Giáo án lớp 4 - Tuần 22

I. Mục tiêu:

+ Sau bài học, HS biết:

- Nhà Hậu Lê rất quan tâm đến giáo dục, tổ chức dạy học, thi cử, nội dung dạy học dưới thời Hậu Lê.

- Những việc nhà Hậu Lê đã làm để khuyến khích việc học tập.

- GD HS ham hiểu biết về các giai đoạn lịch sử của nước ta.

- HS tích cực học tập

II. Đồ dùng dạy học:

- GV: Tư liệu tham khảo. Các hình minh hoạ SGK.

- HS: SGK, VBT, nghiên cứu trước bài

III. Hoạt động dạy, học:

 

doc10 trang | Chia sẻ: dungnc89 | Lượt xem: 825 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án lớp 4 - Tuần 22, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TuÇn 22
Thø hai ngµy 26 th¸ng 1 n¨m 2015
Tiết 3 ( S¸ng ) KHOA HỌC
Tiết 43: ÂM THANH TRONG CUỘC SỐNG
Những kiến thức HS đã biết liên quan đến bài học:
Những kiến thức mới cần hình thành cho HS:
- TiÕng ®éng xung quanh cuéc sèng
- Nêu được ví dụ về ích lợi của âm thanh trong cuộc sống: âm thanh dùng để giao tiếp trong sinh hoạt, học tập, lao động, giải trí; dùng để báo hiệu (còi tàu, xe, trống trường,).
I. Mục tiêu
- HS nêu được vai trò của âm thanh trong cuộc sống.
- Biết được ích lợi của việc ghi lại âm thanh.
- Biết đánh giá, nhận xét về sở thích âm thanh của mình.
- Nhận biết âm thanh
- Giáo dục HS ham mê tìm hiểu kiến thức khoa học
II. Đồ dùng d¹y häc:
- GV: 5 vỏ chai nước ngọt. đài cát xét.
- HS: SGK, VBT
III. Hoạt động dạy, học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Khởi động: KT bài cũ 
- Kiểm tra bài cũ:
+ Âm thanh có thể truyền qua những môi trường nào, cho VD?
- Biểu điểm: đúng, đủ đạt 10 điểm.
+ Cuộc sống của chúng ta sẽ ntn nếu không có âm thanh?
- Nêu yêu cầu bài học và ghi tên bài mới.
2. HĐ 1: Vai trò của âm thanh trong cuộc sống. 
- Nêu yêu cầu hđ: Quan sát hình minh hoạ SGK và ghi lại vai trò của âm thanh trong cuộc sống.
- Cho HS thảo luận.
- Gọi đại diện trình bày, bổ sung
+ Vậy, âm thanh có vai trò ntn với cuộc sống?
Kết luận: Âm thanh rất quan trọng và cần thiết đối với cuộc sống của chúng ta, nhờ có âm thanh chúng ta có thể học tập, nói chuyện, thưởng thức âm nhạc....
3. HĐ 2: Em thích và không thích những âm thanh nào? (9 phút)
- Nêu yêu cầu hđ: Hãy nói cho các bạn biết em thích và không thích những loại âm thanh nào ? vì sao?
- Hướng dẫn HS chia 1 tờ giấy thành 2 cột và liệt kê các loại âm thanh theo yêu cầu.
- Yêu cầu HS làm việc cá nhân.
- Gọi HS trình bày, bổ sung.
 Kết luận: Có những loại âm thanh khiến người ta thấy thoải mái, thư giãn khi nghe, nhưng cũng có những âm thanh gây khó chịu vì quá to, gắt
- Ta cần tránh gây ra những âm thanh khiến người nghe khó chịu.
3. HĐ 2: Ích lợi của việc ghi lại được âm thanh. 
+ Em thích nghe bài hát nào? lúc muốn nghe bài hát đó, em làm ntn?
- Bật đài cho HS nghe một số bài hát thiếu nhi.
+ Vì sao em nghe được những bài hát đó?
+ Vậy việc ghi lại âm thanh có lợi ích gì?
+ Hiện nay có những cách ghi âm nào?
 Gọi 2-3 em đọc mục Bạn cần biết.
4. Củng cố - dặn dò 
