Giáo án Lớp 5 Tuần 29 - Trường Tiểu học Hợp Thanh A
Tiết 29 : ĐỊA LÍ
ÔN TẬP CUỐI NĂM
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức: - Nắm một số đặc điểm tiêu biểu về tự nhiên, dân cư và kinh tế của châu Á, châu Âu, châu Phi, châu Mĩ, châu Đại Dương.
2. Kĩ năng: - Nhớ được tên một số quốc gia (đã được học trong chương trình) của 5 châu lục kể trên.
- Chỉ được trên bản đồ thế giới các châu lục, các đại dương và nước Việt Nam.
3. Thái độ: - Yêu thích học tập bộ môn.
ống hoá kiến thức đã học về các dấu câu: dấu chấm, dấu chấm hỏi, dấu chấm than. 2. Kĩ năng: - Nâng cao một bước kỹ năng sử dụng 3 loại dấu câu nói trên. 3. Thái độ: - Có ý thức sử dụng đúng dấu câu trong văn bản. II. Chuẩn bị: + GV: - Bút dạ + 2 tờ phiếu khổ to – mỗi tờ phô tô phóng to nội dung 1 văn bản cùa các BT1– 2. - 3 tờ phiếu khổ to phô tô phóng to nội dung mẫu chuyện Tỉ số chưa được mở (văn bản của BT3). III. Các hoạt động: HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH 1. Khởi động: 2. Bài cũ: Giáo viên nhận xét, rút kinh nghiệm về kết quả bài kiểm tra định kì giữa học kì 2 (phần Luyện từ và câu). 3. Giới thiệu bài mới: Ôn tập về 3 loại dấu kết thúc câu. Đó là dấu chấm, dấu chấm hỏi, dấu chấm than. 4. Phát triển các hoạt động: v Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh làm bài tập. Bài 1 - Gợi ý 2 yêu cầu: (1) Tìm 3 loại dấu câu có trong mẩu chuyện, (2) Nêu công dụng của từng loại dấu câu. Dán giấy khổ to đã phô tô nội dung mẩu chuyện. Mời 1 học sinh lên bảng làm bài. Bài 2: Gợi ý đọc lướt bài văn “Thiên đường của phụ nữ” Phát hiện câu, điền dấu chấm. Bài 3: Gợi ý: Chú ý xem đó là câu kể, câu hỏi, câu cầu khiến hay câu cảm. Sử dụng dấu tương ứng. Dán 3 tờ phiếu đã viết sẵn nội dung mẩu chuyện lên bảng. v Hoạt động 2: Củng cố. 5. Tổng kết - dặn dò: Chuẩn bị: “Ôn tập về dấu câu (tt)”. - Nhận xét tiết học Hát Hoạt động cá nhân, nhóm, lớp. + 1 học sinh đọc yêu cầu của bài. Học sinh làm việc cá nhân. Dùng chì khoanh tròn các dấu câu. Cả lớp nhận xét, chốt lại lời giải đúng. Cả lớp sửa bài theo lời giải đúng. + Đọc yêu cầu của bài. Học sinh trao đổi theo cặp. Điền dấu chấm vào những chỗ thích hợp. Viết hoa các chữ đầu câu. 1 học sinh lên bảng làm bài trên tờ phiếu đã phô tô nội dung văn bản. Cả lớp nhận xét, chốt lại lời giải đúng. Sửa bài. Học sinh đọc yêu cầu của bài tập. Học sinh làm việc cá nhân. 3 học sinh lên bảng làm bài, trình bày kết quả. Cả lớp nhận xét. Sửa bài. Hoạt động lớp. Nêu kiến thức vừa ôn. KỂ CHUYỆN Tiết 29 :LỚP TRƯỞNG LỚP TÔI I. Mục tiêu: 1. Kiến thức: - Dựa vào lời kể của giáo viên và tranh minh hoạ. Học sinh kể lại được từng đoạn và toàn bộ câu chuyện “Lớp trưởng lớp tôi.” 2. Kĩ năng: - Hiểu ý nghĩa câu chuyện: Khen ngợi một lớp trưởng nữ vừa học giỏi vừa xốc vác công việc của lớp, khiến các bạn nam trong lớp ai cũng nể phục. 3. Thái độ: - Không nên coi thường các bạn nữ. Nam nữ đều bình đẳng ví đều có khả năng. II. Chuẩn