Giáo án Lớp 5 (Buổi sáng) - Tuần 10 - Năm học 2020-2021

Kĩ thuật

Bµy dän b÷a ¨n trong gia ®×nh

I.Môc tiªu:

- Biết cách bày, dọn bữa ăn ở gia đình.

- Biết liên hệ với việc bày, dọn bữa ăn ở gia đình.

 II. chuÈn bÞ

*Giáo viên:- Tranh, ảnh một số kiểu bày món ăn trên mâm hoặc trên bàn ăn ở các gia đình.

 - SGK, phiếu học tập.

*Học sinh: - SGK, vë bµi tập

III. lªn líp:

1.Kiểm tra bài cũ(3p)

- Em hãy nêu cách luộc rau?

- HS trả lời – GV nhận xét.

2. Bài mới: GV giới thiệu bài và nêu mục đích bài học(2p)

Hoạt động 1: Tìm hiểu cách bày món ăn và dụng cụ ăn uống trước bữa ăn(10p)

-Hướng dẫn HS quan sát hình 1, đọc nội dung nục 1a sgk và trả lời câu hỏi:

+ Hãy nêu mục đích của việc bày món ăn, dụng cụ ăn uống trước bữa ăn?

-HS trả lời – GV tóm tắt các ý trả lời của HS và giải thích mục đích, tác dụng của việc bày món ăn, dụng cụ ăn uống trước bữa ăn.

-GV gợi ý để HS nêu cách sắp xếp các món ăn, dụng cụ ăn uống trước bữa ăn ở gia đình các em.

 

doc33 trang | Chia sẻ: Bình Đặng | Ngày: 12/03/2024 | Lượt xem: 35 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Lớp 5 (Buổi sáng) - Tuần 10 - Năm học 2020-2021, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ộng dạy và học :
1. GV giới thiệu bài: 1'
2. Hướng dẫn giải bài tập: 33'
Bài tập 1: 
+ HS thảo luận theo nhóm 4 để điền vào bảng ôn tập

Việt Nam- Tổ quốc em
Cánh chim hòa bình
Con người với thiên nhiên
Danh từ
Tổ quốc, đất nước, giang sơn, quốc gia, nước non.
Hòa bình, trái đất, mặt đất, cuộc sống..
Bầu trời, biển cả, sông ngòi,
Động từ, tính từ
Bảo vệ. Giữ gìn, xây dựng, kiến thiết, khôi phục, vẻ vang
Hợp tác, bình yên, thanh bình, thái bình, .
Bao la, vời vợi, mênh mông, bát gát, xanh biếc 

Thành ngữ, Tục ngữ
Quê cha đất tổ, quê hương bản quán, nơi chôn rau cắt rốn, giang sơn gấm vóc,.
Bốn biển một nhà,
Lên thác xuống gềnh, Góp gió thành bão,Muôn hình muôn vẻ,

Bài tập 2: Thực hiện tương tự như bài tập 1.
bảo vệ
bình yên
đoàn kết
bạn bè
mênh mông
Từ đồng nghĩa
giữ gìn
bình an
Kết đoàn
Bạn hữu
Bao la
gìn giữ
thanh bình
Liên kết
Bầu bạn
Bát ngát

