Giáo án Lớp 4 - Tuần 23, Thứ 3 - Năm học 2015-2016 - Nguyễn Văn Phường

A/ KTBC: MRVT: Cái đẹp

- Kiểm tra học sinh làm lại các bài tập

- Nhận xét, cho điểm

B/ Dạy-học bài mới:

1) Giới thiệu bài: Các em đã được học những dấu câu nào?

- Tiết học hôm nay, cô sẽ giới thiệu cho các em biết thêm 1 dấu câu mới: dấu gạch ngang.

2) Tìm hiểu bài:

Bài tập 1: Gọi hs đọc nội dung

- Các em hãy đọc thầm lại các đoạn văn trên và tìm những câu có chứa dấu gạch ngang trong 3 đoạn văn.

- Chốt lại và dán tờ phiếu đã viết lời giải.

* Đoạn b: Cái đuôi dài - bộ phận khỏe nhất của con vật kinh khủng dùng để tấn công - đã bị trói xếp vào bên mạng sườn.

Bài tập 2: Các em hãy thảo luận nhóm đôi, tham khảo ghi nhớ TLCH: Dấu gạch ngang trong mỗi đoạn văn trên có tác dụng gì?

Kết luận: Phần ghi nhớ

3) Luyện tập:

Bài 1: Gọi hs đọc nội dung

- Các em hãy đọc thầm lại truyện Quà tặng cha và tìm dấu gạch ngang trong truyện, nêu tác dụng của mỗi dấu.

- Chốt lại, dán tờ giấy đã viết lời giải, gọi hs đọc lại.

 Câu có dấu gạch ngang

* Pa-xcan thấy bố mình - một viên chức tài chính - vẫn cặm cụi trước bàn làm việc.

* "Những dãy tính cộng hàng ngàn con số, một công việc buồn tẻ làm sao!" - Pa-xcan nghĩ thầm.

* Con hi vọng món quà nhỏ này có thể làm bố bớt nhức đầu vì những con tính - Pa-xcan nói.

Bài tập 2: Gọi hs đọc y/c

- Các em chú ý: đoạn văn các em viết cần sử dụng dấu gạch ngang với 2 tác dụng:

. Đánh dấu các câu đối thoại

. Đánh dấu phần chú thích.

(phát phiếu cho một số hs)

- Nhận xét, chấm 1 số bài làm tốt.

 Tuần này, tôi học hành chăm chỉ, luôn được cô giáo khen. Cuối tuần, như thường lệ, bố hỏi tôi:

- Con gái của bố học hành thế nào?

 Tôi đã chờ đợi câu hỏi này của bố nên vui vẻ trả lời ngay:

- Con được 3 điểm 10 bố ạ.

- Thế ư! - Bố tôi vừa ngạc nhiên vừa mừng rỡ thốt lên.

C/ Củng cố, dặn dò:

- Gọi hs đọc lại ghi nhớ.

- Về nhà làm tiếp BT2 (nếu chưa xong).

- Bài sau: MRVT: Cái đẹp.

 - Nhận xét tiết học .

 