bị: + GV : - Bảng phụ ghi sẵn tên các nhân vật trong câu chuyện (3 học sinh nam: nhân vật “tôi”, Lâm “voi”, Quốc “lém”, lớp trưởng nữ Vân), các từ ngữ cần giải thích (hớt hải, xốc vác, củ mỉ cù mì ). III. Các hoạt động: HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH 1. Khởi động: Ổn định. 2. Bài cũ: 2 học sinh kể lại câu chuyện em được chứng kiến hoặc tham gia nói về truyền thống tôn sư trọng đạo của người Việt Nam. 3. Giới thiệu bài mới: Hôm nay, các em sẽ được nghe câu chuyện Lớp trưởng lớp tôi. 4. Phát triển các hoạt động: v Hoạt động 1: Giáo viên kể chuyện (2 hoặc 3 lần). Giáo viên kể lần 1. Giáo viên kể lần 2 vừa kể vừa chỉ vào tranh minh hoạ phóng to treo trên bảng lớp. v Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh kể chuyện. a) Yêu cầu 1: (Dựa vào lời kể của thầy, cô và tranh minh hoạ, kể lại từng đoạn câu chuyện). Giáo viên nhắc học sinh cần kể những nội dung cơ bản của từng đoạn theo tranh, kể bằng lời của mình. GV cho điểm học sinh kể tốt nhất. b) Yêu cầu 2: (Kể lại câu chuyện theo lời của một nhân vật). Giáo viên nêu yêu cầu của bài, nói với học sinh: Truyện có 4 nhân vật: nhân vật “tôi”, Lâm “voi”. Quốc “lém”, Vân. Kể lại câu chuyện theo lời một nhân vật là nhập vai kể chuyện theo cách nhìn, cách nghĩ của nhân vật. Nhân vật “tôi” đã nhập vai nên các em chỉ chọn nhập vai 1 trong 3 nhân vật còn lại: Quốc, Lâm hoặc Vân. GV chỉ định mỗi nhóm 1 HS thi kể lại câu chuyện theo lời nhân vật. GV tính điểm thi đua, bình chọn người kể chuyện nhập vai hay nhất. c) Yêu cầu 3: (Thảo luận về ý nghĩa của câu chuyện và bài học mỗi em tự rút ra cho mình sau khi nghe chuyện). Giáo viên giúp học sinh có ý kiến đúng đắn. 5. Tổng kết - dặn dò: Giáo viên nhận xét tiết học. Yêu cầu học sinh về nhà tập kể lại câu chuyện cho người thân, chuẩn bị nội dung cho tiết Kể chuyện tuần 29. Chuẩn bị: Kể chuyện đã nghe, đã đọc Nhận xét tiết học. Hát Hoạt động lớp. + Học sinh nghe. Học sinh nghe giáo viên kể – quan sát từng tranh minh hoạ. Hoạt động lớp, nhóm. + 1 học sinh đọc yêu cầu của bài. Từng cặp học sinh trao đổi, kể lại từng đoạn câu chuyện. Từng tốp 5 học sinh (đại diện 5 nhóm) tiếp nối nhau thi kể 5 đoạn câu chuyện theo tranh trước lớp – kể 2, 3 vòng. 3, 4 học sinh nói tên nhân vật em chọn nhập vai. Học sinh kể chuyện trong nhóm. Cả nhóm bổ sung, góp ý cho bạn. Học sinh thi kể chuyện trước lớp. Cả lớp nhận xét. 1 học sinh đọc yêu cầu 3 trong SGK. Học sinh phát biểu ý kiến, trao đổi, tranh luận. Tiết 58 :LUYỆN TỪ VÀ CÂU ÔN TẬP VỀ DẤU CÂU ( Dấu chấm, chấm hỏi , chấm than ) I. Mục tiêu: 1. Kiến thức: - Tiếp tục hệ thống hoá kiến thức đã học về dấu câu: dấu chấm, dấu chấm hỏi, dấu chấm than. 2. Kĩ năng: - Củng cố thêm kĩ năng sử dụng 3 loại dấu câu nói trên. 3. Thái độ: - Học sinh ý dùng dấu câu khi viết văn. II. Chuẩn bị: + GV: Bảng phụ, giấy khổ to. + HS: Nội dung bài học. III. Các hoạt động: HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH 1. Khởi động: 2. Bài cũ: Ôn tập về dấu câu. Giáo viên kiểm tra bài làm của học sinh. 1 học sinh làm bài tập 3. ® Giải thích lí do? Giáo viên nhận xét. 3. Giới thiệu bài mới: Ôn tập về dấu câu (tt). 