Giáo án Lớp 5 - Tuần 3 - Năm học 2015-2016 - Phạm Thị Liên

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động 1:Kiểm tra bài cũ:

- Viết bảng con:Lương Ngọc Quyến,xích sắt,giải thoát.

-GV nhận xét.

Hoạt động 2:Giới thiệu bài,nêu yêu cầu của tiết học.

Hoạt động 3:Hướng dẫn HS Nhớ –viết bài chính tả:

-Gọi HS đọc thuộc đoạn viết với giọng rõ ràng,phát âm chính xác.

-Nêu câu hỏi tìm hiểu nội dung đoạn viết:

 +Bác Mông mỏi điều gì ở thế hệ HS?

Hướng dẫn HS viết đúng danh từ riêng(Việt Nam);Từ dễ lẫn(kiến thiết,non sông,tựu trường )

-Tổ chức cho HS nhớ-viết,soát sửa lỗi.

-Chấm,NX, chữa lỗi HS sai nhiều.

Hoạt động 4:Tổ chức cho HS làm bài tập chính tả củng cố cấu tạo của vần:

-Bài2(tr 26 sgk):Cho HS làm cá nhân vào vở BT.

-GV treo bảng phụ chép mô hình cấu tạo trong sgk

Gọi HS lên bảng ghi cấu tạo vần của các tiếng vào bảng

-GV nhận xét,bổ sung.

-Bài 3(tr26sgk):Cho HS thảo luận nhóm đôi ,phát biểu trước lớp.Gv nhận xét,bổ sung.

Hoạt động cuối:

• Hệ thống bài,liên hệ GD HS

• Dăn HS luyện viết chính tả ở nhà

• Nhận xét tiết học.

 

