Giáo án Lớp 5 - Tuần 21 - Năm học 2015-2016 - Nguyễn Tấn Phú

Hoạt động của giáo viên

1. Ổn định tổ chức :(1)

 2. Kiểm tra bài cũ: (4) 2HS

- Thêm quan hệ từ thích hợp để nối các vế câu ghép.

a. Tấm chăm chỉ hiền lành Cám độc ác lười biếng.

b. Đêm đã khuya mẹ vẫn còn ngồi vá áo cho em.

 - GV nhận xét.

 3. Bài mới: (32 )

 * Giới thiệu bài: GV giới thiệu và ghi đề bài

 Bài 1

- Yêu cầu học sinh đọc đề bài.

- Cho học sinh trao đổi theo cặp.

- Giáo viên phát giấy khổ to cho 4 học sinh làm bài trên giấy.

- Giáo viên nhận xét kết luận

 Bài 2

- Yêu cầu cả lớp đọc thầm, suy nghĩ và làm bài cá nhân.

- GV dán 4 tờ phiếu đã kẻ sẵn bảng ở bài tập 2 gọi 4 học sinh lên bảng, thi đua làm nhanh và đúng bài tập.

- Giáo viên nhận xét, chốt lại.

Bài 3

-Giáo viên giới thiệu: câu văn trên là câu Bác Hồ nói với các chú bộ đội nhân dịp Bác và các chiến sĩ thăm đền Hùng.

- Hoạt động nhóm bàn viết đoạn văn về nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc của mỗi công dân.

- GDHS học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh.

4. Củng cố:

- Công dân là gì? Em đã làm gì để thực hiện nghĩa vụ công dân nhỏ tuổi?

 Giáo viên nhận xét.

 5.Dặn dò:

- Chuẩn bị: “Nối các vế câu bằng quan hệ từ”.

- - Nhận xét tiết học

 

