Thứ Tư. ngày 6 tháng 5 năm 2021
English:
( Cô Lài dạy)
____________________________
Kể chuyện
KỂ CHUYỆN ĐÃ NGHE, ĐÃ ĐỌC
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức: Hiểu nội dung và biết trao đổi về ý nghĩa câu chuyện .
2. Kĩ năng: Kể được một câu chuyện đã nghe, đã đọc nói về việc gia đình, nhà trường, xã hội chăm sóc, giáo dục trẻ em, hoặc trẻ em với việc thực hiện bổn phận với gia đình, nhà trường và xã hội.
3. Thái độ: Yêu thích kể chuyên.
4. Năng lực: 
- Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.
- Năng lực văn học, năng lực ngôn ngữ, năng lực thẩm mĩ.
II. CHUẨN BỊ 
1. Đồ dùng 
 - GV: + Tranh minh hoạ về cha, mẹ, thầy cô giáo, người lớn chăm sóc trẻ em; tranh ảnh trẻ em giúp đỡ cha mẹ, trẻ em chăm chỉ học tập, trẻ em giúp đỡ mọi người.
 + Sách, truyện, tạp chí có đăng các câu chuyện về trẻ em làm việc tốt, người lớn chăm sóc và giáo dục trẻ em.
- HS: SGK, vở, câu chuyện đã chuẩn bị
2.Phương pháp và kĩ thuật dạy học
- Vấn đáp, quan sát, thực hành, thảo luận nhóm, trò chơi 
- Kĩ thuật đặt và trả lời câu hỏi, kĩ thuật trình bày một phút
III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC
Hoạt động Giáo viên
Hoạt động Học sinh
1. Hoạt động Khởi động (3’)
+ Cho HS thi kể lại câu chuyện Nhà vô địch
+ Nêu ý nghĩa câu chuyện.
+ GV nhận xét, đánh giá.
- GV nêu mục đích, yêu cầu của tiết học; giới thiệu : Sách , truyện , tạp chí có đăng các câu chuyện về trẻ em làm việc tốt, người lớn chăm sóc và giáo dục trẻ em.
- HS lên bảng thi kể lại câu chuyện Nhà vô địch 
- Nêu ý nghĩa câu chuyện .
+ HS khác nhận xét. 
- HS nhe

2.Hoạt động tìm hiểu, lựa chọn câu chuyện phù hợp với yêu cầu tiết học: (8’)
* Mục tiêu: Chọn được câu chuyện đã nghe, đã đọc về việc gia đình, nhà trường, xã hội chăm sóc, giáo dục trẻ em, hoặc trẻ em với việc thực hiện bổn phận với gia đình, nhà trường và xã hội.
* Cách tiến hành:
- Gọi HS đọc đề bài
- Hướng dẫn HS phân tích đề bài.
-Yêu cầu HS đọc gợi ý của bài
-Chuyện nói về việc gia đình, nhà trường, xã hội chăm sóc và giáo dục trẻ em là những câu chuyện nào?
- Chuyện trẻ em thực hiện bổn phận với gia đình, nhà trường và xã hội là những câu chuyện nào?
- Tìm câu chuyện ở đâu?
- Cách kể chuyện như thế nào?
- Yêu cầu HS giới thiệu câu chuyện mình định kể
- 1 HS đọc đề bài.
- 4 HS nối tiếp nhau đọc 4 gợi ý 
- HS nêu 
- HS nêu
- Được nghe kể, đã được đọc 
- HS tiếp nối nhau giới thiệu nói tên câu chuyện chọn kể.
3. Hoạt động thực hành kể chuyện:(23 phút)
* Mục tiêu:
 - Kể được một câu chuyện đã nghe, đã đọc nói về việc gia đình, nhà trường, xã hội chăm sóc, giáo dục trẻ em, hoặc trẻ em với việc thực hiện bổn phận với gia đình, nhà trường và xã hội.
- Hiểu nội dung và biết trao đổi về ý nghĩa câu chuyện.