4. Phát triển các hoạt động: v Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh làm bài tập. Mục tiêu: Học sinh làm được các bài tập về dấu câu. Bài 1: Yêu cầu học sinh đọc đề bài. Giáo viên hướng dẫn cách làm bài: + Là câu kể ® dấu chấm + Là câu hỏi ® dấu chấm hỏi + là câu cảm ® dấu chấm than Giáo viên nhận xét, chốt lời giải đúng. Bài 2: Giáo viên hướng dẫn học sinh làm bài: Đọc chậm câu chuyện, phát hiện lỗi sai, sửa lại ® giải thích lí do. ® Giáo viên nhận xét, chốt lời giải đúng. Bài 3: Giáo viên gợi ý: để đặt câu, dùng dấu câu đúng theo yêu cầu của bài tập, cần đọc kĩ từng nội dung ® xác định kiểu câu, dấu câu. ® Giáo viên nhận xét, chốt lời giải đúng. v Hoạt động 2: Củng cố. Nêu các dấu câu trong phần ôn tập hôm nay? Cho ví dụ mỗi kiểu câu? ® Giáo viên nhận xét, tuyên dương. 5. Tổng kết - dặn dò: Chuẩn bị: Mở rộng vốn từ: “Nam và Nữ”. Nhận xét tiết học. Hát Học sinh làm bài bảng lớp. Hoạt động lớp, cá nhân. 1 học sinh đọc đề bài. Học sinh lắng nghe. Học sinh làm việc cá nhân, dùng bút chì điền dấu câu thích hợp vào ô trống. 2 học sinh làm bảng phụ. Sửa bài. 1 học sinh đọc lại văn bản truyện đã điền đúng dấu câu. Cả lớp sửa bài. 1 học sinh đọc yêu cầu bài tập. Cả lớp đọc thầm theo. Học sinh làm việc nhóm đôi. Chữa lại chỗ dùng sai. Hai học sinh làm bảng phụ. Học sinh sửa bài. 1 học sinh đọc yêu cầu bài. Lớp đọc thầm theo. Học sinh đọc, suy nghĩ cách làm. ® Phát biểu ý kiến. Cả lớp sửa bài. Học sinh nêu. Thi đua theo dãy. TẬP LÀM VĂN Tiết 57 :TẬP VIẾT ĐOẠN ĐỐI THOẠI I. Mục tiêu: 1. Kiến thức: - HS viết tiếp các lời đối thoại để hoàn chỉnh một đoạn đối thoại trong kịch 2. Kĩ năng: - Biết phân vai đọc lại hoặc đóng màn kịch đó. 3. Thái độ: - Giáo dục học sinh lòng yêu quí mọi người xung quanh và tinh thần trách nhiệm. II. Chuẩn bị: + GV: - Tranh minh hoạ chuyện kể “Một vụ đắm tàu” (phóng to hệ thống tranh đúng dán trên bảng lớp). Một số trang phụ đơn giản để học sinh tập đóng kịch (nếu có). III. Các hoạt động: HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH 1. Khởi động: Hát 2. Bài cũ: Giáo viên nhận xét 3. Giới thiệu bài mới: Trong tiết học hôm nay, các em tiếp tục luyện tập chuyển thể câu chuyện “Một vụ đắm tàu” thành hai màn kịch . Sau đó tập diễn thử. 4. Phát triển các hoạt động: v Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu đề bài. Chuyển câu chuyện thành một vở kịch là làm gì? v Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh luyện tập. Bài 1 : Giáo viên dán bảng các tranh minh hoạ câu chuyện “Một vụ đắm tàu” Bài 2 : - GV nhắc HS : + Ở mỗi màn, đã có đủ các yếu tố : nhân vật, cảnh trí, thời gian. Diễn biến, và gợi ý cụ thể nội dung lời thoại. Nhiệm vụ của em là viết rõ lời thoại giữa các