Bài giảng Lớp 4 - Môn Tiếng Việt - Tuần 10 - Ôn tập tiết 1

+ Có bao nhiêu xã vùng thấp? Mỗi xã được cấp bao nhiêu quyển truyện?

 + Có bao nhiêu xã vùng cao? Mỗi xã được cấp bao nhiêu quyển truyện?

 + Huyện đó được cấp tất cả bao nhiêu quyển truyện?

GV cho 1 HS tóm tắt bài toán.

GV yêu cầu HS tự giải bài toán rồi trình bày bài giải.

 

doc48 trang | Chia sẻ: rimokato | Lượt xem: 1370 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Bài giảng Lớp 4 - Môn Tiếng Việt - Tuần 10 - Ôn tập tiết 1, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Các bài TĐ thuộc chủ điểm “Trên đôi cánh ước mơ” vừa học giúp các em hiểu điều gì?
GV chốt lại: Con người cần sống có ước,cần quan tâm đến ước mơ của nhau.Những ước mơ cao đẹp và sự quan tâm đến nhau sẽ làm cho cuộc sống thêm tươi vui,hạnh phúc.
GV nhận xét tiết học.
Dặn HS đọc trước,chuẩn bị nội dung cho tiết ôn tập sau.
-HS phát biểu.
-Hs nghe, cổ vũ.
-Hs nghe, nhớ.
Bổ sung :
2012 – 2013: 
2013 – 2014:
Tuần 10	 
ÔN TẬP
ÔN TẬP TIẾT 6
I/ MỤC TIÊU :
 	- Xác định được các tiếng chỉ có vần và thanh, tiếng có đủ âm đầu, vần và thanh trong đoạn văn; nhận biết được từ đơn, từ ghép, từ láy, danh từ ( chỉ người, vật, khái niệm ), động từ trong đoạn văn ngắn.
	HSKG : phân biệt được sự khác nhau về cấu tạo của từ đơn và từ phức, từ ghép và từ láy.
II/ CHUẨN BỊ :
 	- Bảng phụ ghi mô hình đầy đủ của âm tiết.
	- Một số tờ giấy khổ to viết nội sung BT2.
	- Một số tờ giấy viết nội dung BT3,4 (GV hoặc HS chuẩn bị).
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU :
ND
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Hỗ trợ 
HĐ 1
Giới thiệu 
bài
(1’)
Các em đã biết cấu tạo của tiếng,đã hiểu thế nào là từ đơn,từ láy,từ ghép,thế nào là danh từ,động từ qua các tiết LTVC đã học.Trong tiết học hôm nay,các em sẽ được ôn luyện lại tất cả các kiến thức đó qua việc làm một số bài tập cụ thể.
HĐ 2
Làm BT1
Cho HS đọc yêu cầu của BT1.
GV giao việc: Nhiệm vụ của các em là đọc kĩ đoạn văn,chú ý đến các loại từ đơn,từ ghép,từ láy,chú ý đến những danh từ,động từ,tính từcó trong đoạn.
Cho HS đọc đoạn văn.
-1 HS đọc to,lớp lắng nghe.
-Cả lớp đọc thầm.
HĐ 3
Làm BT3
Cho HS đọc yêu cầu của BT2.
GV giao việc: Các em có nhiệm vụ là tìm trong đoạn văn đã đọc những tiếng có mô hình cấu tạo:
a/Tiếng chỉ có vần và thanh.
b/Tiếng có đủ âm đầu vần và thanh.
Ở ý a,các em chỉ cần tìm một tiếng: ý b,tìm một tiếng;ý b,tìm một tiếng.
Cho HS làm bài: GV phát giấy đã chuẩn bị trước cho 3 HS.
Cho HS trình bày kết quả bài làm.
GV nhận xét + chốt lại lời giải đúng.
a/Tiếng chỉ có vần và thanh: ao
b/Tiếng có đủ âm đầu,vần và thanh: tất cả các tiếng còn lại.
