Giáo án Lớp 4 - Tuần 33

I. Mục tiêu: Giúp hs:

- Ôn tập về quan hệ giữa các đơn vị đo khối lượng.

- Rèn kĩ năng đổi đơn vị đo khối lượng.

- Giải bài toán liên quan đến đại lượng.

- Giáo dục HS kĩ năng: quản lí thời gian, đặt mục tiêu, tư duy,

II. Chuẩn bị:

- VBT, bảng phụ.

 

doc25 trang | Chia sẻ: halinh | Lượt xem: 1734 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Lớp 4 - Tuần 33, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
n nhân vật: Hùng Vương, An Dương Vương, Hai Bà Trưng, Ngô Quyền, Đinh Bộ Lĩnh, Lê Hoàn, Lý Thái Tổ, Lý Thường Kiệt, Trần Hưng Đạo, Lê Thánh Tông, Nguyễn Trãi, Nguyễn Huệ …
- Tổ chức hs thi kể về các nhân vật trên.
- Nối tiếp nhau lên kể, lớp NX và bình chọn bạn kể hay nhất.
3.Củng cố, dặn dò: Hệ thống KT bài học.
- Nhận xét giờ học.
- Vn ôn lại các KT đã học trong chương trình.
Ngày soạn: 23 / 4 / 2014
Ngày dạy: Thứ ba ngày 29 tháng 3 năm 2014
Luyện từ và câu:
Mở rộng vốn từ : Lạc quan - yêu đời
I. Mục tiêu:
- Hiểu nghĩa từ lạc quan (bt1), Biết xếp đúng các từ cho trước có tiếng lạc thành 2 nhóm nghĩa (bt2), xếp các từ cho trước có tiếng quan thành ba nhóm nghĩa (bt3); biết thêm một số câu tục ngữ khuyên con người luôn lạc quan, không nảm chí trước 
- Giáo dục HS kĩ năng: tự nhận thức, hợp tác, lắng nghe tích cực, …
II. Chuẩn bị : 
GV: Bảng phụ ; HS : VBTTV
III.Các hoạt động dạy học :
1. Kiểm tra:
- Nêu nội dung cần ghi nhớ bài trước và đặt câu trạng ngữ chỉ nguyên nhân?
- 2 Học sinh nêu, lấy ví dụ.
- Gv cùng hs nx chung, ghi điểm.
2. Bài mới. 
HĐ1. Giới thiệu bài: Ghi tên bài 
HĐ2. HD làm bài tập
Bài 1.
- Học sinh đọc yêu cầu bài.
- Học sinh làm bài cá nhân, dùng bút nối nghĩa với câu:
- Học sinh nối ở vở.
- Trình bày:
- Học sinh nêu miệng.
- Gv cùng học sinh nx chốt ý đúng:
- Câu 1: nghĩa có triển vọng tốt đẹp.
- Câu 2,3: Nghĩa luôn tin tưởng ở tương lai tốt đẹp.
Bài 2:
- Học sinh đọc yêu cầu bài.
- Tổ chức học sinh trao đổi bài theo nhóm:
- Nhóm 2 làm bài vào nháp:
- Trình bày:
- Đại diện 2 nhóm lên bảng, lớp nêu miệng:
- Gv cùng hs nx, chốt bài đúng:
- Những từ trong đó lạc có nghĩa là “vui, mừng”:lạc quan, lạc thú.
Những từ trong đó lạc có nghĩa là “rớt lại”: lạc hậu, lạc điệu, lạc đề.
Bài 3: Làm tương tự bài 3:
 - Trao đổi theo N3.
- Trình bày :
- Lên bảng và nêu miệng:
+ quan có nghĩa là “quan lại”: quan quân.
+ quan có nghĩa là: nhìn, xem: lạc quan cái nhìn vui, tươi sáng, không tối đen, ảm đạm.
+ quan có nghĩa là liên hệ, gắn bó: quan hệ, quan tâm.
Bài 4:
- Hs đọc yêu cầu bài, làm bài vào vở.