nhân vật sát với từng nội dung đã gợi ý, hợp với tình huống và diễn biến kịch. + Khi viết, chú ý thể hiện tính cách của các nhân vật : Giu-li-ét-ta , Ma-ri-ô - GV yêu cầu ½ lớp viết tiếp lời đối thoại cho màn 1 ; ½ lớp viết tiếp lời đối thoại cho màn 2 - Giáo viên nhận xét, bình chọn nhà biên soạn kịch tài năng nhất, nhóm biên soạn kịch giỏi nhất. Bài 3 : - GV nhắc HS : có thể chọn hình thức đọc phân vai hoặc diễn thử màn kịch , chú ý lời đối thoại thật tự nhiên Giáo viên nêu yêu cầu của bài tập. Giáo viên nhận xét, biểu dương nhóm diễn xuất tốt, thuộc lời thoại 5. Tổng kết - dặn dò: Yêu cầu học sinh về nhà viết lại hoàn chỉnh ít nhất một màn kịch. Tập dựng hoạt cảnh một màn. Chuẩn bị: Trả bài văn tả cây cối. Nhận xét tiết học. + Hát Hoạt động lớp. 1 học sinh đọc yêu cầu đề bài. Là dựa vào các tình tiết trong câu chuyện để viết thành vở kịch – có đủ các yếu tố: nhân vật, cảnh trí, thời gian, diễn biến, lời thoại. 2 HS tiếp nối nhau đọc 2 phần của truyện Cả lớp đọc thầm theo. Hoạt động nhóm , lớp 2 HS tiếp nối nhau đọc BT2 - 1 HS đọc 4 gợi ý về lời đối thoại ( ở màn 1)trong SGK. Cả lớp đọc thầm theo. 1 HS đọc 5 gợi ý về lời đối thoại ( ở màn 2) - HS thảo luận nhóm đôi và trao đổi tìm ra lời đối thoại hay , phù hợp - Đại diện mỗi nhóm đọc kết quả làm bài của nhóm mình – đọc 1 màn, đọc cả 2 màn. - Cả lớp nhận xét Hoạt động nhóm. Mỗi nhóm chọn 1 màn kịch, cử các bạn trong nhóm vào vai các nhân vật. Sau đó, thi diễn màn kịch đó trước lớp. - HS phân công sắm vai và biễu diễn trước lớp TẬP LÀM VĂN Tiết 58 :TRẢ BÀI VĂN TẢ CÂY CỐI I. Mục tiêu: 1. Kiến thức: - Biết rút kinh nghiệm về bài tập làm văn viết: Viết đúng thể loại văn tả cây cối, bố cục rõ ràng, trình tự hợp lí, tả có trọng tâm, diẽn đạt rõ ý, câu văn có hình ảnh và cảm xúc, viết đúng chính tả và trình bày sạch. 2. Kĩ năng: - Học sinh được rèn kĩ năng phát hiện và sửa các lỗi đã mắc trong bài làm của bản thân và của bạn, tự viết lại một đoạn trong bài tập làm văn của mình cho hay hơn. 3. Thái độ: - Giáo dục học sinh lòng yêu thích văn học, say mê sáng tạo. II. Chuẩn bị: + GV: Giấy khổ to viết sẵn: 5 đề văn của tiết Viết bài văn tả cây cối (tuần 26, tr.112): - Các lỗi tiêu biểu về chính tả, dùng từ, đặt câu trong bài làm của học sinh để hướng dẫn chữa trên lớp. III. Các hoạt động: HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH 1. Khởi động: 2. Bài cũ: 3. Giới thiệu bài mới: Trả bài miêu tả cây cối. 4. Phát triển các hoạt động: v Hoạt động 1: Nhận xét kết quả bài viết của học sinh. Giáo viên dán giấy đã viết sẵn 5 đề văn của tiết Viết bài văn tả cây cối, hướng dẫn học sinh xác định rõ yêu cầu của đề bài (nội dung + thể loại). Giáo viên nhận xét về kết quả làm bài của học sinh: * Ưu điểm chính về các mặt: + Xác định yêu cầu của đề bài (nội dung + thể loại). + Bố cục bài văn, diễn đạt, chữ viết, cách trình bày ® Giáo viên trích đọc một số đoạn văn, bài văn hay của học sinh. * Thiếu