Giáo án Lớp 4 - Tuần 29 - Năm học 2020-2021

Khoa học

NHU CẦU NƯỚC CỦA THỰC VẬT

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức

- HS hiểu được nhu cầu về nước của một số loài thực vật.

2. Kĩ năng

- Biết mỗi loài thực vật, mỗi giai đoạn phát triển của thực vật có nhu cầu về nước khác nhau.

3. Thái độ

- HS học tập nghiêm túc, tích cực, có ý thức trồng và chăm sóc cây

4. Góp phần phát triển các năng lực:

- NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL hợp tác, NL sáng tạo

* KNS: - Hợp tác trong nhóm nhỏ

 - Trình bày sản phẩm thu nhập được và các thông tin về chúng

* GD BVMT: Một số đặc điểm chính của môi trường và tài nguyên thiên nhiên

II. CHUẨN BỊ:

1. Đồ dùng

- GV: Tranh ảnh

- HS: Giấy khổ to và bút dạ, một số loài cây

2. Phương pháp, kĩ thuật

- PP: Hỏi đáp, quan sát, thảo luận nhóm, thực hành thí nghiệm.

- KT: Động não, chia sẻ nhóm đôi, tia chớp

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC:

 

doc40 trang | Chia sẻ: Bình Đặng | Ngày: 12/03/2024 | Lượt xem: 31 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Lớp 4 - Tuần 29 - Năm học 2020-2021, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ệnh viết chữ, tính toán trong logo. Thực hiện được câu lệnh trên logo.
3. Thái độ: HS hứng thú thực hành, ý thức tốt trong khi thực hành.
II. CHUẨN BỊ:
- Giáo viên: Giáo án, phòng máy.
- Học sinh: Máy tính, tập, bút.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1. Bài cũ:
- Em hãy viết câu lệnh để điều khiển Rùa vẽ hình vuông cạnh 100 bước trên cùng một dòng lệnh.
- Nhận xét.
2. Các hoạt động:
a. Các lệnh em đã biết:
- GV yêu cầu học sinh làm hoạt động 1. Điền hành động của rùa để hoàn thành ô trống.
TT
Lệnh đầy đủ
Lệnh viết tắt
Hành động của rùa
1
ForwarD n
FD n
Tiến về phía trước n bước
2
BacK n
BK n
Lùi lại n bước
3
RighT n
RT k
Quay phải k độ
4
LefT k
LT k
Quay trái k độ
5
PenUp
PU
Nhấc bút
6
PenDown
PD
Hạ bút
7
ClearSreen
CS
Về vị trí xuất phát, xóa toàn bộ sân chơi
8
Clean

Xóa màn hình, Rùa vẫn ở vị trí hiện tại.
9
HideTurtle
HT
Rùa ẩn mình
10
ShowTurtle
ST
Rùa hiện hình
11
Home

Về vị trí xuất phát
- HS thực hành.
- GV nhận xét.
b. Lệnh viết chữ 
- GV hướng dẫn học sinh cách sử dụng câu lệnh để viết chữ. 
* Thực hiện lệnh: 
- Label [noidung] để viết chữ lên sân chơi, trong đó: 
 + label: tên lệnh; 
 + noi dung: nội dung cần biết.
- GV yêu cầu học sinh hoàn thành hoạt động điền vào chỗ chấm để hoàn thành bài tập sau.
Lệnh
Kết quả
Label [logo viet chu]
Rùa viết ra dòng chữ: logo viet chu
Hướng của dòng chữ: theo hướng đầu của rùa
Bắt đầu từ vị trí: bắt đầu tại vị trí rùa xuất phát.
- HS thực hành.
- GV quan sát, nhận xét.
c. Lệnh thực hiện phép tính:
- GV hướng dẫn học sinh câu lệnh mới: print 2*5.
* Logo thực hiện phép tính 2x5 và hiển thị kết quả là 10 trong cửa sổ lệnh. Khác với lệnh viết chữ, rùa không viết kết quả lên sân chơi.
- HS thực hành các lệnh mới và điền vào chỗ chấm để hoàn thành hoạt động 3 trang 109 SGK.
- GV quan sát, nhận xét.
4. Củng cố - Dặn dò:
- Tóm tắt lại nội dung chính.
- Nhận xét tiết học. Chuẩn bị bài mới.