docx34 trang | Chia sẻ: xuannguyen98 | Lượt xem: 615 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Lớp 5 - Tuần 3 - Năm học 2015-2016 - Phạm Thị Liên, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
iểm Nhân dan vào nhóm thích hợp( BT 1 ). Nắm được một số thành ngữ, tục ngữ nói về phẩm chất tốt đẹp của người Việt Nam( BT2); hiểu nghĩa từ đồng hào, tìm được một số từ bằng tiếng đồng, đặt câu với một từ có tiếng đồng. 
 2. GD tính cẩn thận,hợp tác nhóm trong học tập.
Đồ dùng: -GV:Một vài trang từ điển có liên quan đến bài học.
 -HS:bảng nhóm,vở bài tập Tiếng Việt.
 III. .Các hoạt động:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Bài cũ :-HS đọc lại đoạn văn đã viết theo yêu cầu bài tập 3 tiết trước
GV nhận xét ghi điểm.
Bài mới:
Hoạt động 1: Giới thiệu bài:Giới thiệu,nêu yêu cầu tiết học
Hoạt động2:Tổ chức hướng dẫn HS làm các bài tập trang 27 sgk:
Bài 1:Yêu cầu HS đọc yêu cầu bài 1Chia lớp thành 6 nhóm mỗi nhóm làm 1 ý vào bảng nhóm.trình bày trên bảng lớp.Nhận xét,chữa bài.
Lời giải đúng:
a)công nhân:thợ điện,thợ cơ khí.
b)nông dân:thợ cấy,thợ cày
c)doanh nhân:tiểu thương,chủ tiệm.
d)quân nhân:đại uý,trung sĩ
e)trí thức:giáo viên,bác sĩ,kĩ sư
g)học sinh:học sinh tiểu học,học sinh trung học.
 Bài 2:Cho HS thảo luận nhóm đôi,phát biểu trước lớp.Nhận xét,bổ sung.
Bài 3:Yêu cầu HS đọc thầm câu chuyện.Suy nghĩ trả lời miệng ý a.Thi làm nhóm ý b.làm vở ý c.đọc câu trước lớp.Nhận xét,bổ sung.
Hỗ trợ:Phát cho mỗi nhóm một vài trang từ điển phô tô để làm ý b,nhắc các em tìm từ đồng nghĩa ở mục có từ đồng
Hoạt động cuối:	
Hệ thống bài
Dăn HS,làm lại các bài tập vào vở.
Nhận xét tiết học.
-2HS đọc bài.Lớp nhận xét.
.
-HS lần lượt làm các BT trang 27,28 sgk:
-HS làm vào bảng nhóm.Nhận xét ,bổ sung trên bảng nhóm.Ghi bài vào vở.
-HS thảo luận trả lời.Nhận xét,bổ sung.
-HS đọc thầm làm bài,chữa bài.
KHOA HỌC
Bài5(5): CẦN LÀM GÌ ĐỂ CẢ MẸ VÀ BÉ ĐỀU KHOẺ?
I.Mục tiêu:
 - Nêu được những việc nên làm và không nên làmđể chăm sóc phụ nữ mang thai.
* GDKNS: - Đảm nhận trách nhiệm của bản thân với mẹ và em bé.
	 - Cảm thông, chia sẻ và có ý thức giúp đỡ phụ nữ có thai.
II. Đồ dùng:
 -Hình trang 12,13 sgk.
 III.Các hoạt động:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1.Bài cũ : 
-Cho HS trả lời nhanh vào bảng con:
+Sự kết hợp của trứng và tinh trùng đựợc gọi là gì ?(sự thụ tinh)
+Trứng và tinh trùng kết hợp với nhau tạo thành gì?(hợp tử)
GV nhận xét.
2Bài mới:
Hoạt động 1: Giới thiệu bài:Giới thiệu bài,nêu yêu cầu tiết học.
Hoạt động2: Thực hiện yêu cầu1 bằng thảo luận nhóm đôi với các hình trang 12 sgk.
Gọi đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận.GV nhận xét.
Kết Luận:Mục Bạn cần biết trang 12 sgk
Hoạt động3: Thực hiện yêu cầu 2 bằng thảo luận nhóm với các hình trang 13 sgk.Gọi đại diện nhóm trình bày kết quả thảo luận.