doc10 trang | Chia sẻ: xuannguyen98 | Lượt xem: 537 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Lớp 4 - Tuần 23, Thứ 3 - Năm học 2015-2016 - Nguyễn Văn Phường, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thứ ba, ngày 23 tháng 02 năm 2016
Toán
Luyện tập chung
I/ Mục tiêu:
Biết tính chất cơ bản của phân số, phân số bằng nhau, so sánh phân số. (HS làm bài 2 ở cuối trang 123, bài 3 trang 124, bài 2 c,d trang 125)
II/ Các hoạt động dạy-học:
 - SGK, bảng con.
III/ Đồ dùng dạy-học:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trị
A/ KTBC: Luyện tập chung
- Gọi hs lên bảng sửa bài 5 về nhà
- Chấm bài 1 số hs
- Nhận xét 
b) Đo độ dài các cạnh của hình tứ giác ABCD ta có: AB = 4 cm ; DA = 3 cm 
 CD = 4 cm ; BC = 3 cm 
Tứ giác ABCD có từng cặp cạnh đối diện bằng nhau.
c) Diện tích của hình bình hành ABCD là: 
 4 x 2 = 8 (cm2)
B/ Dạy-học bài mới:
1) Giới thiệu bài: Tiết toán hôm nay, các em sẽ tự làm một số bài toán về một số kiến thức đã học từ đầu HKII. Qua đó các em sẽ tự đánh giá kết quả học tập của mình qua phần làm các bài tập.
2) HD hs tự đánh giá kết quả học 
- Y/c hs tự làm bài vào SGK, bài 2 các em thực hiện ngoài vở nháp. 
Bài 1: Gọi hs nêu kết quả và giải thích lí do khoanh vào chữ thích hợp. 
Bài 2: Gọi 4 hs lên bảng thực hiện , yêu cầu hs theo dõi để đối chiếu với bài của mình 
Bài 3: Gọi hs trả lời 1 hs lên thực hiện
- Mỗi ý trong bài được tính 1 điểm, làm đúng ý nào các em tự chấm điểm cho mình, làm sai thì không được tính điểm. Tổng điểm làm đúng cả bài là 10đ 
- Tổng kết số điểm của hs.
C/ Củng cô, dặn dò:
- Về nhà làm thêm các BT trong VBT 
- Bài sau: Phép cộng phân số
- Nhận xét tiết học 
- 1 hs lên bảng thực hiện:
a) Cạnh AB và chạnh CD của tứ giác ABCD thuộc hai cạnh đối diện của hình chữ nhật (1) nên chúng song song với nhau. Tương tự cạnh DA và cạnh BC thuộc hai cạnh đối diện của hình chữ nhật (2) nên chúng song song với nhau. (HT).
 Vậy tứ giác ABCD có từng cặp đối diện song song.
- Lắng nghe.
- Tự làm bài. 
1a) khoanh c; b) khoanh d; c) khoanh c ; d) khoanh d. (HT)
- 4 hs lên thực hiện 
a) 103075 b) 147974
c) 772906 d) 86 (HT)
a) Các đoạn thẳng AN và MC là hai cạnh đối diện của hình bình hành AMCN nên chúng song song và bằng nhau.
b) Diện tích hình chữ nhật ABCD là: 
 12 x 5 = 60 (cm2)
Điểm N là trung điểm của đoạn thẳng DC nên độ dài đoạn thẳng NC là: 12 : 2 = 6 (cm) 
 Diện tích hình bình hành AMCN là: 
 5 x 6 = 30 (cm2)
 Ta có: 60 : 30 = 2 (lần) 
Vậy : Diện tích hình chữ nhật ABCD gấp 2 lần diện tích hình bình hành AMCN . (HT)
- Tự chấm điểm.
- Báo cáo kết quả tự đánh giá trước lớp 
Chính tả (Nhớ - viết)
 Chợ Tết
I/ Mục tiêu:
- Nhớ, viết đúng bài CT; trình bày đúng đoạn thơ trích.
- Làm đúng bài tập 2.
II/ Đồ dùng dạy-học:
 3 tờ phiếu khổ to viết sẵn nội dung BT2a.
III/ Các hoạt động dạy-học:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trị
A/ KTBC: Sầu riêng
- Y/c hs viết vào B: lá trúc, bút nghiêng, lác đác, khóm trúc. 
- Nhận xét 
B/ Dạy-học bài mới:
1) Giới thiệu bài: Nêu MĐ, YC cần đạt của tiết học.
2) HD hs nhớ viết:
- Gọi hs đọc y/c của bài.
- Gọi hs đọc thuộc lòng 11 dòng thơ cần viết chính tả.
- Y/c cả lớp đọc thầm lại toàn lại để ghi nhớ và phát hiện những từ khó viết 
- HD hs lần lượt phân tích và viết vào B: dải mây trắng, nóc nhà gianh, mép đồi xanh, cỏ biếc.
- Gọi hs đọc lại các từ kho.ù 
- Bài thơ được trình bày thế nào? 
- YC hs gấp SGK, nhớ lại 11 dòng thơ tự viết bài 
- Y/c hs tự dò bài 
- Chấm bài, YC hs đổi vở nhau kiểm tra 
3) HD hs làm bài tập chính tả:
Bài 2: Dán tờ phiếu đã viết truyện vui Một ngày và một năm, nêu YC: Các em hãy tìm những tiếng điền thích hợp vào ô trống để hoàn chỉnh bài Một ngày và một năm. Ô số 1 chứa tiếng có âm đầu là s/x, ô số 2 chứa tiếng có vần ưc/ưt.
- Dán 3 tờ phiếu, y/c 3 dãy, mỗi dãy cử 3 em lên thi tiếp sức.
- Gọi đại diện nhóm đọc lại truyện
- Cùng hs nhận xét theo tiêu chí: Điền đúng, phát âm đúng, nhanh, hiểu tính khôi hài của truyện. 
C/ Củng cố, dặn dò:
- Ghi nhớ những từ ngữ đã được luyện tập để không viết sai chính tả.
- Về nhà kể lại truyện vui Một ngày và một năm cho người thân nghe
- Bài sau: Họa sĩ Tô Ngọc Vân 
- HS viết vào Bc.
- Lắng nghe. 
- 1 hs đọc y/c.
- 1 hs đọc thuộc lòng.
- Đọc thầm và lần lượt phát biểu những từ dễ lẫn, khó viết. (CHT)
- Lần lượt phân tích +viết Bc. 
- Vài hs đọc lại.
- Tên bài ghi giữa dòng, viết các dòng thơ cách lề 1 ô viết thẳng từ trên xuống, tất cả những chữ đầu dòng phải viết hoa. (HT)
- Tự viết bài.
- Dò bài.
- Đổi vở nhau kiểm tra.
- HS đọc thầm truyện vui và tự làm bài vào VBT. 
- 9 hs lên thi đua.
- Đọc lại truyện.
 Họa sĩ - nước Đức - sung sướng - không hiểu sao - bức tranh - bức tranh. 
 Họa sĩ trẻ ngây thơ tưởng rằng mình vẽ một bức tranh mất cả ngày đã là công phu. Không hiểu rằng , tranh của Men-xen được nhiều người hâm mộ vì ông bỏ nhiều tâm huyết, công sức cho mỗi bức tranh. (HT)
-Lắng nghe.
Luyện từ và câu
Dấu gạch ngang
I/ Mục tiêu:
- Nắm được tác dụng của dấu gạch ngang (ND ghi nhớ)
- Nhận biết và nêu được tác dụng của dấu gạch ngang trong bài văn (BT1, mục III); viết được đoạn văn cĩ dùng dấu ngạch ngang để đánh dấu lời đối thoại và đánh dấu phần chú thích. (BT2).
HS khá giỏi: Viết được đoạn văn ít nhất 5 câu, đúng yêu cầu của bài tập 2.
II/ Đồ dùng dạy-học:
- 1 tờ phiếu viết lời giải BT1 (phần nhận xét)