doc25 trang | Chia sẻ: xuannguyen98 | Lượt xem: 562 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Lớp 5 - Tuần 21 - Năm học 2015-2016 - Nguyễn Tấn Phú, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chuẩn bị: “Nối các vế câu bằng quan hệ từ”.
- Nhận xét tiết học
1 học sinh đọc yêu cầu của bài, cả lớp đọc thầm.
Học sinh trao đổi theo cặp để thực hiện yêu cầu đề bài.
Học sinh làm bài vào vở, 4 học sinh được phát giấy làm bài xong dán bài trên bảng lớp rồi trình bày kết quả.
Ví dụ: Nghĩa vụ công dân
	Quyền công dân
	Ý thức công dân
	Bổn phận công dân
	Trách nhiệm công dân
	Công dân gương mẫu.
Cả lớp nhận xét.
1 học sinh đọc yêu cầu của bài.
Học sinh làm bài cá nhân, các em đánh dấu + bằng bút chì vào ô trống tương ứng với nghĩa của từng cụm từ đã cho.
4 học sinh lên bảng thi đua làm bài tập, em nào làm xong tự trình bày kết quả.
Ví dụ: Cụm từ “Điều mà pháp luật  được đòi hỏi” ® quyền công dân. “Sự hiểu biết  đối với đất nước” ® ý thức công dân. “Việc mà pháp luật  đối với người khác” ® nghĩa vụ công dân.
Cả lớp nhận xét.
-1 học sinh đọc đề bài.
Cả lớp đọc thầm.
Các nhóm thi đua, 4 nhóm nhanh nhất được đính bảng.
® Chọn bài hay nhất.
® Tuyên dương
Môn	: Tập đọc Ngày soạn: 19-01-2016
Tiết	: 42 Ngày dạy: 20-01-2016
Bài	: TIẾNG RAO ĐÊM
I. Mục tiêu:	
- Đọc trôi chảy toàn bài, đọc đúng các từ ngữ khó. Đọc diễn cảm bài văn với giọng kể chuyện hơi chậm, trầm buồn phù hợp với tình huống mỗi đoạn đọc đúng tự nhiên tiếng rao, tiếng la, tiếng kêu 
- Hiểu các từ ngữ trong truyện, hiểu nội dung truyện: ca ngợi hành động xả thân cao thượng của anh thương binh nghèo dũng cảm xông vào đám cháy cứu một gia đình thoát nạn.
- GDHS tính dũng cảm.
II.Chuẩn bị:
-GV : Tranh minh hoạ bài tập đọc trong SGK. Bảng phụ viết sẵn đoạn văn luyện đọc cho học sinh.
-HS: SGK.
III.Các hoạt động dạy học chủ yếu:
TG
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1’
4’
12’
10’
 9’
2’
1’
 1. Ổn định tổ chức :) 
 2. Kiểm tra bài cũ: 	 Kiểm tra bài: Trí dũng song toàn
- HS1: Đọc từ đầu đến “ đền mạng Liễu Thăng” và trả lời câu hỏi : “Sứ thần Giang Văn Minh đã làm cách nào để vua nhà Minh bãi bỏ lệ góp giỗ Liễu Thăng?”
- HS 2: Đọc từ : “Lần khác” hết bài và yêu cầu nêu nội dung chính của bài. 	 
 3. Bài mới:(32’) 
 * Giới thiệu bài: (1’) GV giới thiệu và ghi đề bài.
1/ Luyện đọc.
Yêu cầu 1 học sinh đọc bài.
Giáo viên chia đoạn bài văn để cho học sinh đọc tiếp nối.
-Giáo viên kết hợp luyện đọc cho học sinh, phát âm tr, r, s.
Yêu cầu học sinh đọc từ ngữ chú giải, giáo viên kết hợp giảng từ cho học sinh.
HS luyện đọc theo cặp
Gọi 1cặp HS đọc lại bài, GV nhận xét cách đọc.
Giáo viên đọc diễn cảm toàn bài.
2/ Tìm hiểu bài.
Yêu cầu học sinh đọc thầm các đoạn văn 1 và 2 của bài rồi trả lời câu hỏi.
+ Nhân vật “tôi” nghe thấy tiếng rao của người bán bánh giò vào những lúc nào?
+ Nghe tiếng rao, nhân vật “tôi” có cảm giác như thế nào?
+ Em hãy đặt câu với từ buồn não nuột?