- Gv thu chấm một số bài,
- Gv cùng hs nx, trao đổi, bổ sung.
3. Củng cố, dặn dò: 
- Nhiều h/s nêu miệng bài :
+ Câu a: Khuyên gặp khó khăn là chuyện thường tình, không nên buồn phiền, nản chí.
+ Câu b: Khuyên nhiều cái nhỏ dồn góp lại sẽ thành lớn, kiên trì và nhẫn lại ắt thành công.
- Nêu ND bài.
- Nx tiết học.
- vn học thuộc bài 4. Chuẩn bị bài 66.
Toán (tiết 162):
Ôn tập về các phép tính với phân số (tiếp theo)
I. Mục tiêu:
- Tính giá trị của biểu thức với các phân số.
- Giải được bài toán có lời văn với các phân số.
- GD HS KN: lắng nghe tích cực, tự nhận thức, hợp tác, tìm kiếm và xử lý thông tin, …
II. Chuẩn bị: Bảng phụ.
III. Các hoạt động dạy học :
1. Kiểm tra:
- Nêu cách nhân, chia hai phân số và nêu ví dụ?
- 2 hs nêu, lớp nx, lấy ví dụ minh hoạ.
- Gv nx chốt bài đúng, ghi điểm.
2. Bài mới. 
HĐ1. Giới thiệu bài: Ghi tên bài
2. Bài tập.
Bài 1a, c: (169). Tính.
(Giảm tải giảm tính bằng 2 cách).
- Hs đọc yêu cầu bài.
- Hs làm bài vào nháp, 4 hs lên bảng chữa bài, lớp đổi nháp kiểm tra bài bạn.
a.
( Bài còn lại làm tương tự).
Bài 2b: Làm tương tự bài 1.
- Hs tự làm đổi chéo nháp chấm nháp .
b.
(Bài còn lại làm tương tự).
Bài 3.
- Hs đọc yêu cầu bài.
- Gv cùng hs trao đổi cách làm bài.
- Hs làm bài vào vở, 1 Hs lên bảng chữa bài.
- Gv thu vở chấm một số bài:
- Gv cùng hs nx, chữa bài, trao đổi cách làm bài.
 Bài giải
Số vải đã may quần áo là:
 20 :5 x 4 = 16(m)
Số vải còn lại là:
 20 - 16 = 4 (m)
Số túi đã may được là:
 4 : = 6 (cái túi)
 Đáp số: 6 cái túi.
3. Củng cố, dặn dò:
- Nx tiết học.
- VN làm bài tập VBT Tiết 162.
Kể chuyện:
Kể chuyện đã nghe, đã đọc.
I.Mục tiêu:
- Dựa vào gợi ý trong SGK, chọn và kể lại được câu chuyện ( đoạn truyện) đã nghe, đã đọc và tinh thần lạc quan, yêu đời.
- Hiểu nội dung chính của câu chuyện đã kể, biết trao đổi về ý nghĩa câu chuyện.
- Giáo dục HS kĩ năng: tự nhận thức, hợp tác, lắng nghe tích cực, thể hiện sự tự tin, …
II. Chuẩn bị :
- Sưu tầm truyện viết về tinh thần lạc quan, yêu đời.
- Phiếu viết dàn ý bài kể chuyện; tiêu chuẩn đánh giá.
III. Các hoạt động dạy học:
- Kể câu chuyện Khát vọng sống? Nêu ý nghĩa chuyện?
- 2,3 Hs kể nối tiếp, nêu ý nghĩa.
- Gv cùng hs nx, ghi điểm.
2. Bài mới. Giới thiệu bài:
HĐ1.Hướng dẫn học sinh kể:
a. Hướng dẫn hs tìm hiểu yêu cầu bài.
- Gv viết đề bài lên bảng:
- 1 Hs đọc đề bài.
- Gv hỏi để học sinh gạch chân những từ quan trọng :
*Đề bài: Kể lại một câu chuyện em đã được nghe được đọc về tinh thần lạc quan, yêu đời.
- Đọc 4 gợi ý :
- 4 Hs đọc nối tiếp.