- Tổ chức cho HS chơi trò chơi " Người nhạc công tài hoa": Đổ nước vào chai với mức khác nhau, dùng bút chì gõ nhẹ vào chai để tạo ra những âm thanh khác nhau và nêu mối liên hệ giữa mức nước trong chai với âm thanh được phát ra.
- 2 em trả lời, lớp nhận xét, chấm điểm.
+ Rất tĩnh lặng và buồn chán.
* Hoạt động theo cặp.
- Quan sát hình minh hoạ SGK và ghi lại vai trò của âm thanh trong cuộc sống.
- Lần lượt trình bày kết quả:
+ Âm thanh giúp con người giao lưu văn hoá, văn nghệ, trao đổi tâm tư, tình cảm, trò chuyện...
+ Âm thanh giúp con người nghe được các tín hiệu đã được quy định: tiếng trống trường, tiếng còi xe...
+ Âm thanh giúp con người thư giãn, thêm yêu cuộc sống: nghe tiếng chim, tiếng hát, tiếng mưa rơi, gió thổi...
Hoạt động cá nhân.
- Thực hiện theo yêu cầu của GV.
- Lần lượt trình bày ý kiến:
+ Thích nghe nhạc, nghe tiếng chim hót, nghe tiếng mẹ... vì những âm thanh đó làm cho em thấy thoải mái, vui vẻ...
+ Không thích nghe tiếng còi ô tô rú, tiếng máy cưa gỗ... vì nó chói tai, gây cảm giác khó chịu...
Hoạt động cả lớp .
+ HS trả lời theo ý thích của bản thân.
- Lắng nghe.
+ Vì những bài hát đã được ghi âm lại và phát ra qua loa đài.
+ Giúp ta nghe lại được âm thanh đã phát ra từ nhiều thời gian trước, giúp ta không phải nói đi nói lại nhiều lần một điều gì đó.
+ Người ta có thể dùng băng, đĩa trắng để ghi lai âm thanh.
- 2-3 em đọc, lớp đọc thầm.
 Hoạt động nhóm
- Chơi theo nhóm theo hướng dẫn của GV, nêu kết luận:
+ Chai chứa nhiều nước sẽ cho âm thanh trầm hơn.
Tiết 4 ( s¸ng ) LỊCH SỬ
Tiết 22: TRƯỜNG HỌC THỜI HẬU LÊ.
Những kiến thức HS đã biết liên quan đến bài học:
Những kiến thức mới cần hình thành cho HS:
- Nhà Hậu Lê đã tổ chức quản lí đất nước tương đối chặt chẽ.
- Nhà Hậu Lê rất quan tâm đến giáo dục, tổ chức dạy học, thi cử, nội dung dạy học dưới thời Hậu Lê.
- Những việc nhà Hậu Lê đã làm để khuyến khích việc học tập.
I. Mục tiêu:
+ Sau bài học, HS biết:
- Nhà Hậu Lê rất quan tâm đến giáo dục, tổ chức dạy học, thi cử, nội dung dạy học dưới thời Hậu Lê.
- Những việc nhà Hậu Lê đã làm để khuyến khích việc học tập.
- GD HS ham hiểu biết về các giai đoạn lịch sử của nước ta.
- HS tích cực học tập
II. Đồ dùng dạy học:
- GV: Tư liệu tham khảo. Các hình minh hoạ SGK.
- HS: SGK, VBT, nghiên cứu trước bài
III. Hoạt động dạy, học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Khởi động: KT bài cũ 
+ Hãy nêu hoàn cảnh ra đời và bộ máy quản lí nhà nước thời Hậu Lê?
+ Nêu nội dung chính của bộ luật Hồng Đức?
- Biểu điểm: đúng, đủ đạt 10 điểm.
* Giới thiệu bài :
- Yêu cầu HS quan sát ảnh chụp ( SGK/ 48):
+ ảnh chụp cảnh gì? ở đâu?
- Giới thiệu và ghi tên bài học mới.
2. HĐ1: Hoạt động nhóm 
- Gọi HS đọc nội dung 1, SGK/47.
- Nêu yêu cầu thảo luận ( Bài tập 1,2 VBT ).
 + Nhà Hậu Lê đã tổ chức hệ thống giáo dục ntn?
- Yêu cầu HS làm việc theo nhóm. 
- Gọi đại diện nhóm trình bày, bổ sung kết quả.
- Tổng kết hoạt động 1.
3. HĐ2: Hoạt động cả lớp.
- Gọi HS đọc SGK.
+ Nhà Hậu Lê đã làm gì để khuyến khích việc học tập?
- Kết luận, liên hệ 1 số danh nhân được khắc tên ở Văn Miếu thời Hậu Lê
- Đọc tài liệu tham khảo.
4. Củng cố, dặn dò: 
- Gọi HS đọc ghi nhớ SGK.