-1 HS đọc to,lớp lắng nghe.
-3 HS làm bài vào giấy.
-HS còn lại làm vào VBT hoặc giấy nháp.
-3 HS làm bài vào giấy dán bài làm lên bảng lớp.
-Lớp nhận xét.
-HS chép lời giải đúng vào vở BT.
HĐ 4
Cho HS đọc yêu cầu bài tập 3.
GV giao việc: Nhiệm vụ của các em là tìm trong đoạn văn đã đọc 3 từ đơn,3 từ láy,3 từ ghép.Trước hết các em đọc lại cho cô bài Từ đơn và từ phức và bài Từ ghép và từ láy.
H:Thế nào là từ đơn?
H:Thế nào là từ láy?
H:Thế nào là từ ghép?
Cho HS làm bài theo cặp.GV phát giấy cho HS làm bài (hoặc GV yêu cầu các em đem giấy đã chuẩn bị trước ở nhà theo đúng kích cỡ cô dặn).
Cho HS trình bày.
GV nhận xét + chốt lại lời giải đúng.
a/Từ đơn có trong bài: dưới,tam,cảnh,chú,là,luỹ,tre, xanh,trong,bờ,ao,rồi,cảnh,còn,sáng
b/Từ láy có trong bài: chuồn chuồn,rì rào,rung rinh,thung thăng.
c/Từ ghép có trong bài: bây giờ,khoai nước,tuyệt đẹp, hiện ra,ngược xuôi,xanh trong,cao vút. (em nào tìm được trong mỗi loại các từ đã cho là đúng).
-1 HS đọc to,lớp lắng nghe.
-HS đọc lại bài:
Ÿ Từ đơn và từ phức (T27 SGK)
Ÿ Từ ghép và từ láy (T38 SGK)
-Từ đơn là từ chỉ có một tiếng.
-Là từ phối hợp những tiếng có âm hay vần giống nhau.
-Là từ được ghép bởi các tiếng có nghĩa lại với nhau.
-Từng cặp HS tìm từ.
-Đại diện một số cặp lên dán bài làm trên bảng lớp + đọc trước lớp.
-Lớp nhận xét.
HĐ 5
Cho HS đọc yêu cầu của bài tập 4.
GV giao việc: Các em tìm trong đoạn văn đã đọc 3 danh từ và 3 động từ.
H:Thế nào là danh từ?
H:Thế nào là động từ?
Cho HS làm bài theo cặp.GV phát giấy hoặc HS làm vào giấy mình đã chuẩn bị.
Cho HS trình bày.
GV nhận xét + chốt lại lời giải đúng.
a/Danh từ có trong đoạn văn: tầm,cánh,chú,chuồn chuồn,tre,gió,bờ,ao,khóm,khoai nước,cảnh,đất nước, cánh,đất nước,cánh,đồng,đàn,trâu,cỏ,dòng,sông,đoàn, thuyền,tầng,đàn,cò,trời.
b/Động từ có trong đoạn văn: rì rào,rung rinh,hiện ra, gặm,ngược xuôi,bay.
-1 HS đọc to,lớp lắng nghe.
-Danh từ là những từ chỉ sự vật (người,vật, hiện tượng,khái niệm hoặc đơn vị).
-Là những từ chỉ hoạt động,trạng thái của sự vật.
-HS làm bài theo cặp vào giấy.
-Đại diện các cặp lên trình bày.
-Lớp nhận xét. 
Củng cố, dặn dò
GV nhận xét tiết học.
Yêu cầu HS về nhà làm bài thử bài luyện tập ở tiết 7,8
-Hs nghe, cổ vũ.
-Hs nghe, nhớ.
Bổ sung :
2012 – 2013: 
2013 – 2014:
 Tuần 10	 ÔN TẬP	
ÔN TẬP TIẾT 7
I/ MỤC TIÊU :
 	Kiểm tra ( Đọc ) theo mức độ cần đạt về kiến thức, kĩ năng giữa HKI ( nêu ờ tiết 1, Ôn tập ).