sót, hạn chế về các mặt nói trên – nêu một vài ví dụ trong bài làm của học sinh để rút kinh nghiệm chung. * Thông báo kết quả điểm số cụ thể – theo phân loại. v Hoạt động 2: HDHS sửa bài. GV dành thời gian thích hợp cho HS đọc lại bài làm của mình, tự phát hiện lỗi. GV hướng dẫn HS chữ lỗi trên bảng phụ (hoặc trong phiếu học). Chú ý khi viết các đoạn văn tả bộ phận của cây, nên sử dụng biện pháp so sánh hoặc nhân hoá. Giáo viên chọn 4, 5 đoạn văn viết lại đạt kết quả tốt, các đoạn văn trong đó có sử dụng biện pháp so sánh hoặc nhân hoá để đọc trước lớp. Hoạt động 3: Củng cố. Giáo viên đọc bài đạt điểm tốt. Giáo viên nhận xét chung. 5. Tổng kết - dặn dò: Chuẩn bị: “Ôn tập về văn tả con vật”. Nhận xét tiết học. Hát Hoạt động lớp. Hoạt động lớp, cá nhân. + 1 học sinh đọc yêu cầu 1 trong SGK (Chữa bài). Cả lớp đọc thầm theo. + 1 học sinh đọc yêu cầu 2 (Chọn viết lại một đoạn văn cho hay hơn). Mỗi em tự xác định đoạn văn sẽ viết lại cho hay hơn là đoạn nào. HS viết lại đoạn văn vào vở. + Học sinh phát hiện cái hay. ÔN TẬP Tiết 29 : LỊCH SỬ NƯỚC TA TỪ GIỮA THẾ KỈ XIX ĐẾN NAY I. Mục tiêu: 1. Kiến thức: - Học sinh nhớ lại và hệ thống hoá các thời kỳ lịch sử và nội dung cốt lõi của thời kỳ đó kể từ năm 1858 đến nay. 2. Kĩ năng: - Phân tích ý nghĩa lịch sử của cách mạng tháng 8 năm 1945 và đại thắng mùa xuân 1975. 3. Thái độ: - yêu thích, tự học lịch sử nước nhà. II. Chuẩn bị: + GV: Bản đồ hành chính Việt Nam, phiếu học tập. + HS: Nội dung ôn tập. III. Các hoạt động: TG HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH 1’ 4’ 1’ 30’ 12’ 10’ 6’ 2’ 1’ 1. Khởi động: 2. Bài cũ: “Xây dựng nhà máy thuỷ điện Hoà Bình.” Nêu những mốc thời gian quan trọng trong quá trình xây dựng nhà máy thuỷ điện Hoà Bình? Nhà máy thuỷ điện Hoà Bình ra đời có ý nghĩa gì? ® Giáo viên nhận xét bài cũ. 3. Giới thiệu bài mới: “Ôn tập: Lịch sử nước ta từ giữa thế kỉ XIX đến nay.” 4. Phát triển các hoạt động: v Hoạt động 1: Nêu các sự kiện tiêu biểu nhất. Phương pháp: Đàm thoại. Hãy nêu các thời kì lịch sử đã học? v Hoạt động 2: Tìm hiểu nội dung từng thời kì lịch sử. Phương pháp: Thảo luận, đàm thoại. Chia lớp làm 4 nhóm, mỗi nhóm nghiên cứu, ôn tập một thời kì. Giáo viên nêu câu hỏi thảo luận. + Nội dung chính của từng thời kì. + Các niên đại quan trọng. + Các sự kiện lịch sử chính. ® Giáo viên kết luận. v Hoạt động 3: Phân tích ý nghĩa lịch sử. Phương pháp: Đàm thoại, động não, thảo luân. Hãy phân tích ý nghĩa của 2 sự kiện trọng đại cách mạng tháng 8 1945 và đại thắng mùa xuân 1975. ® Giáo viên nhận xét + chốt. v Hoạt động 4: Củng cố. Giáo viên nêu: Từ sau 1975, cả nước ta cùng bước vào công cuộc xây dựng CNXH. Từ 1986 đến nay, nhân dân ta dưới sự lãnh đạo của Đảng đã tiến hành công cuộc đổi mới thu được nhiều thành tựu quan trọng, đưa nước nhà tiến vào giai đoạn CNH – HĐH đất nước. 5. Tổng kết - dặn dò: Chuẩn bị: “Ôn tập thi HKII”. Nhận xét tiết học. Hát Học sinh