Giáo án Lịch sử Lớp 4 - Bài 23: Thành thị ở thế kỉ XVI - XVII

Hoạt động 2: Tình hình kinh tế nước ta thế kỉ XVI – XVII.

Đọc lại các thông tin ở SGK và trả lời các câu hỏi sau:

 1/ Em hãy nhận xét chung về số dân, quy mô và hoạt động buôn bán trong các thành thị ở nước ta vào thế kỉ XVI - XVII.

Trả lời: Thành thị nước ta lúc đó tập trung đông người, quy mô hoạt động và buôn bán rộng lớn, sầm uất.

2/ Theo em, hoạt động buôn bán ở các thành thị trên nói lên tình hình kinh tế (nông nghiệp, thủ công nghiệp, thương nghiệp) nước ta thời đó như thế nào?

Trả lời: Thành thị nước ta thời đó tập trung đông người, buôn bán sầm uất, quy mô hoạt động rộng lớn. Điều này chứng tỏ, các ngành nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp phát triển mạnh mẽ, tạo ra nhiều sản phẩm để trao đổi, buôn bán.

3/ Cảnh buôn bán tấp nập ở các đô thị nói lên tình trạng kinh tế nước ta thời đó như thế nào?

Trả lời: Chứng tỏ nền kinh tế hàng hóa đã bắt đầu phát triển. Buôn bán với nước ngoài đã xuất hiện. Nhiều thương nhân ở nước ngoài đã có quan hệ buôn bán với nước ta.

*Kết luận: Việc xuất hiện các đô thị ở VN thế kỉ XVI- XVII đã đánh dấu một bước phát triển mới của đất nước ta. Việc buôn bán với nước ngoài đã xuất hiện. Đây chính là sự biểu hiện của sự phát triển kinh tế của VN từ thế kỉ XVI- XVII.

Giới thiệu một số hình ảnh về ba thành thị Thăng Long, Phố Hiến, Hội An xưa và ngày nay.

 