II/ CHUẨN BỊ :
 	- Đề kiểm tra và đáp án (BGH chuẩn bị).
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU :
Gv phát đề và theo dõi hs làm bài.
	Gv gọi từng em lên đọc đoạn văn qui định, trả lời câu hỏi. Gv theo dõi chấm điểm. 
Bổ sung :
2012 – 2013: 
2013 – 2014:
 Tuần 10	 ÔN TẬP	
ÔN TẬP TIẾT 8
I/ MỤC TIÊU :
 	Kiểm tra (Viết) theo mức độ can đạt về kiến thức, kĩ năng giữa HKI:
Nghe – viết đúng bài chính tả (tốc độ viết khoảng 75 chữ / 15 phút), không mắc quá 5 lỗi trong bài; trình bày đúng hình thức bài thơ (văn xuôi).
Viết được bức thư ngắn đúng nội dung, thể thức 1 lá thư.
II/ CHUẨN BỊ :
 	- Đề kiểm tra và đáp án (BGH chuẩn bị).
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU :
 	Gv phát đề kiểm tra, hs làm bài, gv theo dõi hs làm bài.
Bổ sung :
2012 – 2013: 
2013 – 2014:
Tuần : 10	TOÁN
Tiết: 	46	 Bài: LUYỆN TẬP.
---AB¯BA---
 I/ MỤC TIÊU :
- Nhận biết được góc tù, góc nhọn, góc bẹt, góc vuông, đường cao của hình tam giác.
- Vẽ được hình chữ nhật, hình vuông.
II/ CHUẨN BỊ :
GV: bảng phụ, eke.
HS: eke, bút chì.
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU :
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
HỖ TRỢ
Ổn định tổ chức: Hát
Kiểm tra bài cũ:
GV gọi HS lên bảng làm bài 3 của bài trước.
GV nhận xét bài cũ, ghi điểm cho HS .
Lên bảng làm bài theo yêu cầu của giáo viên.
Theo dõi, nhận xét. 
Bài mới:
Hoạt động 1: .Luyện tập.
Mục tiêu : : củng cố về nhận biết góc tù, góc nhọn, góc bẹt, góc vuông, đường cao của hình tam giác. Cách vẽ hình vuông , hình chữ nhật .
Tiến hành :
Bài tập 1:
 GV cho HS trao đổi trong nhóm 2, sau đó trình bày bài.
 GV yêu cầu HS phải nêu được: Góc đỉnh A cạnh AB, AC, ..., góc đó là góc gì?
 GV nhận xét. Chốt lời giải đúng .
Trao đổi và trình bày bài làm.
Nêu.
Nghe 
Bài tập 2: 
 GV cho HS tự làm bài và trình bày bài ( GV yêu cầu HS phải giải thích được AH là đường cao của hình tam giác ABC vì AH vuông góc với cạnh đáy BC).
 AB là đường cao của tam giác ABC vì AB vuông góc với cạnh đáy BC.
Làm bài và giải thích miệng.
AH : sai; AB : đúng.
Bài tập 3: 
 GV gọi một HS đọc đề bài.
 GV cho HS tự làm bài.
 GV yêu cầu HS nêu cách vẽ.
 GV nhận xét. Chốt lời giải đúng .
Đọc.
Làm bài.
Nêu.
Bài tập 4: 
a) GV yêu cầu HS vẽ được hình chữ nhật ABCD có chiều dài AB = 6cm, chiều rộng AD =4cm ( vẽ theo hướng dẫn như SGK).
GV gọi HS trình bày bài, nêu cách vẽ.
Vẽ.
Trình bày.
Nêu.
Xác định và nêu ý kiến.
Kết luận : 
GV gọi HS so sánh góc vuông , góc nhọn, góc tù.
Yêu cầu nêu đặc điểm của hình vuông , hình chữ nhật .
Nêu.
Củng cố dặn dò:
 GV nhận xét tiết học.