- HS lắng nghe. Thực hành.
- HS thực hành 
- HS làm theo hướng dẫn của GV
- HS thực hành 
- HS làm theo hướng dẫn của GV
- HS thực hành 
- HS làm theo hướng dẫn của GV
- HS thực hành 
- HS làm theo hướng dẫn của GV
- HS thực hành 
- HS làm theo hướng dẫn của GV
- Lắng nghe.

Thứ ba ngày 6 tháng 4 năm 2021
Luyện từ và câu
MỞ RỘNG VỐN TỪ: DU LỊCH – THÁM HIỂM
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức 
- Hiểu các từ du lịch, thám hiểm (BT1, BT2); bước đầu hiểu ý nghĩa câu tục ngữ ở BT3; biết chọn tên sông cho trước đúng với lời giải câu đố trong BT4.
2. Kĩ năng
- Có kĩ năng sử dụng các từ ngữ thuộc chủ để Thám hiểm.
3. Thái độ
- Có ý thức tham gia tích cực các HĐ học tập
4. Góp phần phát triển các năng lực
- NL tự học, NL ngôn ngữ, NL sáng tạo, NL giao tiếp.
* GD BVMT: HS thực hiện BT4. Qua đó hiểu biết về thiên nhiên đất nước tươi đẹp, có ý thức BVMT
II. CHUẨN BỊ:
1. Đồ dùng
- GV: Bảng phụ
- HS: Vở BT, bút dạ
2. Phương pháp, kĩ thuật
- PP: Hỏi đáp, quan sát, thảo luận nhóm, luyện tập - thực hành,...
- KT: động não, đặt câu hỏi, chia sẻ nhóm 2, trình bày 1 phút
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của HS
1. Khởi động (2p)
- GV giới thiệu - Dẫn vào bài mới
- LPVN điều hành các bạn hát, vận động tại chỗ

2. HĐ thực hành (35p)
* Mục tiêu: Hiểu các từ du lịch, thám hiểm (BT1, BT2); bước đầu hiểu ý nghĩa câu tục ngữ ở BT3; biết chọn tên sông cho trước đúng với lời giải câu đố trong BT4.
* Cách tiến hành