Yên ổn

bè bạn

Từ trái nghĩa
phá hoại
Bất ổn
Chia rẽ
kẻ thù
Chật chội
tàn phá
Náo động
Phân tán
kẻ địch
Chật hẹp
C. Củng cố dặn dò: 2'
- GV nhận xét
 -------------------------------------------------------
Tập đọc
Ôn tập giữa kì I (tiết 5)
I. Mục tiêu:
- HS đọc trôi chảy, lưu loát bài tập đọc đã học; tốc độ khoảng 100 tiếng/ phút; Biết đọc diễn cảm đoạn thơ, đoạn văn thuộc 2-3 bài thơ, đoạn văn dễ nhớ; hiểu nội dung chính, ý nghĩa cơ bản của bài thơ, bài văn.
- Nêu được một số điểm nổi bật về tính cách của các nhân vật trong vở kịch Lòng dân và có giọng đọc phù hợp.
- HS NK: đọc thể hiện được tính cách của các nhân vật trong vở kịch.
II. ĐDDH : 
- Phiếu viết tên các bài TĐ và HTL như tiết 2.
III. Các hoạt động dạy học :
1. Giới thiệu bài : 
2. Kiểm tra TĐ và HTL :
(Kiểm tra những em lần trớc cha đạt - tiến hành tơng tự tiết 1)
Bài tập 2 :
- HS đọc yêu cầu bài
- GV lu ý HS 2 yêu cầu : + Nêu tính cách một số nhân vật
 + Phân vai để diễn 1 trong 2 đoạn.
- HS đọc thầm vở kịch Lòng dân, phát biểu ý kiến về tính cách của từng nhân vật trong vở kịch.
Nhân vật
Tính cách
Dì Năm
Bình tĩnh, nhanh trí, khôn khéo, dũng cảm bảo về cán bộ.
An
Thông minh, nhanh trí, biết làm cho kẻ địch không nghi ngờ.
Chú cán bộ
Bình tĩnh, tin tưởng vào lòng dân.
Lính
Hống hách
Cai
Xảo quyệt, vòi vĩnh.
- Mỗi nhóm chọn diễn một đoạn kịch.
- Cả lớp và GV nhận xét, bình chọn nhóm diễn vở kịch giỏi nhất, diễn viên giỏi nhất.
3. Củng cố - dặn dò :
- GV nhận xét giờ họ
Khoa học
Ôn tập: Con người và sức khỏe (tiết 1)
I. Mục tiêu:
Ôn tập kiến thức về: 
- Đặc điểm sinh học và mối quan hệ xã hội ở tuổi dậy thì.
- Cách phòng tránh bệnh sốt rét, sốt xuất huyết, viêm não, viêm gan A; nhiêm HIV/AIDS.
II. Đồ dùng dạy và học:
 Vở bài tập khoa học lớp 5.
III. Hoạt động dạy và học
1. Kiểm tra bài cũ: 5'
 + Chúng ta cần làm gì để thực hiện an toàn giao thông?
 + Tai nạn giao thông để lại những hậu quả như thế nào?
2. Dạy học bài mới: 28'
 HĐ1: Ôn tập về con người 
GV phát phiếu cho mỗi HS làm. Nội dung phiếu :
1. Em hãy vẽ sơ đồ thể hiện lứa tuổi dậy thì ở con trai và con gái.
a. Con trai :.....................................................................................................
b. Con gái :.....................................................................................................
2. Khoanh vào chữ cái trước câu trả lời đúng nhất :
a. Là tuổi mà cơ thể có nhiều biến đổi về mặt thể chất
b. Là tuổi mà cơ thể có nhiều biến đổi về mặt tinh thần
c. Là tuổi mà cơ thể có nhiều biến đổi về mặt tình cảm và mối quan hệ XH
d. Là tuổi mà cơ thể có nhiều biến đổi về mặt thể chất, tinh thần, tình cảm và mối quan hệ XH.
3. Khoanh tròn vào chữ cái đặt trước câu trả lời đúng :
Việc làm nào dưới đây chỉ phụ nữ mới làm được ?