 Dặn HS về nhà xem lại bài, ghi nhớ những nội dung vừa học.
 Dặn HS về nhà làm bài tập.
Bổ sung :
2012 – 2013: 
2013 – 2014:
Tuần : 10	TOÁN
Tiết: 	47	 Bài: LUYỆN TẬP CHUNG.
---AB¯BA---
I/ MỤC TIÊU :
 Giúp HS củng cố về:
Cách thực hiện phép cộng, phép trừ các số có 6 chữ số.
- Nhận biết được hai đường thẳng vuông góc.
- Giải được bài toán tìm hai số khi biết tổng và hiệu của hai số đó liên quan đến hình chữ nhật.
II/ CHUẨN BỊ :
 GV: bảng phụ, eke.
HS: eke, bút chì.
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU :
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
HỖ TRỢ
Ổn định tổ chức: Hát
Kiểm tra bài cũ:
GV gọi HS lên bảng làm bài 4 của bài trước.
GV nhận xét bài cũ, ghi điểm cho HS .
Lên bảng làm bài theo yêu cầu của giáo viên.
Theo dõi, nhận xét. 
Bài mới:
Hoạt động 1: .Luyện tập.
Mục tiêu : Cách thực hiện phép cộng, phép trừ các số có 6 chữ số, áp dụng tính chất giao hoán, kết hợp cuả phép cộng để tính bằng cách thuận tiện nhất.
 Đặc điểm hình vuông , hình chữ nhật . tính chu vi , diện tích của hình chữ nhật.
Tiến hành : GV tổ chức cho HS làm các Bài tập .
Bài tập 1: ( phần a ) 
 GV gọị một HS đọc đề.
 GV yêu cầu HS tự làm bài và trình bày bài.
Hỏi: Khi thực hiện phép cộng và trừ ta cần chú ý gì?
 GV nhận xét. Chốt lời giải đúng .
Đọc.
Làm bài và trình bày.
Trả lời .
647096; 273549.
Nghe.
Bài tập 2: ( phần a ) 
GV gọi một HS đọc đề bài.
 Hỏi: Tính bằng cách thuận tiện nhất nghĩa là thế nào?
 Tính chất giao hoán có ở phép tính nào?
 GV cho HS tự làm bài, trình bày và giải thích cách làm.
 GV nhận xét. Chốt lời giải đúng .
Đọc.
Trả lời .
Làm bài và trình bày.
6257+743+989 = 7000+989 = 7989.
Nghe.
Bài tập 3: ( phần b ) 
GV gọi một HS đọc đề bài .
 Hỏi: Bài toán cho biết gì? Hỏi gì?
 Nhìn hình vẽ, ta thấy hình vuông BIHC có cạnh bằng mấy cm? giải thích vì sao?
 Cạnh DH vuông góc với những cạnh nào?
 Muốn tính diện tích hình chữ nhật ta làm như thế nào?
 GV yêu cầu HS làm bài 
 Gọi một HS lên bảng làm.
 Yêu cầu HS trình bày bài làm.
GV nhận xét. Chốt lời giải đúng .
Đọc.
Trả lời .
Nghe và Trả lời .
Trả lời .
Trình bày.
DH vuông góc AD, BC, IH.
- Nghe.
Bài tập 4: 
GV gọi một HS đọc đề bài.
Hỏi: Bài toán cho biết gì? Hỏi gì?
Em hiểu nửa chu vi có nghĩa là như thế nào?
( GV chốt: nửa chu vi có nghĩa là một chiều dài cộng với một chiều rộng).
 Muốn tính diện tích hình chữ nhật ta làm như thế nào?
 GV nhận xét. Chốt lời giải đúng và cho HS làm bài sau đó HS trình bày bài.
 GV nhận xét. Chốt lời giải đúng .
Đọc. 
Trả lời 
( Chiều dài là:
(16 + 4) : 2 = 10(cm)
Chiều rộng là:
(16 – 4) : 2 = 6(cm)
Diện tích là:
10 x 6 = 60( cm2).