* Cách tiến hành:
- Y/c HS luyện kể theo nhóm đôi
- Thi kể trước lớp
- Cho HS bình chọn người kể hay nhất
- Trao đổi về ý nghĩa câu chuyện
- Nhận xét.
- HS kể theo cặp
- Thi kể chuyện trước lớp
- Bình chọn bạn kể chuyện tự nhiên nhất, bạn có câu hỏi hay nhất, bạn có câu chuyện hay nhất.
- Trao đổi và nói ý nghĩa câu chuyện mình kể.
3. Hoạt động ứng dụng (3’)

- Yêu cầu HS thực hiên bổn phận với gia đình, nhà trường và xã hội.
- HS nghe và thực hiện
4. Hoạt động sáng tạo:(1 phút)
- Dặn HS về nhà kể lại câu chuyện vừa kể ở lớp cho người thân; cả lớp đọc trước đề bài, gợi ý của tiết KC đã chứng kiến hoặc tham gia ở tuần 34.
- HS nghe và thực hiện
__________________________________
Lịch sử
ÔN TẬP : LỊCH SỬ NƯỚC TA TỪ GIỮA THẾ KỈ XIX ĐẾN NAY
I. MỤC TIÊU	
1. Kiến thức: Nắm được một số sự kiện, nhân vật lịch sử tiêu biểu từ năm 1858 đến nay: 
 + Thực dân Pháp xâm lược nước ta, nhân dân ta đó đứng lên chống Pháp.
 + Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời, lãnh đạo cách mạng nước ta; Cách mạng tháng Tám thành công; ngày 2-9-1945 Bác Hồ đọc Tuyên ngôn Độc lập khai sinh nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà.
 + Cuối năm 1945 thực dân Pháp trở lại xâm lược nước ta, nhân dân ta tiến hành cuộc kháng chiến giữ nước. Chiến thắng Điện Biên Phủ kết thúc thắng lợi cuộc kháng chiến.
 + Giai đoạn 1954-1975: Nhân dân miến Nam đứng lên chiến đấu, miền Bắc vừa xây dựng chủ nghĩa xã hội, vừa chống trả cuộc chiến tranh phá hoại của đế quốc Mĩ, đồng thời chi viện cho miền Nam. Chiến dịch Hồ Chí Minh toàn thắng đất nước được thống nhất. 
2. Kĩ năng: Nêu được một số sự kiện, nhân vật lịch sử tiêu biểu từ năm 1858 đến nay.
3. Thái độ: Giáo dục tinh thần yêu nước cho HS.
4. Năng lực:
- Năng lực tư chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sán g tạo.
- Năng lực hiểu biết cơ bản về Lịch sử, năng lực tìm tòi và khám phá Lịch sử, năng lực vận dụng kiến thức Lịch sử vào thực tiễn
II. CHUẨN BỊ 
1. Đồ dùng 
 - GV: Bản đồ hành chính VN ; tranh, ảnh, tư liệu
 - HS: SGK, vở
2.Phương pháp và kĩ thuật dạy học
 - Vấn đáp, quan sát, thực hành, thảo luận nhóm, trò chơi 
 - Kĩ thuật đặt và trả lời câu hỏi, kĩ thuật trình bày một phút
III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Hoạt động khởi động:(5phút)
- Cho HS hát
- Giới thiệu bài - Ghi bảng 
- HS hát
- HS ghi vở 
2. Hoạt động hình thành kiến thức mới:(28phút)
* Mục tiêu: Nắm được một số sự kiện, nhân vật lịch sử tiêu biểu từ năm 1858 đến nay. 