- Gv gợi ý hs tìm kể câu chuyện ngoài sgk được cộng thêm điểm:
? Giới thiệu tên câu chuyện định kể?
- Hs lần lượt giới thiệu.
- Dàn ý bài kể chuyện:
- Hs đọc.
+ Giới thiệu tên câu chuyện, nhân vật; Mở đầu, diễn biến, kết thúc câu chuyện; trao đổi với các bạn nội dung, ý nghĩa câu chuyện.
b. Hs kể và trao đổi nội dung câu chuyện:
- Từng cặp hs kể cho nhau nghe câu chuyện của mình.
- GV dán tiêu chuẩn đánh giá bài kể chuyện: Nội dung, cách kể, cách dùng từ:
- Hs đọc tiêu chuẩn đánh giá.
- Thi kể:
- Nhiều học sinh kể:
- Gv cùng hs nx, dựa vào tiêu chí đánh giá. Khen, ghi điểm hs kể tốt.
3. Củng cố, dặn dò.
- Nêu ND bài.
- Nx tiết học,.
- vn kể lại cho người thân nghe câu chuyện em đã kể.
Khoa học (tiết 65):
Quan hệ thức ăn trong tự nhiên
I. Mục tiêu:
- Vẽ và trình bày sơ đồ mối quan hệ sinh vật này là thức ăn của sinh vật kia.
- Giáo dục HS kĩ năng: tự nhận thức, lắng nghe tích cực, hợp tác, …
II. Chuẩn bị:
- Giấy, bút màu để vẽ.
III. Các hoạt động dạy học :
1. Kiểm tra .
- Trình bày sơ đồ trao đổi chất ở động vật?
- 2 Hs nêu, lớp nx, bổ sung.
- Gv nx chung, ghi điểm.
2. Bài mới. 
HĐ1. Giới thiệu bài: Ghi tên bài.
HĐ2. Mối quan hệ của thực vật đối với các yếu tố vô sinh.
- Tổ chức hs quan sát hình vẽ sgk:
- Cả lớp quan sát.
- Kể tên những gì được vẽ trong hình?
- Cây ngô, mặt trời, nước, các chất khoáng có mũi tên đi vào rễ cây ngô. 
- Khí các-bon - nic chiều mũi tên đi vào lá ngô.
- ý nghĩa của các chiều mũi tên có trong sơ đồ?
- Mũi tên xuất phát từ khí các - bon - níc và chỉ vào lá của cây ngô cho biết khí 
các- bon- níc được cây ngô hấp thụ qua lá.
- Mũi tên xuất phát từ nước, các chất khoáng và chỉ vào rễ của cây ngô cho biết nước, các chất khoáng được cây ngô hấp thụ qua rễ.
- Thức ăn của cây ngô là gì?
- ánh sáng mặt trời, khí các - bon - níc, các chất khoáng hoà tan, nước.
- Từ những thức ăn đó cây ngô có thể chế tạo ra những chất dinh dưỡng nào để nuôi cây?
- ... tạo ra chất bột đường, chất đạm để nuôi cây.
* Kết luận: Chỉ có thực vật mới trực tiếp hấp thụ năng lượng ánh sáng mặt trời và lấy các chất vô sinh như nước, khí các-bon-níc để tạo thành chất dinh dưỡng nuôi chính thực vật và các sinh vật khác.
HĐ3. Thực hành vẽ sơ đồ mối quan hệ thức ăn giữa các sinh vật:
- Tổ chức hs quan sát hình sgk / 131:
- Cả lớp quan sát.
- Thứa ăn của châu chấu là gì?
- Lá ngô.
- Giữa cây ngô và châu chấu có mối quan hệ gì?
- Cây ngô là thức ăn của châu chấu.
- Thức ăn của ếch là gì?
- Châu chấu.
- Giữa châu chấu và ếch có quan hệ gì?
- Châu chấu là thức ăn của ếch.
- Vẽ sơ đồ sinh vật này là thức ăn của sinh vật kia bằng chữ:
- Hs vẽ theo N3.
- Nhóm trưởng điều khiển các bạn giải thích.