Nghe và làm bài.
Nghe.
Kết luận : 
 GV yêu cầu HS tự nêu lại những kiến thức đã được ôn tập trong tiết học này.
 GV chốt ý chính tiết học.
Nêu.
Nghe.
Củng cố dặn dò:
 GV nhận xét tiết học.
 Dặn HS về nhà xem lại bài, ghi nhớ những nội dung vừa học.
 Dặn HS về nhà làm bài tập.
Bổ sung :
2012 – 2013: 
2013 – 2014:
Tuần : 10	TOÁN
Tiết: 	48	Bài: KIỂM TRA ĐỊNH KÌ GIỮA HKI.
---AB¯BA---
I/ MỤC TIÊU :
Đọc, viết, so sánh số tự nhiên; hàng và lớp.
Đặt tính và thực hiện phép cộng, phép trừ các số có đến 6 chữ số không nhớ hoặc có nhớ không quá 3 lượt và không liên tiếp.
Chuyển đổi số đo thời gian đã học; chuyển đổi thực hiện phép tính với số đo khối lượng.
Nhận biết góc vuông, góc nhọn, góc tù; hai đường thẳng song song, vuông góc; tính chu vi, diện tích hình chữ nhật, hình vuông.
Giải bài toán Tìm số trung bình cộng , Tìm hai số khi biết tổng và hiệu của hai số đó.
Tuần : 10	 	 TOÁN PHÉP NHÂN
Tiết: 	49	Bài: NHÂN VỚI SỐ CÓ MỘT CHỮ SỐ.
---AB¯BA---
I/ MỤC TIÊU :
 Giúp HS:
Biết cách thực hiện phép nhân số có nhiều chữ số với số có 1 chữ số ( tích có không quá 6 chữ số ).
II/ CHUẨN BỊ :
 GV: bảng phụ.
HS: vở nháp.
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU :
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
HỖ TRỢ
Ổn định tổ chức: Hát
Kiểm tra bài cũ:
GV gọi HS lên bảng làm bài 4của bài trước.
GV gọi HS lên bảng làm phép tính sau:
Đặt tính rồi tính: 212 ´ 4
GV nhận xét bài cũ, ghi điểm cho HS .
Lên bảng làm bài theo yêu cầu của giáo viên.
Theo dõi, nhận xét. 
Bài mới:
Hoạt động 1: nhân số có 6 chữ số với số có 1 chữ số( không nhớ).
Mục tiêu : Biết thực hiện phép nhân số có 6 chữ số với số có 1 chữ số.
Tiến hành :
 Từ phép nhân của phần kiểm tra bài cũ GV hỏi HS : đây là phép nhân số có mấy chữ số với số có mấy chữ số? Phép nhân này có gì đặc biệt?
 Ta tiếp tục thực hiện phép nhân này với số có nhiều hơn 3 chữ số ( 6 chữ số)
 GV ghi ví dụ lên bảng : 
241324 ´ 2 = ?
 GV gọi HS đứng dậy nhân miệng, GV ghi kết quả lên bảng .
 GV gọi nhiều HS nhân lại.
( GV lưu ý HS cách viết kết quả phải thẳng cột, mỗi lần nhân HS só sánh với 10 để lấy kết quả tìm được bé hơn 10 thì không nhớ).
 Em có Nhận xét gì về phép nhân này?
 GV gọi một HS lên bảng đặt phép tính và tính, HS dưới lớp làm nháp.
 GV ghi: 320113 ´ 3 = ?
GV cùng HS nhận xét. Chốt lời giải đúng .
Kết luận :khi đặt phép tính nhân, ta đặt giống như phép cộng, phép trừ, nhân từ hàng đơn vị trước. 
Trả lời .
Quan sát .
Nêu.
Nhắc lại .
Nghe 
Trả lời .
Làm bài .
Nghe 
Nghe.
Hoạt động 2:Nhân số có 6 chữ số với số có 1 chữ số.
