Giáo án Lớp 5 - Tuần 27 - Năm học 2005-2016 - Trương Thị Mỹ Xuyên

3. Bài mới

a- Giới thiệu bài:

Mỗi đất nước,mỗi dân tộc đều có những bản sắc văn hóa riêng.Bản sắc văn hóa của các dân tộc không chỉ thể hiện ở truyền thống và phong tục tập quán mà còn thể hiện ở những vật phẩm văn hóa.Bài tập đọc hôm nay sẽ giúp các em tìm hiểu về một loại vật phẩm văn hóa đặc sắc đó là tranh dân gian ở làng Hồ thuộc tỉnh Bắc Ninh.Qua bài tranh làng Hồ của tác giả Nguyễn Tuân.

 - GV nêu: Để giúp các em cảm thụ được nội dung và ý nghĩa của bài cô cùng các em sẽ đi vào phần luyện đọc.

b- Hướng dẫn HS luyện đọc và tìm hiểu bài

  Luyện đọc:

- 1-2 HS đọc toàn bài.

- Bài tập đọc này được chia làm mấy đoạn?

-Yêu cầu HS nối tiếp nhau đọc bài.

 + GV uốn nắn, sửa lỗi phát âm, ngắt giọng cho từng học sinh (nếu có).

- Gọi 3 HS đọc nối tiếp lượt 1 và rút ra các từ khó dễ nhầm lẫn: tranh, thuần phác, khoáy âm dương, quần hoa chanh nền đen lĩnh, điệp trắng nhấp nhánh

- Gọi 3 HS đọc nối tiếp lượt 2 và rút ra các từ cần giải nghĩa trong mỗi đoạn:

 + Đoạn 1: Làng Hồ?

 Làng Hồ thuộc huyện nào?

 Cho HS xem ảnh về làng Hồ

Tranh tố nữ

 Tranh tố nữ là tranh vẽ gì?

 Cho HS xem ảnh về tranh tố nữ.

 Nghệ sĩ tạo hình?

 Nghệ sĩ tạo hình là người chuyên làm gì?

 Thuần phác

 Thuần phác có nghĩa là gì?

+ Khi đọc các em cần lưu ý cách phát âm.

Thực hiện theo quy trình trên với các từ còn lại : Tranh lợn ráy, khoáy âm dương, lĩnh, màu trắng điệp.

 