Bài tập 1: Những hoạt động nào được gọi là du lịch? Chọn ý đúng để trả lời:
- GV giao việc: Các em đọc kĩ đề bài và chọn ý đúng trong 3 ý a, b, c đã cho để trả lời.
- GV nhận xét + chốt lại ý đúng.
+ Lấy VD về hoạt động du lịch?
Bài tập 2: Theo em, thám hiểm là gì? Chọn ý đúng để trả lời:
- GV giao việc: Các em đọc kĩ đề bài và chọn ý đúng trong 3 ý a, b, c đã cho để trả lời.
- GV nhận xét + chốt lại ý đúng.
+ Lấy VD về hoạt động thám hiểm?
Bài tập 3: Em hiểu câu “Đi một ngày đàng học một sàng khôn” nghĩa là gì?
* GV cho HS hiểu hiểu biết nghĩa của từ:
Đàng hay còn được gọi là đường; sàng khôn là nhiều sự khôn ngoan, hiểu biết.
- GV nhận xét và chốt lại.
+ Lấy VD một số câu tục ngữ, ca dao khác có nội dung tương tự câu trên
Bài tập 4: Trò chơi Du lịch trên sông: Chọn các tên sông trong ngoặc đơn để giải các câu đố dưới đây.
+ Chia lớp thành nhóm, phát bảng nhóm cho HS thảo luận ghi kết quả, chọn tên các con sông đã cho để giải đố nhanh. Các em chi ghi ngắn gọn. VD: sông Hồng.
- GV lập tổ trọng tài: mời hai nhóm thi trả lời nhanh: Nhóm 1 đọc câu hỏi/ nhóm 2 trả lời đồng thanh. Hết một nửa bài thơ, đổi ngược lại nhiệm vụ.
- GV nhận xét + chốt lại lời giải đúng.
* GDBVMT: Đất nước ta nơi đâu cũng có những cảnh đẹp, các con sông không những đẹp mà còn gắn liền với những chiến tích lịch sự và văn hoá truyền thống. Cần làm gì để giữ gìn và bảo vệ các dòng sông luôn sạch, đẹp?
3. HĐ ứng dụng (1p)
4. HĐ sáng tạo (1p)
Cá nhân - Chia sẻ lớp
Đáp án:
Ý b: Du lịch là đi chơi xa để nghỉ ngơi, ngắm cảnh.
+ VD: đi tắm biển Sầm Sơn, đi Đà Lạt ngắm hoa, đi Sa Pa thăm cảnh đẹp,...
Đáp án: 
Ýc: Thám hiểm là thăm dò, tìm hiểu những nơi xa lạ, khó khăn, có thể nguy hiểm.
+ Đi đến một sa mạc không có người ở, lên mặt trăng, sao Hoả,...
Đáp án:
- Đi một ngày đàng học một sàng khôn. Nghĩa là: Ai được đi nhiều nơi sẽ mở rộng tầm hiểu biết, sẽ khôn ngoan trưởng thành hơn. Hoặc: Chịu khó đi đây, đi đó để học hỏi, con người mới sớm khôn ngoan, hiểu biết.
+ Đi cho biết đó, biết đây
Ở nhà với mẹ biết ngày nào khôn 
Nhóm – Lớp
- HS nhận bảng nhóm và thảo luận theo nhóm 
- Nhóm 1 đọc 4 câu hỏi a, b, c, d. Nhóm 2 trả lời.
- Nhóm 2 đọc 4 câu hỏi e, g, h, i. Nhóm 1 trả lời.
Đáp án:
 a) sông Hồng
 b) sông Cửu Long
 c) sông Cầu
 e) sông Mã
 g) sông Đáy
 h) sông Tiền, sông Hậu
 d sông Lam
 i) sông Bạch Đằng
- HS liên hệ bảo vệ môi trường
- Ghi nhớ từ ngữ thuộc chủ điểm
- Nói những hiểu biết của mình về một con sông xuất hiện trong bài tập 4
Kể chuyện
ĐÔI CÁNH CỦA NGỰA TRẮNG
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức
- Hiểu được nội dung, ý nghĩa của câu chuyện: phải mạnh dạn, tự tin mới sớm mở rộng tầm hiểu biết, mới mau khôn lớn, vững vàng.
2. Kĩ năng
- Dựa theo lời kể của GV và tranh minh hoạ (SGK), kể lại được từng đoạn và kể nối tiếp toàn bộ câu chuyện Đôi cánh của ngựa trắng rõ ràng, đủ ý (BT1).
3. Thái độ
- Giáo dục HS mạnh dạn học hỏi, chịu khó tìm tòi
4. Góp phần bồi dưỡng các năng lực
- NL giao tiếp và hợp tác, NL sáng tạo, NL ngôn ngữ, NL thẩm mĩ.
* GD BVMT: HS thấy được nét ngây thơ và đáng yêu của Ngựa Trắng, từ đó có ý thức bảo vệ các loài động vật hoang dã.
II. CHUẨN BỊ:
1. Đồ dùng
- GV: Tranh minh hoạ truyện trong SGK phóng to.
- HS: SGK
2. Phương pháp, kĩ thuật
- PP: Hỏi đáp, quan sát, thảo luận nhóm, kể chuyện
- KT: đặt câu hỏi, động não, chia sẻ nhóm.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Khởi động:(5p)
- Gv dẫn vào bài.
- LPVN điều hành lớp hát, vận động tại chỗ
2. GV kể chuyện
* Mục tiêu: HS nghe và nắm được diễn biến chính của câu chuyện
* Cách tiến hành: 
- GV kể lần 1: không có tranh minh hoạ.
+ Đoạn 1 + 2: Kể giọng chậm rãi, nhẹ nhàng. Nhấn giọng ở các từ ngữ: trắng nõn nà, bồng bềnh, yêu chú ta nhất, cạnh mẹ, suốt ngày 
+ Đoạn 3 + 4: giọng kể nhanh hơn, căng thẳng. Nhấn giọng: sói xám, sừng sững, mếu máo, 
+ Đoạn 5: kể với giọng hào hứng.
- GV kể lần 2: Có tranh minh hoạ
+ Tranh 1: Hai mẹ con ngựa trắng quấn quýt bên nhau.
- GV đưa tranh 1 lên và từ từ kể (tay chỉ tranh) và cứ lần lượt từng tranh.
+ Tranh 2: Ngựa trắng ước ao có đôi cánh như Đại Bàng Núi. Đại Bàng bảo nó: muốn có cánh phải đi tìm, đừng suốt ngày quanh quẩn bên mẹ.
 + Tranh 3: Ngựa trắng xin phép mẹ được đi xa cùng Đại Bàng.
 + Tranh 4: Sói Xám ngáng đường Ngựa Trắng.
 + Tranh 5: Đại Bằng Núi từ trên cao lao xuống, bổ mạnh vào trán Sói, cứu Ngựa Trắng thoát nạn.
+ Tranh 6: Đại Bàng sải cánh. Ngựa Trắng thấy bốn chân mình that sự bay như Đại Bàng.