Hỗ trợ: Cho HS thảo luận cả lớp theo câu hỏi: Mọi người trong ga đình cần làm gì để thể hiện sự quan tâm,chăm sóc đối với phụ nữ có thai?
Gọi HS trả lời,GV nhận xét.
Kết Luận: Mục bạn cần biết trang 13 sgk
Hoạt động4: Thực hiện yêu cầu 3 bằng trò chơi đóng vai theo tình huống :Khi gặp phụ nữ mang thai xách nặng hoặc đi trên xe ô tô mà không có chỗ ngồi bạn sẽ làm gì?
-Tổ chức các nhóm trình diễn trước lớp,nhận xét,tuyên dương.
Hoạt động cuối:	
Hệ thống bài. 
Dăn HS học thuộc mục Bạn cần biết tr12.13 sgk;chuẩn bị cho bài: “Từ lúc mới sinh đến tuổi dậy thì”.
Nhận xét tiết học.
HS ghi câu trả lời vào bảng con.
HS theo dõi.
-HS quan sát hình trang 12 sgk thảo luận nhóm. Đọc mục Bạn cần biết trang 12 sgk
HS thảo luận với các hình trang 13 sgk
-Đại diện nhóm trình bày kết quả thảo luận của nhóm mình.
Đọc lại Mục Bạn cần biết trang 13 sgk.
-HS thảo luận ,đóng vai giải quyết tình huống theo nhóm.Trình diễn trước lớp.Nhận xét.
Đọc lại mục Bạn cần biết trong sgk
-------------------------------------------------------------------------------------------------------
Thứ tư ngày 7 tháng 9 năm 2015
 TẬP ĐỌC
Bài 6 (6): LÒNG DÂN(Tiếp theo)
I.Mục tiêu:
1/.Đọc đúng ngữ điệu,biết ngắt giọng,thay đổi giọng đọc phù hợp với tính cách nhân vật và tình huống trong đoạn kịch.
2./ Hiểu nội dung,ý nghĩa vở kịch:Ca ngợi. mẹ con dì Năm dũng cảm mưu trí lừa giặc cứu cán bộ.
3/.Hiểu và tự hào về truyền thống yêu nước của nhân dân ta..
II.Đồ dùng -Tranh minh hoạ bài học
III.Các hoạt động:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1.Bài cũ: Gọi 1nhóm HS đọc bài Lòng dân phần 1 theo cách phân vai.
 NX,đánh giá,ghi điểm.
2.Bài mới:
2.1.Giới thiệu bài: -Cho HS quan sát tranh nhận biết các nhân vật trong vở kịch.
 2.2.Luyện đọc:
-Gọi HS khá đọc phần tiếp của vở kịch
-Chia phần tiếp của vở kịch thành 3 đoạn,cho HS đọc nối tiếp đoạn kết hợp giải nghĩa từ khó.
Lưu ý HS đọc đúng các từ địa phương:(tía;mầy,hổng,chỉ,nè); 
 -GV đọcdiễn cảm toàn bộ phần 2 của vở kịch.
 2.3.Tìm hiểu bài:
 Tổ chức cho học sinh đọc thầm thảo luận và trả lời các câu hỏi trong sgk tr21.
Hỗ trợ HS trả lời câu 3 trong sgk:Vở kịch có tên là lòng dân vì vở kịch kịch thể hiện tấm lòng của người dân đối với cách mạng.Người dân tin yêu cách mạng,sẵn sàng xả thân để bảo vệ cách mạng.Lòng dân là chỗ dựa vững chắc nhất của cách mạng.
-GV chốt ý rút nội dung bài.(YC1)
 2.4.Luyện đọc diễn cảm:
-Nhắc lại cách đọc toàn vở kịch.Treo bảng phụ chép đoạn 1 của phần 2 vở kịch hướng dẫn đọc.
-Tổ chức cho HS luyện đọc diễn cảm theo cách phân vai trong nhóm, các nhóm thi đọc trước lớp.NX bạn đọc.GV NX đánh giá.
 3.Củng cố-Dặn dò:
Liên hệ GD: Em nhận xét gì về dì Năm và An?
Nhận xét tiết học.
-1 nhóm HS lên bảng,đọc.
-Lớp NX,bổ sung.
-Quan sát tranh chỉ các nhân vật trong vở kịch
-1HS khá đọc toàn bài.
-HS luyện đọc nối tiếp từng đoạn 
-Luyện phát âm các từ địa phương trong vở kịch
-HS nghe,cảm nhận.