- Lần lượt các nhóm dán phiếu và giải thích.
- Gv cùng hs nx, trao đổi, chốt ý đúng, bình nhóm thắng cuộc.
Cây ngô châu chấu ếch
* Kết luận: Sơ đồ sinh vật này là thức ăn của sinh vật kia.
3. Củng cố, dặn dò:
- Nêu ND bài.
- Nx tiết học.
- vn học bài và chuẩn bị bài 66.
Buổi chiều:
Toán:
Ôn luyện
I. Mục tiêu: Giúp hs:
- Ôn tập về quan hệ giữa các đơn vị đo khối lượng.
- Rèn kĩ năng đổi đơn vị đo khối lượng.
- Giải bài toán liên quan đến đại lượng.
- Giáo dục HS kĩ năng: quản lí thời gian, đặt mục tiêu, tư duy, …
II. Chuẩn bị:
- VBT, bảng phụ.
III. Các hoạt động dạy học:
1. Kiểm tra:
- Nêu các đơn vị đo khối lượng đã học?
- Hai đơn vị đo khối lượng liền kề nhau hơn kém nhau bao nhiêu đơn vị?
- NX, cho điểm.
- 1, 2 hs nêu.
2.Bài mới:
HĐ1.Giới thiệu bài: Ghi tên bài.
HĐ2. HD luyện tập: (trang 99)
- Nghe giảng.
Bài 1: Điền cho đầy đủ bảng đo khối lượng sau.
- Đọc YC bài.
- YC hs tự làm bài và chữa bảng lớp.
- NX, chốt KQ đúng.
- Làm VBT.
- HS nối tiếp lên bảng điền: Mỗi hs đọc 1 phép đổi.
Bài 2: Viết số thích hợp vào chỗ chấm.
- Nêu YC bài.
- YC hs tự làm bài.
- Gọi hs làm miệng và nêu cách đổi của mình.
- Làm VBT.
- Nối tiếp nêu KQ đổi:
a)7 yến = 70 kg yến = 2 kg
 60 kg = 6 yến 4 yến 5kg = 45 kg
b) 6 tạ = 60 yến tạ = 50 kg
 200 yến = 20 tạ 5 tạ 5 kg = 505kg
Bài 3: > ; < ; = ?
- Gọi hs nêu đề bài trước lớp.
- 1 hs đọc, lớp theo dõi.
- YC hs tự làm bài.
- GV: Chuyển đổi về cùng một đơn vị rồi mới so sánh.
- 2 hs lên bảng làm, lớp làm VBT.
- GV cùng lớp NX, chữa bài trên bảng lớp.
 5kg 35 g = 5035g
 4 tấn 25kg > 425kg
 1 tạ 50kg < 150 yến
 100g < kg
Bài 4: Khoanh vào chữ đặt trước KQ đúng.
- YC hs nêu cách làm.
- Đổi rồi so sánh.
- Làm bài ra nháp và nêu KQ.
- NX, chốt KQ đúng: khoanh vào chữ C.
Bài 5:
- Gọi hs đọc bài.
- Bài toán thuộc dạng toán gì?
- Đọc bài và phân tích bài.
- Tìm hai số khi biết tổng và hiệu.
- YC hs tự làm bài.
- Làm VBT và bảng phụ.
- Chấm một số bài và chữa bảng lớp.
 Bài giải
 Số cân nặng của bố là:
 (91 + 41) : 2 = 66 (kg)
 Số cân nặng của con là:
 91 – 66 = 25 (kg)
 Đáp số: 66 kg; 25 kg.
3. Củng cố, dặn dò:
- Hệ thống KT bài học.
- Nhận xét giờ học.
- VN hoàn thành bài trong VBT.
Tiếng Việt:
Ôn luyện
I. Mục tiêu: Giúp hs củng cố:
- Xác định được trạng ngữ chỉ mục đích trong câu. Thêm trạng ngữ chỉ mục đích vào câu cho phù hợp.
- Giáo dục HS kĩ năng: quản lí thời gian, đặt mục tiêu, tư duy, …
II.Chuẩn bị:
- Sách Tiếng Việt nâng cao.