- HS lắng nghe
- Lắng nghe và quan sát tranh
3. Thực hành kể chuyện – Nêu ý nghĩa câu chuyện:(20- 25p)
* Mục tiêu: Kể lại từng đoạn truyện, toàn bộ câu chuyện. Nêu được nội dung, ý nghĩa câu chuyện
+ HS M1+M2 kể được câu chuyện đúng YC
+ HS M3+ M4 kể được câu chuyện đúng YC kết hợp được điệu bộ, giọng nói,..
* Cách tiến hành: Cá nhân - Nhóm- Lớp
a. Kể trong nhóm
- GV theo dõi các nhóm kể chuyện
b. Kể trước lớp
- GV mở bảng phụ đã viết sẵn tiêu chuẩn đánh giá bài kể chuyện (như những tiết trước)
- GV khuyến khích HS đặt câu hỏi cho bạn
- Cùng HS trao đổi về ý nghĩa của câu chuyện: 
+ Câu chuyện muốn nói điều gì?
+ Nêu ý nghĩa của câu chuyện
4. Hoạt động ứng dụng (1p)
+ Em có nhận xét gì về chú Ngựa Trắng?
* GDBVMT: Rất nhiều con vật trong tự nhiên rất đáng yêu, góp phần làm cho cuộc sống của chúng ta đẹp hơn. Cần yêu quý và bảo vệ chúng
5. Hoạt động sáng tạo (1p)
+ Có thể dùng câu tục ngữ nào để nói về chuyến đi của ngựa trắng?