docx8 trang | Chia sẻ: xuannguyen98 | Lượt xem: 595 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Lớp 5 - Tuần 27 - Năm học 2005-2016 - Trương Thị Mỹ Xuyên, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 27
Ngày soạn 15/3/2016
Ngày dạy 21/3/2016
Môn: Tập đọc 
Bài: TRANH LÀNG HỒ 
 I- Mục tiêu:
	 - Đọc trôi chảy, lưu loát toàn bài với giọng vui tươi, rành mạch, thể hiện cảm xúc trân trọng trước những bức tranh làng Hồ.
 - Hiểu ý nghĩa của bài : Ca ngợi những nghệ sĩ dân gian đã tạo ra những tác phẩm văn hóa truyền thống đặc sắc của dân tộc và nhắn nhủ mọi người hãy biết quí trọng, giữ gìn những nét đẹp cổ truyền của văn hóa dân tộc.
 - Hiểu các từ khó trong bài: làng Hồ, tranh tố nữ, nghệ sĩ tạo hình, thuần phác, tranh lợn ráy, khoáy âm dương, lĩnh, màu trắng điệp,
 - GD HS biết quí trọng, giữ gìn những nét đẹp cổ truyền của văn hóa dân tộc.
 II-Chuẩn bị:
 -Tranh minh họa bài đọc SGK và bộ tranh làng Hồ.
 - PP trực quan , thực hành giao tiếp , vấn đáp, thảo luận.
 III-Các hoạt động dạy-học:
TG
HOẠT ĐỘNG THẦY
HOẠT ĐỘNG TRÒ
1ph
4ph
1ph
10ph
11ph
11ph
3ph
1.Ổn định tổ chức.
2. Kiểm tra bài cũ: 2 HS đọc bài Hội thổi cơm thi ở Đồng Vân và TLCH.
-1HS:Đọc đoạn 1:
+Hội thổi cơm thi ở làng Đồng Vân bắt nguồn từ đâu?
- 1HS:Đọc đoạn 2:
+ Em hãy kể lại việc lấy lửa trước khi nấu cơm? 
- 1HS:Đọc đoạn 3:
+ Nêu nội dung của bài?
- GV nhận xét.
3. Bài mới
a- Giới thiệu bài:
Mỗi đất nước,mỗi dân tộc đều có những bản sắc văn hóa riêng.Bản sắc văn hóa của các dân tộc không chỉ thể hiện ở truyền thống và phong tục tập quán mà còn thể hiện ở những vật phẩm văn hóa.Bài tập đọc hôm nay sẽ giúp các em tìm hiểu về một loại vật phẩm văn hóa đặc sắc đó là tranh dân gian ở làng Hồ thuộc tỉnh Bắc Ninh.Qua bài tranh làng Hồ của tác giả Nguyễn Tuân.
 - GV nêu: Để giúp các em cảm thụ được nội dung và ý nghĩa của bài cô cùng các em sẽ đi vào phần luyện đọc. 
b- Hướng dẫn HS luyện đọc và tìm hiểu bài
  Luyện đọc:
- 1-2 HS đọc toàn bài.
- Bài tập đọc này được chia làm mấy đoạn?
-Yêu cầu HS nối tiếp nhau đọc bài.
 + GV uốn nắn, sửa lỗi phát âm, ngắt giọng cho từng học sinh (nếu có).
- Gọi 3 HS đọc nối tiếp lượt 1 và rút ra các từ khó dễ nhầm lẫn: tranh, thuần phác, khoáy âm dương, quần hoa chanh nền đen lĩnh, điệp trắng nhấp nhánh
- Gọi 3 HS đọc nối tiếp lượt 2 và rút ra các từ cần giải nghĩa trong mỗi đoạn:
 + Đoạn 1: Làng Hồ?
Làng Hồ thuộc huyện nào?
Cho HS xem ảnh về làng Hồ
Tranh tố nữ
Tranh tố nữ là tranh vẽ gì?
Cho HS xem ảnh về tranh tố nữ.
 Nghệ sĩ tạo hình?
Nghệ sĩ tạo hình là người chuyên làm gì?
 Thuần phác
Thuần phác có nghĩa là gì?
+ Khi đọc các em cần lưu ý cách phát âm.
Thực hiện theo quy trình trên với các từ còn lại : Tranh lợn ráy, khoáy âm dương, lĩnh, màu trắng điệp.
- Bên cạnh đó các em cần lưu ý ngắt hơi ở những câu dài:
Phải yêu mến cuộc đời trồng trọt, chăn nuôi lắm / mới khắc được những tranh lợn ráy có những khoáy âm dương rất có duyên, mới vẽ được những đàn gà con / tưng bừng như ca múa bên gà mái mẹ.
Cái màu trắng điệp / cũng là một sự sáng tạo / góp phần vào kho tàng màu sắc của dân tộc trong hội họa. 
- Gọi 1 HS đọc toàn bài.
- Hướng dẫn HS luyện đọc theo cặp.
- GV đọc mẫu. 
‚ Tìm hiểu bài:
- 1 HS đọc lại toàn bài.
- GV : Tranh làng Hồ là loại tranh dân gian rất nổi tiếng, những nghệ nhân đã vẽ tranh dựa vào những hình ảnh rất bình thường trong cuộc sống.
 + Bây giờ 1 bạn sẽ đọc đoạn 1 và kể tên một số bức tranh làng Hồ lấy đề tài trong cuộc sống hằng ngày của làng quê Việt Nam?
Cho HS xem tranh.
+ Ngoài những tranh này thì còn có những tranh nào khác?
Cho HS xem tranh.
 + GV nêu: Làng Hồ là một làng nghề truyền thống, chuyên khắc, vẽ tranh dân gian. Những nghệ sĩ dân gian làng Hồ từ bao đời nay đã kế tục và phát huy nghề truyền thống của làng. Thiết tha yêu mến quê hương nên tranh của họ sống động, vui tươi, gắn liền với cuộc sống hàng ngày của làng quê Việt Nam. 
Rút ra ý đoạn 1.
 - GV : Nét riêng biệt của tranh làng Hồ với các loại tranh khác là không chỉ ở hình thù cảu tranh mà là chất liệu và kĩ thuật làm tranh. Để các em hiểu rõ hơn bây giờ các em đọc thầm đoạn 2 và 3 cho biết:
 + Kĩ thuật tạo màu của tranh làng Hồ có gì đặc biệt ? 
 + Tìm những từ ngữ ở đoạn 2 và đoạn 3 thể hiện sự đánh giá của tác giả đối với tranh làng Hồ.
Rút ra ý đoạn 2
 + Vì sao tác giả lại biết ơn những nghệ sĩ dân gian làng Hồ ? (HS khá)
Rút ra ý đoạn 3
GV chốt lại : Yêu mến cuộc đời và quê hương, những nghệ sĩ dân gian làng Hồ đã tạo nên những bức tranh có nội dung rất sinh động, vui tươi. Kĩ thuật làm tranh làng Hồ đạt tới mức tinh tế. Các bức tranh thể hiện đậm nét bản sắc văn hóa VN. Những người tạo nên các bức tranh đó xứng đáng với tên gọi trân trọng “Những người nghệ sĩ tạo hình của nhân dân”.
+ Giới thiệu hình ảnh 2 nghệ nhân.
+ Bài tập đọc ca ngợi về điều gì?
+ Người Việt Nam chúng ta cần phải làm gì đối với nét đẹp cổ truyền của văn hóa dân tộc.
+ Đó cũng chính là nội dung của bài tập đọc hôm nay.
* Bài văn ca ngợi những nghệ sĩ dân gian đã tạo ra những vật phẩm văn hóa truyền thống đặc sắc của dân tộc và nhắn nhủ mọi người hãy biết quý trọng, giữ gìn những nét đẹp cổ truyền của văn hóa dân tộc.
+ Liên hệ thực tế: Hiện nay nhà nước ta đang khuyến khích khôi phục lại các làng nghề truyền thống. Ví dụ như: làng nghề dệt lụa Vĩnh Phúc, gốm Bát Tràng, làm chiếu ở Nga Sơn, nghề làm nước mắm ở Phú Quốc. Trước hết là giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc sau đó là giải quyết việc làm cho người dân ở đây. 
ƒ Đọc diễn cảm:
- Mời 3 HS đọc nối tiếp từng đoạn của bài. HS cả lớp theo dõi và tìm cách đọc hay.
 + Trình chiếu đoạn văn cần luyện đọc.