-HS đọc thầm thảo luận trả lời câu hỏi trong sgk,NX bổ sung,thống nhất ý đúng.
-HS phát biểu theo cảm nhận của bản thân.
-Nhắc lại nội dung bài.
-Học sinh luyện đọc trong nhóm.Thi đọc trước lớp.Nhận xét bạn đọc.
HS liên hệ phát biểu theo ý hiểu.
TOÁN
Bài 13(13): LUYỆN TẬP CHUNG
I.Mục tiêu:
1/. HS biết thực hiện cộng ,trừ phân số,hỗn số. 
 2 / .Biết chuyển các số đo có hai tên đơn vị đo thành số có tên một đơn vị đo.
 3 / giải bài toán tìm một số biết giá trị một phân số của nó
 4/.GD tính cẩn thận,trình bày khoa học.
II.Đồ dùng:
 -Bảng nhóm ;bảng con
 III.Các hoạt động:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Bài cũ :
+HS 1:Thực hiện chuyển 2 phân số còn lại của BT2 tr 15 sgk thành hỗn số
+HS 2: làm bài tập 5 trang 15 sgk
-GV nhận xét,ghi điểm.
Bài mới:
Hoạt động 1: Giới thiệu bài:Giới thiệu,nêu yêu cầu tiết học.
Hoạt động2. Tổ chức cho HS lần lượt làm các bài luyện tập (trang 15-16 sgk)
Bài 1:Yêu cầu HS làm 2 phép tính ý a, ý b vào vở.Goi HS lên bảng chữa bài,GV NX, bổ sung. 
Bài 2:Cho HS làm ý a, ý b, vào vở.Gọi HS lên bảng chữa bài.GV NX bổ sung.
Bài 3: Cho HS làm bảng con.Nhận xét bảng con.(ý đúng: C)
Bài 4: Hướng dẫn mẫu như sgk.Yêu cầu Hs làm số đo 3,4 vào trong vở.Gọi 2HS lên bảng chữa bài. GVNhận xét chữa bài: Đáp án đúng: 8dm9cm = 8dm + dm = 8m; 12cm5mm=12cm+cm=12cm
 Bài 5 : Hướng dẫn HS làm.Cho HS làm vào vở.1 HS làm bảng nhóm.GV chấm chữa 
Giải: Quãng đường AB dài: 12:= 40( km)
 Đáp số:40 km
Hoạt động cuối:
Hệ thống bài
Dặn HS về nhà làm các ý còn lại của BT1,2,4 vào vở.
Nhận xét tiết học.
- 2HS lên bảng.làm bài.Lớp nhận xét bài trên bảng.Chữa bài.
HS lần lượt làm các bài tập trang 15,16 sgk
HS làm 2ý bài tập1.2 vào vở,4 HS chữa bài trên bảng.Nhận xét,bổ sung,sứa bài trong vở.
-HS ghi ý mình chọn vào bảng con.
-HS làm vào vở,2 HS lên bảng làm. Lớp nhận xét,chữa bài đúng vào vở.
-HS làm bài vào vở.NX bài trên bảng nhóm.Chữa bài thống nhất kết quả đúng:
TẬP LÀM VĂN
Bài 5(5): LUYỆN TẬP TẢ CẢNH
I.Mục tiêu: Giúp HS:
 1. Tìm được những dấu hiệu báo cơn mưa sắp đến, những từ ngữ tả tiếng mưa và hạt mưa,tả cây cối,con vật, bầu trời trong bài Mưa rào; từ đó nắm được cách quan sát và chọn lọc chi tiết trong bài văn miêu tả.
 2. Lập được dàn ý tả cơn mưa.
LGDGMT:Cảm nhận được vẻ đẹp của môi trường thiên nhiên qua bài Mưa rào. 
 II.Đồ dùng Bảng phụ ghi dàn ý mẫu.;Vở bài tập Tiếng Việt;bảng nhóm.
III.Các hoạt động:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1.Bài cũ: - Gọi một số HS nhắc lại tác dụng của việc trình bày kết quả thống kê bằng bảng thống kê.
 GV nhận xét ghi điểm.
2Bài mới:.
Hoạt động 1: Giới thiệu bài:
 GV Giới thiệu,nêu yêu cầu tiết học.
Hoạt động2: Hướng dẫn HS luyện tập:
Bài 1:Yêu cầu HS đọc thầm bài Mưa rào,thảo luận nhóm theo nội dung các câu hỏi trong sgk.Gọi đại diện nhóm trình bày,nhận xét bổ sung.