 - Nhóm trưởng điều hành các thành viên kể từng đoạn truyện 
- Kể toàn bộ câu chuyện trong nhóm
- Các nhóm cử đại diện kể chuyện trước lớp
- HS lắng nghe và đánh giá theo các tiêu chí
VD:
+ Vì sao Ngựa Trằng xin mẹ đi xa cùng Đại Bàng Núi? 
+ Chuyến đi đã mạng lại cho Ngựa Trắng điều gì? 
+ Cần phải đi ra ngoài để mở mang đầu óc mới mau trưởng thành
- HS có thể phát biểu:
+ Câu chuyện khuyên mọi người phải mạnh dạn đi đó, đi đây mới mở rộng tầm hiểu biết, mới mau khôn lớn, vững vàng 
- Kể lại câu chuyện cho người thân nghe
+ Chú Ngựa Trắng rất ngây thơ và đáng yêu
* Có thể sử dụng câu tục ngữ:
Đi cho biết đó biết đây
Ở nhà với mẹ biết ngày nào khôn
Hay: 
 Đi một ngày đàng học một sàng khôn
Toán
(Cô Bích dạy)
_________________________________
Khoa học
NHU CẦU NƯỚC CỦA THỰC VẬT
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức 
- HS hiểu được nhu cầu về nước của một số loài thực vật...
2. Kĩ năng
- Biết mỗi loài thực vật, mỗi giai đoạn phát triển của thực vật có nhu cầu về nước khác nhau.
3. Thái độ
- HS học tập nghiêm túc, tích cực, có ý thức trồng và chăm sóc cây
4. Góp phần phát triển các năng lực:
- NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL hợp tác, NL sáng tạo
* KNS: - Hợp tác trong nhóm nhỏ
 - Trình bày sản phẩm thu nhập được và các thông tin về chúng
* GD BVMT: Một số đặc điểm chính của môi trường và tài nguyên thiên nhiên
II. CHUẨN BỊ:
1. Đồ dùng
- GV: Tranh ảnh
- HS: Giấy khổ to và bút dạ, một số loài cây
2. Phương pháp, kĩ thuật
- PP: Hỏi đáp, quan sát, thảo luận nhóm, thực hành thí nghiệm.
- KT: Động não, chia sẻ nhóm đôi, tia chớp
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC: 
Hoạt đông của giáo viên
Hoạt đông của của học sinh
1. Khởi động (2p)
+ Thực vật cần gì để sống?
- Giới thiệu bài, ghi bảng.
- LPHT điều khiển lớp trả lời, nhận xét
+ Thực vật cần ánh sáng, không khí, nước, chất dinh dưỡng, đất để sống.