III.Các hoạt động dạy học:
1. Kiểm tra:
- YC hs đọc đoạn văn ngắn tả con vật mà em yêu thích ( bài 2 – SGK trang 160 ). 
- GV cùng lớp NX, chữa bài và cho điểm.
- 2 hs đọc.
2. Bài mới:
HĐ1.Giới thiệu bài: Ghi tên bài.
HĐ2. HD luyện tập: 
- Nghe giảng.
Bài 1 ( trang 130 ): Tìm trạng ngữ chỉ mục đích trong các câu.
- Đọc YC và 4 câu văn.
- YC hs tự làm bài.
- Gọi hs lên bảng chữa bài: Gạch chân dưới các trạng ngữ chỉ mục đích.
- Làm nháp.
- 4 hs lên bảng làm: Mỗi hs làm 1 câu.
- GV cùng lớp NX, chốt bài làm đúng: Trạng ngữ chỉ mục đích đứng đầu câu, phân cách với chủ ngữ, vị ngữ bằng dấu phẩy.
Bài 2: Tìm trạng ngữ chỉ mục đích để điền vào chỗ trống.
- Đọc YC bài và đọc thầm các câu văn.
- YC hs làm bài và vở.
- Tự làm bài.
- Chấm một số bài.
- Gọi một số hs điền trạng ngữ cho từng câu: GV kết hợp ghi bảng. Lớp theo dõi NX, chữa bài.
- Làm miệng:
VD: a) Để tham gia Hội diễn văn nghệ kỉ niện Quốc khánh 2 – 9, …
b) Để góp phần giảm bớt khó khăn cho người nghèo, …
c) Muốn học tốt phần tập làm văn, …
d) Để góp phần tạo ra môi trường xanh – sạch - đẹp, …
Bài 3: Thêm trạng ngữ chỉ mục đích cho trong ngoặc đơnvào những chỗ thích hợp để đoạn văn được mạch lạc.
- Nêu yC bài.
- 2 hs đọc nối tiếp 2 đoạn văn.
- YC hs tự làm bài.
- Làm nháp.
- 2 hs làm miệng.
- Gv cùng lớp NX, chữa bài, chốt KQ đúng:
a) Để tóm được một con chuột, chị ta có khi phải ngồi rình hàng giờ…
b) Để bảo vệ đàn con, gà mẹ luôn cảnh giác, 
3. Củng cố, dặn dò:
- Hệ thống KT bài học.
- Nhận xét giờ học.
- VN luyện làm lại các bài tập.
Ngày soạn: 23 / 4 / 2014
Ngày dạy: Thứ tư ngày tháng năm 2014
Tập đọc:
Con chim chiền chiện
I. Mục tiêu :
- Đọc lưu loát toàn bài, đọc diễn cảm giọng nhẹ hàng, vui tươi, tràn đầy tình yêu cuộc sống. Hiểu từ ngữ trong bài.
- Hiểu nội dung:Hình ảnh con chim chiên chiện tự do bay lượn, hát ca giữa không gian cao rộng, trong khung cảnh thiên nhiên thanh bình là hình ảnh cuộc sống ấm no, hạnh phúc, gieo trong lòng người đọc cảm giác thêm yêu đời, yêu cuộc sống
- HTL bài thơ.
- Giáo dục HS kĩ năng: lắng nghe tích cực, tự nhận thức, kiểm soát cảm xúc, …
II. Chuẩn bị:
- Tranh minh hoạ bài đọc, bảng phụ ghi nội dung HD HS luyện đọc.
III. Các hoạt động dạy học.
1. Kiểm tra:
- YC hs đọc bài: Vương quốc vắng nụ cười và TLCH về nội dung bài đọc.
- 2 hs đọc và TLCH, lớp nx.
- Gv nx chung, ghi điểm.
2. Bài mới:
HĐ1. Giới thiệu bài: Ghi tên bài.
HĐ2. Luyện đọc :
- Nghe giảng.
- Gọi HS khá đọc toàn bài
- 1 HS khá đọc , lớp theo dõi và chia đoạn.