- Tổng kết bài. Nhận xét giờ học, dặn HS chuẩn bị bài sau: Văn học, khoa học thời hậu lê. ( đọc kỹ bài và trả lời câu hỏi SGK, xem kỹ các BT ở VBT)
- 2 em trả lời. 
Lớp nhận xét.
- Quan sát và nêu : Chụp cảnh Văn Miếu- Quốc Tử Giám, trường đại học đầu tiên của nước ta.
1.Tổ chức giáo dục thời Hậu Lê .
- 1 em đọc. Lớp đọc thầm.
- 1 Em nêu yêu cầu Bài tập 1,2 VBT.
- Thảo luận nhóm và báo cáo kết quả.
+ Trường học: dựng lại Quốc Tử Giám, xây nhà Thái học...
+ Người học: Con cháu vua quan và con thường dân nếu học giỏi.
+ Nội dung học tập và thi cử : Nho giáo.
Tổ chức các kì thi Hương, thi Hội, thi Đình...
2. Những biện pháp khuyến khích học tập của nhà Hậu Lê.
 - 1 em đọc. Lớp đọc thầm.
+ Tổ chức lễ xướng danh.
+ Tổ chức lễ vinh quy.
+ Khắc tên tuổi người đỗ đạt cao vào bia đá ở Văn Miếu.
+ Kiểm tra định kì trình độ của quan lại để các quan phải thương xuyên học tập.
- 2 em đọc, lớp đọc thầm
- Nghe và thực hiện
Thø t­ ngµy 28 th¸ng 1 n¨m 2015
Tiết 3 ( s¸ng ) KHOA HỌC
Tiết 44: ÂM THANH TRONG CUỘC SỐNG.( tiếp theo).
Những kiến thức HS đã biết liên quan đến bài học:
Những kiến thức mới cần hình thành cho HS:
- Nêu được ví dụ về ích lợi của âm thanh trong cuộc sống: âm thanh dùng để giao tiếp trong sinh hoạt, học tập, lao động, giải trí; dùng để báo hiệu (còi tàu, xe, trống trường,).
- Nêu được ví dụ về: 
+ Tác hại của tiếng ồn: tiếng ồn ảnh hưởng đến sức khoẻ (đau đầu, mất ngủ); gây mất tập trung trong công việc, học tập;...
+ Một số biện pháp chống tiếng ồn.
I. Mục tiêu:
- HS biết được một số loại tiếng ồn.
- Hiểu được tác hại của tiếng ồn và cách phòng chống
GDBVMT: Có ý thức thực hiện một số hoạt động đơn giản góp phần chống ô nhiễm tiếng ồn cho bản thân và những người xung quanh, tuyên truyền, vận động mọi người xung quanh cùng thực hiện.
II. Đồ dùng dạy học:
- GV- Các phiếu ghi sẵn tình huống.
- HS - SGK, VBT
III. Hoạt động dạy, học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. HĐ 1 : Khởi động : KT bài cũ :
+ Âm thanh cần thiết cho cuộc sống ntn?
+ Việc ghi lại âm thanh có tác dụng gì?
- Viết ra 1 số loại âm thanh và yêu cầu HS phân chia chúng thành 2 nhóm: thích và không thích.
+ Tại sao các em không thích những âm thanh đó?
- Nhận xét, ghi điểm.
2. HĐ 2 : Các loại tiếng ồn và nguồn gây tiếng ồn. 
 - Nêu yêu cầu HĐ: Quan sát hình minh hoạ SGK và thảo luận nhóm 4 trả lời câu hỏi:
+ Tiếng ồn có thể phát ra từ đâu?
+ Nơi em ở còn có những loại tiếng ồn nào?
- Cho HS thảo luận.
- Gọi đại diện trình bày, bổ sung.
+ Những tiếng ồn đó do tự nhiên hay do con người gây ra?
=> Kết luận: Những âm thanh quá lớn tạo nên tiếng ồn hầu hết do con người tạo ra trong quá trình sinh hoạt hằng ngày. Tiếng ồn đó cũng gây tác hại cho cuộc sống của chúng ta.
3. HĐ 3: Tác hại của tiếng ồn và biện pháp phòng chống. 
- Nêu yêu cầu HĐ: Hãy quan sát tranh về các loại tiếng ồn thảo luận và trả lời câu hỏi: 
+ Tiếng ồn có tác hại gì?
+ Cần có biện pháp gì để phòng chống tiếng ồn?
- Gọi HS trình bày, bổ sung.