LGGDMT: Cảnh vật thiên nhiên trong bài Mưa rào được tác giả miêu tả rất đẹp.Môi trường trong cơn mưa và sau cơn mưa rất trong lành tươi tắn.Em có thể làm gì để giữ môi trường quê em tươi đẹp nhhư vậy?
Bài 2: Yêu cầu HS đọc yêu cầu bài 2.GV hướng dẫn HS dựa vào bài Mưa rào lập dàn ý bài văn tả cơn mưa.
-GV yêu cầu HS nhắc lại cấu tạo bài văn tả cảnh vật.
-Cho HS lập dàn ý vào vở.1 HS làm bảng nhóm trình trước lớp.Gọi thêm một số HS đọc dàn ý của mình.Lớp nhận xét
-GV chấm .nhận xét,bổ sung :
Hỗ trợ:Treo bảng phụ có ghi dàn ý mẫu.
Cho HS đọc lại dàn ý mẫu.
Hoạt động cuối:	
Hệ thống bài.
Dặn HS về nhà viết lại dàn ý đã sửa vào vở.
Nhận xét tiết học.
- HS nhắc lại tác dụng của trình bày số liệu bằng bảng thống kê.Lớp nhận xét,bổ sung.
HS theo dõi.
-HSđọc thầm thảo luận nhóm trả lời câu hỏi.
-HS liên hệ giữ gìn môi trường sống của địa phương.
-HS đọc yêu cầu bài, dựa vào những ghi chép về cơn mưa,lập dàn ý tả cơn mưa vào vở,1 HS làm bảng nhóm.Đọc trước lớp.
Nhận xét,bổ sung.
-Đọc dàn ý mẫu.
HS nhắc lại dàn ý bài văn miêu tả cảnh vật.
-----------------------------------------------------------------------------------------------------------
Thứ năm ngày 7 tháng 9 năm 2015
TOÁN
Bài 14(14): LUYỆN TẬP CHUNG
I.Mục tiêu
 1 . HS biết nhân chia 2 phân số.
 2. Biết chuyển các số đo có hai tên đơn vị đo thành số đo dạng hỗn sốvới một tên đơn vị đo.
 3. GD tính cẩn thận,trình bày khoa học.
II.Đồ dùng: -Bảng con.
 III.Các hoạt động:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1.Bài cũ :
+HS làm bảng con:7m3dm=m 
+ Gọi 1 số HS nhác lại cánh nhân,chia phân số?
-GV nhận xét.
2.Bài mới:
Hoạt động 1: Giới thiệu bài:Giới thiệu,nêu yêu cầu tiết học.
Hoạt động2: Tổ chức cho HS làm các bài tập thực hành trang 16.17sgk:
Bài 1: GV chia lớp thành 2 nhóm lớn,một nhóm làm ý a,d,một nhóm làm ý b,c vào vở.Gọi HS lên bảng chữa bài,GV nhận xét,bổ sung.
Bài 2:Hướng dẫn HS làm;Cho HS nhắc lại cách tìm thành phần chưa biết của phép tính với số tự nhiên.Tổ chức cho HS làm vào vở.Gọi HS lên bảng chữa bài.nhận xét,bổ sung.
Bài 3: Hướng dẫn HS viết theo mẫu trang 17 sgk.Cho HS làm 1 số vào bảng con,Nhận xét,chữa bài trên bảng con:
1m75cm = 1m + m =1m
 Yêu cầu HS làm 2 số còn lại vào vở.Gọi HS lên bảng chữa bài,GV nhận xét,bổ sung.
Hoạt động cuối:
Hệ thống bài
Dặn HS về nhà làm các bài tập trong vở bài tập.
Nhận xét tiết học.
- HS làm bảng con.
-HS trả lời.
-HS theo dõi.
-HS lần lượt làm các bài tập trang 16,17 sgk.
-HS làm 2 ý vào vở,chữa bài trên bảng.
-HS nhắc lại cách tìm thành phần chưa biết của phép tính.Làm bài vào vở,chữa bài trên bảng.
- HS theo dõi mẫu,làm bảng con,làm vở,chữa bài.
HS nhắc lại cách nhân chia phân số.chuyển đổi đơn vị đo thành hỗn số.
LUYỆN TỪ VÀ CÂU
Bài6(6): LUYỆN TẬP VỀ TỪ ĐỒNG NGHĨA
I.Mục tiêu:
 1. Tìm được các từ đồng nghĩa trong đoạn văn(BT1); xếp được các từ vào các nhóm từ đồng nghĩa (BT2 )
 2. Víêt một đoạn văn tả cảnh khoảng 5 câu có sử dụng một số từ đồng nghĩa.