- Chia bài thành 6 đoạn: Mỗi khổ thơ là một đoạn
- GV theo dõi kết hợp sửa lỗi phát âm sai 
- Hướng dẫn đọc ngắt nhịp một số câu thơ và giải nghĩa từ.
- GV đọc mẫu toàn bài.
- Nối tiếp nhau đọc từng đoạn 2- 3 lượt:
+ Luyện đọc phát âm từ khó.
+ Nêu cách đọc ngắt nhịp một số câu thơ và luyện đọc.
+ 1 HS đọc mục chú giải, lớp theo dõi.
- Luyện đọc bài theo cặp.
- 1, 2 em đọc cả bài.
- Lớp theo dõi.
HĐ3. Tìm hiểu bài:
- YC hs đọc thầm toàn bài trao đổi và trả lời.
- Đọc thầm bài.
- Bài tả con gì?
- Con chim chiền chiện
- Con chiền chiện bay giữa khung cảnh thiên nhiên ntn?
- Lượn trên cánh đồng lúa, giữa một không gian rất cao, rất rộng.
- Những từ ngữ chi tiết nào vẽ lên hình ảnh con chim chiền chiện tự do bay lượn giữa không gian cao, rộng?
- Chim bay lượn tự do, lúc sà xuống cánh đồng, lúc vút kên cao
+ Các từ ngữ: Bay vút, bay cao, vút cao, cao vút, cao hoài, cao vợi
+ Hình ảnh: Cánh đập trời xanh, chim biến mất rồi...vì bay lượn tự do nên chim vui hót không biết mỏi.
- Nêu ‏ý 1 của bài thơ?
+ Chiền chiện bay lượn tự do trên không gian.
- YC đọc thầm bài thơ và TLCH 3 trong SGK.
- Tìm câu thơ nói về tiếng hót của chim chiền chiện?
- Thảo luận nhóm .
- Nối tiếp nhau trả lời.
K1: Khúc hát ngọt ngào.
K2: Tiếng hót long lanh,Như cành...
K3:Chim ơi, chim nói, chuyện chi..
K4: Tiếng ngọc trong veo,....
K5: Đồng quê chan chứa.....
K6: Chỉ còn tiếng hót, làm xanh da trời
- Tiếng hót của chim chiền chiện giợi cho em cảm giác ntn?
- Nêu ý 2 của bài thơ?
- Về cuộc sống thanh bình, hạnh phúc
+ Tiếng hót của chim chiền chiện.
- Bài văn nói lên điều gì?
+ Hình ảnh con chim chiền chiện bay lượn tự do trong khung cảnh thiên nhiên thanh bình và hình ảnh ấm no, hạnh phúc.
HĐ4. HD đọc diễn cảm:
- Gọi hs đọc nối tiếp bài.
- 6 hs đọc. Lớp nx, nêu cách đọc.
- HD luyện đọc diễn cảm đoạn 1, 2, 3:
+GV đọc mẫu.
- Hs nêu cách đọc và luyện đọc theo cặp.
- Tổ chức hs thi đọc: NX, đánh giá.
- Cá nhân, cặp thi đọc.
- Tổ chức hs luyện đọc HTL
- Gv cùng hs nx, cho điểm hs đọc tốt.
- Luyện HTL : Khổ thơ, bài thơ.
- Thi đọc HTL: Khổ thơ, cả bài thơ.
3. Củng cố, dặn dò.
- Nêu nội dung bài học.
- Nhận xét tiết học.
- vn đọc bài và chuẩn bị bài 63.
Toán (tiết 163):
ôn tập các phép tính với phân số (tiếp theo)
I. Mục tiêu: Giúp hs ôn tập, củng cố kĩ năng tính cộng, trừ, nhân, chia các phân số và giải toán có lời văn.
- GD HS KN: lắng nghe tích cực, tự nhận thức, hợp tác, tìm kiếm và xử lý thông tin, …
II.Chuẩn bị :
-SGK, bảng phụ.
III. Các hoạt động dạy học.
1. Kiểm tra :
- YC hs nêu cách thực hiện phép nhân, chia phân số?