+ Chuyện gì bất ngờ xảy ra vào lúc nữa đêm?
+ Đám cháy được miêu tả như thế nào?Em hãy gạch dưới những chi tiết miêu tả đám cháy.
* Giáo viên chốt ý . 
Yêu cầu học sinh đọc đoạn còn lại.
+ Người đã dũng cảm cứu em bé là ai?
+ Con người và hành động của anh có gì đặc biệt?
Yêu cầu học sinh thảo luận nhóm để trả lời câu hỏi.
+ Cách dẫn dắt câu chuyện của tác giả góp phần làm nổi bật ấn tượng về nhân vật như thế nào?
* Giáo viên chốt ý.
- Yêu cầu học sinh đọc thầm toàn bài và trả lời câu hỏi.
+ Câu chuyện gợi cho em suy nghĩ gì về trách nhiệm của công dân trong cuộc sống.
+ Nêu nội dung chính của bài.
3/ Đọc diễn cảm. 
Giáo viên hướng dẫn học sinh xác lập kỹ thuật đọc diễn cảm bài văn, cách đọc, nhấn giọng, ngắt giọng đoạn văn sau:
“Một người khiêng người đàn ông ra xa. // Người anh mềm nhũn. // Người ta cấp cứu cho anh. // Ai đó thảng thốt kêu. //” Ô / này” // Rồi cầm cái chân cứng ngắt của nạn nhân giơ lên // thì ra là một cái chân gỗ//.
+Một vài HS thi nhau đọc diễn cảm.
-GV nhận xét, tuyên dương.
 4. Củng cố:) Hãy nêu nội dung chính của bài.
 5.Dặn dò: GV nhận xét tiết học, về nhà đọc lại bài.
 -Chuẩn bị bài:Lập làng giữ biển.
1 học sinh khá giỏi đọc bài.
Học sinh tiếp nối nhau đọc từng đoạn và luyện đọc các từ phát âm sai.
-1 học sinh đọc từ chú giải, học sinh nêu thêm những từ các em chưa hiểu.
- HS đọc theo cặp
- 1 cặp HS đọc.
- HS theo dõi.
Học sinh đọc thầm đoạn 1 và 2.
-Vào các đêm khuya tĩnh mịch.
-Buồn não nuột.
-HS đặt câu.
-Một đám cháy bất ngờ bốc lửa lên cao.
Học sinh gạch chân các từ ngữ miêu tả đám cháy.
-1 học sinh đọc, cả lớp đọc thầm.
+Là người bán bánh giò, là người hàng đêm đều cất lên tiếng rao bán bánh giò.
+Anh là một thương binh nhưng khi phục viên về anh làm nghề bán bánh giò bình thường.
+Là người bán bánh giò bình thường nhưng anh có hành động dũng cảm phi thường, xông vào đám cháy cứu người.
- HS thảo luậân nhóm trả lời câu hỏi.
Học sinh phát biểu tự do.
Mỗi công dân cần có ý thức cứu người, giúp đỡ người bị nạn.
Gặp sự cố xảy ra trên đường, mỗi người dân cần có trách nhiệm giải quyết, giúp đỡ thì cuộc sống sẽ tươi đẹp hơn.
 Ca ngợi hành động xả thân cao thượng của anh thương binh nghèo dũng cảm xông vào đám cháy cứu một gia dình thoát nạn.
Học sinh luyện đọc đoạn văn.
Học sinh thi đua đọc diễn cảm bài văn.
Môn	: Tốn Ngày soạn: 19-01-2016
Tiết	: 103 Ngày dạy: 20-01-2016
Bài: LUYỆN TẬP CHUNG
I. MỤC TIÊU: Giúp học sinh :
-Nắm vững kiến thức về tính diện tích các hình đã học như: hình chữ nhật, hình thoi;cách tính độ dài đoạn thẳng; tính chu vi hình tròn
-Vận dụng kiến thức để giải các bài toán có liên quan .
-HS yêu thích môn toán.
II. CHUẨN BỊ: Giáo viên : SGK, phiếu lớn.
 Học sinh : SGK.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
TG
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1’
4’
31’
2’
1’
 1. Ổn định tổ chức: - Giáo viên cho lớp hát 1 bài tập thể.
 2. Kiểm tra bài cũ: -GV gọi 2 HS làm bài 1, 2.