a. Làm bếp giỏi
b. Chăm sóc con cái
c. Mang thai và cho con bú
d. Thêu, may giỏi.
- HS làm vào phiếu
- Chữa bài ở phiếu.
* Cho HS thảo luận để ôn lại các kiến thức bằng hệ thống câu hỏi sau:
 ? Hãy nêu đặc điểm tuổi dậy thì ở nam giới? Nữ giới?
 ? Hãy nêu sự hình thành một cơ thể con người?
 ? Em có nhận xét gì về vai trò của người phụ nữ?
- HS nêu, GV nhận xét
HĐ: Cách phòng một số bệnh 
- GV chia lớp theo 4 nhóm, mỗi nhóm thảo luận và nêu cách phòng của một bệnh.
Nhóm 1 : Cách phòng tránh bệnh sốt rét
Nhóm 2 : Cách phòng tránh bệnh sốt xuất huyết
Nhóm 3 : Cách phòng tránh bệnh viêm não
Nhóm 4 : Cách phòng tránh HIV/ AIDS.
- Gọi đại diện các nhóm nêu kết quả - các nhóm khác bổ sung.
3 - Củng cố dặn dò: 1'
 Tiếp tục ôn ở nhà cách phòng tránh một số bệnh.
 Thứ năm ngày 26 tháng 11 năm 2020
Toán
Luyện tập
I. Mục tiêu: Biết 
- Cộng các số thập phân.
- Tính chất giao hoán của phép cộng số thập phân.
- Giải bài toán có nội dung hình học
- Bài 1, bài 2(a,c), bài 3
II. Đồ dùng dạy học
Bảng phụ kẻ sẵn nội dung bài tập 1.
III. Hoạt động dạy và học
1. Kiểm tra bài cũ: 5'
 Đặt tính rồi tính:
 34, 76 + 57,19 19,4 + 120,41 0, 324 + 6, 54 123 + 43,67
2. Dạy học bài mới : 
Hướng dẫn luyện tập (28')
Bài 1 : HS đọc yêu cầu bài.
- Hs làm bài theo cặp.
- Gọi 2 HS lên bảng làm.
- HS nhận xét kết quả các phép tính, nêu được :"Phép cộng....không thay đổi”.
HS viết được : a + b = b + a
HS rút ra được : Phép cộng số thập phân cũng có tính chất giao hoán như đối với số tự nhiên.
Bài 2(a,c) : HSNK làm cả bài
- Cho HS tự làm bài rồi chữa bài.
- Biết sử dụng tính chất giao hoán để thử lại.
Bài 3 : HS làm vào vở rồi chữa bài
Bài giải
Chiều dài của hình chữ nhật là :
16,34 + 8,32 = 24,66 (m)
Chu vi của hình chữ nhật :
(24,66 + 16,34) x 2 = 82 (m)
ĐS : 82m
Bài 4 : HSNK tiến hành tương tự bài 3.
- GV chấm vở, nhận xét.
C- Củng cố dặn dò: 1'
Vận dụng tính chất giao hoán của phép cộng số thập phân
- GV tổng kết tiết học
Tập làm văn 
Ôn tập giữa kì I (tiết 6)
 I-Mục tiêu:
- Tìm được từ đồng nghĩa, trái nghĩa để thay thế theo yêu cầu của BT1, BT2 ( chọn 3 trong 5 mục a, b, c, d,e).
- Đặt được câu để phân biệt được từ đồng nghĩa, từ trái nghĩa (BT4).
- HSNK làm được toàn bộ BT2
* Giảm tải : không làm BT3
II- Hoạt động dạy học:
1. Kiến thức cần nhớ:5'
- HS nhắc khái niệm về từ đồng nghĩa, trái nghĩa, từ đồng âm, từ nhiều nghĩa.
- HS tự lấy VD; đặt câu với những từ vừa lấy.
- GV và cả lớp nhận xét.
2. Hướng dẫn HS làm các bài tập. (32')
Bài 1: Các từ cần điền: bưng, mời, xoa, làm.
Bài 2: 
- HS đọc yêu cầu đề
- Cả lớp chọn 3 trong 5 mục a, b, c, d,e).
- HSKG làm được toàn bộ BT2
Các từ trái nghĩa cần điền: no; chết; bại; đậu, đẹp.
Bài 4 : 
- Hs đọc yêu cầu bài và làm bài vào vở.
VD : 