=> Kết luận: Âm thanh được gọi là tiếng ồn khi nó trở nên quá mạnh. Có những loại âm thanh khiến người nghe khó chịu vì quá to, gắt, đôi khi còn có thể làm thủng màng nhĩ, gây điếc.
4. HĐ 4: Nên và không nên làm gì để góp phần phòng chống tiếng ồn? 
-Em nên làm gì và không nên làm gì để phòng chống tiếng ồn?
- Nhận xét, tuyên dương những việc làm đúng.
- Đọc mục bóng đèn toả sáng.
5. Củng cố, dặn dò 
- Tổ chức cho HS chơi trò chơi " sắm vai".
- Tuyên dương nhóm diễn tốt.
- 2 em trả lời, lớp nhận xét, chấm điểm.
- Nêu ý kiến:
Thích
Không thích
Tiếng chim hót, tiếng nói chuyện, tiếng nhạc, tiếng cười vui...
Tiếng loa phóng thanh mở to, tiếng búa, tiếng cưa, tiếng máy khoan...
+ Vì nó quá to, gây khó chịu.
- HS hoạt động nhóm.
- Quan sát hình minh hoạ SGK và thảo luận.
- Lần lượt đại diện nhóm trình bày kết quả:
+ Tiếng ồn có thể phát ra từ: động cơ ô tô, xe máy, loa đài, máy khoan, máy cưa...
+ Những loại tiếng ồn: tiếng động cơ của tàu, tiếng máy cưa, máy khoan, tiếng máy trộn bê tông, tiếng sóng biển....
+ Hầu như do con người gây ra.
- Hoạt động nhóm đôi.
- Thảo luận nhóm.
- Đại diện nhóm nêu kết quả, bổ sung:
+ Tác hại của tiếng ồn: Gây chói tai, nhức đầu, mất ngủ, suy nhược thần kinh...
+ Các biện pháp: có quy định chung về không gây ồn, sử dụng vật liệu cách âm, trồng nhiều cây xanh...
- Hoạt động cả lớp .
+ Nên: không làm những việc gây ồn nơi công cộng, trồng nhiều cây xanh, nhắc nhở mọi người có ý thức giảm tiếng ồn, 
+ Không nên: nói to, cười đùa nơi cần sự yên tĩnh, mở to đài, ti vi, trêu đùa súc vật để chúng kêu, sủa to.
- 2-3 em đọc, lớp đọc thầm.
- Thảo luận, đóng vai xử lí tình huống.
- Trao đổi lí do đưa ra cách giải quyết đó.
Tiết 2 ( ChiÒu ) ĐỊA LÍ
Tiết 22: HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT CỦA NGƯỜI DÂN 
Ở ĐỒNG BẰNG NAM BỘ.( Tiếp)
Những kiến thức HS đã biết liên quan đến bài học:
Những kiến thức mới cần hình thành cho HS:
- Người dân ở đồng bằng Nam Bộ.
- HS biết: ĐBNB là vùng công nghiệp phát triển mạnh nhất nước ta.
- Trình bày được mối quan hệ giữa đặc điểm địa lí và hoạt động sản xuất của người dân ở ĐBNB.
- Trình bày những hoạt động đặc trưng của chợ nổi - nét độc đáo của đồng bằng sông Cửu Long. 
I. Mục tiêu:
- HS biết: ĐBNB là vùng công nghiệp phát triển mạnh nhất nước ta.
- Trình bày được mối quan hệ giữa đặc điểm địa lí và hoạt động sản xuất của người dân ở ĐBNB.
- Trình bày những hoạt động đặc trưng của chợ nổi - nét độc đáo của đồng bằng sông Cửu Long. 
- Giáo dục HS ý thức tôn trọng những nét văn hoá đặc trưng của người Nam Bộ.
- HS yêu thích môn học
II. Đồ dùng dạy học:
- GV: ảnh chụp cảnh chợ nổi trên sông.
- HS : SGK, VBT
III. Hoạt động dạy, học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Khởi động : KT bài cũ 
+ Hãy trình bày về hđ nông nghiệp ở ĐBNB?
+ Hãy trình bày về hđộng ngư nghiệp ở ĐBNB?
- Nhận xét
2. HĐ 1: Thảo luận nhóm:
- Nêu yêu cầu hoạt động.
- Gọi HS đọc yêu cầu bài tập 1 VBT.
- Cho HS thảo luận.
- Gọi các nhóm trình bày, bổ sung.