* Cách tiến hành:
* Hoạt động 1: Làm việc cả lớp
- Yêu cầu HS nêu các giai đoạn lịch sử đã học
- GV chốt lại và yêu cầu HS nắm được những mốc quan trọng
* Hoạt động 2: Làm việc theo nhóm
- GV chia lớp thành 4 nhóm, mỗi nhóm nghiên cứu, ôn tập 1 thời kì
- Trình bày kết quả
- GV bổ sung
 
- HS nêu ra 4 thời kì lịch sử đã học :
+ Từ năm 1858 ® 1945
+ Từ năm 1945 ® 1954
+ Từ năm 1954 ® 1975
+ Từ năm 1975 ® nay
+ Nội dung chính của thời kì
+ Các niên đại quan trọng 
+ Các sự kiện lịch sử chính
+ Các nhân vật tiêu biểu
- HS làm việc theo nhóm
- Các nhóm báo cáo kết quả, các nhóm khác nêu ý kiến, thảo luận
Giai đoạn lịch sử
Thời gian xảy ra
Sự kiện lịch sử
- Hơn 80 năm chống TD Pháp xâm lược và đô hộ.
1858 – 1945.
1859- 1864
5/7/1885

- Khởi nghĩa Bình Tây đại nguyên soái- Trương Định.
- Cuộc phản công ở Kinh Thành Huế.
..
Bảo vẹ chính quyền non trẻ trường kì kháng chiến chống TD Pháp (1945 - 1954)
- 1945 - 1946
19/12/1946
- Diệt giặc đói, giặc dốt, giặc ngoại xâm.
- Toàn quốc kháng chiến chống TD Pháp xâm lược.
Xây dựng CNXH ở Miền Bắc và đấu tranh thống nhất đất nước (1954 - 1975)
- Sau 1954
30/4/1975
- Nước nhà bị chia cắt.
Chiến dịch Hồ Chí Minh toàn thắng giải phóng hoàn toàn Miền Nam thống nhất đất nước.
Xây dựng chủ nghĩa XH trong cả nước 1975 đến nay.
25/ 4/1976
6/11/1979
- Tổng tuyển cử quốc hội nước Việt Nam thống nhất.
- Khởi công xây dựng nhà máy thuỷ điện Hoà Bình.

3.Hoạt động ứng dụng:(2 phút)
- Nêu những thành tựu mà nước ta đã đạt được từ 1975 đến nay ?
- HS nêu: Từ sau năm 1975, cả nước cùng bước vào công cuộc xây dựng CNXH. Từ năm 1986 đến nay, dưới sự lãnh đạo của Đảng, nhân dân ta đã tiến hành công cuộc đổi mới và thu được nhiều thành tựu quan trọng, đưa nước ta bước vào giai đoạn công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
4. Hoạt động sáng tạo:(1 phút)
- Dặn HS về nhà tìm hiểu thêm những thành quả mà nước ta đã đạt được từ năm 1975 đến nay.
- HS nghe và thực hiện
__________________________________
Toán
LUYỆN TẬP CHUNG
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức: Biết thực hành tính diện tích và thể tích các hình đã học.
2. Kĩ năng: HS vận dụng kiến thức làm bài 1, bài 2.
3. Thái độ: Cẩn thận, tỉ mỉ, chính xác.
4. Năng lực: 
- Năng tư chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo,
- Năng lực tư duy và lập luận toán học, năng lực mô hình hoá toán học, năng lực giải quyết vấn đề toán học, năng lực giao tiếp toán học, năng lực sử dụng công cụ và phương tiện toán học
II. CHUẨN BỊ 
1. Đồ dùng 
 - GV: SGK, bảng phụ, bảng nhóm
 - HS : SGK, bảng con
2.Phương pháp và kĩ thuật dạy học
 - Vấn đáp, quan sát, thực hành, thảo luận nhóm, trò chơi 
 - Kĩ thuật đặt và trả lời câu hỏi, kĩ thuật trình bày một phút
III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Hoạt động khởi động:(5phút)
- Cho HS hát
- Giới thiệu bài - Ghi bảng 
- HS hát
- HS ghi vở
2. Hoạt động thực hành:(28 phút)
* Mục tiêu: 
 - Biết thực hành tính diện tích và thể tích các hình đã học.