a. Bố em không bao giờ đánh con. Đánh bạn là không tốt.
b. Lan đánh đàn rất hay. Hùng đánh đàn rất cừ.
c. Em thường đánh ấm chén giúp mẹ.
3. Củng cố - dặn dò : 1'
- GV nhận xét tiết học.
 -----------------------------------------
Kĩ thuật 
Bµy dän b÷a ¨n trong gia ®×nh
I.Môc tiªu:
- Biết cách bày, dọn bữa ăn ở gia đình.
- Biết liên hệ với việc bày, dọn bữa ăn ở gia đình.
 II. chuÈn bÞ 
*Giáo viên:- Tranh, ảnh một số kiểu bày món ăn trên mâm hoặc trên bàn ăn ở các gia đình.
 - SGK, phiếu học tập.
*Học sinh: - SGK, vë bµi tập
III. lªn líp:
1.Kiểm tra bài cũ(3p)
- Em hãy nêu cách luộc rau?
- HS trả lời – GV nhận xét.
2. Bài mới: GV giới thiệu bài và nêu mục đích bài học(2p)
Hoạt động 1: Tìm hiểu cách bày món ăn và dụng cụ ăn uống trước bữa ăn(10p)
-Hướng dẫn HS quan sát hình 1, đọc nội dung nục 1a sgk và trả lời câu hỏi:
+ Hãy nêu mục đích của việc bày món ăn, dụng cụ ăn uống trước bữa ăn?
-HS trả lời – GV tóm tắt các ý trả lời của HS và giải thích mục đích, tác dụng của việc bày món ăn, dụng cụ ăn uống trước bữa ăn.
-GV gợi ý để HS nêu cách sắp xếp các món ăn, dụng cụ ăn uống trước bữa ăn ở gia đình các em.
- GV nhận xét và tóm tắt một số cách bày bàn ăn phổ biến ở nông thôn, thành phố: Nhiều gia đình sắp xếp món ăn, bát, đũa vào mâm và đặt mâm ăn lên bàn ăn, phản gỗ, chõng tre hoặc chiếu trải dưới đất. Cũng có nhiều gia đình sắp xếp món ăn, bát, đũa, thìa, đĩa trực tiếp lên bàn ăn.
- GV giới thiệu tranh, ảnh một số cách bày món ăn, dụng cụ ăn uống đề minh họa.
- HS nêu yêu cầu của việc bày dọn trước bữa ăn.
- GV nhận xét, bổ sung: Dụng cụ ăn uống và dụng cụ bày món ăn phải khô ráo, vệ sinh. Các món ăn được sắp xếp hợp lí , thuận tiện cho mọi người ăn uống.
- GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi: Em hãy nêu các công việc cần thực hiện khi bày món ăn và dụng cụ ăn uống trước bữa ăn nhằm đảm bảo những yêu cầu trên?
* GV tóm tắt: Bày món ăn và dụng cụ ăn uống trước bữa ăn một cách hợp lí giúp mọi người ăn uống được thuận tiện, vệ sinh. Khi bày trước bữa ăn phải đảm bảo đầy đủ dụng cụ ăn uống cho mọi thành viên trong gia đình; dụng cụ ăn uống phải khô ráo, sạch sẽ.
Hoạt động 2: Tìm hiểu cách thu dọn sau bữa ăn(10p)
-Em hãy trình bày cách thu dọn sau bữa ăn ở gia đình các em.
-Yêu cầu HS :
+ Hãy nêu mục đích, cách thu dọn sau bữa ăn ở gia đình.
+ Hãy liên hệ thực tế để so sánh cách thu dọn bữa ăn ở gia đình các em với cách thu dọn sau bữa ăn nêu trong sgk.
-GV nhận xét và tóm tắt những ý HS vừa trình bày.
-Hướng dẫn cách thu dọn sau bữa ăn theo nội dung sgk.
Lưu ý HS: Công việc thu dọn sau bữa ăn được thực hiện ngay sau khi mọi người trong gia đình đã ăn xong. Không thu dọn khi có người còn đang ăn hoặc cũng không để qua bữa ăn quá lâu mới dọn.