Mục tiêu :
HS biết nhân số có 6 chữ số với số có 1 chữ số.
 Tiến hành : 
 GV ghi lên bảng phép nhân : 136204 ´ 4 = ?
 GV gọi 1 HS lên bảng đặt tính và trình bày cách đặt tính . HS dưới lớp làm ra nháp.
 GV yêu cầu HS tự nhân và trình bày cách nhân.
 GV chú ý khi HS trình bày thì cho HS so sánh với 10 để thấy rằng khí nhân được kết quả quá 10 hoặc bằng 10 thì phải nhơ ù( cũng tương tự như phép cộng).
GV gọi HS nêu Nhận xét về phép nhân này(có nhớ).
 Kết luận : 
GV cho HS lấy ví dụ về phép nhân có nhớ và phép nhân không nhớ.
Làm bài
Trình bày.
Nêu.
Nêu ví dụ.
Hoạt động 3: Thực hành.
Mục tiêu 
 HS biết áp dụng kiến thức vừa học làm Bài tập .
Tiến hành :
Bài tập 1: 
GV cho HS tự làm bài, gọi 2 HS lên bảng.
GV cùng HS nhận xét. Chốt lời giải đúng .
 341231
x 2
 214325
x 4
 102426
x 5
 410536
 x 3
 682462
 857300
 512130
 1231608
Làm bài .
Nghe.
Bài tập 2: HSKG
GV cho HS làm bài xong rồi nêu cách làm và nêu giá trị của mỗi biểu thức ở mỗi ô trống.
GV cùng HS nhận xét. Chốt lời giải đúng .
Nêu.
Nghe.
Bài tập 3: ( phần a ) 
GV gọi HS nêu cách tính giá trị của mỗi biểu thức. Sau đó cho HS tính giá trị của biểu thức thứ nhất để Nhận xét về cách làm của HS . sau khi đã sửa chữa xong mới cho HS làm tiếp những biểu thức còn lại.
GV cùng HS nhận xét. Chốt lời giải đúng .
Làm mẫu.
Làm vào vở.
321475+423507x2
 = 321475+847014 = 1168489
843275 – 123568 x 5
= 843275 – 617840 = 225435
Nghe.
Bài tập 4: HSKG
 GV gọi một HS đọc đề bài.
 GV gọi HS khác phân tích bài toán.
 + Có bao nhiêu xã vùng thấp? Mỗi xã được cấp bao nhiêu quyển truyện?
 + Có bao nhiêu xã vùng cao? Mỗi xã được cấp bao nhiêu quyển truyện?
 + Huyện đó được cấp tất cả bao nhiêu quyển truyện?
GV cho 1 HS tóm tắt bài toán.
GV yêu cầu HS tự giải bài toán rồi trình bày bài giải.
GV cùng HS nhận xét. Chốt lời giải đúng .
Đọc đề.
Phân tích đề.
Trả lời .
Làm bài và trình bày.
Nghe
Củng cố dặn dò:
 GV nhận xét tiết học.
 Dặn HS về nhà xem lại bài, ghi nhớ những nội dung vừa học.
 Dặn HS về nhà làm bài tập.
Bổ sung :
2012 – 2013: 
2013 – 2014:
Tuần : 10	TOÁN
Tiết: 	50	 Bài: TÍCH CHẤT GIAO HOÁN 
CỦA PHÉP NHÂN.
---AB¯BA---
I/ MỤC TIÊU :
 Giúp HS hiểu:
Nhận biết được tính chất giao hoán của phép nhân.
Bước đầu vận dụng tính chất giao hoán của phép nhân để tính toán.
II/ CHUẨN BỊ :
 GV: bảng phụ
HS : vở nháp.
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU :
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
HỖ TRỢ
 Oån định tổ chức: Hát
Kiểm tra bài cũ:
GV gọi HS lên bảng làm bài của bài trước.
GV nhận xét bài cũ, ghi điểm cho HS .
Lên bảng làm bài theo yêu cầu của giáo viên.
Theo dõi, nhận xét. 