	3. Bài mới: (32’)
	 * Giới thiệu bài: (1’) GV giới thiệu và ghi đề	
 * Bài 1 :
-Gọi 1 HS đọc đề.
-Yêu cầu 1 HS lên tóm tắt và giải bài toán.
-Gọi HS lớp nhận xét, sửa chữa.
-GV nhận xét, ghi điểm.
* Bài 2 :
-Gọi 1 HS đọc đề.
-Yêu cầu HS thảo luận nhóm để phát hiện ra diện tích khăn trải bàn bằng diện tích hình chữ nhật có chiều dài 2m, chiều rộng 1,5m.
* Bài 3 :
-Gọi 1 HS đọc đề.
-GV vẽ hình. Yêu cầu 1 HS lên giải bài toán. 
-Gọi HS lớp nhận xét.
-GV nhận xét, .
4. Củng cố:) - GV cho 1 HS nhắc lại nội dung luyện tập .
 5. Dặn dò- GV dặn HS nắm vững các kiến thức đã ôn tập.
- Chuẩn bị bài sau:”Hình hộp chữ nhật – Hình lập phương ”
- 1HS đọc.
- Lớp làm vở 
- 1HS đọc đề.
- HS thảo luận, phát hiện cách giải.
- 1HS làm phiếu lớn. 
- Lớp làm vở.
-1 HS đọc đề.
-1 HS giải bài toán.
Chu vi của hình tròn có là : 
 0,35 x 3,14 = 1,099 (m)
Độ dài sợi dây là :
 1,099 + 3,1 x 2 = 7,299 (m)
 Đáp số: 7,299 m
Môn	: TLV Ngày soạn: 19-01-2016
Tiết	: 41 Ngày dạy: 20-01-2016
Bài : LẬP CHƯƠNG TRÌNH HOẠT ĐỘNG (tt)
I. MỤC TIÊU: 
- Biết lập chương trình cho một trong các hoạt động của liên đội hoặc một hoạt động trường dự kiến tổ chức.
- Chương trình đã lập phải nêu rõ: Mục đích hoạt hoạt động, liệt kê các việc cần làm(việc gì làm trước, việc gì làm sau) giúp người đọc, người thực hiện hình dung được nội dung và tiến trình hoạt động.
- Giáo dục học sinh lòng say mê sáng tạo.
 - Rèn HS có kĩ năng hợp tác, đảm nhận trách nhiệm, thể hiện sự tự tin.
II. CHUẨN BỊ: 
+ GV: Bảng phụ viết sẵn phần chính của bản chương trình hoạt động. Giấy khổ to để học sinh lập chương trình.
+ HS: SGK
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
TG
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1’
4’
13’
18’
2’
1’
1. Ổn định tổ chức :(1’) 
 2. Kiểm tra bài cũ (4’) Lập chương trình hoạt động.
1 học sinh làm lại bài tập 2.
Em hãy liệt kê các công việc của một hoạt động tập thể.
	GV nhận xét.
 3. Bài mới:(32’)
 * Giới thiệu bài: (1’) GV giới thiệu và ghi đầu bài.
v	Hoạt động 1: Hướng dẫn lập chương trình.
Yêu cầu học sinh đọc đề bài.
Giáo viên nhắc nhở học sinh lưu ý: Đây là một đề bài mở, gồm không chỉ 5 hoạt động theo đề mục đã nêu mà các em có thể chọn lập chương trình cho một hoạt động tập thể khác mà trường mình dự kiến sẽ tổ chức.
Yêu cầu học sinh cả lớp suy nghĩ để tìm chọn cho mình hoạt động để lập chương trình.
Cho học sinh cả lớp mởõ sách giáo khoa đọc lại phần gợi ý.
Giáo viên treo bảng phụ đã viết sẵn 3 phần chính của chương trình hoạt động.
v	Hoạt động 2: Học sinh lập chương trình.
Tổ chức cho học sinh làm việc theo từng cặp lập chương trình hoạt động vào vở.
Giáo viên phát giấy khổ to gọi khoảng 4 học sinh làm bài trên giấy.
Giáo viên nhận xét, sửa chữa, giúp học sinh hoàn chỉnh từng bản chương trình hoạt động.
Chương trình hoạt động của bạn lập ra có rõ mục đích không?
Những công việc bạn nêu đã đầy đủ chưa? phân công việc rõ ràng chưa?