=> Kết luận: Nhờ có nguồn nguyên liệu và lao động, lại được đầu tư xây dựng nhiều nhà máy nên ĐBNB có nền công nghiệp phát triển nhất nước ta với một số ngành nghề chính như: khai thác dầu khí, chế biến lương thực, thực phẩm. 
3. HĐ 2: Thảo luận cặp. 
+ Phương tiện giao thông đi lại chủ yếu của người dân Nam Bộ là gì ?
+ Các hoạt động mua bán, trao đổi thường diễn ra ở đâu?
- Yêu cầu HS thảo luận cặp đôi: Quan sát ảnh và mô tả về hoạt động của người dân ở chợ nổi vùng ĐBNB?
- Gọi 1 số em trình bày kết quả.
=> Kết luận: Chợ nổi trên sông là nét văn hoá độc đáo, đặc trưng của vùng ĐBNB.
4. Củng cố, dặn dò: 
+ Hãy trình bày những hiểu biết của em về hoạt động sản xuất của người dân ở ĐBNB?
- Gọi hs đọc ghi nhớ SGK.
- Tổng kết bài. Nhận xét giờ học, dặn Hs chuẩn bị bài sau: Thành phố Hồ Chí Minh
( đọc trước bài và trả lời câu hỏi cuối bài)..
- 2 em trả lời. 
- Lớp nhận xét.
1.Đồng bằng Nam Bộ - vùng công nghiệp phát triển nhất nước ta.
 - Thảo luận, trình bày kết quả: 
Ngành CN
Sản phẩm chính
Thuận lợi do
Khai thác dầu khí
Dầu thô, khí đốt
Vùng biển có dầu khí
Sản xuất điện
điện
Sông ngòi có thác ghềnh
Chế biến LTTP
Gạo, trái cây
đất phù sa màu mỡ, nhiều nhà máy chế biến...
2. Chợ nổi trên sông.
+ Chủ yếu đi lại bằng thuyển, xuồng, ghe.
+ Trên các con sông, kênh rạch.
- Thảo luận, trả lời:
+ Phát triển nghề nuôi và đánh bắt thuỷ sản.
+ Xuất khẩu nhiều thuỷ sản: cá ba sa, tôm hùm...
- 3 - 4 em lần lượt trình bày:
+ Các loại cây ăn quả: .....
+ Sản vật: Tôm hùm, cá ba sa, mực...
- 2 em trình bày, lớp nhận xét, tuyên dương bạn nói tốt.
-2 em đọc. Lớp đọc thầm.
Tiết 3 ( ChiÒu ) KĨ THUẬT 
Tiết 22: TRỒNG CÂY RAU, HOA ( Tiết 1)
I. Mục tiêu :
HS cần phải :
- Biết cách chọn cây con rau hoặc hoa đem trồng
- Trồng được cây rau, hoa trên luống hoặc trong chậu đất .
- Ham thích trồng cây, quý trọng thành quả lao động và làm việc chăm chỉ, đúng kĩ thuật.
II. Đồ dùng dạy học:
- Cây rau , hoa để trồng.
- ChËu trồng hoa
- Cuốc, đầm xới, binh tưới nước có vòi hoa sen loại nhỏ ( loại nhỏ)
II. Các hoạt động dạy học :
1. Kiểm tra bài cũ
- Nêu điều kiện ngoại cảnh của cây rau, hoa .
2. Bài mới 
Hoạt động 1 : Tìm hiểu quy trình kĩ thuật trồng cây con trên luống 
- Tại sao phải chọn cây con khỏe, không cong queo, gầy yếu và không bị sâu bệnh, đứt rễ, gãy ngọn ?
- Cần chuẩn đất trồng cây con như thế nào?
Nêu các bước trồng cây con ?
Hoạt động 2: Tìm hiểu quy trình kĩ thuật trồng cây trong chậu.
 - Nêu quy trình trồng cây trong chậu và so sánh các bước trồng cây trong chậu với các bước trồng câu trên luống
Hoạt động 3 : GV hướng dẫn thao tác kĩ thuật 
Chuẩn bị cây con tiết sau thực hành
3. Củng cố - dặn dò
- GV nhận xét tiết học
- HS nêu
- HS đọc nội dung SGK
- Cây phát triển tốt
- Đất nhỏ , tơi xốp , sạch cỏ dại và lên luống để tạo điều kiện cho cây con phát triển thuận lợi, đi chăm sóc dễ dàng
+Tạo khoảng cách.
 +Đào hốc trồng cây.
+Đặt cây vào giữa hốc giữ cây thẳng đứng,một tay vun đất vào xung quanh gốc cây, ấn chặt cho đến khi cây tự đứng vững.
+ Tưới nước cho cây sau khi trồng xong.
.
HS thảo luận nhóm 4 
Đại diện nhóm trình bày. SGK
Thực hành 

File đính kèm:

  • doctuan 22 day thay.doc