Giáo án lớp 4 tuần 5 thứ 4

SỬ - ĐỊA

TRUNG DU BẮC BỘ

I. Mục tiêu: - Sau bài này, HS biết:

 - Thế nào là vùng trung du. Biết và chỉ được vị trí của những tỉnh có vùng trung du trênbản đồ hành chính Việt Nam. Biết một số đặc điểm và mối quan hệ địa lí giữa thiên nhiên và hoạt động sản xuất của con người trung du Bắc Bộ.

 - Rèn luyện kĩ năng xem bản đồ, lược đồ, bảng thống kê.

 + Nêu được quy trình chế biến chè.

 - Có ý thức tham gia bảo vệ rừng và tích cực trồng cây.

II. Dồ dùng dạy – học:

 - Bản đồ hành chính Việt Nam và bản đồ điạ lí tự nhiên Việt Nam.

 - Tranh ảnh vùng trung du Bắc Bộ (nếu có).

 

doc10 trang | Chia sẻ: dung89st | Lượt xem: 1143 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án lớp 4 tuần 5 thứ 4, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn : /10/2006
Ngày dạy: Thứ tư ngày tháng 10 năm 2006
TẬP ĐỌC
GÀ TRỐNG VÀ CÁO 
I.Mục đích yêu cầu : 
 - Luyện đọc :
	* Đọc đúng: đon đả, dụ, loan tin, hồn lạc phách bay
 * Đọc trôi chảy được toàn bài, ngắt nghỉ đúng nhịp điệu của câu thơ, đoạn thơ, biết đọc bài với giọng vui, dí dỏm, thể hiện được tâm trạng và tính cách của nhân vật. 
	- Hiểu các từ ngữ trong bài: đon đả, loan tin, từ rày .
	- Hiểu nội dung của bài: Khuyên con người hãy cảnh giác và thông minh như Gà trống, chớ tin những lời mê hoặc ngọt ngáo của những kẻ xấu như Cáo. 
 - HS học thuộc lòng bài thơ.
II.Chuẩn bị: - GV : Tranh SGK phóng to, băng giấy hoặc (bảng phụ) viết sẵn câu, đoạn văn cần hướng dẫn luyện đọc.
 - HS : Xem trước bài trong sách.
III.Các hoạt động dạy - học:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1.Ổn định : Nề nếp
2. Bài cũ :” những hạt thóc giống “. 
H: Nhà vua chọn người như thế nào để truyền ngôi?
H: Theo em, vì sao người trung thực lày1?
H: Nêu nội dung chính?
3. Bài mới : Giới thiệu bài – Ghi đề.
 -Dán tranh minh họa.
H: Bức tranh vẽ cảnh gì?
Giới thiệu: Bài học hôm nay, các em sẽ được học một bài thơ ngụ ngôn của một nhà thơ nước ngoài kể về một con Cáo tinh xảo định dùng thủ đoạn lừa Gà trống ăn thịt. Cáo có ăn thịt đước gà hay không,?chúng ta cùng tìm hiểu qua bài học.
HĐ1: Luyện đọc
- Gọi 1 HS khá đọc cả bài trước lớp.
- Yêu cầu HS nối tiếp nhau đọc theo từng đoạn
- GV theo dõi và sửa sai phát âm cho HS. 
- Sau đó HS đọc thầm phần giải nghĩa trong SGK. GV Kết hợp giải nghĩa thêm:
” từ rày”: từ nay
“ thiệt hơn “ : tính toán xem lợi hay hại, tốt hay xấu.
- Yêu cầu HS đọc lần thứ 2. GV theo dõi phát hiện thêm lỗi sai sửa cho HS.
* Hướng dẫn Hs ngắt nhịp thơ đúng :
Nhác trông/ vắt vẻo trên cành
Anh chàng Gà Trống /tinh ranh lõi đời