- 1 tờ phiếu viết lời giải BT1 (phần luyện tập)
- 3 tờ giấy trắng để hs làm BT2
III/ Các hoạt động dạy-học:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trị
A/ KTBC: MRVT: Cái đẹp
- Kiểm tra học sinh làm lại các bài tập 
- Nhận xét, cho điểm
B/ Dạy-học bài mới:
1) Giới thiệu bài: Các em đã được học những dấu câu nào?
- Tiết học hôm nay, cô sẽ giới thiệu cho các em biết thêm 1 dấu câu mới: dấu gạch ngang.
2) Tìm hiểu bài:
Bài tập 1: Gọi hs đọc nội dung
- Các em hãy đọc thầm lại các đoạn văn trên và tìm những câu có chứa dấu gạch ngang trong 3 đoạn văn. 
- Chốt lại và dán tờ phiếu đã viết lời giải.
* Đoạn b: Cái đuôi dài - bộ phận khỏe nhất của con vật kinh khủng dùng để tấn công - đã bị trói xếp vào bên mạng sườn. 
Bài tập 2: Các em hãy thảo luận nhóm đôi, tham khảo ghi nhớ TLCH: Dấu gạch ngang trong mỗi đoạn văn trên có tác dụng gì? 
Kết luận: Phần ghi nhớ 
3) Luyện tập:
Bài 1: Gọi hs đọc nội dung
- Các em hãy đọc thầm lại truyện Quà tặng cha và tìm dấu gạch ngang trong truyện, nêu tác dụng của mỗi dấu.
- Chốt lại, dán tờ giấy đã viết lời giải, gọi hs đọc lại. 
 Câu có dấu gạch ngang
* Pa-xcan thấy bố mình - một viên chức tài chính - vẫn cặm cụi trước bàn làm việc. 
* "Những dãy tính cộng hàng ngàn con số, một công việc buồn tẻ làm sao!" - Pa-xcan nghĩ thầm.
* Con hi vọng món quà nhỏ này có thể làm bố bớt nhức đầu vì những con tính - Pa-xcan nói. 
Bài tập 2: Gọi hs đọc y/c
- Các em chú ý: đoạn văn các em viết cần sử dụng dấu gạch ngang với 2 tác dụng: 
. Đánh dấu các câu đối thoại
. Đánh dấu phần chú thích. 
(phát phiếu cho một số hs) 
- Nhận xét, chấm 1 số bài làm tốt. 
 Tuần này, tôi học hành chăm chỉ, luôn được cô giáo khen. Cuối tuần, như thường lệ, bố hỏi tôi:
- Con gái của bố học hành thế nào?
 Tôi đã chờ đợi câu hỏi này của bố nên vui vẻ trả lời ngay:
- Con được 3 điểm 10 bố ạ.
- Thế ư! - Bố tôi vừa ngạc nhiên vừa mừng rỡ thốt lên. 
C/ Củng cố, dặn dò:
- Gọi hs đọc lại ghi nhớ.
- Về nhà làm tiếp BT2 (nếu chưa xong).
- Bài sau: MRVT: Cái đẹp.
 - Nhận xét tiết học .
- HS 1: làm lại BT2,3
- HS 2 đọc thuộc lòng 3 câu thành ngữ ở BT4 và đặt 1 câu sử dụng 1 trong 3 thành ngữ trên. 
- Dấu chấm, dấu phẩy, dấu chấm hỏi, dấu chấm than, dấu hai chấm. 
- Lắng nghe. 
- 3 hs nối tiếp nhau đọc. 
- Tự tìm, lần lượt trả lời.
* Đoạn a: 
Thấy tôi sán đến gần, ông hỏi tôi:
- Cháu con ai?
- Thưa ông, cháu là con ông Thư. (HT)
* Đoạn c: 
- Trước khi bật quạt, đặt quạt nơi...
- Khi điện đã vào quạt, tránh...
- Hằng năm, tra dầu mỡ...
- Khi không dùng, cất quạt.... (HT)
- Thảo luận nhóm đôi, trả lời
a) Dấu gạch ngang đánh dấu chỗ bắt đầu lời nói của nhân vật (ông khách và cậu bé) trong đối thoại. (HT)