 - HS làm bài 1, bài 2.
* Cách tiến hành:
 Bài 1: HĐ cá nhân
- Cho HS đọc yêu cầu của bài
- Muốn biết trên cả mảnh vườn đó người ta thu hoạch được bao nhiêu kg rau cần biết gì ?
- Yêu cầu HS làm bài
- GV nhận xét chữa bài
Bài 2: HĐ cặp đôi
- HS đọc yêu cầu của đề bài
- HS thảo luận cặp đôi để tìm cách giải
- Yêu cầu HS làm bài
- GV nhận xét chữa bài
Bài tập chờ
Bài 3: HĐ cá nhân
- Cho HS đọc bài, tìm cách giải sau đó làm bài và chia sẻ kết quả
- GV quan sát, giúp đỡ nếu thấy cần thiết.

- Cả lớp theo dõi
- Biết diện tích của thửa ruộng đó và biết số rau thu được trên 1 mét vuông
- Cả lớp làm bài vào vở
- 1 HS làm bảng lớp, chia sẻ kết quả
Bài giải
Nửa chu vi mảnh vườn hình chữ nhật là: 
 160 : 2 = 80 (m)
 Chiều dài mảnh vườn hình chữ nhật là:
 80 - 30 = 50 (m)
Diện tích mảnh vườn hình chữ nhật là:
 50 x 30 = 1500 (m2)
Cả mảnh vườn đó thu được là: 
 15 : 10 x 1500 = 2250(kg)
 Đáp số: 2250 kg
- Cả lớp theo dõi
- HS thảo luận theo cặp
- Cả lớp làm bài vào vở
- Đại diện 1 HS làm bảng lớp, chia sẻ cách làm
Lời giải :
Chu vi mặt đáy của hình hộp chữ nhật là:
(60 + 40) x 2 = 200 (m)
Chiều cao của hình hộp chữ nhật là :
6000 : 200 = 30 (m)
 Đáp số : 30m
- Cho HS làm bài, chia sẻ kết quả
 Bài giải
Chu vi mảnh đất là:
 50 + 25 + 30 + 40 + 25 = 170(m)
Diện tích mảnh đất hình chữ nhật ABCE là:
 50 x 25 = 1250(m2)
Diện tích mảnh đất hình tam giác vuông CDE là:
 30 x 40 : 2 = 600(m2)
Diện tích cả mảnh đất hình ABCDE là:
 1250 + 600 = 1850(m2)
 Đáp số: 1850m2
3.Hoạt động ứng dụng:(2 phút)
- Cho HS vận dụng làm bài: Khi cạnh của một hình lập phương gấp lên 3 lần thì thể tích của hình lập phương đó gấp lên mấy lần ?
A. 3 lần C. 9 lần
B. 6 lần D. 27 lần
- HS nêu:
 D. 27 lần
4. Hoạt động sáng tạo:(1 phút)
- Về nhà tính thể tích của một đồ vật hình lập phương của gia đình em.
- HS nghe và thực hiện

__________________________________
Tập đọc
SANG NĂM CON LÊN BẢY
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức: Hiểu được điều người cha muốn nói với con: Khi lớn lên từ giã tuổi thơ, con sẽ có một cuộc sống hạnh phúc thực sự do chính hai bàn tay con gây dựng lên. (Trả lời được các câu hỏi trong SGK; thuộc hai khổ thơ cuối bài).
2. Kĩ năng:
 - Biết đọc diễn cảm bài thơ, ngắt nhịp hợp lí theo thể thơ tự do.
 - HS M3,4 đọc thuộc và diễn cảm được bài thơ.
3. Thái độ: Yêu quý, biết ơn cha mẹ
4. Năng lực: 
- Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.
- Năng lực văn học, năng lực ngôn ngữ, năng lực thẩm mĩ.
II. CHUẨN BỊ 
1. Đồ dùng 
- GV: + Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK 
 + Bảng phụ viết sẵn đoạn thơ cần hướng dẫn luyện đọc diễn cảm.