-Hướng dẫn HS về nhà giúp đỡ gia đình bày, dọn bữa ăn.
- GV bổ sung cho HS biết khi cất thức ăn vào tủ lạnh, thức ăn cần phải được đạy kín hoặc cho vào hộp có nắp đậy.
Hoạt động 3: Đánh già kết quả học tập(8p)
-GV phát phiếu học tập cho HS kết hợp với sử dụng câu hỏi cuối bài đánh già kết quả học tập của HS.
-HS thảo luận nhóm, gợi mỡ cho HS trả lời câu hỏi.
-GV nêu đáp án của bài tập. HS đối chiếu kết quả làm bài tập với đáp án để tự đánh giá kết quả học tập của mình.
-HS báo cáo kết quả tự đánh giá.GV nhận xét, đánh giá kết quả học tập của HS.
3. Nhận xét, dặn dò(2p)
- GV nhận xét ý thức và kết quả học tập của HS.
- Động viên HS tham gia giúp đỡ gia đình trong công việc nội trợ.
-Về nhà xem bài mới.
Luyện từ và câu
Ôn tập (tiết 7)
Kiểm tra : Đọc - hiểu; Luyện từ và câu
I. Mục đích, yêu cầu : 
- Kiểm tra đọc theo mức độ cần đạt về kiến thức, kĩ năng học kì I 
II. ĐDDH : 
- GV viết đề lên giấy khổ to dán lên bảng lớp
III. Hoạt động dạy học :
- GV nêu mục đích, yêu cầu giờ học 
- Dán đề bài lên bảng : Khoanh vào chữ cái trước ý đúng :
1. Mầm non nép mình nằm im trong mùa nào ?
a. mùa xuân
b. mùa hè
c. mùa thu
d. mùa đông
2. Trong bài thơ, mầm non được nhân hoá bằng cách nào ?
a. Dùng những ĐT chỉ hành động của người để kể, tả về mầm non.
b. Dùng những TT chỉ đặc điểm của người để miêu tả mầm non.
c. Dùng đại từ chỉ người để chỉ mầm non.
3. Nhờ đâu mầm non nhận ra mùa xuân về ?
a. Nhờ những âm thanh rộn ràng, náo nức của cảnh vật mùa xuân.
b. Nhờ sự im ắng của mọi vật trong mùa xuân.
c. Nhờ màu sắc tươi tắn của cỏ cây, hoa lá trong mùa xuân.
4. Em hiểu câu thơ “Rừng cây trông thưa thớt” nghĩa là thế nào ?
a. Rừng thưa thớt vì rất ít cây.
b. Rừng thưa thớt vì cây không lá.
c. Rừng thưa thớt vì toàn lá vàng.
5. ý chính của bài thơ là gì ?
a. Miêu tả mầm non.
b. Ca ngợi vẽ đẹp của mùa xuân
c. Miêu tả sự chuyển mùa kì diệu của thiên nhiên.
6. Trong câu nào dưới đây, từ “mầm non ” được dùng với nghĩa gốc ?
a. Bé đang học ở trường mầm non.
b. Thiếu niên, nhi đồng là mầm non đất nước.
c. Trên cành cây có những mầm non mới nhú.
7. Hối hả có nghã là gì ?
a. Rất vội vã, muốn làm một việc gi đó cho thật nhanh.
b. Mừng vui, phấn khởi vì được như ý.
c. Vất vả vì dốc sức để làm cho thật nhanh.
8. Từ thưa thớt thuộc loại từ nào ? 
a. Danh từ
b. Động từ
c. Tính từ
9. Dòng nào dưới đây chỉ gồm các từ láy ?
a. Nho nhỏ, lim dim, mặt đất, hối hả, lất phất, rào rào, thưa thớt.
b. Nho nhỏ, lim dim, hối hả, lất phất, lặng im, thưa thớt, róc rách.
c. Nho nhỏ, lim dim, hối hả, lất phất, rào rào, thưa thớt, róc rách.
10. Từ nào đồng nghĩa với im ắng ?
a. Lặng im
b. Nho nhỏ
c. Lim dim
- HS làm bài vào giấy thi.
- Thu bài, nhận xét giờ học.
CHIÊU Lịch sử:
BÁC HỒ ĐỌC TUYÊN NGÔN ĐỘC LẬP
I.MỤC TIÊU: 