 3. GD tính cẩn thận,hợp tác nhóm trong học tập.
II. Đồ dùng: -Từ điển TV,bảng phụ
 	 -Bảng nhóm,vở bài tập Tiếng Việt.
III.Các hoạt động:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Bài cũ :
-HS 1: Vì sao người Việt Nam lại lại gọi nhau là đồng bào?
 -HS2:Đặt câu với 1 từ bắt đầu bằng tiếng đồng(có nghĩa là cùng)?
 -GV nhận xét ghi điểm.
Bài mới:
Hoạt động 1: Giới thiệu bài:Giới thiệu,nêu yêu cầu tiết học
Hoạt động2: Hướng dẫn,tổ chức cho họcHS làm bài tập.
Bài 1: Gọi HS đọc yêu cầu BT1.Tổ chức cho HS làm cá nhân vào vở BT,1 HS làm trên bảng phụ:Điền những từ thích hợp vào các ô trống trong đoạn văn.Nhận xét,chữa bài.
Lời giải đúng:Thứ tự các từ cần điền là:đeo,xách,vác,khiêng,kẹp
Bài 2:Gọi HS đọc yêu cầu BT2.Giải thích yêu cầu BT nếu HS chưa hiểu.Tổ chức cho HS trao đổi nhóm đôi .Gọi đại diện nhóm trình bày trước lớp.Nhận xét.
Lời giải đúng:Ý nghĩa chung của các câu tục ngữ đó là: Gắn bó với quê hươg là tình cảm tự nhiên.
Bài3: Gọi HS đọc yêu cầu bài 3,hướng dẫn HS hiểu yêu cầu cầu bài:
+ Chọn 1 khổ thơ trong bài Sắc màu em yêu để viết đoạn văn trong đó có dùng một số đồng nghĩa.Lưu ý HS không chọn khổthơ cuối.Yêu cầu HS làm vào vở,1 HS khá viết vào bảng nhóm trình bày trên bảng lớp.Gọi thêm một số HS đọc bài viết của mình. Nhận xét,bổ sung.
Hoạt động cuối:	
Hệ thống bài
Dặn HS VN làm lại các bài tập vào vở.
Nhận xét tiết học.
- 2HS lên bảng
-Lớp nhận xét bổ sung.
-HS theo dõi.
-HS đọc yêu cầu bài 1.
-HS làm bài vào vở,1 HS làm trên bảng phụ,nhận xét,bổ sung.
-HS trao đổi nhóm đôi.Thảo luận trước lớp,thống nhất ý kiến.
-HS viết đoạn văn vào vở.Đọc bài trước lớp.nhận xét bài của bạn.
HS nhắc lại ghi nhớ về từ đồng nghĩa.
KHOA HỌC
Bài6(6): TỪ LÚC MỚI SINH ĐẾN TUỔI DẬY THÌ.
 I.Mục tiêu:
 1. HS nêu được các giai đoạn phát triển của con ngườ từ lúc mới sinh đến tuổi dậy thì.
2. Nêu đươc một số thay đổi về sinh học và mối quan hệ xã hội ở tuổi dậy thì.
II.Đồ dùng:
 -GV:Thông tin ,Hình trang14,15 sgk
 -HS:ảnh chụp của bản thân ở các lứa tuổi khác nhau.
 III.Các hoạt động:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1.Bài cũ :
 -HS 1:Phụ nữ có thai nên và không nên làm gì?
-HS2:Mọi người trong gia đình cần làm gì để thể hiện sự quan tâm ,chăm sóc đối với phụ nữ có thai?
GV nhận xét ghi điểm.
 2.Bài mới:
Hoạt động 1: Giới thiệu bài:-Giới thiệu bài,nêu yêu cầu tiết học.
Hoạt động2: Tìm hiểu đặc điểm của em bé trong các tấm hình đã sưu tầm bằng thảo luận cả lớp theo yêu cầu:Em bé trong hình mấy tuổi?Biết làmgì?
-HS thảo luận ,phát biểu GV nhận xét bổ sung.
Hoạt động3: Thực hiện yêu cầu 1,2 bằng trò chơi Ai nhanh,ai đúng với các hình và thông tin trong sgk tr14,15. Các nhóm thảo luận ghi nhanh kết quả thảo luận lên bảng,GV nhận xét chốt ý đúng:
 1-b; 2-a; 3-c 
 Tuyên dương nhóm thắng cuộc.