Cáo kia / đon đả ngỏ lời
“ Kìa anh bạn quý, xin mời xuống đây
- Yêu cầu HS luyện đọc theo cặp.
- Theo dõi các cặp đọc.
- Gọi 1 – 2 HS đọc cả bài.
- GV nhận xét, tuyên dương.
- GV đọc diễn cảm cả bài. 
HĐ2: Tìm hiểu bài.
-Yêu cầu HS đọc đoạn 1 ( 10 dòng đầu ) :
 - Yêu cầu HS đọc thầm đoạn 1 và trả lời câu hỏi.
H: Gà Trống đứng ở đâu, Cáo đứng ở đâu?Gà Trống đậu vắt vẻo trên một cành cây cao, cáo đứng dưới gốc cây.
H . Cáo đã làm gì để dụ Gà xụống đất? Cáo đon đả mời Gà xuống đất để báo cho Gà biết tin tức mới: tứ nay muôn loài đã kết thân.Gà hãy xuống để Cáo hôn Gà bày tỏ tình thân.
 H: Đoạn 1 muốn nói với chúng ta điều gì?
- Gv rút ý : ý định xấu xa của Cáo : lừa Ga nhằm dụ gà xuống đất, ăn thhịt.
- Yêu cầu HS đọc đoạn 2( 6 dòng tiếp )
Yêu cầu HS đọc thầm và trả lời câu hỏi
H: Vì sao Gà không nghe lời Cáo?gà biết sau những lời ngon ngọt ấy là ý định xấu xa của Cáo: Muốn ăn thịt mình.
- Yêu cầu 1 Hs nêu tiếp câu hỏi 3 
H: Gà tung tin có cặp chó săn đang chạy tới để làm gì?Cáo rất sợ chó săn =>gà đã làm cho Cáo khiếp sợ, phải bỏ chạy, lộ mưu gian.
- Yêu cầu1 HS đọc đoạn còn lại , lớp đọc thầm trả lời câu hỏi
H: Thái độ của Cáo như thế nào khi nghe Gà nói? Cáo khiếp sợ, hồn lạc phách bay, quắp đuôi, co cẳng bỏ chạy.
H . Theo em, Gà thông minh ở điểm nào?
* Gà không bóc trần mưu gian của Cáo mà giả bộ tin lời, mừng khi nghe thông báo của Cáo. Sau đó báo lại cho Cáo biết chó săn cũng chạy đến để báo tin vui, làm cho Cáo khiếp sợ.
- Yêu cầu 1 Hs đọc câu hỏi 4, yêu cầu Hs trả lời.
- Gv chốt : tác giả viết bài thơ mục đích khuyên ta đừng tin những lời ngọt ngào.
 H: Nội dung của bài thơ là gì?
GV chốt nội dung: Khuyên con người hãy cảnh giác và thông minh như Gà trống, chớ tin những lời mê hoặc ngọt ngáo của những kẻ xấu như Cáo 
HĐ3: Luyện đọc diễn cảm - HTL .
- Gọi HS đọc bài thơ . Cả lớp theo dõi để tìm gịọng đọc. 
- GV dán giấy khổ to . Hướng dẫn HS luyện đọc diễn cảm, ngắt nhịp đúng các dòng thơ đã viết sẵn..
Nhác trông/ vắt vẻo trên cành
Anh chàng Gà Trống /tinh ranh lõi đời
Cáo kia / đon đả ngỏ lời
“ Kìa anh bạn quý, xin mời xuống đây
Gà rằng :” xin được ghi ơn trong lòng
Hoà bình/ gà Cáo sống chung
Mừng này/ còn có tin mừng nào hơn
Kìa, tôi thấy cặp chó săn
Tử xa chạy lại, chắc loan tin này.
- Tổ chức cho HS đọc thuộc lòng từng đoạn thơ và cả bài. 
- Nhận xét, tuyên dương và ghi điểm cho HS đọc hay, nhanh thuộc. 
4.Củng cố: - Gọi 1 HS đọc bài và NDC.
- GV kết hợp giáo dục HS. Nhận xét tiết học.
5.Dặn dò : -Về nhà HTL bài thơ. Chuẩn bị bài sau. 
Hát.
- Lắng nghe và nhắc lại đề.
Quan sát