Bài mới:
Hoạt động 1: so sánh giá trị của hai biểu thức .
Mục tiêu : HS biết so sánh giá trị và rút ra kết luận hai biểu thức bằng nhau. 
Tiến hành :
 GV gọi một số HS đứng tại chỗ để đọc kết quả của các phép tính:
3 ´ 4 và 4 ´ 3
2 ´ 6 và 6 ´ 2
7 ´ 5 và 5 ´ 7
từ đó em có Nhận xét gì về từng cặp biểu thức ?
(3 ´ 4 = 4 ´ 3) giải thích vì sao?
Đọc và nêu ý kiến .
Giải thích.
Hoạt động 2: Viết kết quả vào ô trống.
Mục tiêu :HS nhận biết tính chất giao hoán của phép nhân.
Tiến hành :
 GV treo bảng phụ có các cột ghi giá trị của :
a, b, a ´ b và b ´ a
 GV gọi HS lên bảng tính a ´ b và b ´ a như SGK.
 Sau đó GV ghi két quả vào ô trống trong bảng phụ.
 Cho HS so sánh để rút ra Nhận xét , sau đó rút ra Nhận xét bằng biểu thức sô: a ´ b và b ´ a.
 GV cho HS Nhận xét vị trí của các thừa số a và b trong hai phép nhân trên. Từ đó nêu Nhận xét bằng lời : Khi đổi chỗ các thừa số trong một tích thì tích không thay đổi.
 GV cho HS lấy ví dụ bằng số cụ thể .
Kết luận : kết luận trên chính là tính chất giao hoán của phép cộng . em hãy nêu lại tính chất này?
Quan sát .
Làm bài .
Nêu Nhận xét, rút ra biểu thức có chứa chữ.
Nhận xét .
Nêu bằng lời.
Lấy ví dụ bằng số cụ thể.
Nêu
Hoạt động 3: Thực hành:
Mục tiêu : Vận dụng tính chất giao hoán của phép nhân để tính toán.
Tiến hành : 
Bài tập 1: 
GV cho vài HS nhắc lại .
Nhận xét rồi cho HS tự làm bài.
 4 ; 7. b) 3 ; 9.
Nhắc lại tính chất giao hoán.
Nêu.
Bài tập 2: ( phần a, b ) 
GV gọi HS nêu yêu cầu bài toán.
 GV cho HS đọc lướt để nêu xem những phép tính nào có thể làm được ngay. Còn phép tính nào chưa làm được ngay. 
Chẳng hạn:
7 ´ 853 và sao phép tính này chưa làm được ngay? ( đổi 853 x 7 )
Vậy em có thể làm thế nào để thực hiện được?
GV cho HS làm bài và trình bày.
GV cùng HS nhận xét. Chốt lời giải đúng .
Đọc lướt và nêu.
1357
x 5
 853
x 7 
40263
x 7 
1326
x 5
6785
5971
281841
 6630
Nghe
Làm bài và trình bày.
Nghe.
Bài tập 3: HSKG
GV yêu cầu HS nêu các biểu thức có giá trị bằng nhau kèm theo cách lí giải.
GV cùng HS nhận xét. Chốt lời giải đúng .
- Hs làm bài thêm ở nhà. 
Bài tập 4: HSKG
GV cho HS tự làm bài rồi trình bày cách làm.
GV Nhận xét cách làm của HS. Giải thích rõ hơn
 ( SGV/ 113)
- Hs làm bài thêm ở nhà. 
Kết luận : GV cho vài HS nêu lại tính chất giao hoán của phép nhân.
Củng cố dặn dò:
 GV nhận xét tiết học.
 Dặn HS về nhà xem lại bài, ghi nhớ những nội dung vừa học.
 Dặn HS về nhà làm bài tập.
Bổ sung :
2012 – 2013: 
2013 – 2014:
Tuần 10 Khoa học
§ 20 NƯỚC CO

File đính kèm:

  • docTuaàn 10 GA Linh.doc