- 2,3 hs nêu, lớp NX
2. Bài mới:
HĐ1.Giới thiệu bài: Ghi tên bài.
HĐ2.HD HS luyện tập:
- Nghe giảng.
Bài 1: 
- YC hs thực hiện các phép tính : tổng, hiệu, tích, thương của hai PS.
-GV cùng lớp NX, chữa bài.
=>Củng cố cách cộng, trừ, nhân, chia hai PS
- Nêu YC bài.
- Làm náhp và bảng phụ.
Bài 3a: Tính .
- Nêu thứ tự thực hiện các phép tính trong một biểu thức?
- YC hs làm vở và bảng phụ.
a, 
- 1 hs nêu, lớp NX.
- Làm bài và chữa bài.
 ; …
Bài 4a): 
- Gọi hs đọc đề toán.
- Yc hs tự làm bài.
- 1 hs đọc, lớp theo dõi.
- Làm bài và bảng phụ.
- Chấm một số bài: NX, chữa bài.
3. Củng cố, dặn dò:
- Hệ thống KT bài học.
 Sau 2 giờ vòi nước chảy được số phần bể nước là :
 ( bể )
 Đáp số: a bể
- Nhận xét tiết học.
- VN làm bài trong VBT.
Tập làm văn:
Kĩ thuật (tiết 33):
Lắp ghép mô hình tự chọn ( tiết 1)
I. Mục tiêu:
- Chọn được các chi tiết để lắp ráp mô hình tự chọn.
- Lắp ghép được một mô hình tự chọn. Mô hình lắp tương đối chắc chắn, sử dụng được.
- Rèn KN tư duy sáng tạo….
- Giáo dục HS kĩ năng: Quản lí thời gian, đạt mục tiêu, …
II. Chuẩn bị.
- Bộ lắp ghép.
III. Các hoạt động dạy học:
1. Kiểm tra: Kiểm tra sự chuẩn bị của HS.
2. Bài mới :
HĐ1. Giới thiệu bài.
HĐ2. Chọn mô hình lắp ghép.
- Tổ chức hs tự chọn mô hình lắp ghép:
- Cá nhân chọn.
- Kết hợp quan sát mô hình sgk hoặc hs tự sưu tầm mô hình.
- Nêu mô hình tự chọn:
- Lần lượt học sinh nêu.
HĐ3. Chọn chi tiết lắp cho mô hình:
- Hs tự chọn.
- Nêu các chi tiết em lấp cho mô hình tự chọn:
* HS thực hành lắp ghép
- GV QS và HD thêm cho HS
- Nhiều học sinh nêu.
- HS thực hành lắp ghép mô hình mình chọn
3. Củng cố, dặn dò:
- Nhận xét giờ học 
- Xếp riêng các chi tiết vào túi.
Thể dục (tiết 65):
Môn thể thao tự chọn
I. Mục tiêu:
Giúp HS : Ôn một số nội dung của môn tự chọn. Yêu cầu thực hiện cơ bản đúng động tác và nâng cao thành tích.
- Giáo dục HS kĩ năng: hợp tác, ứng phó với căng thẳng, …
II. Địa điểm - phương tiện:
-Sân trường, còi
III. Nội dung và phương pháp lên lớp:
Nội dung
Định lượng
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò.
1. Phần mở đầu:
4-5’
- ổn định tổ chức.
- Nhận lớp, phổ biến nội dung, yêu cầu giờ học.
- Tập hợp, điểm số, báo cáo sĩ số.
- Khởi động.
- Điều khiển hs luyện tập.
- Cả lớp tập luyện:
+ Khởi động, xoay khớp tay, chân,
+ Ôn một số động tác của bài thể dục phát triển chung.
2. Phần cơ bản:
a) Ôn môn tự chọn:
- Đá cầu.
24 25’
- Nêu nội dung luyện tập.
- Tổ chức hs tập luyện: Theo dõi , sửa động tác chưa đúng cho hs.
- Cả lớp tập:
+ Ôn tâng cầu bằng đùi.