2. Bài mới: (35p)
* Mục tiêu: 
- HS hiểu được nhu cầu về nước của một số loài thực vật...
- Biết mỗi loài thực vật, mỗi giai đoạn phát triển của thực vật có nhu cầu về nước khác nhau.
* Cách tiến hành: Cá nhân - Nhóm – Lớp
HĐ1: Nhu cầu về nước mỗi loài cây khác nhau 
- Kiểm tra việc chuẩn bị tranh, ảnh, cây thật của HS.
- Tổ chức cho HS hoạt động nhóm 4.
- Phát giấy khổ to và bút dạ cho HS.
- Yêu cầu: Phân loại tranh, ảnh về các loại cây thành 4 nhóm: cây sống ở nơi khô hạn, nơi ẩm ướt, cây sống dưới nước, cây sống cả trên cạn và dưới nước.
- GV đi giúp đỡ từng nhóm, hướng dẫn HS chia giấy làm 3 cột và có tên của mỗi nhóm. Nếu HS viết thêm loài cây nào đó mà không sưu tầm được tranh, ảnh. 
- Gọi đại diện HS trình bày yêu cầu các nhóm khác bổ sung.
- Nhận xét, khen ngợi những HS có hiểu biết, ham đọc sách để biết được những loài cây lạ.
+ Em có nhận xét gì về nhu cầu nước của các loài cây?
- Cho HS quan sát tranh minh hoạ trang 116 SGK.
- GV tiểu kết, chuyển hoạt động
Hoạt động 2: Nhu cầu về nước ở từng giai đoạn phát triển của mỗi loài cây 
- Cho HS quan sát tranh minh hoạ trang 117, SGK và trả lời câu hỏi.
+ Mô tả những gì em nhìn thấy trong hình vẽ?
+ Vào giai đoạn nào cây lúa cần nhiều nước?
 + Tại sao ở giai đoạn mới cấy và làm đòng, cây lúa lại cần nhiều nước?
+ Em còn biết những loại cây nào mà ở những giai đoạn phát triển khác nhau sẽ cần những lượng nước khác nhau?
+ Khi thời tiết thay đổi, nhu cầu về nước của cây thay đổi như thế nào?
- GV kết luận: 
HĐ 3: Trò chơi “Về nhà”: 
 Cách tiến hành:
 - GV chia lớp thành 3 nhóm, mỗi nhóm cử 5 đại diện tham gia.
- GV phát cho HS cầm tấm thẻ ghi: bèo, xương rồng, rau rệu, ráy, rau cỏ bợ, rau muống, dừa, cỏ, bóng nước, thuốc bỏng, dương xỉ, hành, rau rút, đước, chàm, và 3 HS cầm các tấm thẻ ghi: ưa nước, ưa khô hạn, ưa ẩm.
- Khi GV hô: “Về nhà, về nhà”, tất cả các HS tham gia chơi mới được lật thẻ lại xem tên mình là cây gì và chạy về đứng sau bạn cầm thẻ ghi nơi mình ưa sống.
- GV tổng kết trò chơi, tuyên dương nhóm thắng cuộc
3. HĐ ứng dụng (1p)
* GDBVMT: Mỗi loài cây, mỗi giai đoạn có nhu cầu về nước khác nhau. Cần tìm hiểu để nắm rõ các nhu cầu đó để tạo điều kiện tốt nhất cho cây trồng phát triển, góp phần bảo vệ môi trường sống
4. HĐ sáng tạo (1p)
Nhóm 6 – Lớp
- Tổ trưởng báo cáo việc chuẩn bị của các bạn.
- HS hoạt động nhóm theo sự hướng dẫn của GV.
- Cùng nhau phân loại cây trong tranh, ảnh và dựa vào những hiểu biết của mình để tìm thêm các loại cây khác.
+ Nhóm cây sống dưới nước: bèo, rong, rêu, tảo, khoai nước, đước, chàm, cây bụt mọc, vẹt, sú, rau muống, rau rút, 
 + Nhóm cây sống ở nơi khô hạn: xương rồng, thầu dầu, dứa, hành, tỏi, thuốc bỏng, lúa nương, thông, phi lao, 
 + Nhóm cây ưa sống nơi ẩm ướt: khoai môn, rau rệu, rau má, thài lài, bóng nước, ráy, rau cỏ bợ, cói, lá lốt, rêu, dương xỉ, 
 + Nhóm cây vừa sống trên cạn, vừa sống dưới nước: rau muống, dừa, cây lưỡi mác, cỏ, 
- Các nhóm dán phiếu lên bảng. Giới thiệu với cả lớp loài cây mà nhóm mình sưu tầm được. Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
+ Các loài cây khác nhau thì có nhu cầu về nước khác nhau, có cây chịu được khô hạn, có cây ưa ẩm, có cây lại vừa sống được trên cạn, vừa sống được ở dưới nước.
+ HS quan sát tranh
- Quan sát tranh, trao đổi và trả lời câu hỏi.
+ Hình 2: Ruộng lúa vừa mới cấy, trên thửa ruộng bà con nông dân đang làm cỏ lúa. Bề mặt ruộng lúa chứa nhiều nước.
+ Hình 3: Lúa đã chín vàng, bà con nông dân đang gặt lúa. Bề mặt ruộng lúa khô.
+ Cây lúa cần nhiều nước từ lúc mới cấy đến lúc lúa bắt đầu uốn câu, vào hạt.
+ Giai đoạn mới cấy lúa cần nhiều nước để sống và phát triển, giai đoạn làm đòng lúa cần nhiều nước để tạo hạt.
+ Cây ngô: Lúc ngô nẩy mầm đến lúc ra hoa cần có đủ nước nhưng đến bắt đầu vào hạt thì không cần nước.
+ Cây rau cải: rau xà lách; su hào cần phải có nước thường xuyên.
+ Các loại cây ăn quả lúc còn non để cây sinh trưởng và phát triển tốt cần tưới nước thường xuyên nhưng đến lúc quả chín, cây cần ít nước hơn.
+ Cây mía từ khi trồng ngọn cũng cần tưới nước thường xuyên, đến khi mía bắt đầu có đốt và lên luống thì không cần tưới nước nữa 
+ Khi thời tiết thay đổi, nhất là khi trời nắng, nhiệt độ ngoài trời tăng cao cũng cần phải tưới nhiều nước cho cây.
- Lắng nghe.
- HS tham gia chơi 
- Lắng nghe
- Thực hành trồng 2 cây khác nhau, theo dõi so sánh nhu cầu nước của mỗi cây và theo dõi nhu cầu nước của từng cây ở các thời kì phát triển.