- 1 HS đọc, cả lớp lắng nghe, đọc thầm theo SGK.
- Nối tiếp nhau đọc bài, cả lớp theo dõi đọc thầm theo.
- Cả lớp đọc thầm phần chú giải trong SGK.
- Lắng nghe.
- Nối tiếp nhau đọc như lần 1.
-Thực hiện đọc (3cặp), lớp theo dõi, nhận xét.
1 em đọc, cả lớp theo dõi. 
- Thực hiện đọc thầm theo nhóm bàn và trả lời câu hỏi.
Hai HS nối tiếp đọc 
Đọc thầm trả lời
Đọc thầm và trả lời các câu hỏi của Gv 
1 Hsđọc đoạn còn lại.
Theo dõi, thực hiện trả lời.
Suy nghĩ và trả lời
- Trao đổi và rút ra ý nghĩa cùa nbài thơ.
Cá nhân nêu, các bạn khác nhận xét, bổ sung. 
Vài em nhắc lại nội dung chính.
 4 HS thực hiện đọc, tìm giọng đọc. 
3 HS đọc đoạn thơ và tìm cách đọc hay. 
- Theo dõi hướng dẫn của Gv
- HS thi đọc trong nhóm. 
Mỗi tổ cử 1 HS lên tham gia thi. 
- Lắng nghe, ghi nhận.
- Nghe và ghi bài.
Toán
TÌM SỐ TRUNG BÌNH CỘNG
I Mục tiêu : Giúp HS
-Bước đầu nhận biết được số trung bình cộng của nhiều số
-Biết cách tính số trung bình cộng của nhiều số
-Giáo dục học sinh làm bài cẩn thận, rèn tính chính xác.
IIChuẩn bị: 
-Giáo viên bảng phụ.
-Học sinh sách giáo khoa.
III Các hoạt động dạy học:
Hoạt động giáo viên
Hoạt động học sinh 
1.Ổn định: hát
2.Kiểm tra:
 Viết số thích hợp vào chỗ trống
 2 ngày = giờ 2 giờ 10 phút =phút
 34 giờ =.phút 3 phút 5 giây =giây
 8 phút =..giây 2 phút 20 giây=..giây
3.Bài mới: Giới thiệu bài – Ghi đề bài
a- Bài toán 1:
 - Gv yêu cầu Hs đọc đề toán trong SGK
 H:Có tất cả bao nhiêu lít dầu?
 - Có tất cả 4 + 6 = 10 lít dầu
 H:Nếu rót đều số dầu ấy vào 2 can thì mỗi can có ba nhiêu lít dầu ?
 - Thì mỗi can có 10 : 2 = 5 lít dầu
 -Gv yêu cầu Hs trình bày lời giải
 - Gv giới thiệu : can thứ nhất có 6 lít dầu , can thứ hai có 4 lít dầu. Nếu rót đều số dầu này vào 2 can thì mỗi can có 5 lít dầu, ta nói : trung bình mỗi can có 5 lít dầu. Số 5 được gọi là số trung bình cộng của hai số 4 và 6
 - Gv hỏi số trung bình cộng của 6 và 4 là mấy ?
 - Dựa vào cách giải của bài toán trên em nào có thể nêu cách tìm số trung bình cộng của 6 và 4 ?
 - Gv cho Hs tư ïnêu ý kiến 
 - Hs nhận xét – Gv rút ra cách tìm
*Bước 1 : trong bài toán trên ta tính gì ?
- Tính tổng số dầu trong cả 2 can dầu
*Bước 2:Để tính số lít dầu rót đều và mỗi can , chúng ta làm gì? 
 - Thực hiện phép chia tổng số dầu cho 2 can
+ Tổng 6 và 4 có mấy số hạng ? có 2 số hạng
Giáo viên chốt: Để tìm số trung bình cộng của 2 số 6 và 4 chúng ta tính tổng của 2 số rồi lấy tổng chia cho 2, 2 chính là số các số hạng của tổng 4 + 6
- Gv yêu cầu Hs phát biểu qui tắc
Quy tắc:Muốn tìm số trung bình cộng của nhiều số , ta tính tổng các số đó , rồi chia tổng đó cho các số hạng