* Kiến thức: HS nắm được: 
- Ngày 2-9-1945 tại quảng trường Ba đình (HN) Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc bản Tuyên ngôn độc lập.
- Đây là sự kiện trọng đại, đánh dấu sự ra đời của nước Việt Nam dân chủ cộng hòa. Ngày 2-9 trở thành ngày Quốc Khánh của dân tộc ta.
Kĩ năng:
- Sưu tầm tư liệu lịch sử.
- Kể một số nét về cuộc mít tinh ngày 2 - 9 - 1945 tại Quảng trường Ba Đình (Hà Nội), Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc Tuyên ngôn Độc lập.
Định hướng thái độ:
-Học sinh tự hào đã được sống trong một nước độc lập dân chủ, có quyền tự do, bình đẳng....
-Biết giữ gìn bảo vệ quê hương em.
Định hướng năng lực:
-Nhận thức lịch sử: 
+ Nắm được một số nét chính của bản Tuyên ngôn độc lập
- Năng lực tìm tòi, khám phá lịch sử:
+ Quan sát, nghiên cứu tài liệu học tập (kênh chữ, ảnh chụp, lược đồ)
- Năng lực vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học:
+ Nêu được cảm nghĩ của bản thân khi được sống ở một đất nước độc lập, phồn vinh ngày nay.
II. CHUẨN BỊ:
GV : Phiếu học tập, video Bác Hồ đọc Tuyên ngôn độc lập, Máy chiếu, máy tính
 HS: Sưu tầm tranh về ngày Bác Hồ đọc Tuyên ngôn Độc lập.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1. Khởi động (2’)
- Nêu suy nghĩ của em về cuộc cách mạng tháng Tám thành công?
Giới thiệu bài 
- GV chiếu cho HS quan sát bức tranh “ Bác Hồ đọc Tuyên ngôn độc lập”.
- Bức ảnh chụp ai? Đang làm gì?
- GV kết hợp giới thiệu bài
2. Hoạt động khám phá (hình thành kiến thức)
Hoạt động 1: Tìm hiểu Quang cảnh Hà Nội ngày 2-9-1945
- GV chiếu lên màn hình cho HS quan sát ảnh Quảng trường Ba Đình, Hà Nội...
- HS làm việc theo cặp:
 Miêu tả quang cảnh thủ đô Hà Nội vào ngày 2-9- 1945? (Hà Nội tưng bừng cờ, hoa, đồng bào Hà Nội không kể già trẻ, gái, trai mọi người đều xuống đường hướng về Ba Đình chờ buổi lễ, đội danh dự đứng nghiêm trang)
* Kết luận: Ngày 2- 9- 1945, tại quảng trường Ba Đình, Bác Hồ đọc Tuyên ngôn Độc lập. Không khí buổi lễ độc lập thật tưng bừng mà trang nghiêm. Cả Hà Nội rợp cờ hoa và biểu ngữ, người từ các ngã đổ về Ba Đình đông như trẩy hội.
Hoạt động 2: (10’) Trình bày một số nét chính về buổi lễ và nội dung của bản Tuyên ngôn Độc lập.
Hoạt động nhóm 4: Chia lớp thành 5 nhóm
(Cá nhân hoạt động – chia sẻ cặp đôi – chia sẻ trong nhóm)
*Hoàn thành nội dung phiếu:
Câu 1: Ngày 2- 9- 1945, diễn ra sự kiện lịch sử gì?
Câu 2: Em hãy kể lại một số nét về cuộc mít tinh ngày 2 - 9 - 1945?
Dựa vào các câu hỏi sau:
+ Buổi lễ bắt đầu khi nào?
+ Trong buổi lễ, diễn ra các sự việc chính nào?
+ Buổi lễ kết thúc ra sao?
*Sau khi hoàn thành đại diện các nhóm trình bày.
Làm việc cả lớp:
- GV chiếu cho HS quan sát bức ảnh Bác Hồ đọc Tuyên ngôn đọc lập và chính phủ lâm thời ra mắt...
? Em hiểu thế nào là Tuyên ngôn độc lập?