Chiều
Tập đọc
TRĂNG ƠI . . .TỪ ĐÂU ĐẾN?
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức
- Hiểu ND: Tình cảm yêu mến, gắn bó của nhà thơ đối với trăng và thiên nhiên đất nước (trả lời được các câu hỏi trong SGK).
2. Kĩ năng
- Đọc trôi trảy, rõ ràng, bước đầu biết ngắt nhịp đúng ở các dòng thơ. Biết đọc diễn cảm một đoạn thơ với giọng nhẹ nhàng, tình cảm. Học thuộc lòng 3, 4 khổ thơ trong bài.
3. Thái độ
- HS có tình cảm yêu mến các cảnh đẹp của quê hương, đất nước
4. Góp phần phát triển năng lực
- Năng lực tự học, NL giao tiếp và hợp tác, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL ngôn ngữ, NL thẩm mĩ.
II. CHUẨN BỊ:
1. Đồ dùng
 - GV: + Tranh minh hoạ bài tập đọc (phóng to nếu có điều kiện). 
 + Bảng phụ viết sẵn đoạn luyện đọc
- HS: SGK, vở viết
2. Phương pháp, kĩ thuật
- Phương pháp: Hỏi đáp, quan sát, thảo luận nhóm.
- Kĩ thuật: Kĩ thuật đặt câu hỏi, động não, tia chớp, chia sẻ nhóm đôi. 
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Khởi động: (5p)
+ Bạn hãy đọc bài tập đọc Đường đi Sa Pa
+ Học thuộc lòng đoạn văn cuối bài
+ Nêu nội dung bài tập đọc ?
- GV nhận xét chung, dẫn vào bài học
- LPHT điều hành lớp trả lời, nhận xét
+ 1 HS đọc
+ 1 HS đọc thuộc lòng
+ Bài văn ca ngợi vẻ đẹp độc đáo của Sa Pa, thể hiện tình cảm yêu mến thiết tha của tác giả đối với cảnh đẹp của đất nước.

2. Luyện đọc: (8-10p)
* Mục tiêu: Đọc trôi trảy, rành mạch bài thơ, bước đầu biết ngắt nghỉ giữa các câu thơ
* Cách tiến hành: 
- Gọi 1 HS đọc bài (M3)
- GV lưu ý giọng đọc cho HS: Toàn bài cần đọc cả bài với giọng thiết tha, tình cảm. Đọc câu Trăng ơi  từ đâu đến? Với giọng hỏi, ngạc nhiên, ngưỡng mộ; đọc chậm rãi, tha thiết, trải dài ở khổ cuối. Cần nhấn giọng ở các từ ngữ: từ đâu đến, hồng như, tròn như, hay, soi, soi vàng, sáng hơn.
- GV chốt vị trí các đoạn:
- Lưu ý sửa lỗi đọc và ngắt nghỉ cho các HS (M1) 
- Giải nghĩa từ "lửng lơ": Ở nửa chừng, không cao cũng không thấp.