 Hoạt động4: Thực hiện yêu cầu 3 bằng hoạt động cá nhân với thông tin tr 15 sgk.HS đọc thông tin suy nghĩ phát biểu :tại sao tuổi dậy thì có tầm quan trọng đặc biệt đối với cuộc đời của mỗi con người?GV nhận xét,bổ sung.
 Hoạt động cuối:	
Hệ thống bài.
Dặn HS học thuộc các thông tin trong sgk
Nhận xét tiết học.
-2 HS lên bảng trả lời.lớp nhận xét bổ sung.
-HS theodõi
-HS giới thiệu các tấm hình sưu tầm.Nêu tuổi và đặc điểm của em bé trong từng tấm hình.
-HS chơi thi giữa các nhóm.Thống nhất kết quả đúng.
HS đọc thông tin ,phát biểu.
HS đọc lại các thông tin trong sgk.
ĐỊA LÝ
Bài 3(3): KHÍ HẬU
I.Mục tiêu: Giúp HS:
Nêu được một số đặc điểm chính của khí hậu Việt Nam.
Chỉ trên lược đồ ranh giới giữa 2 miền Nam Bắc;phân biệt sự khác nhau giữa khí hậu 2 miền Nam Bắc.
Nhận biết được bảng số liệu khí hậu ở mức độ đơn giản.
GDBĐKH:- Hoạt động khai thác khoáng sản tạo ra nguồn khí mê tan rất lớn, có khả năng gây hiệu ứng nhà kính cao gấp 21 lần so với khí CO2. 
- Cách mạng công nghiệp phát triển vượt bậc làm thay đổi cuộc sống của con người, con người bắt đầu làm thay đổi môi trường và ngày càng tạo ra nhiều khí nhà kinh thải vào bầu khí quyển.
- Khí hậu của trái đất đã thai đổi nhanh hơn theo chiều hướng ấm dần lên.
- Sông ngòi có vai trò quan trọng trong đời sống con người nhưng hơi nước từ sông ngòi là tác nhân chính tạo nên “hiệu ứng nhà kính tự nhiên”.
- Biển là nguồn tài nguyên lớn của con người đồng thời Biển là bể chứa khí CO2 khổng lồ giúp điều hòa khí hậu.
* GD HS có ý thức và hành động BVMT tiết kiệm năng lượng để hạn chế tạo ra khí nhà kính thải vào khí quyển.
* GD HS các kĩ năng biết tự bảo vệ mình trước thiên tai, thích nghi với điều kiện sống tại địa phương.
II.Đồ dùng : - Bản đồ địa lý tự nhiênViệt Nam;Quả địa cầu
 - Hình trong sgk.
III.Các hoạt động:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1.Bài cũ :HS1:Chỉ trên bản đồnhững dãy núi và đồng bằng lớn của nước ta?
 HS2:Kể tên một số loại khoáng sản của nước ta?
GV nhận xét.ghi điểm.
2.Bài mới:
Hoạt động 1: Giới thiệu bài:- Giới thiệu bài,nêu yêu cầu tiết học
Hoạt động2: Tìm hiểu đạc điểm khí hậu của nước ta bằng hoạt động thảo luận nhóm với quả địa cầu và hình trong sgk.Gọi đại diện nhóm lên bảng chỉ vị trí của nước ta trên quả địa cầu,trình bày kết quả thảo luận.nhận xét,bổ sung.
Kết luận:Nước ta có khí hậu nhiệt đới gió mùa:nhiệt độ cao.gió và mưa thay đổi theo mùa.
Hoạt động3: Tìm hiểu về sự khac biệt khí hậu giữa 2 miền Nam Bắc bằng trao đổi nhóm đôi.Yêu cầu HS chỉ vị trí dãy núi Bạch Mã trên bản đồ,đọc bảng số liệu trong sgkTrình bày kết quả trao đổi.nhận xét ,bổ sung.
Kết Luận:Khí hậu nước ta có sự khác nhau giữa nam và Bắc:miền Nam nống quanh năm có 2 mùa mưa ,nắng;miền Bắc có mùa đông lạnh và mưa phùn.
Hoạt động4: Tìm hiểu về sự ảnh hưởng của khí hậu đối với hoạt dộng sản xuất của người dân bằng thảo luận cả lớp.
Kết Luận: Khí hậu nước ta có nhiều thuận lợi cho cây cối phát triển xanh tươi nhưng cũng gây ra một số khó khăn như mưa lớn,lũ lụt hạn hán,bão có sức tàn phá lớn.
