Giáo án lớp 4 - Tuần 7 (buổi chiều)

 Giúp HS

- Viết đúng, đẹp, tăng tốc độ viết theo yêu cầu

- Rèn luyện tính cẩn thận trong học tập cho HS

- Bồi dưỡng tình yêu Tiếng Việt.

II. Đồ dùng dạy học:

- Nội dung bài viết

III. Các hoạt động dạy, học:

 

doc9 trang | Chia sẻ: dungnc89 | Lượt xem: 906 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án lớp 4 - Tuần 7 (buổi chiều), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 7
Thứ hai ngày 29 tháng 9 năm 2014
 	Toán
luyện tập
I. Mục tiêu: 
- Củng cố về cách cộng, trừ các số tự nhiên.
- Vận dụng kiến thức đã học để làm tốt bài tập.
II. Đồ dùng dạy học:
- Bảng phụ
III Các hoạt động dạy, học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. ổn định tổ chức:
2. Kiểm tra bài cũ: 
- Nêu lại cách công, trừ số tự nhiên.
3. Luyện tập:
a. HDHS làm bài trong vở bài tập.
- Chữa bài chung cho cả lớp.
b. Bài tập:
Bài 1: Đặt tính rồi tính:
34567 + 8901; 32567 + 98765
78912 - 2341; 86472 - 32 
- Nhận xét chung.
Bài 2: a.Từ các chữ số 5;9;7 hãy viết tất cả các số có ba chữ số, mỗi số có cả 3 chữ số đó.
b. Sắp xếp các số vừa viết được theo thứ tự từ bé đến lớn.
Chữa bài cho HS.
4. Củng cố, dặn dò:
- Về nhà học và làm bài tập.
- Nhận xét giờ học.
- Hát
- Lên bảng chữa bài
- Nhận xét bài của bạn.
- Đọc và tự làm bài vào vở.
- Chữa bài - nhận xét.
- Tự làm rồi chữa
 Tiếng việt
Luyện viết
I.Mục tiêu:
 Giúp HS
- Viết đúng, đẹp, tăng tốc độ viết theo yêu cầu
- Rèn luyện tính cẩn thận trong học tập cho HS
- Bồi dưỡng tình yêu Tiếng Việt.
II. Đồ dùng dạy học:
- Nội dung bài viết
III. Các hoạt động dạy, học :
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. ổn định tổ chức:
2. Kiểm tra bài cũ:
- Kiểm tra bài tập trong VBT
- Nhận xét
3. Bài luyện tập:
+) Hướng dẫn viết bài:
 - Yêu cầu HS nghe đọc bài Anh chiến sĩ mơ ước điều gì trong đêm trung thu?
 - Bài trình bày theo thể thơ nào? 
 - Nêu lại độ cao của các chữ cái?
 - Khoảng cách giữa các chữ ghi tiếng? 
 - Cách đánh dấu thanh? 
 - Đọc bài cho HS viết
 - Đọc bài cho HS soát lỗi
- Chấm 5 bài, nhận xét ưu, khuyết điểm
4. Củng cố- dặn dò:
- GV nhận xét tiết học 
- Yêu cầu HS về nhà luyện viết nhiều
- Hát
- Cả lớp lắng nghe.
- Nối tiếp trả lời
- Nêu cách trình bày. 
- Độ cao 2,5 li: h, l, g, b, y, k...
- Bằng 1 con chữ o
- Đánh dưới đường kẻ ngang 3
 - Nghe- viết bài
- nghe, rút kinh nghiệm
Thứ ba ngày 30 tháng 9 năm 2014
 	Toán
Luyện tập 
I. Mục tiêu: 
- Củng cố về tính giá trị của biểu thức có chứa hai chữ.
- Rèn kỹ năng giải toán cho HS. 
II. Đồ dùng dạy học :
 - Bảng phụ.
III. Các hoạt động dạy, học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. ổn định tổ chức:
2. Kiểm tra bài cũ:
+ Tính giá trị của biểu thức a + b với 
a = 100 , b = 123
- Nhận xét
3. Luyện tập:
a. HDHS làm bài trong vở bài tập.
- Chữa bài chung cho cả lớp.
b. Bài tập
Bài 1:
- Yêu cầu của bài tập
+ Tính giá trị của biểu thức m + n; 
m - n ; m x n; m : n. Với m = 345 và n = 5.
- Hát
- 1 Hs lên bảng thực hiện
- Lên bảng chữa bài
- Nhận xét bài của bạn.
- 1 HS đọc - Lớp đọc thầm
- Làm vào vở.
Bài 2: Tính:
 5789 + 478 + 57; 78634 - 52431
- Bài y/c gì?
- Nhận xét
4. Củng cố, dặn dò:
- NX giờ học.
- Dặn HS:
- Tự làm bài rồi chữa
- VN xem lại bài tập đã làm
 Tiếng việt
Luyện đọc – luyện viết
I. Mục tiêu:
- HS luyện đọc đúng, đọc diễn cảm bài Trung thu độc lập: Biết ngắt, nghỉ hơi đúng.
- Bồi dưỡng cho HS tính trung thực, thật thà.
II. Đồ dùng dạy, học:
- Tranh minh họa
III. Các hoạt động dạy, học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. ổn định tổ chức:
2. Kiểm tra bài cũ:
- YC 1 HS đọc bài Trung thu độc lập
- Nhận xét
3. Luyện tập:
 a. Luyện đọc:
Hướng dẫn luyện đọc:
- Bài đọc với giọng như thế nào?
- Đọc những câu cảm ta đọc như thế nào?
- Đọc mẫu một lượt toàn bài 
- Y/C HS đọc nhóm 2
 - Tổ chức thi đọc cá nhân
- Tổ chức bình chọn HS đọc đúng, hay bài đọc.
- Tuyên dương những em đọc hay, diễn cảm.
b. Luyện viết:
- HD HS luyện viết đoạn 1
- Đọc bài
- Quan sát, uốn nắn cho HS viết sai
- Đọc lại bài
- Thu và chấm 1 số bài
4. Củng cố, dặn dò:
 - Luyện đọc bài cho thật hay, thật thuộc
 - Chuẩn bị bài sau.
- Hát
1 HS đọc bài
- Nối tiếp nhau trả lời
- HS thi đọc - các HS khác theo dõi, nhận xét phần đọc bài của bạn.
- 1 HS đọc lại 
- Tìm các từ khó viết trong bài
- Tìm các chữ phải viết hoa
- Nghe - viết vào vở
- HS dùng bút chì soát lỗi
Thứ tư ngày 1 tháng 10 năm 2014
Giáo dục ngoài giờ lên lớp
 Tiết 7 Trò chơI : Cút hùm 
I. Mục tiêu: 
- HS biết tên trò chơi, tham gia vào trò chơi tương đối chủ động.
- Reứn khả năng định hướng tập trung, nhanh nhẹn hoạt bát.
II. Đồ dùng dạy học: 
- Địa điểm: Đồi núi ,chỗ đất có nhiều cây to hoặc bụi rậm
- Số người: Một đoàn .Nếu chỗ chơi có nhiều cây thì cũng có thể cho nhiều đoàn cùng chơi .
III. Các hoạt đông dạy, học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. ổn định tổ chức: 
2. Kiểm tra :
3. Tổ chức chơi :
Hoaùt ủoọng 1 : 
 Tập hợp lớp, phổ biến nội dung yêu cầu trò chơi.
Hoaùt ủoọng 2 : 
- GV nêu luật chơi: HS nào chơi sai chạy ra ngoài giới hạn. Chạy lui. 
- Cách chơi: Trưởng nhắm mắt và đếm từ 1đến 10.Trong lúc đó các em chạy trốn sau các cây to ,bụi rậm .Trưởng mở mắt ra và ngó xunh quanh ,thấy ai thì kêu
 lên , kêu trúng tên ai ,người ấy bị loại. Em còn sau cùng thắng cuộc và làm thay trưởng . 
- Cho HS chơi thử GV sửa sai.
- Cho HS chơi chính thức.
- GV quan sát 
4. Củng cố, dặn dò : 
- Nhaọn xeựt, daởn doứ.
- KT Địa điểm chơi 
- HS xếp thành 2 hàng ngang theo dõi
 GV phổ biến trò chơi.
 - HS laộng nghe
- HS đứng về một phía theo bề ngang đám đất. Một em làm trưởng đứng về phía đối diện.
- HS thực hiện chơi thử.
- HS chơi thật 
Thứ năm ngày 2 tháng 10 năm 2014
 Toán 
Luyện tập 
I. Mục tiêu: 
 - Củng cố về t/c giao hoán của phép cộng. 
 - Vận dụng làm các bài tập.
II. Đồ dùng dạy, học:
- Bảng phụ
III. Các hoạt động dạy, học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. ổn định tổ chức:
2. Kiểm tra bài cũ:
- Tính:
32522 + 5445
- Nhận xét, chữa bài
3. Luyện tập:
a. HD HS làm bài tập trong VBT
- Nhận xét và chữa bài cho HS.
b. Bài tập:
Bài 1. Tính rồi so sánh kết quả tính:
467218 + 546728 và 546728 +467218 
150287 + 4995 và 4995 + 150287.
6792 + 240854 và 204854 + 6792
50505 + 950909 và 950909 + 50505
- Nhận xét chữa bài cho cả lớp.
Bài 2. Tìm x: 
x - 67421 = 156789
x - 2003 = 2124 + 2455
- Chấm một số bài.