+ Ôn chuyền cầu theo nhóm 2 - 3 người.
- Ném bóng.
- Tổ chức hs:
+ Tập luyện theo tổ .
+ Thi giữa các tổ: NX, đánh giá cuộc thi.
- Ôn cầm bóng, đứng chuẩn bị ngắm đích, ném bóng vào đích.
- Thi ném bóng trúng đích
b) Nhảy dây.
- Nêu nội dung ôn tập.
- Tổ chức hs tập luyện: 
+ Theo tổ.
+ Đại diện các tổ thi nhảy dây: NX, đánh giá.
- HS tập nhảy cá nhân kiểu chân trước chân sau.
3. Phần kết thúc:
4-5’
- Hồi tĩnh.
- Hệ thống bài học.
- Tổ chức hs tập luyện.
- GV cùng hs nêu nội dung bài học.
- Đi đều 2 - 4 hàng dọc và hát.
- Nhận xét giờ học.
- Vệ sinh sân tập.
- VN ôn nhảy dây cá nhân kiểu chân trước chân sau.
- Lên lớp.
Buổi chiều:
Tiếng Việt:
Ôn luyện
I. Mục tiêu: Giúp HS
- Phân biệt nghĩa của hai từ : du lịch, thám hiểm. Đặt được câu với từ đã cho.
- HS biết cảm thụ một đoạn thơ.
- HS biết viết một bài văn miêu tả hình dáng và một vài hoạt động của một con vật nuôi trong nhà được gọi là “ gia cầm” mà em biết. 
- Giáo dục HS kĩ năng: quản lí thời gian, đặt mục tiêu, tư duy, …
II. Chuẩn bị: Sách bồi dưỡng TV lớp 4
III. Các hoạt động dạy học:
1. Kiểm tra: Gọi HS đọc bài 4 tuần 28
2. Bài mới:
HĐ1. Giới thiệu bài
HĐ2. HD HS làm bài tập
Bài 1: Sách bồi dưỡng TV(T37)
- GV chép đề bài lên bảng
 a) Phân biệt nghĩa của hai từ : du lịch, thám hiểm.
b) Đặt câu với mỗi từ trên.
- Y/c HS làm bài, chữa bài, nhận xét
Bài 2: Sách bồi dưỡng TV(T37)
- GV chép đề bài lên bảng 
đặt câu trong đó có dùng các từ làm ơn, giùm, giúp để tạo ra các cách nói phù hợp, lịch sự trong các tình huống sau.
a) Nhờ em bé lấy cốc nước.
b) Mượn bạn cuốn sách Kính vạn hoa.
c) Hỏi đường một người lớn tuổi.
- Chữa bài, nhận xét.
Bài 3: Sách bồi dưỡng TV(T37)
- GV chép đề bài lên bảng 
Trong bài Tuổi ngựa nhà thơ Xuân Quỳnh có viết: 
Tuổi con là tuổi Ngựa
Nhưng mẹ ơi đừng buồn
Dẫu cách núi cách rừng
Dẫu cách sông cách biển
Con tìm về với mẹ 
Ngựa con vẫn nhớ đường.
 Hãy cho biết : Người con muốn nói với mẹ điều gì ? Điều đó cho ta thấy tình cảm gì của người con đối với mẹ?
- Cho HS làm bài
- HS đọc bài, nhận xét.
Bài 4: Sách bồi dưỡng TV(T37)
- GV chép đề bài lên bảng 
 Hãy miêu tả hình dáng và một vài hoạt động của một con vật nuôi trong nhà được gọi là “ gia cầm”( gà, vịt, ngan – vịt xiêm , ngỗng …) mà em biết. 
1.GV HD h/s xác định y/c của đề bài 
2.Tìm ý, lập dàn bài
a) Mở bài: Giới thiệu con vật ( gia cầm ) do em chọn tả ( đó là con gì ? ở đâu ? nuôi từ bao giờ?
b) Thân bài: 
- Tả hình dáng ( màu sắc, bộ lông, dáng đi…..) Bộ ph

File đính kèm:

  • docTuan 33D.doc
Giáo án liên quan