 b- Bài toán 2
- Gv yêu cầu Hs đọc đề 
-Bài toán cho ta biết gì ?
+Số HS của 3 lớp lần lượt là 25 học sinh, 27 học sinh , 32 học sinh.
- Bài toán hỏi gi ?
 +Trung bình mỗi lớp có bao nhiêu học sinh ? 
- Nếu chia đều số học sinh cho 3 lớp thì mỗi lớp có bao nhiêu học sinh? 
- Hs làm bài 
- GV nhận xét – Hỏi : ba số 25 , 27, 32 có trung bình cộng là bao nhiêu? 
- Muốn tìm số trung bình cộngcủa ba số 25 , 27 , 32 ta làm thế nào ? ( 25 + 27 + 32 ) : 3
-Hãy tính số trung bình cộng của các số 32,48,64,72
 ( 32 + 48 + 64 + 72 ) : 4 = 54
-Hs tìm số trung bình cộng vài trường hợp khác
Hoạt động 2 Luyện tập thực hành 
Bài 1 Hs đọc đề tự làm
( 42 + 52 ) : 2 = 47
( 36+42+57 ) : 3 = 45
( 34+43+52+39 ) : 4 = 42 
(20+35+37+65+73 ) : 5 = 46
Bài 2 Hs đọc đề
- Bài toán cho biết gì? ( số cân nặng của bốn bạn )
- Bài toán yêu cầu ta tính gì? ( số ki lô gam trung bình cân nặng của mỗi bạn )
-Cho hs làm bài
 Bài giải
 Bốn bạn cân nặng số ki-lô-gam là:
 36+38+40+34 = 148 (kg)
 Trung bình mỗi bạn cân nặng số ki-lô-gam là:
 148 : 4 -= 37 ( kg )
 Đáp số : 37 kg
-Gv yêu cầu học sinh sửa bài.
Bài 3: Gọi học sinh đọc đề bài.
-Bài toán yêu cầu chúng ta làm gì?
-Hãy nêu các số tự nhiên liên tiếp từ 1 đến 9
-GV yêu cầu Hs làm bài
 Tổng các số tự nhiên liên tiếp từ 1 đến 9 là :
 1 +2 + 3+4 +5 +6 +7+ 8+ 9 = 45
Trung bình cộng của các số từ 1 đến 9 là : 
 45 :9 = 5
-Gv sửa bài.
4- củng cố:
-Thu vở chấm, nhận xét.
-GV nhận xét giờ học.
5.Dặn dò:
Dặn dò HS về nhà làm bài tập trong vở luyện tập, chuẩn bị bài sau
-2 em lên bảng
 -Nhắc lại đề
-1 học sinh đọc lại đề bài 1.
-2 em nêu và trả lời
-Trả lờicá nhân
-Lớp làm nháp
Trình bày miệng
-Cá nhân trả lời nối tiếp
-Hs tự nêu: Muốn tìm số trung bình cộng 
-Nhắc lại cách tìm
Trả lời nối tiếp 
-Nhắc lại nhiều lần
-Đọc đề nối tiếp
-1 học sinh trả lời.
-2 học sinh trả lời.
-Làm vào nháp – trả lời
-Tìm tổng của 3 số, rồi chia cho 3
-Làm tương tự bài trên.
1 học sinh lên bảng. Lớp làm bài vào vở.
-Làm vào vở
-1 học sinh đọc đề bài.
-2 em nêu tìm hiểu bài.
-1 học sinh lên bảng làm bài.
-Lớp làm bài vào vở
-Học sinh trao đổi, sửa bài.
-1 học sinh đọc đề bài.
-Học sinh trao đổi sửa bài.
-Một số em nộp vở.
-Lắng nghe.
-Nghe, ghi nhận.
TẬP LÀM VĂN
VIẾT THƯ (Kiểm tra viết)
I. Mục tiêu :
	- Củng cố kĩ năng viết thư : HS viết được một lá thư thăm hỏi, chúc mừng hoặc chia buồn bày tỏ tình cảm chân thành, đúng thể thức (đủ 3 phần : đầu thư, phần chính, phần cuối thư).
II. Chuẩn bị : - GV : viết sẵn nội dung cần ghi nhớ của tập làm văn viết thư.
	 - HS : giấy viết, phong bì, tem thư.