Bạn đã trình bày đủ các đề mục của một chương trình hoạt động không?
4. Củng cố: 
- Nhận xét tiết học. Nêu lại nội dung bài. GDHS kĩ năng sống.
5. Dặn dò: 
- Yêu cầu học sinh về nhà hoàn chỉnh bản chương trình hoạt động, viết lại vào vở.
- Chuẩn bị: “Trả bài văn tả người”.
1 học sinh đọc yêu cầu đề bài.
Cả lớp đọc thầm.
Suy nghĩ và hoạt động để lập chương trình.
Học sinh tiếp nối nhau nói nhanh tên hoạt động em chọn để lập chương trình.
Cả lớp đọc thầm phần gợi ý.
1 học sinh đọc to cho cả lớp cùng nghe.
Học sinh nhìn nhìn bảng nhắc lại.
Học sinh trao đổi theo cặp cùng lập chương trình hoạt động.
Học sinh làm bài trên giấy xong thì dán lên bảng lớp (mỗi em lập một chương trình hoạt động khác nhau).
1 số học sinh đọc kết quả bài.
Cả lớp nhận xét, bổ sung theo những câu hỏi gợi ý của giáo viên.
Môn	: KH Ngày soạn: 19-01-2016
Tiết	: 42 Ngày dạy: 20-01-2016
Bài: SỬ DỤNG NĂNG LƯỢNG CHẤT ĐỐT
I. MỤC TIÊU: 
- Kể tên và nêu công dụng của một số loại chất đốt.
- Thảo luận về việc sử dụng an toàn và tiết kiệm các loại chất đốt.
- Giáo dục học sinh ham thích tìm hiểu khoa học.
- Rèn HS biết cách tìm tòi, xử lí , trình bày thông tin về việc sử dụng chất đốt, bình luận, đánh giá về các quan điểm khác nhau về khai thác và sử dụng chất đốt. - GDHS SDNLTK&HQ và bảo vệ môi trường.
II. CHUẨN BỊ: 
- Giáo viên: - Hình và thông tin trang 86, 87, 88, 89 SGK.
 - Học sinh : - Sưu tầm tranh ảnh về việc sử dụng các loại chất đốt.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
TG
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1'
 3'
 1'
12’
15’
 2'
 1'
1. Ổn định tổ chức :(1’) 
2. Kiểm tra bài cũ (3’) Gọi 2 HS trả lời các câu hỏi bài Năng lượng mặt trời.
- HS1: Nêu vai trò của năng lượng mặt trời đối với cuộc sống con người?
- HS2: Kể tên một số công trình, máy móc sử dụng năng lượng mặt trời.
- GV nhận xét ghi điểm.
3. Bài mới:(28’) 	*Giới thiệu bài: (1’ ) GV giới thiệu và ghi đầu bài.
1/ Kể tên một số loại chất đốt.
Nêu tên các loại chất đốt trong hình 1, 2, 3 trang 78 SGK, trong đó loại chất đốt nào ở thể rắn, chất đốt nào ở thể khí hay thể lỏng?
Hãy kể tên một số chất đốt thường dùng.
Những loại nào ở rắn, lỏng, khí?
Nếu sử dụng nhiều, các loại chất đốt có hết không?
2/ Công dụng, việc khai thác của từng loại chất đốt.
- Chia lớp làm 3 nhóm. Mỗi nhóm thảo luận về một loại chất đốt: rắn, lỏng , khí. Sau đó gọi từng nhóm trình bày, sử dụng tranh ảnh đã chuẩn bị trước và trong SGK để minh hoạ.
* Nhóm 1: Sử dụng chất đốt rắn
Kể tên các chất đốt rắn thường được dùng ở các vùng nông thôn và miền núi.
Than đá được sử dụng trong những công việc gì?
Ở nước ta, than đá được khai thác chủ yếu ở đâu?
Ngoài than đá, bạn còn biết tên loại than nào khác?
Các chất đốt rắn có phải là vô tận không?
* Nhóm 2 : Sử dụng các chất đốt lỏng
Kể tên các loại chất đốt lỏng mà em biết, chúng thường được dùng để làm gì?
Ở nước ta, dầu mỏ được khai thác ở đâu?
Dầu mỏ được lấy ra từ đâu?