GDMT:Cần làm gì để hạn chế những tác hại trên?
Hoạt động cuối:
Hệ thống bài
Dặn HS học thuộc KL trong sgk
Nhận xét tiết học
-2HS lên bảng trả lời.Lớp nhận xét bổ sung.
HS theo dõi.
-HS đọc SGK,quan sát quả địa cầu.Chỉ vị trí nước ta trên lược đồ.Thảo luận
-Nhắc lại KL.
-HS thảo trao đổi nhóm đôi
-Chỉ vị trí của dãy núi Bạch Mã
-HS nhắc lại KL
-HS thảo luận phát biểu.Thống nhất ý kiến.
HS liên hệ phát biểu.
-HS đọc KL trong sgk tr74
 KĨ THUẬT
Bài 3(3) : THÊU DẤU NHÂN
I/ Mục tiêu :
HS cần phải :
-Biết cách thêu dấu nhân.
-Thêu được các mũi thêu dấu nhân. Các mũi thêu tương đối đều nhau. Thêu được ít nhất năm dấu nhân. Đường thêu có thể bị dúm.
II/ Đồ dùng dạy học :
-Mẫu thêu dấu nhân 
-Một mảnh vải trắng, kim khâu len, len, phấn màu, thước kẻ, khung thêu.
III/ Các hoạt động dạy học :
Hoạt động dạy học
Hoạt động dạy học
1/ Giới thiệu bài :
2/ HĐ 1 : Qs, nhận xét mẫu.
-Giới thiệu mẫu thêu dấu nhân, y/c :
3/ HĐ 2 : H/dẫn thao tác kĩ thuật
-Y/c :
-H/dẫn thêu mũi thêu dấu nhân thứ nhất, thứ hai. Y/c :
4/ HĐ 3: Thực hành
-Y/c :
-Qs, nhắc nhở thêm.
5/ HĐ 4 :Đánh giá sản phẩm :
-Y/c :
-Nêu y/c đánh giá, y/c :
-Nhận xét, đánh giá kquả học tập của HS theo 2 mức.
6/ Củng cố, dặn dò :
-Chuẩn bị tiết sau thực hành.
-Qs, nhận xét đặc điểm của đường thêu dấu nhân ở mặt trái và mặt phải đường thêu.
-Đọc nd mục II sgk nêu các bước thêu dấu nhân .
-Nêu cách vạch đường thêu dấu nhân.
-1 HS lên bảng vạch dấu đường thêu.
-Đọc các mục trong sgk và qs các hình 4a, 4b, 4c, 4d nêu các thêu dấu nhân.
-HS lên bảng thực hiện các mũi thêu tiếp theo.
-Qs hình 5 nêu cách kết thúc đường thêu.
-Nhắc lại cách thêu dấu nhân.
-Thực hành thêu dấu nhân.
-Trưng bày sản phẩm.
-Tự đánh giá sản phẩm của mình
-----------------------------------------------------------------------------------------------------------
Thứ sáu ngày 7 tháng 9 năm 2015
TOÁN
Bài 15(15): ÔN TẬP BỔ SUNG VỀ GIẢI TOÁN
I.Mục tiêu:
1. HS làm được bài tập dạng tìm hai số khi biết tổng(hiệu) và tỷ số của hai số đó. 
2. Rèn kĩ năng giải toán có lời văn.
3. GD tính cẩn thận,trình bày khoa học.
II.Đồ dùng:
 Bảng nhóm,bảng con.
 III.Các hoạt động:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1.Bài cũ :
+HS làm bảng con: bài tập 4 tiết trước.
-GV nhận xét,chữa bài:ý B
 2.Bài mới:.
Hoạt động 1: Giới thiệu bài:Giới thiệu,nêu yêu cầu tiết học.
Hoạt động2. Củng cố cách giải toán qua 2bài toán mẫu tr 17,18 sgk:
 Hướng dẫn HS làm 2 bài toán mẫ theo trinnhf tự như trong sgk.
 _Gọi HS nhắc lại cách giải toán tìm hai số khi biết tổng(hiệu) và tỉ số
Hoạt động3: Tổ chức cho HS làm bài luyện tập.
Bài 1: Cho HS đọc yêu cầu của đề bài.làm bài vào vở.Hai HS làm vào bảng nhóm. Chấm vở nhận xét,Nhận xét chữa bài trên bảng nhóm: 
 Giải:
a)Tổng số phân bằng nhau là:7+9 +16(phần)
Số thứ nhát là

File đính kèm:

  • docxtuần 3.docx