? Chính phủ lâm thời chỉ cơ quan nào?
- HS dựa vào phần chú giải để trả lời.
+ Khi đang đọc bản Tuyên ngôn Độc lập, Bác Hồ kính yêu của chúng ta đã dừng lại để làm gì?
+ Việc Bác Hồ dừng lại và hỏi nhân dân “Tôi nói đồng bào nghe rõ không?” cho thấy tình cảm của Bác đối với nhân dân như thế nào?( Cho thấy Bác rất gần gũi, giản dị và cũng vô cùng kính trọng nhân dân).
Nội dung bản tuyên ngôn
- 2 HS đọc 2 đoạn trích của bản Tuyên ngôn Độc lập trong SGK
- Trao đổi trong nhóm đôi về nội dung chính của bản Tuyên ngôn Độc lập. 
- Đại diện các nhóm trình bày- Nhóm khác nhận xét, bổ sung. 
* Kết luận: Bản Tuyên ngôn độc lập đã khẳng định quyền độc lập tự do thiêng liêng của dân tộc Việt Nam, đồng thời cũng khẳng định dân tộc Việt Nam sẽ quyết tâm giữ vững quyền tự do, độc lập ấy.
GV trình chiếu video: Bác Hồ đọc bản Tuyên ngôn Độc Lập
Hoạt động 3: (7’) Nêu ý nghĩa của sự kiện lịch sử ngày 2- 9- 1945 
-Tổ chức cho HS thảo luận cặp đôi tìm hiểu ý nghĩa của sự kiện ngày 2- 9- 1945.
- Sự kiện lịch sử ngày 2- 9- 1945 khẳng định điều gì về nền độc lập của dân tộc Việt Nam, đã chấm dứt chế độ nào ở Việt Nam? Tuyên bố khai sinh ra chế độ nào? Những việc đó tác động như thế nào đến lịch sử dân tộc? Thể hiện điều gì về truyền thống của người Việt Nam?
* GV kết luận: Ý nghĩa lịch sử của Tuyên ngôn Độc lập: Khẳng định quyền độc lập dân tộc. Khai sinh nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà.
Hoạt động 4: Nêu cảm nghĩ của em về hình ảnh Bác Hồ trong ngày 2-9-1945
HS quan sát tranh trình chiếu ở trên màn.	
HS suy nghĩ nêu ý kiến trước lớp. Nhận xét
3. Hoạt động luyện tập, vận dụng
Luyện tập: 
HS đọc lại nội dung ghi nhớ
Vận dụng: 
Nêu được cảm nghĩ của bản thân khi được sống ở một đất nước độc lập, phồn vinh ngày nay.
 - Em hãy kể thêm một số bản Tuyên ngôn độc lập của dân tộc ta.
(Đáp án:
- Trong cuộc kháng chiến chống quân Tống xâm lược, bài thơ thần của Lý Thường Kiệt có giá trị như là bản tuyên ngôn độc lập đầu tiên của dân tộc ta ở thế kỉ thứ 10.
+ Năm 1428, sau khi quét sạch quân xâm lược nhà Minh, Nguyễn Trãi thay mặt Lê Lợi viết bài “ Bình Ngô đại cáo” và bài thơ này cũng được xem như bản tuyên ngôn độc lập thứ hai của dân tộc ta ở thế kỉ 15.
+ Ngày 2- 9- 1945, tại quảng trường Ba Đình, Bác Hồ đọc bản tuyên ngôn Độc lập mở ra một kỉ nguyên mới cho dân tộc ta: Kỉ nguyên độc lập dân tộc.)
 -------------------------------------------------------
 ĐỊA LÍ
Nông nghiệp
I. Mục tiêu
Sau bài học HS có thể:
- Nêu được một số đặc điểm nổi bật về tình hình phát triển và phân bố nông nghiệp ở nước ta.
- Trồng trọt là ngành chính của nông nghiệp.
- Lúa gạo được trồng nhiều ở các đồng bằng, cây công nghiệp được trồng nhiều ở miền núi và cao nguyên.