III. Các hoạt động dạy - học :
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Ổån định : Nề nếp.
2. Bài cũ: - Kiểm tra sách vở của HS.
3. Bài mới: - Giới thiệu bài - Ghi đề.
HĐ1 : Hướng dẫn HS nắm yêu cầu của đề bài.
- Gọi 1 HS đọc lại nội dung cần ghi nhớ về 3 phần của một lá thư.	
- GV treo bảng phụ có ghi ghi nhớ của văn viết thư.
- GV yêu cầu HS lần lượt đọc 4 đề bài gợi ý trong SGK. 
- GV nhắc HS chú ý :
+ Lời lẽ trong thư cần chân thành, thể hiện sự quan tâm.
+ Viết xong thư, em cho vào phong bì, ghi ngoài phong bì tên, địa chỉ người gửi; tên, địa chỉ người nhận.
HĐ2 : Thực hành.
- Mỗi HS viết thư theo đề bài tự chọn trong 4 gợi ý SGK.
- GV theo dõi và nhắc nhở HS làm bài, không dán thư.
4. Củng cố:	- Thu bài, nhận xét tiết học.
5. Dặn dò: - Về nhà viết một lá thư khác vào vở luyện tập.
Hát
- HS kiểm tra lẫn nhau.
- 1 em nhắc lại đề.
- 1 em đọc, lớp theo dõi.
- Theo dõi.
- Giở sách theo dõi.
- Theo dõi, lắng nghe.
- HS viết bài.
- Lắng nghe, ghi nhận.
- Theo dõi, lắng nghe.
SỬ - ĐỊA
TRUNG DU BẮC BỘ
I. Mục tiêu: - Sau bài này, HS biết:
 - Thế nào là vùng trung du. Biết và chỉ được vị trí của những tỉnh có vùng trung du trênbản đồ hành chính Việt Nam. Biết một số đặc điểm và mối quan hệ địa lí giữa thiên nhiên và hoạt động sản xuất của con người trung du Bắc Bộ.
 - Rèn luyện kĩ năng xem bản đồ, lược đồ, bảng thống kê.
 + Nêu được quy trình chế biến chè.
 - Có ý thức tham gia bảo vệ rừng và tích cực trồng cây.
II. Dồ dùng dạy – học:
 - Bản đồ hành chính Việt Nam và bản đồ điạ lí tự nhiên Việt Nam.
 - Tranh ảnh vùng trung du Bắc Bộ (nếu có).
III. Các hoạt động dạy – học:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1.Ổn định:
2.Bài cũ: 
+ Hãy nêu vị trí, chiều dài, chiều rộng, dộ cao của dãy Hoàng Liên Sơn?
+ Kể tên một số dân tộc chính sống ở Hoàng Liên Sơn và các phương tiện giao thông phổ biến ở Hoàng Liên Sơn?
+ Nêu một số hoạt động sản xuất của người dân Hoàng Liên Sơn?
- Nhận xét cho điểm HS.
3. Bài mới : Giới thiệu bài – ghi bảng.
Hoạt động 1: Vùng dồi với những đỉnh tròn, sườn thoải.
- Yêu cầu Hs quan sát tranh ảnh về vùng trung du và trả lời các câu hỏi sau:
+ Vùng trung du là vùng núi, đồi hay đồng bằng?
+ Em có nhận xét gì về đỉnh, sườn đồi và cách sắp xếp các đồi của vùng trung du?
+ Hãy so sánh những đặc điểm đó với dãy Hoàng Liên sơn?
- Nhận xét câu trả lời của HS.
- GV kết luận : Vùng trung du là vùng chuyển tiếp giữa miền núi và đồng bằng, bởi vậy nó mang đặc điểm của cả hai vùng miền này. Vùng trung du là vùng đồi có đỉnh tròn và sườn thoải.