b) Dấu gạch ngang đánh dấu phần chú thích (về cái đuôi dài của con cá sấu) trong câu văn. (HT)
c) Dấu gạch ngang liệt kê các biện pháp cần thiết để bảo quản quạt điện được bền. (HT)
- Vài hs đọc lại.
- 1 hs đọc to trước lớp.
- Tự làm bài vào VBT. 
- Lần lượt phát biểu.
- 1 hs đọc lại. 
Tác dụng:
* Đánh dấu phần chú thích trong câu (bố Pa-xcan là một viên chức tài chính)
* Đánh dấu phần chú thích trong câu (đây là ý nghĩ của Pa-xcan). (HT)
* Dấu gạch ngang thứ nhất: đánh dấu chỗ bằt đầu câu nói của Pa-xcan.
- Dấu gạch ngang thứ hai: đánh dấu phần chú thích (đây là lời Pa-xcan nói với bố). (HT)
- 1 hs đọc y/c.
- Tự viết đoạn trò chuyện giữa mình với bố mẹ. 
- HS nối tiếp nhau đọc bài viết trước lớp.
- HS làm bài trên phiếu dán bài lên bảng và đọc to trước lớp. 
- Đánh dấu chỗ bắt đầu lời nói của bố 
- đánh dấu chỗ bắt đầu lời nói của tôi
+ Gạch ngang thư nhất: đánh dấu chỗ bắt đầu lời nói của bố. 
+ Gạch ngang thứ hai: đánh dấu phần chú thích - đây là lời bố, bố ngạc nhiên, mừng rỡ. (HT)
- 1 hs đọc to trước lớp.
Lịch sử
Văn học và khoa học thời Hậu Lê
I/ Mục tiêu:
- Biết được sự phát triển của văn học và khoa học thới Hậu Lê ( một vài tác giả tiêu biểu thời Hậu Lê). 
 + Tác giả tiêu biểu : Lê Thánh Tông , Nguyễn Trãi , Ngô Sĩ Liên . 
HS hồn thành: 
Tác phẫm tiêu biểu : Quốc âm thi tập , Hồng Đức quốc âm thi tập , Dư địa chí , Lam Sơn thực lục . 
II/ Đồ dùng dạy-học: 
 - Hình trong SGK. 
 - Phiếu học tập của HS.
III/ Các hoạt động dạy-học:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trị
A/ KTBC: Trường học thời Hậu Lê
1) Em hãy mô tả tổ chức giáo dục dưới thời Hậu Lê?
2) Nhà Hậu Lê đã làm gì để khuyến khích việc học tập?
- Nhận xét, cho điểm.
B/ Dạy-học bài mới:
1) Giới thiệu bài: 
- YC hs quan sát hình trang 51 SGK 
- Thời Hậu Lê nhờ chú ý đến phát triển giáo dục nên văn học và khoa học cũng được phát triển, đã để lại cho dân tộc ta những tác phẩm, tác giả nổi tiếng. Nguyễn Trãi là tác giả tiêu biểu cho văn học và khoa học thời Hậu Lê. Bài học hôm nay chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về văn học và khoa học thời Hậu Lê. 
2) Tiến trình hoạt động: 
* Hoạt động 1: Văn học thời Hậu Lê
- Cô có phiếu học tập, trong phiếu học tập, cô đã điền sẵn một số dữ liệu, các em hãy hoạt động nhóm, đọc trong SGK tìm tiếp dữ liệu để hoàn thành bảng thống kê về Các tác giả, tác phẩm văn học thời Hậu Lê. 
- Dựa vào bảng thống kê, các em hãy mô tả lại nội dung và các tác giả, tác phẩm thơ văn tiêu biểu dưới thời Hậu Lê.
- Theo dõi các nhóm làm việc và giúp đỡ các nhóm khó khăn. 
- Y/c hs dán phiếu và trình bày kết quả thảo luận. 
- Y/c các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