 + Để đọc đúng và hay đòi hỏi người đọc phải biết cách chọn giọng đọc, cách nhấn giọng, ngắt giọng cho phù hợp, bây giờ cô sẽ hướng dẫn các em cách nhấn giọng và ngắt giọng cho đoạn văn trên.
- GV đọc mẫu.
- GV yêu cầu HS luyện đọc theo cặp.
- 1-2 HS đọc diễn cảm trước lớp.
- GV tổ chức cho HS thi đọc diễn cảm.
4. Hoạt động nối tiếp: 
 - Bài văn nói lên điều gì ?
 - GDHS: biết quí trọng, giữ gìn những nét đẹp cổ truyền của văn hóa dân tộc.
 - GV nhận xét tiết học.
 - Về nhà đọc lại bài, trả lời câu hỏi SGK.
 - Chuẩn bị bài sau : Đất nước.
+Hội thổi cơm thi ở làng Đồng Vân bắt nguồn từ các cuộc trẩy quân đánh giặc của người Việt cổ bên bờ sông Đáy ngày xưa.
+ Khi tiếng trống hiệu vừa dứt, bốn thanh niên của bốn đội nhanh như sóc, thoăn thoắt leo lên bốn cây chuối bôi mỡ bóng nhẫy để lấy nén hương cắm ở trên ngọn. Có người leo lên, tụt xuống, lại leo lên.Khi mang được nén hương xuống, người dự thi được phát ba que diêm để châm vào hương cho cháy thành ngọn lửa.
+ Qua việc miêu tả lễ hội thổi cơm thi ở Đồng Vân, tác giả thể hiện tình cảm yêu mến và niềm tự hào đối với một nét đẹp cổ truyền trong sinh hoạt văn hóa của dân tộc.
+ HS nhận xét.
- 1 - 2 HS khá đọc toàn bài .
+ HS trả lời 3 đoạn.
+ HS đọc nối tiếp từng đoạn (2,3lượt)
+ HS đọc bài theo trình tự:
 - HS 1: Từ ngày còn ít tuổivà tươi vui.
 - HS 2: Phải yêu mếngà mái mẹ.
- HS 3: Kĩ thuật tranh làng Hồdáng người trong tranh.
+ 1 HS đọc toàn bài.
+ HS đọc theo cặp.
+ 1 HS đọc toàn bài.
- Tranh vẽ chuột, gà, lợn, ếch, tranh tố nữ.
+ HS trả lời:
- Kĩ thuật tạo màu của tranh làng Hồ rất đặc biệt : màu đen không pha bằng thuốc mà luyện bằng bột than của rơm bếp, cói chiếu, lá tre của mùa thu. Màu trắng điệp làm bằng bột vỏ sò trộn với hồ nếp, “nhấp nhánh muôn ngàn hạt phấn”.
-Những từ ngữ thể hiện:
+Tranh lợn ráy có những khoáy âm dương (rất có duyên).
 +Tranh vẽ đàn gà con (tưng bừng như ca múa bên gà mái mẹ).
 +Kĩ thuật tranh (đã đạt tới sự trang trí tinh tế).
+ Màu trắng điệp (là một sự sáng tạo góp phần vào kho tàng màu sắc của dân tộc trong hội họa).
- Vì những nghệ sĩ dân gian làng Hồ đã vẽ những bức tranh rất đẹp, rất sinh động, lành mạnh, hóm hỉnh và vui tươi. / Vì họ đã sáng tạo nên kĩ thuật vẽ tranh và pha màu tinh tế, đặc sắc.....
+ Bài văn ca ngợi những nghệ sĩ dân gian đã tạo ra những vật phẩm văn hóa truyền thống đặc sắc của dân tộc và nhắn nhủ mọi người hãy biết quý trọng, giữ gìn những nét đẹp cổ truyền của văn hóa dân tộc.
+ Phải biết quý trọng và giữ gìn nét đẹp cổ truyền của văn hóa dân tộc.
+ 3 HS đọc nối tiếp .
+ HS luyện đọc theo cặp.
+ 1- 2 HS đọc diễn cảm đoạn văn.
+ Vài HS thi đọc.
+ HS nêu nội dung bài: Ca ngợi nghệ sĩ dân gian đã tạo ra những tác phẩm văn hóa truyền thống đặc sắc của dân tộc và nhắn nhủ mọi người hãy biết quí trọng, giữ gìn những nét đẹp cổ truyền của văn hóa dân tộc.

File đính kèm:

  • docxTuan_27_Tranh_lang_Ho.docx
Giáo án liên quan