nêu (2 em). Hoạt động lớp. Học sinh nêu 4 thời kì: + Từ 1858 đến 1930 + Từ 1930 đến 1945 + Từ 1945 đến 1954 + Từ 1954 đến 1975 Hoạt động lớp, nhóm. Chia lớp làm 4 nhóm, bốc thăm nội dung thảo luận. Học sinh thảo luận theo nhóm với 3 nội dung câu hỏi. Các nhóm lần lượt báo cáo kết quả học tập. Các nhóm khác, cá nhân nêu thắc mắc, nhận xét (nếu có). Hoạt động nhóm đôi. Thảo luận nhóm đôi trình bày ý nghĩa lịch sử của 2 sự kiện. Cách mạng tháng 8 1945 và đại thắng mùa xuân 1975. 1 số nhóm trình bày. Học sinh lắng nghe. Tiết 29 : ĐỊA LÍ ÔN TẬP CUỐI NĂM I. Mục tiêu: 1. Kiến thức: - Nắm một số đặc điểm tiêu biểu về tự nhiên, dân cư và kinh tế của châu Á, châu Âu, châu Phi, châu Mĩ, châu Đại Dương. 2. Kĩ năng: - Nhớ được tên một số quốc gia (đã được học trong chương trình) của 5 châu lục kể trên. - Chỉ được trên bản đồ thế giới các châu lục, các đại dương và nước Việt Nam. 3. Thái độ: - Yêu thích học tập bộ môn. II. Chuẩn bị: + GV: - Phiếu học tập in câu 2, câu 3 trong SGK. - Bản đồ thế giới. + HS: SGK. III. Các hoạt động: TG HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH 1’ 3’ 1’ 39’ 18’ 18’ 3’ 1’ 1. Khởi động: 2. Bài cũ: “Các Đại dương trên thế giới”. Đánh gía, nhận xét. 3. Giới thiệu bài mới: Ôn tập cuối năm. 4. Phát triển các hoạt động: v Hoạt động 1: Ôn tập phần một. Phương pháp: Thảo luận nhóm, thực hành. Bước 1: * Phương án 1: Nếu có phiếu học tập phát cho từng học sinh thì học sinh sẽ hoàn thành phiếu học tập. * Phướng án 2: Nếu chỉ có bản đồ thế giới thì giáo viên gọi một số học sinh lên bảng chỉ các châu lục, các đại dương và nước Việt Nam trên bản đồ. Giáo viên tổ chức cho học sinh chơi trò chơi: “Đối đáp nhanh” tương tự như ở bài 8 để giúp các em nhớ tên một số quốc gia đã học và biết chúng thuộc châu nào. Ở trò chơi này mỗi nhóm gồm 7 học sinh. Bước 2: Giáo viên điều chỉnh phần làm việc của học sinh cho đúng. v Hoạt động 2: Ôn tập phần II. Phương pháp: Thảo luận nhóm, thực hành. Giáo viên kẻ sẵn bảng thống kê (như ở câu 4 trong SGK) lên bảng. v Hoạt động 3: Củng cố. Phương pháp: Đàm thoại. 5. Tổng kết - dặn dò: Ôn những bài đã học. Chuẩn bị: “Thi HKII”. Nhận xét tiết học. + Hát Trả lời câu hỏi trong SGK. Làm việc cá nhân hoặc cả lớp. Làm việc theo nhóm. Bước 1: Học sinh các nhóm thảo luận và hoàn thành câu 4 trong SGK. Bước 2: Đại diện các nhóm báo cáo kết quả làm việc nhóm trước lớp. Học sinh điền đúng các kiến thức vào bảng. * Lưu ý: Ở câu 4, có thể mỗi nhóm phải điền đặc điểm của cả 5 châu lục, nhưng cũng có thể chỉ điền 1 trong 5 châu lục để đảm bảo thời gian. Hoạt động lớp. Nêu những nội dung vừa ôn tập. KHOA HỌC Tiết 57 : SỰ SINH SẢN CỦA CỦA ẾCH I. Mục tiêu: 1. Kiến thức: - Học sinh nắm quá trình sinh sản của ếch. 2. Kĩ năng: - Học sinh có kỹ năng vẽ sơ đồ về quá trình sinh sản của ếch. 3. Thái độ: - Giáo dục học sinh ham thích tìm hiểu khoa học. II. Chuẩn bị: GV: - Hình vẽ trong S
File đính kèm:
- giaoan-tuan 29.doc