- Các tác phẩm văn học thời kì này được viết bằng chữ gì? 
- Giới thiệu về chữ Hán và chữ Nôm:
+ Chữ Hán là chữ viết của người Trung Quốc. Khi người Trung Quốc sang xâm lược và đô hộ nước ta họ đã truyền bá chữ Hán vào nước ta, nước ta chưa có chữ viết nên tiếp thu và sử dụng chữ Hán.
+ Chữ Nôm là chữ viết do người Việt sáng tạo dựa trên hình dạng của chữ Hán
- Đọc cho hs nghe một số đoạn thơ văn tiêu biểu của các nhà văn, nhà thơ thời kì này (nếu sưu tầm được) 
- Trong giai đoạn này có những nhà thơ, nhà văn tiêu biểu nào? 
Kết luận: Như vậy, các tác giả, tác phẩm văn học thời kì này đã cho ta thấy cuộc sống của xã hội thời Hậu Lê.
* Hoạt động 2: Khoa học thời Hậu Lê
- Trên phiếu học tập, cô đã cung cấp phần nội dung, các em hãy đọc SGK, thảo luận nhóm 4 để hoàn thành bảng thống kê về nội dung, tác giả, công trình khoa học tiêu biểu ở thời Hậu Lê.
- Gọi các nhóm dán phiếu và trình bày 
- YC các nhóm khác nhận xét, bổ sung
- Em hãy nêu tên các công trình khoa học tiêu biểu và tác giả của các công trình đó ở thời Hậu Lê? 
- Dựa vào bảng thống kê, các em mô tả lại sự phát triển của khoa học ở thời Hậu Lê? 
- Vì sao có thể coi Nguyễn Trãi, Lê Thánh Tông là những nhà văn hóa tiêu biểu cho giai đoạn này? 
- Hãy lấy một số dẫn chứng để nêu rõ Nguyễn Trãi là nhà khoa học lớn dưới thời Hậu Lê? 
Kết luận: Dưới thời Hậu Lê, văn học và khoa học nước ta phát triển rực rỡ hơn hẳn các thời kì trước. Nguyễn Trãi và Lê Thánh Tông là những tác giả tiêu biểu của thời kì này.
- Gọi hs đọc phần bài học trong SGK/52 
C/ Củng cố, dặn dò:
- Gọi hs đọc phần bài học trong SGK/52 
- Về nhà các em có thể tìm hiểu về các tác giả, tác phẩm thời kì này qua một số sách: Danh nhân đất Việt, Thần đồng nước ta. 
- Về nhà xem lại bài, trả lời các câu hỏi ở phía dưới/52
- Bài sau: Ôn tập 
1)Nhà Hậu Lê lập lại Văn Miếu, xây dựng lại và mở rộng nhà Thái học, có lớp học, kho trữ sách, ở các đạo đều có trường do Nhà nước mở. Trường không chỉ nhận con cháu vua, quan mà đón nhận cả con em gia đình thường dân nếu học giỏi. Nội dung học tập chủ yếu là nho giáo. Ở các địa phương hàng năm đều có tổ chức kì thi Hội, Ba năm triều đình tổ chức kì thi Hương, có kì thi kiểm tra trình độ của quan lại. Ta thấy giáo dục dưới thời Hậu Lê có tổ chức, có nền nếp. (HT)
2) . Tổ chức lễ xướng danh (lễ đặt tên người đỗ)
. Tổ chức Lễ vinh quy (lễ đón rước người đỗ cao về làng)
. Khắc tên tuổi người đỗ đạt cao (tiến sĩ) vào bia đá dựng ở Văn Miếu để tôn vinh người có tài. 
. Nhà Hậu Lê còn kiểm tra định kì trình độ của quan lại để các quan phải thường xuyên học tập. (HT)
- Tranh vẽ chân dung Nguyễn Trãi. 
- Lắng nghe.
- Lắng nghe, chia nhóm thảo luận 