doc4 trang | Chia sẻ: Liiee | Ngày: 10/11/2023 | Lượt xem: 139 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Lịch sử Lớp 4 - Bài 23: Thành thị ở thế kỉ XVI - XVII, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 27
Lịch sử 
THÀNH THỊ Ở THẾ KỈ XVI – XVII
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức – Kĩ năng:
- Miêu tả vài nét cụ thể sinh động về ba đô thị: Thăng Long, Phố Hiến, Hội An ở thế kỉ XVI - XVII để thấy rằng thương nghiệp thời kì này rất phát triển (cảnh buôn bán nhộn nhịp, phố phường nhà cửa, cư dân ngoại quốc,).
- Dùng lược đồ chỉ vị trí và quan sát tranh, ảnh về các thành thị này.
2. Năng lực: phát hiện những tình huống mới liên quan tới bài học hoặc trong cuộc sống và tìm cách giải quyết.
3. Phẩm chất: thường xuyên trao đổi nội dung học tập, hoạt động giáo dục với bạn, thầy giáo, cô giáo và người khác.
II. ÔN KIẾN THỨC CŨ:
Tên bài cũ: Bài 19: Văn học và khoa học thời Hậu Lê.
Hỏi: 1/ Hãy kể tên các tác giả và tác phẩm tiêu biểu của văn học thời Hậu Lê.
Trả lời: Ngô Sĩ Liên - Đại Việt sử kí toàn thư. Nguyễn Trãi – Lam Sơn thực lục và Dư địa chí. Lương Thế Vinh – Đại thành toàn pháp.
2/ Nêu nội dung chính của bài văn học và khoa học thời Hậu Lê.
Trả lời: Dưới thời Hậu Lê (thế kỉ XV), văn học và khoa học của nước ta đã đạt được những thành tựu đáng kể. Nguyễn Trãi và Lê Thánh Tông là những tác giả tiêu biểu trong thời kì đó.
III. HƯỚNG DẪN BÀI MỚI:
Giới thiệu bài: Vào thế kỉ thứ XVI – XVII, thành thị ở nước ta rất phát triển, trong đó nổi lên ba thành thị lớn là Thăng Long, Phố Hiến ở Đàng Ngoài và cảng Hội An ở Đàng Trong. Bài học Thành thị ở thế kỉ XVI – XVII hôm nay sẽ giúp chúng ta hiểu thêm về thành thị ở giai đoạn lịch sử này.
Tìm hiểu bài:
Hoạt động 1: Thăng Long, Phố Hiến, Hội An – Ba thành thị lớn nhất thế kỉ XVI – XVII.
Hỏi: Theo em hiểu, thành thị là gì?
Thành thị là: 
+ Trung tâm chính trị, quân sự.
+ Nơi tập trung đông dân cư.
+ Nơi có công nghiệp và thương nghiệp phát triển.
Yêu cầu HS quan sát bản đồ Việt Nam, tìm và chỉ vị trí của ba thành thị lớn thế kỉ XVI – XVII.
Ba thành thị lớn ở thế kỉ XVI – XVII là: Thăng Long, Phố Hiến, Hội An. 
Cho HS đọc thông tin SGK trang 57,58. Hoàn thành phiếu học tập như sau. (Giảm tải nội dung từ “ Nhà nghiên cứu....rất huyên náo”.)
* Phiếu học tập:
 Đặc điểm
Thành thị
Dân cư
Quy mô thành thị
Hoạt động buôn bán
Thăng Long
Phố Hiến
Hội An
 Đặc điểm
Thành thị
Dân cư
Quy mô thành thị
Hoạt động buôn bán
Thăng Long
Đông dân hơn nhiều thành thị ở châu Á.
Lớn bằng thành thị ở một số nước châu Á.
Ngày phiên chợ người đông đúc, buôn bán tấp nập, nhiều phố phường.
Phố Hiến
Có nhiều dân nước ngoài như Trung Quốc, Hà Lan, Anh, Pháp.
Có hơn 2000 nóc nhà của người nước khác đến ở.
Là nơi buôn bán tấp nập.
Hội An
Là dân địa phương và các nhà buôn Nhật Bản.
Phố cảng lớn và đẹp nhất Đàng Trong.
Thương nhân ngoại quốc thường lui tới buôn bán.
HS hoàn thành phiếu học tập như trên. 
Hoạt động 2: Tình hình kinh tế nước ta thế kỉ XVI – XVII.
Đọc lại các thông tin ở SGK và trả lời các câu hỏi sau:
 1/ Em hãy nhận xét chung về số dân, quy mô và hoạt động buôn bán trong các thành thị ở nước ta vào thế kỉ XVI - XVII.
Trả lời: Thành thị nước ta lúc đó tập trung đông người, quy mô hoạt động và buôn bán rộng lớn, sầm uất.
2/ Theo em, hoạt động buôn bán ở các thành thị trên nói lên tình hình kinh tế (nông nghiệp, thủ công nghiệp, thương nghiệp) nước ta thời đó như thế nào?
Trả lời: Thành thị nước ta thời đó tập trung đông người, buôn bán sầm uất, quy mô hoạt động rộng lớn. Điều này chứng tỏ, các ngành nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp phát triển mạnh mẽ, tạo ra nhiều sản phẩm để trao đổi, buôn bán.
3/ Cảnh buôn bán tấp nập ở các đô thị nói lên tình trạng kinh tế nước ta thời đó như thế nào?
Trả lời: Chứng tỏ nền kinh tế hàng hóa đã bắt đầu phát triển. Buôn bán với nước ngoài đã xuất hiện. Nhiều thương nhân ở nước ngoài đã có quan hệ buôn bán với nước ta.
*Kết luận: Việc xuất hiện các đô thị ở VN thế kỉ XVI- XVII đã đánh dấu một bước phát triển mới của đất nước ta. Việc buôn bán với nước ngoài đã xuất hiện. Đây chính là sự biểu hiện của sự phát triển kinh tế của VN từ thế kỉ XVI- XVII.
Giới thiệu một số hình ảnh về ba thành thị Thăng Long, Phố Hiến, Hội An xưa và ngày nay. 
Thăng Long xưa và nay. Ngày 1 – 8 - 2010 Hoàng thành Thăng Long được UNESCO cộng nhận là di sản văn hoá thế giới.
Hội An xưa và nay. Ngày 4 – 12 - 1999 Phố cổ Hội An được UNESCO cộng nhận là di sản văn hoá thế giới.
GHI NHỚ:
Vào thế kỉ XVI- XVII, một số thành thị ở nước ta trở nên phồn thịnh.
Thăng Long, Phố Hiến, Hội An là những thành thị nổi tiếng thời đó.
C. DẶN DÒ:
- Xem lại bài và học thuộc Ghi nhớ của bài.
- Chuẩn bị bài mới: Bài 25 - Quang Trung đại phá quân Thanh (Năm 1789)

File đính kèm:

  • docgiao_an_lich_su_lop_4_tuan_27_bai_23_thanh_thi_o_the_ki_xvi.doc
Giáo án liên quan