- HS: SGk, vở
2.Phương pháp và kĩ thuật dạy học
 - Vấn đáp, quan sát, thực hành, thảo luận nhóm, trò chơi 
 - Kĩ thuật đặt và trả lời câu hỏi, kĩ thuật trình bày một phút
III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Hoạt động khởi động:(5 phút)
- Cho HS tổ chức thi đọc lại bài Luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em và trả lời câu hỏi về bài đọc trong SGK
- Những điều luật nào trong bài nêu lên quyền của trẻ em Việt Nam ? 
- Đặt tên cho mỗi điều luật nói trên ?
- GV nhận xét
- Giới thiệu bài - Ghi bảng: Bài thơ Sang năm con lên bảy của nhà thơ Vũ Đình Minh là lời của một người cha nói với đứa con đã đến tuổi tới trường. Điều nhà thơ muốn nói là một phát hiện rất thú vị về thế giới tuổi thơ của trẻ em. Các em hãy lắng nghe bài thơ.
- HS thi đọc 
- Điều 15, 16, 17.
- Điều 15: Quyền của trẻ em được chăm sóc, bảo vệ sức khỏe.
+ Điều 16: Quyền học tập của trẻ em.
+ Điều 17: Quyền vui chơi, giải trí của trẻ em.
- HS nghe
- HS ghi vở
2. Hoạt động luyện đọc: (12phút)
* Mục tiêu: - Rèn đọc đúng từ , đọc đúng câu, đoạn.
 - Hiểu nghĩa các từ ngữ mới.
 - Đọc đúng các từ khó trong bài
* Cách tiến hành:
- Gọi 1 HS đọc toàn bài
- Cho nhóm trưởng điều khiển nhóm đọc
- Đọc nối tiếp từng đoạn trong nhóm lần 1.
- Đọc nối tiếp từng đoạn trong nhóm lần 2
- Luyện đọc theo cặp
- 1 HS đọc toàn bài
- GV đọc diễn cảm bài thơ - giọng nhẹ nhàng, tự hào, trầm lắng phù hợp với việc diễn tả tâm sự của người cha với con khi con đến tuổi tới trường. Hai dòng thơ đầu “Sang năm con lên bảytới trường” đọc với giọng vui, đầm ấm
- 1 HS M3,4 đọc bài
- Nhóm trưởng điều khiển nhóm đọc bài
+ 3 HS tiếp nối nhau đọc bài lần 1 kết hợp luyện đọc từ khó.
+ 3 HS tiếp nối nhau đọc bài lần 2 kết hợp luyện đọc câu khó, giải nghĩa từ.
- HS đọc theo cặp, mỗi em 1 đoạn sau đó đổi lại và chỉnh sửa cho nhau
- Cả lớp theo dõi
- Cả lớp theo dõi
3. Hoạt động tìm hiểu bài: (10 phút)
* Mục tiêu: Hiểu được điều người cha muốn nói với con: Khi lớn lên từ giã tuổi thơ, con sẽ có một cuộc sống hạnh phúc thực sự do chính hai bàn tay con gây dựng lên. (Trả lời được các câu hỏi trong SGK; thuộc hai khổ thơ cuối bài).
* Cách tiến hành:
- Cho HS tổ chức thảo luận rồi báo cáo, chia sẻ trước lớp:
+ Những dòng thơ nào cho thấy thế giới tuổi thơ rất vui và đẹp?
 + Thế giới tuổi thơ thay đổi thế nào khi ta lớn lên?
+ Từ giã thế giới tuổi thơ, con người tìm thấy hạnh phúc ở đâu?
- GV chốt lại: Từ giã thế giới tuổi thơ, con người tìm thấy hạnh phúc trong đời thực. Để có được hạnh phúc, con người phải rất vất vả, khó khăn vì phải giành lấy hạnh phúc bằng lao động, bằng hai bàn tay của mình, không giống như hạnh phúc tìm thấy dễ dàng trong các truyện thần thoại, cổ tích nhờ sự giúp đỡ của bụt, của tiên
- GV yêu cầu HS nêu nội dung của bài.