- Các nhóm dán phiếu và trình bày kết quả thảo luận. 
- Các nhóm khác nhận xét 
- Các nhóm nối tiếp nhau mô tả lại nội dung và các tác giả, tác phẩm.
 - Dưới thời Hậu Lê, có các tác giả với những tác phẩm tiêu biểu như: Nguyễn Trãi với tác phẩm Bình Ngô Đại Cáo, nội dung của tác phẩm này là phản ánh khí phách anh hùng và niềm tự hào chân chính của dân tộc. ...
- Các tác phẩm được viết bằng cả chữ Hán và chữ Nôm. (HT)
- Lắng nghe. 
- Nguyễn Trãi, Lê Thánh Tông. 
(HT)
- Lắng nghe. 
- Lắng nghe nhiệm vụ, chia nhóm 4 hoàn thành phiếu học tập. 
- Đại diện các nhóm trình bày. 
- Các nhóm khác nhận xét, bổ sung 
+ Đại Việt sử kí toàn thư - Tác giả Ngô Sĩ Liên.
+ Lam Sơn thực lục, Dư địa chí - Nguyễn Trãi.
+ Đại thành toàn pháp - Lương Thế Vinh. 
- Thời Hậu Lê, các tác giả đã nghiên cứu về lịch sử, địa lí, toán học, y học- Khoa học thời Hậu Lê đạt được những thành tựu đáng kể. Bộ Đại Việt sử kí toàn thư của Ngô Sĩ Liên là bộ sách ghi lại lịch sử nước ta từ thời Hùng Vương đến thời hậu Lê. Nguyễn Trãi với tác phẩm Lam Sơn thực lục đã ghi lại diễn biết của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn. Trên lĩnh vực toán học, y học , Lương Thế Vinh đã soạn tác phẩm Đại thành toán pháp. (HT)
- Vì 2 ông có những đóng góp rất lớn cho văn học và khoa học thời Hậu Lê.
- Ông đã viết hai tác phẩm Lam Sơn thực lục ghi lại diễn biến của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn , tác phẩm Dư địa chí xác định rõ ràng lãnh thổ quốc gia, nêu lên những tài nguyên, sản phẩm phong phú của đất nước và một số phong tục tập quán của nhân dân. 
- Lắng nghe. 
- Vài hs đọc to trước lớp. 
- Lắng nghe, ghi nhớ. 
Nội dung phiếu học tập
1/ Các tác giả, tác phẩm văn học tiêu biểu thời Hậu Lê
Tác giả
Tác phẩm
Nội dung
Nguyễn Trãi
- Bình Ngô đại cáo
- Phản ánh khí phách anh hùng và niềm tự hào chân chính của dân tộc.
Vua Lê Thánh Tông
Hội Tao Đàn
- Lý Tử Tấn, Nguyễn Mộng Tuân
- Các tác phẩm thơ
- Ca ngợi nhà Hậu Lê, đề cao và ca ngợi công đức của nhà vua
- Nói lên tâm sự của những người muốn đem tài năng, trí tuệ ra giúp ích cho đất nước, cho dân nhưng lại bị quan lại ghen ghét, vùi dập
- Nguyễn Trãi
- Ức Trai thi tập
- Lý Tử Tấn
- Nguyễn Húc
- Các tác phẩm thơ
Các tác giả, tác phẩm khoa học tiêu biểu thời Hậu Lê
Tác giả
Công trình khoa học
Nội dung
- Ngô Sĩ Liên
- Nguyễn Trãi
- Nguyễn Trãi
- Lương Thế Vinh
- Đại Việt sử kí toàn thư
- Lam Sơn thực lục
- Dư địa chí
- Đại thành toán pháp
- Lịch sử nước ta từ thời Hùng Vương đến đầu thời Hậu Lê
- Lịch sử cuộc khởi nghĩa Lam Sơn.
- Xác định lãnh thổ, giới thiệu tài nguyên, phong tục tập quán của nước ta.
- Kiến thức toán học

File đính kèm:

  • doc23-3.doc