Từ dầu mỏ thể tách ra những chất đốt nào?
Dầu mỏ có bao giò hết không?
* Nhóm 3 : Sử dụng các chất đốt khí.
- Có những loại khí đốt nào ?
- Người ta làm thế nào để tạo ra khí sinh học?
GV chốt: Nếu sử dụng nhiều các loại chất đốt mà không biết tiết kiệm thì chất đốt sẽ cạn kiệt. Để sử dụng được khí tự nhiên, khí được nén vào các bình chứa bằng thép để dùng cho các bếp ga.
-GDHSSDNLTK&HQ.Bảo vệmôi trường.
4. Củng cố : (2’) HS nêu lại nội dung bài học
5. Dặn dò: (1’)
Xem lại bài + học ghi nhớ.
Chuẩn bị: “Sử dụng năng kượng của chất đốt” (tiết 2)
- Nhận xét tiết học
Học sinh tự đặt câu hỏi + mời bạn khác trả lời.
Học sinh trả lời.
Mỗi nhóm chuẩn bị một loại chất đốt.
củi, tre, rơm, rạ .
Sử dụng để chạy máy, nhiệt điện, dùng trong sinh hoạt.
Khai thác chủ yếu ở các mỏ than ở Quảng Ninh.
Than bùn, than củi.
Học sinh trả lời.
Dầu mỏ ở nước ta được khai thác ở Vũng Tàu.
Học sinh trả lời.
Xăng, dầu hoả, dầu-đi-ê-den.
Khí tự nhiên , khí sinh học.
- Ủ chất thải, mùn, rác, phân gia súc theo đường ống dẫn vào bếp.
Các nhóm trình bày, sử dụng tranh ảnh đã chuẩn bị để minh hoạ.
Môn	: LTVC Ngày soạn: 20-01-2016
Tiết	: 42 Ngày dạy: 21-01-2016
Bài : NỐI CÁC VẾ CÂU GHÉP BẰNG QUAN HỆ TỪ.
I. MỤC TIÊU: 
- Học sinh hiểu thế nào câu ghép thể hiện quan hệ nguyên nhân kết quả.
- Biết điền quan hệ từ thích hợp vào chỗ trống để tạo những câu ghép chỉ nguyên nhân kết quả.
- Có ý thức sử dụng đúng câu ghép.
II. CHUẨN BỊ: 
+ GV: Giấy khổ to, phóng to nội dung các bài tập 2, 3,
+ HS: SGK
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
TG
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1’
4’
31’
2’
1’
1. Ổn định tổ chức :
 2. Kiểm tra bài cũ: 3HS
Gọi 2 HS làm lại bài tập 4.
1 HS đọc đoạn văn ngắn em viết về nghĩa vụ bảo vệ tổ quốc của mỗi công dân.
 GV nhận xét,.
 3. Bài mới: 
 * Giới thiệu bài: GV giới thiệu và ghi đề bài
v	Hoạt động : Phần luyện tập.
 Bài 2:
Yêu cầu học sinh suy nghĩ làm việc cá nhân, chọn các quan hệ từ đã cho thích hợp (vì, tại, cho, nhờ) với từng hoàn cảnh và giải thích vì sao em chọn từ ấy.
Giáo viên phát giấy cho 3, 4 học sinh làm bài.
Giáo viên nhận xét, giúp học sinh phân tích để đi đến kết luận.
Nguyên nhân dẫn đến kết quả tốt ta dùng quan hệ từ “Nhờ hoặc do hay vì”.
Nguyên nhân dẫn đến kết quả xấu ta dùng quan hệ từ “Tại vì”.
 Bài 3:
Yêu cầu học sinh suy nghĩ và viết hoàn chỉnh câu ghép chỉ quan hệ nguyên nhân kết quả.
Giáo viên phát giấy cho 3, 4 em lên bảng làm.
Cả lớp và giáo viên kiểm tra phân tích các bài làm của học sinh nhận xét nhanh, chốt lại lời giải đúng.
4/ Củng cố: Đọc ghi nhớ.
5/Dặn dò: Hoàn chỉnh bài tập.Chuẩn bị: “Nối các vế câu ghép bằng quan hệ từ”.
-1 học sinh đọc yêu cầu bài tập, cả lớp đọc thầm.
Học sinh làm bài vào vở, các em dùng bút chì điền vào quan hệ từ thích hợp.
Học sinh làm bài trên giấy xong rồi dán bài lên bảng lớp và trình bày kết quả. 
Ví dụ:
Nhờ thời tiết thuận hoà nên lúa tốt.
Do thời tiết không thuận nên lúa xấu.