- HS thảo luận, báo cáo 
- Giờ con đang lon ton
 Khắp sân vườn chạy nhảy
 Chỉ mình con nghe thấy
 Tiếng muôn loài với con
- Trong khổ 2 , những câu thơ nói về thế giới của ngày mai theo cách ngược lại với thế giới tuổi thơ cũng giúp ta hiểu về thế giới tuổi thơ. 
+ Qua thời thơ ấu các em không còn sống trong thế giới tưởng tượng, thế giới thần tiên của những câu chuyện thần thoại, cổ tích mà ở đó cây cỏ và muôn thú biết nói, biết nghĩ như người. Các em nhìn đời thực hơn. Vì vậy thế giới của các em thay đổi, trở thành thế giới hiện thực. Trong thế giới ấy, chim không còn biết nói, gió chỉ còn biết thổi, cây chỉ còn là cây, đại bàng không còn đậu trên cành khế nữa; chỉ còn trong đời thật tiếng người nói.
+ Con người tìm thấy hạnh phúc trong đời thật. 
+ Con người phải giành lấy hạnh phúc một cách khó khăn bằng chính 2 bàn tay; không dễ dàng như hạnh phúc có được trong truyện thần thoại, cổ tích
- HS nêu: Thế giới của trẻ thơ rất vui và đẹp vì đó là thế giới của truyện cổ tích. Khi lớn lên, dù phải từ biệt thế giới cổ tích đẹp đẽ và thơ mộng ấy nhưng ta sẽ sống một cuộc sống hạnh phúc thật sự do chính hai bàn tay ta gây dựng nên.
4. Luyện đọc diễn cảm:(8 phút)
* Mục tiêu: 
 - Biết đọc diễn cảm bài thơ, ngắt nhịp hợp lí theo thể thơ tự do.
 - HS M3,4 đọc thuộc và diễn cảm được bài thơ.
* Cách tiến hành:
 * Đọc diễn cảm 
- Gọi HS đọc lại toàn bài
- Yêu cầu HS tìm đúng giọng đọc của bài
- GV treo bảng phụ đã chép sẵn đoạn cần luyện đọc, hướng dẫn HS luyện đọc 
+ Gọi 1 HS đọc mẫu
+ Cho HS luyện đọc theo cặp
+ Thi đọc
- Luyện học thuộc lòng bài thơ.
+ HS tự nhẩm để học thuộc lòng bài thơ
+ Thi học thuộc lòng
- GV đánh giá, nhận xét

- 3 HS nối nhau đọc cả bài.
- Giọng nhẹ nhàng, tự hào, trầm lắng phù hợp với việc diễn tả tâm sự của người cha với con khi con sắp tới tuổi tới trường
+ 1 HS đọc mẫu 
+ HS đọc theo cặp
+ 2 HS đại diện 2 nhóm thi đọc ( 2 lượt)
+ HS nhẩm học thuộc lòng bài thơ.
- HS thi đọc thuộc lòng

5. Hoạt động ứng dụng: (2 phút)
- Khi khôn lớn, con người gành được hạnh phúc từ đâu ?
- HS nêu: Từ sức lao động của chính mình.
6. Hoạt động sáng tạo:(1 phút)
- GV nhận xét tiết học
- Yêu cầu HS về nhà tiếp tục học thuộc lòng bài thơ và đọc cho mọi người trong gia đình cùng nghe
- HS nghe
- HS nghe và thực hiện
___________________________________
Thứ Năm, ngày 6 tháng 5 năm 2021
Toán
MỘT SỐ DẠNG BÀI TOÁN ĐÃ HỌC
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức: Nắm được cách giải một số dạng toán đã học như tìm số trung bình cộng, tìm hai số biết tổng và hiệu của hai số đó.