- Yêu cầu Hs lên bảng chỉ trên bản đồ hành chính Việt Nam các tỉnh có vùng trung du.
+ GV nhận xét, chỉ lại cho HS thấy rõ.
Hoạt động 2: Chè và cây ăn quả ở trung du.
- Với những đặc điểm về điều kiện tự nhiên như trên, theo em vùng trung du sẽ phù hợp trồng các loại cây nào?
+ Nhận xét câu trả lời của Hs.
GV kết luận: Với đặc điểm riêng vùng trung du nrất thích hợp choviệc trồng một số loại cây ăn quả và cây công nghiệp.
- Treo tranh(H1&H2), yêu cầu HS quan sát làm việc với những câu hỏi sau:
+ Hãy nói tên tỉnh, loại cây trồng tương ứng và vị trí hai tỉnh trên bản đồ địa lí tự nhiên Việt Nam?
+ Mỗi loại cây trồng đó thuộc cây ăn quả hay cây công nghiệp?
- Yêu cầu Hs quan sát hình 3. thảo luận theo nhóm đôi và nói cho nhau nghe về quy trình chế biến chè.
Hoạt động 3: Hoạt động trồng rừng và cây công nghiệp.
+ Hiện nay các vùng núi và trung du đang có hiện tượng gì xảy ra?
+ Theo em, hiện tượng đất trống, đồi trọc sẽ gây ra hậu quả như thế nào?
- GV kết luận và giới thiệu: Vùng trung du bắc bộ cũng đang phải đối mặt với hiện tượng như vậy. Để xem người dân nơi đây khắc phục hiện tượng đó như thế nào, yêu cầu cả lớp tìm hiểu bảng số liệu về diện tích rừng trồng mới ở Phú Thọ.
+ Em có nhận xét gì về bảng số liệu trên và nêu ý nghĩa của bảng số lịêu đó.
- GV kết luận: Để che phủ đồi, ngăn cản tình trạng đất trống đồi trọc, người dân ở vùng trung du đang phải từng bước trồng cây xanh.
- Tiến hành thảo luận nhóm.
- Đại diện các nhómtrình bày.
- Trung du Bắc Bộ là vùng đồi.
- Vùng trung du có đỉnh tròn, sườn thoải và các đồi xếp liền nhau.
- Dãy Hoàng Liên Sơn cao, đỉnh núi nhọn hơn và sườn dốc hơn so với đỉnh và sườn đồi của vùng trung du.
- Lắng nghe.
- 3 – 4 em lên bnảg chỉ trên bản đồ.
- HS trả lời cá nhân.
+ Trồng cây cọ, cây chè.
+ Trồng cây vải.
- Lắng nghe.
- Quan sát thảo luận lớp trả lời.
+ 2 – 3 em lên bnảg vừa nói, vừa chỉ vị trí tình Thái Nguyên và Bắc Giang trên bản đồ.
+ Chè trồng nhiều ở Thái Nguyên là cây công nghiệp, vải tiều trồng ở Bắc Giang là cây ăn quả.
- Cả lớp theo dõi bổ sung.
- Tiến hnàh thảo luận nhóm đôi.
- Đại diện nhóm trình bày kết quả.
- Cả lớp theo dõi, bổ sung.
+ Hiện tượng khai thác gỗ bừa bãi, làm đất trống, đồi trọc.
+ Gây lũ lụt, đất đai cằn cỗi, kéo theo sự thiệt hại lớn về người và của.
- 1 em đọc bảng số liệu.
- Em thấy diện tích rừng trồng mới ở Phú Thọ đang tăng lên. Đó là điều đáng mùng và phải được làm thường xuyên.
- HS cả lớp nhận xét
4. Củng cố, dặn dò:
- GV tổng kết bài học bằng sơ đồ. 2 – 3 em lên bảng chỉ sơ đồ nói lại các kiến thức được học.

File đính kèm:

  • docThu 4.doc