- 1 HS đọc bài, cả lớp đọc thầm
- Lắng nghe
- Lớp trưởng điều hành cách chia đoạn
(Mỗi khổ thơ là một đoạn)
- Nhóm trưởng điều hành nhóm đọc nối tiếp đoạn trong nhóm lần 1 và phát hiện các từ ngữ khó (lửng lơ, diệu kì, chớp mi, hú, nơi nào,...)
 - Luyện đọc từ khó: Đọc mẫu (M4)-> Cá nhân (M1)-> Lớp
- Giải nghĩa từ khó (đọc chú giải)
- HS đọc nối tiếp đoạn lần 2 theo điều khiển của nhóm trưởng
- Các nhóm báo cáo kết quả đọc
- 1 HS đọc cả bài (M4)
3. Tìm hiểu bài: (8-10p)
* Mục tiêu: Hiểu ND: Tình cảm yêu mến, gắn bó của nhà thơ đối với trăng và thiên nhiên đất nước (trả lời được các câu hỏi trong SGK).
* Cách tiến hành: Làm việc nhóm 4 – Chia sẻ trước lớp
- GV yêu cầu HS đọc các câu hỏi cuối bài 
+ Trong 2 khổ thơ đầu, trăng được so sánh với những gì?
+ Vì sao tác giả nghĩ trăng đến từ cánh đồng xa, từ biển xanh?
+ Trong mỗi khổ thơ, vầng trăng gắn với một đối tượng cụ thể. Đó là những gì? Những ai?
+ Bài thơ thể hiện tình cảm của tác giả đối với quê hương đất nước như thế nào?
*Hãy nêu nội dung của bài thơ.
* HS M3+M4 đọc trả lời câu hỏi hoàn chỉnh và nêu nội dung đoạn, bài. 
- 1 HS đọc các câu hỏi cuối bài
- HS làm việc theo nhóm 4 – Chia sẻ kết quả dưới sự điều hành của TBHT
* Trăng được so sánh với quả chín:
Trăng hồng như quả chín
* Trăng được so sánh như mắt cá:
Trăng tròn như mắt cá.
* Tác giả nghĩ trăng đến từ cánh đồng vì trăng hồng như một quả chín treo lửng lơ trước nhà.
* Trăng đến từ biển xanh vì trăng tròn như mắt cá không bao giờ chớp mi. 
* Vầng trăng gắn với đối tượng cụ thể đó là: sân chơi, quả bóng, lời mẹ ru, chú Cuội, đường hành quân, chú bộ đội, góc sân ......
* Tác giả rất yêu trăng, yêu mến, tự hào về quê hương đất nước. Tác giả cho rằng không có trăng nơi nào sáng hơn đất nước em.
Nội dung: Bài thơ thể hiện tình cảm yêu mến, sự gần gũi của nhà thơ với trăng, đây là phát hiện độc đáo của nhà thơ về vầng trăng- vầng trăng dưới con mắt trẻ thơ.
4. Luyện đọc diễn cảm – Học thuộc lòng(8-10p)
* Mục tiêu: HS đọc diễn cảm được một số khổ thơ của bài. Học thuộc lòng 3 - 4 khổ thơ
* Cách tiến hành: Hoạt động cá nhân – nhóm - cả lớp
- Yêu cầu HS nêu giọng đọc toàn bài, giọng đọc của các nhân vật
- Yêu cầu đọc diễn cảm 2 đoạn thơ bất kì của bài
- Tổ chức thi học thuộc lòng ngay tại lớp
- GV nhận xét, đánh giá chung
5. Hoạt động ứng dụng (1 phút)
- Liên hệ, giáo dục HS biết yêu quý và trân trọng vẻ đẹp của quê hương, đất nước
6. Hoạt động sáng tạo (1 phút)
- HS nêu lại giọng đọc cả bài
- 1 HS M4 đọc mẫu toàn bài
 - Nhóm trưởng điều hành các thành viên trong nhóm
+ Luyện đọc diễn cảm trong nhóm
+ Cử đại diện đọc trước lớp
- Bình chọn nhóm đọc hay.
- HS thi đua học thuộc lòng
- Ghi nhớ nội dung, ý nghĩa của bài
- Tìm hiểu về nhà thơ Trần Đăng Khoa và các bài thơ của ông trong chương trình Tiểu học

Tiếng Anh
(GV bộ môn dạy)
_____________________________
Tin học
BÀI 3: LỆNH VẾT CHỮ, TÍNH TOÁN (tiết 2)
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: B

File đính kèm:

  • docgiao_an_lop_4_tuan_29_nam_hoc_2020_2021.doc