4. Củng cố , dặn dò:
 - Nhận xét giờ học.
- Dặn HS:
- Hát
- 1 HS lên bảng thực hiện
- Làm bài trong vở bài tập rồi chữa.
- Tự làm bài rồi chữa.
Làm bài cá nhân vào vở chấm.
- Ôn lại bài
Thứ sáu ngày 3 tháng 10 năm 2014
đạo đức
Tiết 7 Tiết kiệm tiền của (Tiết 1)
I. Mục tiêu:
- Nêu được ví dụ về tiết kiệm tiền của.
- Biết được lợi ích của tiết kiệm tiền của.
- Sử dụng tiết kiệm quần áo, sách vở, đồ dùng, điện, nước,trong cuộc sống hàng ngày.
 - GDHS biết sử dụng tiết kiệm quần áo, sách vở, đồ dùng, điện, nước,trong cuộc sống hàng ngày cũng là một biện pháp BVMT và tài nguyên thiên nhiên.
II. Đồ dùng dạy học:
- Bảng phụ ghi các thông tin ở HĐ1.
- Bìa xanh - đỏ - vàng.
III. Các hoạt động dạy, học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. ổn định tổ chức.
2. Kiểm tra bài cũ:
- Tại sao trẻ em cần được bày tỏ ý kiến về các vấn đề liên quan đến trẻ em? Em cần thực hiện quyền đó ntn?
- Nhận xét
3. Bài mới:
HĐ1: Tìm hiểu thông tin.
- Cho HS đọc thông tin:
 Qua xem tranh và đọc thông tin trên, theo em cần phải tiết kiệm những gì?
- Hát
- HS nêu
- Đọc và thảo luận nhóm 2.
 Khi đọc thông tin em thấy người Nhật và người Đức rất tiết kiệm,..
- Qua đó chúng ta rút ra kêt luận gì?
- Cần phải tiết kiệm của công.
- Họ tiết kiệm để làm gì?
- Tiết kiệm là thói quen của học, có tiết kiệm mới có thể có nhiều vốn để giàu có.
- Tiền của do đâu mà có?
- Tiền của là do sức lao động của con người mới có.
ị Kết luận chốt ý
HĐ 2: Thế nào là tiết kiệm tiền của
- Nêu các ý kiến bài tập 1:
- Giơ thẻ thể hiện ý kiến của mình.
đỏ: đồng ý; xanh: không đồng ý; vàng phân vân.
(1) Keo kiệt bủn xỉn là tiết kiệm.
(2) Tiết kiệm thì phải ăn tiêu dè xẻn.
(3) Giữ gìn đồ đạc cũng là tiết kiệm.
(4) Tiết kiệm tiền của là sử dụng tiền của vào đúng mục đích.
(5) Sử dụng tiền của vừa đủ, hợp lí, hiệu quả cũng là tiết kiệm.
(6) Tiết kiệm tiền của vừa ích nước, vừa lợi nhà.
(7) Ăn uống thừa thãi là chưa tiết kiệm.
(8) Tiết kiệm là quốc sách.
(9) Chỉ những nhà nghèo mới cần tiết kiệm
(10) Cất giữa tiền của không chi tiêu là tiết kiệm.
- Câu 3, 4, 5, 6, 7, 8 là đúng ị thẻ đỏ
- Câu 1, 2, 9, 10 là sai ị thẻ xanh
ị Thế nào là tiết kiệm tiền của?
HĐ 3: Hướng dẫn thực hành. 
- Quan sát trong gia đình em và liệt kê các việc làm tiết kiệm và chưa tiết kiệm thành 2 cột.
4. Củng cố, dặn dò:
- Nhận xét chung
- Dặn HS:
- Tiết kiệm tiền của là sử dụng đúng mục đích, hợp lí, có ích, không sử dụng thừa thãi.
- Ôn lại bài
Sinh hoạt lớp
Nhận xét trong tuần 7
I. Yêu cầu:
- HS biết nhận ra những ưu điểm, tồn tại về mọi hoạt động trong tuần 6.
- Biết phát huy những ưu điểm và khắc phục những tồn tại còn mắc phải.
II. Lên lớp:
Nhận xét chung:
	- Duy trì tỷ lệ chuyên cần tương đối cao.
	- Đi học tương đối đầy đủ, đúng giờ, xếp hàng ra vào lớp nhanh nhẹn, có ý thức tự quản trong giờ truy bài.
	- Học và làm bài đầy đủ trước khi đến lớp. 
 - Học và làm bài tương đối tốt. Giữ vệ sinh thân thể + VS lớp học sạch sẽ.
Tồn tại:
- 1 số em chưa có ý thức tự rèn, tự giác trong học tập.
- Cá biệt có em vẫn nghỉ học không có lí do.
Phương hướng tuần 8
- Phát huy ưu điểm, khắc phục tồn tại.Tiếp tục kiểm tra và kèm HS yếu.

File đính kèm:

  • doctuan 7 chieu.doc