2. Kĩ năng:
 - Biết một số dạng toán đã học.
 - Biết giải bài toán có liên quan đến tìm số trung bình cộng, tìm hai số biết tổng và hiệu của hai số đó.
 - HS làm bài 1, bài 2.
3. Thái độ: Cẩn thận, tỉ mỉ, yêu thích môn học
4. Năng lực: 
- Năng tư chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo,
- Năng lực tư duy và lập luận toán học, năng lực mô hình hoá toán học, năng lực giải quyết vấn đề toán học, năng lực giao tiếp toán học, năng lực sử dụng công cụ và phương tiện toán học
II. CHUẨN BỊ 
1. Đồ dùng 
 - GV: Bảng phụ
 - HS: SGK, vở
2.Phương pháp và kĩ thuật dạy học
 - Vấn đáp, quan sát, thực hành, thảo luận nhóm, trò chơi 
 - Kĩ thuật đặt và trả lời câu hỏi, kĩ thuật trình bày một phút
III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Hoạt động khởi động:(5phút)
- Cho HS tổ chức trò chơi "Bắn tên" với nội dung là nêu một số dạng bài toán đã học.(Mỗi bạn nêu tên một dạng)
- GV nhận xét
- Giới thiệu bài - Ghi bảng
- HS chơi trò chơi: Các dạng toán đã học là:
+ Tìm số trung bình cộng.
+ Tìm 2 số biết tổng và hiệu của 2 số đó.
+ Tìm 2 số biết tổng và tỉ số của 2 số đó.
+ Tìm 2 số biết hiệu và tỉ số của 2 số đó.
+ Bài toán liên quan đến rút về đơn vị.
+ Bài toán về tỉ số phần trăm.
+ Bài toán về chuyển động đều.
+ Bài toán có nội dung hình học( chu vi, diện tích, thể tích).
- HS nghe
- HS ghi vở
2. Hoạt động thực hành:(28 phút)
* Mục tiêu: 
 - Biết một số dạng toán đã học.
 - Biết giải bài toán có liên quan đến tìm số trung bình cộng, tìm hai số biết tổng và hiệu của hai số đó.
 - HS làm bài 1, bài 2.
* Cách tiến hành:
Bài 1: HĐ cá nhân  
- Gọi HS đọc đề.
- Bài toán này thuộc dạng toán nào?
- Yêu cầu HS tự làm bài .
- GV nhận xét chữa bài
- Muốn tính tổng của nhiều số khi biết trung bình cộng ta làm thế nào?
Bài 2: HĐ cá nhân
- Gọi HS đọc đề.
- Bài toán này thuộc dạng nào?
- Yêu cầu HS tự làm bài .
- GV nhận xét chữa bài
Bài tập chờ
Bài 3: HĐ cá nhân
- Cho HS đọc bài, tìm cách giải sau đó làm bài và báo cáo GV.
- GV quan sát, giúp đỡ nếu thấy cần thiết.
 
- Cả lớp theo dõi, chia sẻ yêu cầu
- Tìm trung bình cộng của nhiều số.
- Cả lớp làm vở
- 1 HS làm bảng lớp,
Bài giải:
Giờ thứ ba xe đạp đi được quãng đường là:
 ( 12 + 18 ) : 2 = 15 (km)
Trung bình mỗi giờ xe đạp đi được là:
 (12 + 18 + 15 ) : 3 = 15 (km)
 Đáp số: 15 km
- Lấy trung bình cộng của chúng nhân với số số hạng.
- Cả lớp theo dõi
- Bài toàn thuộc dạng “ Tìm 2 số khi biết tổng và hiệu của 2 số đó ”.
- Cả lớp làm vở
- 1 HS làm bảng lớp, chia sẻ cách làm
Bài giải
Nửa chu vi mảnh đất hình chữ 

File đính kèm:

  • docgiao_an_lop_5_tuan_33_nam_hoc_2020_2021_le_thi_thai_hoan.doc