- Lợn và gia cầm được nuôi nhiều ở đồng bằng; trâu , bò, dê được nuôi nhiều ở miền núi và cao nguyên.
- Biết nước ta trồng nhiều loại cây, trong đó lúa gạo được trồng nhiều nhất.
- Nhận xét trên bản đồ vùng phân bố của một số loại cây trồng, vật nuôi chính ở nước ta (lúa gạo, cà phê, cao su, chè; trâu, bò, lợn).
- Sử dụng lược đồ dể bước đầu nhận xét về cơ cấu và phân bố của nông nghiệp: lúa gạo ở đồng bằng; cây công nghiệp ở vùng núi, cao nguyên; trâu, bò ở vùng núi, gia cầm ở đồng bằng.
- HSNK : giải thích được vì sao số lượng gia súc, gia cầm ngày càng tăng (vì đảm bảo nguồn thức ăn); vì sao cây trồng nước ta chủ yếu là cây xứ nóng (vì khí hậu nóng ẩm)
II. Đồ dùng dạy học.
- Bản đồ kinh tế Việt Nam
- Tranh, ảnh về các vùng trồng lúa, cây công nghiệp, cây ăn quả ở nước ta.
III. Hoạt động dạy học :
A. Kiểm tra bài cũ: 5'
 + Nước ta có bao nhiêu dân tộc ? Dân tộc nào có số dân đông nhất? phân bố chủ yếu ở đâu? Các dân tộc ít người sinh sống ở đâu?
B - Bài mới: 28'
1. Giới thiệu bài :
2. HĐ 1 :Tìm hiểu vai trò của ngành trồng trọt: 
- HS quan sát lược đồ nông nghiệp Việt Nam:
+ Nêu tác dụng của bản đồ.
+ Nhìn trên lược đồ thấy kí hiệu cây trồng nhiều hơn hay kí hiệu con vật nhiều hơn?
 	+ Từ đó em rút ra điều gì về vai trò của ngành trồng trọt trong sản xuất nông nghiệp?
- GV tóm tắt : 
+ Trồng trọt là ngành sản xuất chính trong nông nghiệp
+ Ở nước ta, trồng trọt phát triển hơn chăn nuôi.
3.HĐ 2 : Tìm hiểu các loại cây và đặc điểm chính của cây trồng Việt Nam.( Theo cặp )
- HS quan sát hình 1 và trả lời các câu hỏi của mục 1 trong SGK
- HS trình bày kết quả, GV giúp HS hoàn thiện câu trả lời.
Kết luận : Nước ta trồng nhiều loại cây, trong đó lúa gạo là nhiều nhất, các cây CN và cây ăn quả được trồng ngày càng nhiều.
4.HĐ 3 : Tìm hiểu giá trị của lúa gạo và cây trồng công nghiệp lâu năm.( Nhóm 4)
- HS trao đổi về các vấn đề sau:
+ Loại cây nào được trồng chủ yếu ở vùng đồng bằng?
+ Em biết gì về tình xuất khẩu lúa gạo ở nước ta?
+ Vì sao nước ta trồng nhiều cây lúa gạo nhất và trở thành một trong những nước xuất khẩu gạo nhiều nhất thế giới?
+ Loại cây nào được trồng chủ yếu ở vùng Tây Nguyên?
+ Em biết gì về giá trị xuất khẩu của các loại cây này?
+ Với những loại cây có thế mạnh như trên, ngành trồng trọt giữ vai trò thế nào trong sản xuất nông nghiệp của nước ta?
Sự phân bố cây trồng ở nước ta 
- HS quan sát lược đồ nông nghiệp Việt Nam tập trình bày sự phân bố các loại cây trồng ở Việt Nam.
5.HĐ 4 : Ngành chăn nuôi ở nước ta. ( Trao đổi theo cặp)
+ Kể tên một số vật nuôi ở nước ta?
+ Trâu bò, lợn được nuôi chủ yếu ở vùng nào?
+ Những điều kiện nào giúp cho ngành chăn nuôi phát triển ổn định và vững ch

File đính kèm:

  • docgiao_an_lop_5_buoi_sang_tuan_10_nam_hoc_2020_2021.doc