Cả lớp nhận xét.
1 học sinh đọc yêu cầu đề bài.
Học sinh làm bài trên nháp.
-Học sinh làm bài trên giấy rồi dán bài làm lên bảng và trình bày kết quả.
*Ví dụ:
Vì bạn Dũng không thuộc bài nên bị điểm kém.
Do nó chủ quan nên bài thi của nó không đạt điểm cao.
Nhờ nỗ lực nên Bích Vân có nhiều tiến bộâ trong học tập.
Môn	: CT Ngày soạn: 20-01-2016
Tiết	: 21 Ngày dạy: 21-01-2016
Bài : TRÍ DŨNG SONG TOÀN
I / MỤC TIÊU :
Nghe – viết đúng chính tả một đoạn của truyện: Trí dũng song toàn.
 Làm đúng các bài tập phân biệt những tiếng có âm đầu r/ d/ gi ; có thanh hỏi hoặc thanh ngã.
- 	GDHS tính cẩn thận, sạch sẽ.
II / CHUẨN BỊ : 
- GV: Bốn tờø giấy khổ lớn cho các nhóm làm bài tập 2a, 3a. 
- HS: SGK.
III / CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
TG
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1’
4’
19’
12’
2’
1’
 1. Ổn định lớp:
 2. Kiểm tra bài cũ : 
- HS1: Tìm 1 từ láy có âm đầu r , 1 từ láy có âm đầu d , 1 từ láy có âm đầu gi.
- HS2 :Tìm 1 từ có âm chính o và 1 từ có âm chính ô.
 GV nhận xét.
 3. Bài mới : (32’)
* Giới thiệu bài : (1’)
Hướng dẫn HS nghe – viết :
-GV đọc đoạn văn cần viết trong bài” Trí dũng song toàn.”
-H: Đoạn văn kể điều gì?
- Yêu cầu HS đọc thầm lại đoạn văn. GV nhắc HS chú ý cách trình bày đoạn văn, câu văn cần xuống dòng, câu văn đặt trong dấu ngoặc kép, những chữ cần viết hoa
-GV đọc rõ từng câu cho HS viết ( Mỗi câu 2 lần )
-GV nhắc nhở tư thế ngồi của HS.
-GV đọc toàn bài cho HS soát lỗi .
-Chấm chữa bài :+GV chọn chấm 10 bài của HS. +Cho HS đổi vở chéo nhau để chấm 
-GV rút ra nhận xét và nêu hướng khắc
phục lỗi chính tả cho cả lớp .
* Hướng dẫn HS làm bài tập :
+ Bài tập 2a : 
-1 HS nêu yêu cầu của bài tập 2a .GV nhắc lại yêu cầu bài tập. 
-Cho HS làm việc theo trò chơi tiếp sức 
-Các tiếng có 
GV chấm chữa bài và tuyên bố nhóm tìm đúng và nhanh .
+ Bài tập 3 a: 
-Cho HS nêu yêu cầu của bài tập 3a
-Làm việc cá nhân .
-GV treo bảng phụ cho HS trình bày kết quả .
4 / Củng cố :)- Cho HS ghi lại một số từ hay sai.
-Nhận xét tiết học .
5/ Dặn dò : 
-Về nhà đọc bài thơ Dáng hình ngọn gió.
-Chuẩn bị tiết sau nghe viết :”Hà Nội”
- HS theo dõi SGK.
- Giang Văn Minh khảng khái khiến vua nhà Minh tức giận, sai người ám hại ông. Vua Lê Thần Tông khóc thương trước linh cữu ông, ca ngợi ông là anh hùng thiên cổ.
-HS viết bài chính tả.
- HS soát lỗi .
-2 HS ngồi gần nhau đổi vở chéo nhau để chấm.
-HS lắng nghe.
-1 HS nêu yêu cầu của bài tập 2a.
- HS làm việc theo trò chơi tiếp sức.
-HS lắng nghe.
-HS nêu yêu cầu của bài tập 3a.
-HS làm việc cá nhân .
-HS trình bày kết quả trên bảng phụ.
-HS lắng nghe.
Môn	: Tốn Ngày soạn: 20-01-2016
Tiết	: 104 Ngày dạy: 21-01-2016
Bài : HÌNH HỘP CHỮ NHẬT . HÌNH LẬP PHƯƠNG
I. Mục tiêu:
Hình thành được biểu tượng trong hình hộp chữ nhật và hình lập phương.
Nhận biết được các đồ vật trong thực tiễn có dạng hình chữ nhật. Chỉ ra được cá

File đính kèm:

  • docGA_l5_T21.doc